Tài liệu bồi dưỠng giảng viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng III


Chính sách và giải pháp phát triển GDĐH



tải về 1.55 Mb.
trang7/146
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2022
Kích1.55 Mb.
#53304
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   146
23.10. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GV HẠNG III

3. Chính sách và giải pháp phát triển GDĐH
3.1. Đổi mới nhận thức, tư duy trong hoạt động phát triển GDĐH;
Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI nêu rõ: “… Phải đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc nhận thức và tư duy về giáo dục và đào tạo; về công tác quản lí giáo dục; về nội dung, phương pháp giáo dục; hình thức và phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục; cơ chế, chính sách đầu tư tài chính. Phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục…”. Đổi mới tư duy phát triển GDĐH. Đây là vấn đề khó khắc phục hơn cả, cần có sự quyết tâm cao. Đổi mới phải bắt đầu từ tư duy, cách nghĩ, cách làm, cách quản lý của nhà lãnh đạo. Trong đó, cần khắc phục tư duy bảo thủ, trì trệ, bệnh thành tích, hư danh, chạy theo bằng cấp.
Hạn chế ở tư duy giáo dục hiện nay là chưa theo kịp thời đại. Trong xu hướng toàn cầu hóa, kinh tế tri thức, thời đại công nghệ 4.0 thì việc cải tiến cách thức giáo dục vẫn còn cục bộ, chưa đồng đều, chỉ mới đáp ứng được một phần nhỏ so với yêu cầu hội nhập.
Muốn đổi mới nhận thức, tư duy trong hoạt động phát triển GDĐH cần giải quyết triệt để các vấn đề cơ bản về: (1) Chính sách đào tạo để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; (2) Cải cách tiền lương để thu hút và ổn định đội ngũ giáo dục; (3) Đổi mới tư duy giáo dục trong nội dung, phương pháp giảng dạy; (4) Đổi mới tư duy giáo dục trong hoạt động dạy và học; (5) Đổi mới tư duy giáo dục trong tổ chức thi, kiểm tra, kiểm định chất lượng.
3.2. Quy hoạch mạng lưới các cơ sở GDĐH
Ngày 27/7/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020”. Sau đó là Quyết định số 37 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 26/6/2013 về việc điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006-2020. Theo quy hoạch này, đến năm 2020 đạt khoảng 256 sinh viên/1 vạn dân; khoảng 70% - 80% sinh viên đại học được đào tạo theo các chương trình nghề nghiệp - ứng dụng và khoảng 30% - 20% sinh viên được đào tạo theo các chương trình nghiên cứu.
Đến năm 2020 đạt bình quân từ 17 đến 26 sinh viên đại học và cao đẳng/1 giảng viên; số giảng viên có trình độ tiến sỹ trong tổng số giảng viên đại học khoảng 21% và số giảng viên có trình độ tiến sỹ trong tổng số giảng viên cao đẳng dự kiến đạt khoảng 4%.
Tới năm 2020, tổng quy mô đào tạo đại học và cao đẳng đạt khoảng 2.200.000 sinh viên (tăng khoảng 1,8% so với năm học 2010 - 2011) và số sinh viên chính quy tuyển mới đạt khoảng 560.000 (tăng khoảng 8,2% so với năm 2010). Đến năm 2020 cả nước có 460 trường đại học và cao đẳng, bao gồm 224 trường đại học và 236 trường cao đẳng.
Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục đại học là tập trung rà soát, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở Giáo dục đại học và đào tạo giáo viên. Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở Giáo dục đại học và đào tạo giáo viên trên cơ sở sử dụng các công cụ quản lý nhà nước như: Công khai, minh bạch thông tin về điều kiện bảo đảm chất lượng và kết quả đầu ra, kiểm định chất lượng giáo dục và quy chuẩn đảm bảo chất lượng để định hướng đầu tư cũng như tổ chức, sắp xếp lại các cơ sở trong hệ thống cho phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của đất nước, ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 73 của Chính phủ về phân tầng, xếp hạng các trường đại học.

tải về 1.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   146




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương