Tài liệu bồi dưỠng giảng viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng III



tải về 1.55 Mb.
trang4/146
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2022
Kích1.55 Mb.
#53304
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   146
23.10. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GV HẠNG III

1.2. Xu thế phát triển của GDĐH trong khu vực
Các quốc gia ở Châu Á - Thái Bình Dương (đặc biệt là Nhật Bản; Nam Triều Tiên, Australia,...) đều nhận thức rằng, đầu tư cho GD là đầu tư vào con người – đầu tư vào nguồn lực quan trọng nhất để giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh quốc tế hết sức sôi động hiện nay, và GD là con đường dẫn tới sự phát triển.
GD ĐH của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phát triển cả về quy mô và chất lượng, mở rộng hợp tác, các xu hướng nổi bật như sau:

  • Sự mở rộng liên tục về quy mô phù hợp với xu thế chung của các nước đang phát triển trên thế giới, tốc độ tăng số lượng sinh viên hàng năm ở khu vực này là 4%.

  • Sự chuyển hướng về mục tiêu giáo dục: Mục tiêu giáo dục đã chuyển từ truyền thụ kiến thức sang đào tạo phát triển tư duy, năng lực của con người.

  • Về tính chất của GD: Đã chuyển từ một nền giáo dục mang tính đặc quyền, đặc lợi sang một nền giáo dục mang tính dân chủ, bình đẳng, công bằng xã hội, giáo dục suốt đời.

  • Về chức năng của giáo dục: Ngoài chức năng giáo dục đào tạo, GD ĐH còn có chức năng phát triển nghiên cứu khoa học, phát triển văn hóa xã hội.

  • Về phương châm giáo dục: Gắn liền với xã hội, với sản xuất và đời sống, đào tạo gắn với việc làm, giáo dục gắn liền với phát triển.

  • Về phương pháp giáo dục: Chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển tư duy, năng lực (đối với người dạy), từ tiếp thu thụ động sang lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, sáng tạo (đối với người học) với các phương châm “tích cực hóa”, “cá nhân hóa” với sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật hiện đại.

  • Về loại hình đào tạo: Đa dạng hóa theo hướng hình thành một hệ thống giáo dục nhiều bậc với cơ chế mềm dẻo, đã chuyển đổi; đa dạng hóa loại hình đào tạo, đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều đối tượng người học. Đặc biệt các đại học tư được phát triển mạnh ở nhiều nước (Philippin, Nam Triều Tiên, Nhật, Indonesia...).

  • Về quản lý: GD ĐH tại nhiều nước đã được thể chế hóa bằng luật giáo dục. Hệ thống quản lý cũng được hiện đại từng bước với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Nhiều trung tâm máy tính ra đời thực hiện việc lưu giữ và cập nhật hồ sơ cán bộ, giáo viên, sinh viên và phục vụ công tác tuyển sinh. Một số nước đã hình thành mạng lưới thông tin khoa học giáo dục vừa phục vụ công tác quản lý vừa góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

  • Chính sách đầu tư: thay đổi chính sách đầu tư cho GD ĐH theo hướng giảm tỷ lệ đầu tư công cho giáo dục tăng sự tham gia của khu vực tư nhân vào GDĐH ngày càng nổi bật, nhất là ở châu Á. Tỷ lệ trường tư và sinh viên trong các trường tư trên tổng số sinh viên và tổng số trường ngày càng tăng. Ngay ở các trường công lập, sự tham gia của nguồn lực tư nhân cũng ngày càng lớn, dưới hình thức tặng, hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ sáng nghiệp...

  • Mở rộng giao lưu quốc tế nhưng không quên bảo tồn bản sắc dân tộc. Hệ thống giáo dục của nhiều nước trong khu vực chịu ảnh hưởng của giáo dục các nước Âu, Mỹ. Số lượng sinh viên đi du học ở nước ngoài Âu, Mỹ nhất là các quốc gia phát triển như Anh, Mỹ, Hà Lan ... có xu hướng ngày càng tăng.


tải về 1.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   146




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương