Tài liệu bồi dưỠng giảng viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng III



tải về 1.55 Mb.
trang8/146
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2022
Kích1.55 Mb.
#53304
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   146
23.10. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GV HẠNG III

3.3. Đổi mới chương trình (mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương thức đào tạo và kiểm tra đánh giá)
1. Đổi mới mục tiêu giáo dục: Trong bối cảnh đất nước bước vào thời kỳ mới, bên cạnh việc chú ý con người xã hội, con người công dân, cần hướng tới phát huy cao nhất tiềm năng của mỗi học sinh; phát triển hài hòa con người cá nhân và con người xã hội. Đồng thời cần điều chỉnh cách thức thực hiện theo hướng: Chú trọng giáo dục cả về phẩm chất và năng lực của người học; kết hợp hài hòa dạy chữ, dạy nghề và dạy người.
2. Đổi mới nội dung chương trình giáo dục: cần chuyển từ trang bị kiến thức lý thuyết, trừu tượng sang nội dung giáo dục gắn liền với thực tiễn đời sống; chú trọng yêu cầu vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng sống. Nội dung giáo dục cần bảo đảm tính khoa học, cơ bản, hiện đại; nhưng tinh giản, dễ hiểu, lựa chọn những kiến thức có tính ứng dụng cao; chú trọng các môn khoa học xã hội - nhân văn; giảm gánh nặng học hành cho học sinh…
3. Về đổi mới phương pháp dạy và học: sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học theo nguyên tắc “lấy người học là trung tâm”, giảm tải tối đa giờ giảng trên lớp để người học có thời gian tự học và tự nghiên cứu.
4. Đổi mới kiểm tra, thi và đánh giá: Đây là một mắt xích trọng yếu, một khâu cần “đột phá” của đổi mới giáo dục và đào tạo. Cần đổi mới kiểm tra, thi và đánh giá một cách mạnh mẽ, nhằm bảo đảm độ tin cậy, chính xác, tính khách quan, trung thực về kết quả học tập của học sinh; làm cơ sở cho việc điều chỉnh cách dạy, cách học. Cụ thể là: Xác định đúng mục tiêu kiểm tra, đánh giá phù hợp với đối tượng và yêu cầu; xây dựng nội dung và hình thức kiểm tra, thi, đánh giá theo chuẩn năng lực; đánh giá được sự tiến bộ của người học; đổi mới việc ra đề thi, phương pháp xử lý kết quả và sử dụng kết quả. Cần làm rõ kiểm tra, đánh giá không chỉ tập trung vào việc xem sinh viên học cái gì mà quan trọng hơn là kiểm tra sinh viên đó học như thế nào, có biết vận dụng không. Định hướng này buộc đề thi không thể chỉ kiểm tra trí nhớ mà phải yêu cầu vận dụng, thực hành, kiểm tra năng lực sáng tạo… Cần kết hợp kết quả của đánh giá thường xuyên với kết quả đánh giá cuối cùng. Học đến đâu kiểm tra, đánh giá đến đó, với các kỳ thi quan trọng, đề bài sẽ yêu cầu vận dụng tổng hợp kiến thức và kỹ năng của nhiều lĩnh vực/môn học để giải quyết một vấn đề chung, liên quan nhiều đến thực tiễn.

tải về 1.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   146




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương