Tài liệu bồi dưỠng giảng viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng III



tải về 1.55 Mb.
trang9/146
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2022
Kích1.55 Mb.
#53304
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   146
23.10. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GV HẠNG III

3.4. Phát triển đội ngũ giảng viên
3.4.1. Đối với Nhà nước, Bộ GD&ĐT

  • Xây dựng chính sách phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng được yêu cầu giáo dục 4.0 như: tạo dựng cơ chế để các cớ sở GDĐH thực hiện tốt quy định về tự chủ, tự chíu trách nhiệm trong nhân sự nhất là để đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ GV, CBQLGD; phát triển, hoàn thiện quy định về chuẩn giảng viên, tiêu chuẩn các chức danh GV.

  • Xây dựng ban hành quy định bộ khung tiêu chí đánh giá năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên một cách khách quan, khoa học, trong đó có ít nhất 3 nhóm đối tượng được tham gia đánh giá: nhà quản lý, giảng viên và sinh viên. Tiêu chí đánh giá phải đo được thực chất trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp của giảng viên, đồng thời bám sát tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được quy định trong.

3.4.2. Đối với các cơ sở giáo dục đại học
- Xác định việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ là yêu cầu cấp bách, sống còn, quyết định chất lượng đào tạo, uy tín đơn vị và sự tín nhiệm của xã hội đối với sản phẩm của đơn vị đào tạo.
- Thay vì quản lý hành chính, cần chuyển mạnh sang quản lý chất lượng một cách chuyên nghiệp, coi trọng năng lực thực tế của giảng viên, trong đó có cả năng lực nhận thức, năng lực giảng dạy và nghiên cứu. Tạo môi trường học thuật dân chủ, sáng tạo để thúc đẩy tính tích cực của mỗi giảng viên trong quá trình thực hành nghề nghiệp. Tôn trọng phản biện xã hội và các ý kiến từ phía giảng viên và người học.
- Tạo điều kiện để giảng viên được trải nghiệm, tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao năng lực từ chính quá trình giảng dạy trên lớp và nghiên cứu khoa học. Định kỳ kiểm tra, đánh giá, sàng lọc giảng viên, dần dần lựa chọn và phát triển đội ngũ giảng viên có chất lượng ngày càng tốt hơn. Có chế độ khuyến khích, đãi ngộ kịp thời cả về vật chất và tinh thần đối với các giảng viên có sáng kiến đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu.
- Xây dựng chính sách thu hút, phát triển đội ngũ giảng viên xuất sắc, tiêu biểu, điển hình của từng trường, trong đó có chú trọng chọn nguồn giảng viên từ những sinh viên xuất sắc, cán bộ chuyên ngành có trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng sư phạm.
3.4.3. Đối với giảng viên: 
- Cần xác định việc tự bồi dưỡng, tự nâng cao năng lực chuyên môn là yêu cầu tất yếu, nó vừa là trách nhiệm, lương tâm và đạo đức nghề nghiệp vừa là vấn đề quyết định vị trí công tác, mức độ tín nhiệm của sinh viên, đồng nghiệp và nhà quản lý đối với giảng viên. Luôn đề cao tinh thần đổi mới để phát triển; có tư duy mở, linh hoạt, chủ động tiếp cận tri thức; giảng viên phải là tấm gương tự học tập, tự phát triển để người học noi theo.
- Để nâng cao năng lực giảng dạy của mình, mỗi giảng viên cần xác định những đặc điểm chuyên môn do mình phụ trách, biết lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với chuyên môn, với từng đơn vị kiến thức thuộc chuyên môn đó; nắm bắt được đặc tính, sở thích và khả năng thích ứng của người học với những phương pháp giảng dạy khác nhau; thường xuyên tiếp cận những xu thế của thời đại trong học tập và phát triển cũng như công nghệ học tập, giáo dục và đào tạo,... Kỹ năng giảng dạy của giảng viên phải linh hoạt, không chỉ dừng ở truyền thụ kiến thức mà phải bồi dưỡng kỹ năng ngành nghề để người học sau khi ra trường có thể thực hành nghề nghiệp được ngay, đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Coi việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học là một động lực thúc đẩy bản thân giảng viên mau tiến bộ. Thường xuyên tìm tòi, mạnh dạn áp dụng cách thức tổ chức dạy học, phương pháp đào tạo tích cực, chủ động, giúp sinh viên tiếp cận, lĩnh hội tri thức cũng như khả năng ghi nhớ, vận dụng kiến thức trong thực tiễn.

tải về 1.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   146




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương