Tài liệu bồi dưỠng giảng viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng III



tải về 1.55 Mb.
trang3/146
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2022
Kích1.55 Mb.
#53304
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   146
23.10. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GV HẠNG III

GS.TS. Phạm Quang Trung


TỪ NGỮ VIẾT TẮT



AUN
APQN

Mạng đại học Đông Nam Á
Mạng đảm bảo chất lượng châu Á-Thái Bình Dương

CBQL

Cán bộ quản lý

CBQLGD
CEMD
CGCN
CHXHCN

Cán bộ quản lý giáo dục
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Quản trị
Chuyển giao công nghệ
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CLGD

Chất lượng giáo dục

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CSVC

Cơ sở vật chất

CT
CTĐT

Chương trình
Chương trình đào tạo

CNTT
CVHT

Công nghệ thông tin
Cố vấn học tập

ĐBCL
ĐCS
ĐH

Đảm bảo chất lượng
Đảng cộng sản
Đại học

ĐH, CĐ

Đại học, Cao đẳng

ĐHQG
GD

Đại học quốc gia
Giáo dục

GD & ĐT
GDĐH
GVĐH
GVCN
HĐT
HĐQT

Giáo dục và Đào tạo
Giáo dục đại học
Giảng viên đại học
Giáo viên chủ nhiệm
Hội đồng trường
Hội đồng quản trị

HĐND

Hội đồng nhân dân

HĐSP
HTGD
INQAAHE

Hoạt động sư phạm
Hệ thống giáo dục
Hiệp hội các cơ quan đảm bảo chất lượng quốc tế

IT

Công nghệ thông tin (Information Technology)

ITCs
KHGD
KHCN
KHTN
KT

Công nghệ thông tin và truyền thông
Khoa học giáo dục
Khoa học công nghệ
Khoa học tự nhiên
Kỹ thuật

KT-XH
NC
NCKH
NSNN
PPDH
QL
QLC
QLCM

Kinh tế- xã hội
Nghiên cứu
Nghiên cứu khoa học
Ngân sách nhà nước
Phương pháp dạy học
Quản lý
Quản lý công
Quản lý công mới

QLNN

Quản lý Nhà nước

QLGD
QLHCNN
SV

Quản lý giáo dục
Quản lý hành chính nhà nước
Sinh viên

TCVN
THCN

Tiêu chuẩn Việt Nam



UBND

Ủy ban nhân dân




XHCN

Xã hội chủ nghĩa



MỤC LỤC



TT

Nội dung

Trang










1

Chuyên đề 1. Đường lối, chiến lược, chính sách phát triển giáo dục và GDĐH Việt Nam trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

1

2

Chuyên đề 2. Những vấn đề cơ bản về nhà nước

21

3

Chuyên đề 3. Quản lý nhà nước về GDĐH

51

4

Chuyên đề 4. Một số kỹ năng tự phát triển nghề nghiệp của giảng viên đại học

79

5

Chuyên đề 5. Phát triển đội ngũ giảng viên trong các cơ sở GDĐH

95

6

Chuyên đề 6. Đào tạo đại học và phát triển chương trình đào tạo đại học

113

7

Chuyên đề 7. Hình thức và phương pháp dạy học đại học

141

8

Chuyên đề 8. Kiểm định chất lượng GDĐH

173

9

Chuyên đề 9. Giảng viên với nhiệm vụ NCKH và chuyển giao công nghệ

201

10

Chuyên đề 10. Giảng viên với công tác quản lý và tư vấn cho sinh viên

219

11

Chuyên đề 11. Hợp tác, liên kết đào tạo và NCKH

239



Chuyên đề 1
ĐƯỜNG LỐI, CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ GDĐH VIỆT NAM TRƯỚC YÊU CẦU ĐỔI MỚI CĂN BẢN,
TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


1. Xu thế phát triển GDĐH trong bối cảnh toàn cầu hóa
1.1. Bối cảnh toàn cầu hóa, kinh tế tri thức, công nghệ thông tin và truyền thông (ITCs)
1.1.1. Toàn cầu hóa
Hiện nay, toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng và là xu thế khách quan, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh giữa nhiều quốc gia. Toàn cầu hóa tạo ra những cơ hội lớn cho các quốc gia vì:

  • Toàn cầu hóa tạo ra khả năng phát triển, phổ cập công nghệ thông tin và các phương tiện viễn thông;

  • Toàn cầu hóa hình thành nền kinh tế tri thức, với sự phân biệt rõ rệt vai trò của tri thức đối với sản xuất của thời đại ngày nay so với trước đây;

  • Tạo điều kiện cho việc giao lưu văn hóa và tư tưởng một cách rộng rãi, làm cho con người xích lại gần nhau hơn;

  • Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thương mại và tạo ra khả năng thực thi các luật lệ kinh tế khách quan trong một không gian toàn cầu rộng lớn.

1.1.2. Kinh tế tri thức
Trong kinh tế tri thức, tri thức là yếu tố chủ yếu của sản xuất, là lợi thế của cạnh tranh, là chất lượng của nguồn nhân lực, là sức mạnh của nội lực và là sức hút chủ yếu của ngoại lực. Một đất nước có nguồn nhân lực được đào tạo tốt, có năng lực phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế trong điều kiện toàn cầu hoá sẽ nhanh chóng nắm bắt và triển khai ứng dụng những kỹ thuật mới nhất, tiên tiến và hiện đại nhất. Nguồn nhân lực đó sẽ tận dụng được tiềm năng của đất nước, tranh thủ được cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tạo ra các lợi thế để đi thẳng vào kinh tế tri thức, thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tăng thêm nguồn lực để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
1.1.3. Công nghệ thông tin và truyền thông (ITCs) Toàn cầu hóa và thay đổi công nghệ trở thành xu hướng phát triển không ngừng đã tạo ra một nền kinh tế toàn cầu mới lấy sức mạnh từ công nghệ, năng lượng từ thông tin và chèo lái bằng kiến thức.
Giáo dục đào tạo của tất cả các quốc gia đang chịu tác động sâu sắc, toàn diện bởi các yếu tố cơ bản của thời đại: toàn cầu hóa, kinh tế tri thức, công nghệ thông tin và truyền thông; trong đó có cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Giáo dục thế kỷ 20 thực hiện theo mô hình sản xuất hàng loạt của nền văn minh công nghiệp. Làn sóng tiếp theo là bước quá độ trong việc thay đổi mô hình giáo dục. Giáo dục thế kỷ 21 đang chuyển sang mô hình với các đặc trưng cơ bản là “mở, học tập suốt đời và cá thể hóa” chú trọng phát triển tiềm năng cá nhân trong môi trường lành mạnh. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (công nghiệp thế hệ 4.0) là xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật kết nối Internet (IoT) và các hệ thống kết nối Internet (IoS). Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần này, chúng ta sẽ đến với sự kết hợp giữa thế giới thực, thế giới ảo và thế giới sinh vật. Những công nghệ mới này sẽ gây ảnh hưởng to lớn đến mọi luật lệ, mọi nền kinh tế, mọi ngành công nghiệp, đồng thời cũng thách thức ý niệm của chúng ta về vai trò thực sự của con người.

tải về 1.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   146




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương