Tài liệu bồi dưỠng giảng viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng III



tải về 1.55 Mb.
trang5/146
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2022
Kích1.55 Mb.
#53304
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   146
23.10. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GV HẠNG III

1.3. Xu thế phát triển của GDĐH thế giới
Cách mạng công nghệ 4.0 đang làm thay đổi nền tảng sản xuất, dịch vụ và đặt ra các yêu cầu mới về năng lực người lao động. Do đo đòi hỏi giáo dục, nhất là giáo dục đại học phải có mô hình mới, xu thế mới - giáo dục 4.0 tương ứng, đây là một yêu cầu tất yếu của sự phát triển. GDĐH trên thế thới đang đứng trước yêu cầu phải thay đổi chính mình trong thời đại 4.0 trong khi thế giới đang xây dựng mô hình giáo dục 4.0 trong tương lai thì xu thế phát triển của GDĐH trên thế giới là:
- GDĐH sẽ hướng vào trọng tâm là tạo ra năng lực, chuyển dần từ truyền đạt tri thức trở thành môi trường trải nghiệm. Trường ĐH không chỉ là nơi đào tạo, nghiên cứu, mà còn là trung tâm đổi mới sáng tạo, giải quyết các vấn đề thực tiễn, mang giá trị cho xã hội.
- Nhà trường không còn là nơi độc quyền tạo ra và truyền đạt tri thức. Công nghệ truyền thông làm thay đổi GDĐH một cách sâu sắc. Hình thức học trực tuyến không thể thay thế hình thức học tập truyền thống, tuy nhiên sẽ có vai trò ngày càng quan trọng đặc biệt là trong việc mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục. Những kiến thức và kỹ năng thực sự cần cho công việc sẽ được hình thành bằng con đường không chính quy ngày càng nhiều.
- Tự chủ đại học được khẳng định và được các chính phủ xây dựng thành chính sách, thể chế hóa bằng luật pháp và khuyến cáo các cơ sở giáo dục công lập phải nhanh chóng thực hiện.
- Xếp hạng đại học toàn cầu sẽ vẫn tiếp tục nhưng chuyển hướng sang đo lường toàn diện hơn và nhằm vào mục tiêu đối sánh đối với các trường, đồng thời thực hiện xếp hạng hệ thống.
2. Đường lối và các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục và GDĐH trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
2.1. Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục và GDĐH trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
Giáo dục và đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, “là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”. Trong đó, giáo dục và đào tạo đại học có nhiệm vụ quan trọng “đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài”. Các quan điểm chỉ đạo cụ thể:

  • Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.

  • Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục và đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. 

  • Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.

  • Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

  • Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.

  • Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo.

  • Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.


tải về 1.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   146




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương