TÀi liệu tập huấN ĐỒng ruộng (ffs)


Làm giàn khi cây cao khoảng 30-35cm, làm giàn kiểu chữ A cao. Một sào cần từ 1500-2000 cây nứa cao 2m.  Cứ  mỗi gốc cây cắm 1 cây nứa đứng, 1 giàn có từ 2 - 3 nẹp ngang



tải về 23.9 Mb.
trang46/48
Chuyển đổi dữ liệu14.12.2017
Kích23.9 Mb.
#35057
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   48

Làm giàn khi cây cao khoảng 30-35cm, làm giàn kiểu chữ A cao. Một sào cần từ 1500-2000 cây nứa cao 2m.  Cứ  mỗi gốc cây cắm 1 cây nứa đứng, 1 giàn có từ 2 - 3 nẹp ngang.

Do thân dưa chuột vươn lên rất nhanh nên phải buộc cây vào giàn dọc theo cây nứa, cứ 2 - 3 ngày buộc 1 lần. Làm giàn tốt góp phần làm tăng năng suất từ  20 - 30%.


- Tưới nước. Sau khi gieo, nếu thấy đất thiếu độ ẩm đưa nước vào rãnh ngập 1/2 độ cao luống hoặc tưới nước và giữa hai hàng. Khi cây trưởng thành cần giữ ẩm thường xuyên, dưa chuột là cây không chịu hạn, đất thiếu ẩm thân, lá còi cọc, ra hoa, ra trái muộn, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm.

8. Phòng trừ sâu bệnh

A. Sâu hại

Dưa chuột thụ phấn nhờ côn trùng, chính vì thế bà con tránh phun thuốc vào buổi sáng khi có hoa nở.

Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết chọn các thuốc ít độc hại với thiên địch, gia súc gia cầm và con người.

Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học ( vi sinh và thảo mộc) thuốc ít độc, thuốc có thời gian phân hủy nhanh và thời gian cách ly ngắn.



Các loại thuốc được khuyến cáo sử dụng để phòng trị một số sâu bệnh phổ biến như Vitaco (phòng trừ vẽ bùa, bọ trĩ). Ridomin trừ bệnh sương mai, vàng lá và bệnh phấn trắng. Liều lượng và cách sử dụng đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì.

1. Bọ trĩ: (Thrips palmai):

- Thành trùng và ấu trùng rất nhỏ có màu trắng hơi vàng, sống tập trung trong đọt non hay mặt dưới lá non, chích hút nhựa cây làm cho đọt non bị xoăn lại. Thiệt hại này kết hợp với triệu chứng do rệp dưa làm cho đọt non bị sượng, chùn lại, nông dân thường gọi là ngù đọt. Khi nắng lên, bọ trĩ ẩn nấp trong rơm rạ hoặc nằm sát gân lá, cuống lá. Thiệt hại do bọ trĩ có liên quan đến bệnh khảm.

Bọ trĩ phát triển mạnh vào mùa khô hạn. Thiệt hại do bọ trĩ trong những vùng chuyên canh rất trầm trọng. Nên trồng đồng loạt và tránh gối vụ, kiểm tra ruộng dưa thật kỹ để phát hiện sớm ấu trùng.

- Bọ trĩ còn là môi giới truyền bệnh virus gây hại dưa chuột.

- Biện pháp phòng trừ: Chăm sóc cho cây phát triển tốt để hạn chế tác hại của bọ trĩ; Bón phân cân đối, hạn chế bón quá nhiều đạm, giai đoạn cây mang trái cần tăng cường bón kali giúp cây sinh trưởng tốt và hạn chế sâu bệnh.

Bọ trĩ có tính kháng thuốc rất cao, nên phun luân phiên thay đổi các loại thuốc có các hoạt chất như: Abamectin (Catex 1.8 EC, Plutel 5 EC); Abamectin + Bacillus thuringiensis var.kurstaki (Kuraba WP, 1.8EC); Emamectinbenzoat (Tasieu 1.0EC, 1.9EC); Imidacloprid (Confidor 100 SL); Karanjin (Takare 2EC)

2. Bọ rầy dưa (Aulacophora similis):

- Trưởng thành là loại bọ cánh cứng màu vàng cam hình bầu dục; Trứng rất nhỏ, màu vàng cam hoặc vàng nâu, trứng đẻ rải rác trong đất; Ấu trùng màu trắng ngà; Nhộng màu nâu nhạt nằm trong đất, bên ngoài bao phủ một lớp kén dầy bằng đất.



- Đặc điểm gây hại: Bọ có kích thước khá to, bằng đầu đũa. Trưởng thành hoạt động vào sáng sớm hoặc chiều tối. trời nắng ẩn nấp dưới tán lá hoặc trong đất, một con cái đẻ trung bình khoảng 200 trứng. Bọ trưởng thành ăn lớp biểu bì trên lá làm thành một đường vòng làm lá bị thủng thành những lỗ tròn. Bọ thường hại mạnh khi cây còn nhỏ, mật độ bọ cao có thể làm cây trụi hết lá và đọt non. Bọ dưa non sống trong đất cắn phá rễ cây kể cả khi cây đã lớn làm cây sinh trưởng kém và có thể chết. Bọ dưa phát triển mạnh vào các tháng mùa khô, ít phát triển và gây hại vào các tháng mùa mưa.



Bọ dưa



- Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác: Thu gom tiêu hủy cây dưa sau mùa thu hoạch, chất thành đống tạo bẫy để rầy dưa tập trung.

Luân canh cây trồng: Bắt trưởng thành bằng tay hoặc bằng vợt.



Biện pháp hóa học: Hiện nay, chưa có thuốc BVTV đăng ký trong danh mục để phòng trừ đối tượng này.

3. Dòi đục lá hay sâu vẽ bùa (Liriomyza spp.):




Ruồi trưởng thành






Triệu chứng dòi đục lá


- Thành trùng là một loài ruồi rất nhỏ, màu đen bóng, có vệt vàng trên ngực, khi đậu cặp cánh màng xếp lại trên lưng bụng. Trứng dạng tròn, máu trắng hồng, được đẻ trong mô mặt trên lá. Ấu trùng là dòi màu vàng nhạt, nhộng màu nâu vàng, dính trên lá hay rơi xuống đất. Vòng đời trung bình 25-30 ngày.

- Gây hại: Đục thành đường hầm ngoằn ngèo dưới lớp biểu bì lá của nhiều loại cây trồng như bầu bí, dưa, cà, ớt, đậu… Dưới ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời, những đường này làm cho lá bị cháy khô, cây rất mau tàn lụi. Ruồi tấn công rất sớm khi cây bắt đầu có lá thật, thiệt hại trong mùa nắng cao hơn mùa mưa.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt ngay từ giai đoạn đầu, tỉa bỏ, thu gom lá bị hại mang tiêu hủy, trải màng phủ nylon trên mặt luống sẽ giảm được mật số ruồi đáng kể và cho hiệu quả kinh tế cao

+ Ruồi rất nhanh quen thuốc, nên cần thay đổi chủng loại thuốc thường xuyên. Phun khi 2-3 lá, khi cần thiết có thể phun lặp lại sau 7-10 ngày. Sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất Cyromazine (Trigard 100 SL); Dinotefuran (Chat 20WP, Oshin 20WP.



4. Sâu ăn lá (Diaphania indica):



Sâu xanh sọc trắng




- Bướm nhỏ, màu nâu, khi đậu có hình tam giác màu trắng ở giữa cánh, rìa màu nâu đen, hoạt động vào ban đêm và đẻ trứng rời rạc trên các đọt non. Trứng rất nhỏ, màu trắng nở trong vòng 4-5 ngày. Sâu nhỏ, dài 8-10mm, màu xanh lục có sọc trắng ở giữa lưng, thường nhả tơ cuốn lá non lại và ở bên trong, ăn lá hoặc cạp vỏ trái non, nhộng màu nâu đen, sâu đủ lớn, độ hai tuần làm nhộng trong lá khô.

- Đặc điểm gây hại: Bướm hoạt động và đẻ trứng ban đêm. Sâu non thường sống và gây hại ở đọt và lá non, nhả tơ và cuốn lá non lại gây hại. Khi có quả non sâu găm quả làm vỏ sần sùi. Khi đẫy sức sâu hóa nhộng trong lá.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Biện pháp canh tác: Thu dọn và tiêu hủy tàn dư sau khi thu hoạch.

+ Biện pháp hóa học: Sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất: Abamectin (Abatin 1.8 EC, 5.4 EC); Diafenthiuron (Pegasus 500 SC).

* Sâu xám: Biện pháp phòng trừ: Bắt thủ công hoặc phòng trừ bằng Basudin 10H, Vipam 5H, 10G rắc xung quanh gốc hoặc xử lý trước khi gieo.



5. Bọ Dưa Hại Dưa chuột

– Bọ dưa gây hại trên nhiều loại cây trồng như dưa hấu, dưa chuột, bí xanh, bí đỏ, bầu, …



– Bọ trưởng thành có cánh cứng  màu vàng cam. Con cái đẻ trứng trong đất, trong rơm rạ gần gốc cây, trứng được đẻ thành từng nhóm mỗi nhóm 2 – 5 trứng. Mỗi con cái có thể đẻ 200 trứng. Sâu non dạng con sùng, màu trắng ngà, đầu màu nâu, chân ngực phát triển. Nhộng nằm trong đất có màu nâu nhạt, bên ngoài có lớp kén tơ bao phủ.

u trùng bọ dưa.

– Vòng đời trung bình 80 – 130 ngày,’

Trứng: 8 – 15 ngày.

Ấu trùng: 18 – 35 ngày.

Nhộng: 5 – 14 ngày.

Thành trùng: 60 – 80 ngày




tải về 23.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương