Thuyết minh tỉnh Quảng Nam



tải về 247.71 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích247.71 Kb.
#36667
1   2   3   4

Hội quán Triều Châu (Số 157. Nguyễn Duy Hiệu - thị xã Hội An)

Hội quán được Hoa Kiều bang Triều Châu xây dựng vào năm 1845 để thờ Phục Ba tướng quân Mã Viện - vị thần giỏi chế ngự sóng gió giúp cho việc đi lại buôn bán trên biển được thuận buồm xuôi gió, đắc lợi.

Hội quán có giá trị đặc biệt về kết cấu kiến trúc với bộ khung gỗ chạm trổ tinh xảo, cùng những họa tiết, hương án trang trí bằng gỗ và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp.

Hội quán Quảng Đông (Số 17. Trần Phú - thị xã Hội An)

Hội quán được Hoa Kiều bang Quảng Đông xây dựng vào năm 1885, thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền của bang.

Với nghệ thuật sử dụng hài hoà các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực và họa tiết trang trí đã đem lại cho hội quán vẻ đẹp đường bệ riêng. Hàng năm, vào ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng Âm lịch), vía Quan Công (24 tháng 6 Âm lịch) tại đây diễn ra lễ hội rất linh đình, thu hút nhiều người tham gia.

Hội quán Ngũ Bang (Số 64. Trần Phú - thị xã Hội An)

Hội quán Ngũ Bang còn có tên là hội quán Dương Thương hay Trung Hoa hội quán, do các thương khách người Hoa gốc Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Hải Nam, Gia Ứng xây dựng vào năm 1741 để làm nơi thờ tự Thiên Hậu Ngũ Bang mang đậm phong cách kiến trúc Trung Hoa.



Nhà Cổ Phùng Hưng
(Số 4. Nguyễn Thị Minh Khai - thị xã Hội An)

Nhà cổ Phùng Hưng là nơi chứng kiến sự ra đời tám thế hệ của gia đình Phùng Hưng. Nó đã được xây dựng trên hai trăm năm qua và nó là một mẫu nhà đẹp nhất của lối kiến trúc kiểu này ở Hội An. Năm 1985, ngôi nhà này đã được xếp hạng nhất ở Việt Nam như một kiểu mẫu về lối kiến trúc truyền thống có giá trị văn hóa cao.

Nó được coi là kiểu mẫu bởi vì nó giữ được nguyên vẹn những yếu tố kiến trúc xưa nhờ vào chất lượng tuyệt vời của vật liệu và sự chăm sóc của cả đại gia đình. Nhà cổ Phùng Hưng là kiến trúc tổng hợp của ba trường phái kiến trúc: Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc. Hệ thống ban công và cửa chớp là của người Trung Hoa, mái nhà ở gian giữa có bốn hướng gọi là mái “tứ hải” là kiến trúc của Nhật (giống mái của chùa Cầu). Còn lại là hệ thống sườn gỗ, hệ thống xà ngang, xà dọc, mái truyền thống hai hướng ở gian trước và gian sau là kiến trúc Việt Nam. Nhà này rộng và cao nhất ở trong vùng. Với hệ thống 80 cột gỗ lim tất cả được đặt trên chân đá để tránh việc tiếp xúc giữa chân cột và mặt đất. Khu vực này gần sông nên mỗi năm thường xảy ra lụt lội, nước lên tới 0.5m.

Năm 1964, xảy ra trận lụt năm Thìn lớn nhất Việt Nam, nước dâng cao 2.5m, lên đến sàn gác gỗ. 160 dân đã đến đây cư trú trong 3 ngày, 3 đêm. Cuối năm 1999 vừa qua, hai cơn “đại hồng thủy” đã nhấn chìm cả khu phố cổ làm thiệt hại cơ sở vật chất rất lớn. Có một cửa sập thông với tầng trên để khi lụt lội xảy ra người ta có thể chuyển hàng hóa lên tầng trên, vì đây là nhà buôn.

Hệ thống cửa trên song dưới bản để di chuyển trong nhà có thể mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông. Các cánh cửa có thể tháo rời ra. Người ta cũng lợp mái âm dương, giữ cho ngôi nhà mát mẻ, thông thoáng quanh năm vì mái nhà có nhiều khe rãnh. Bộ phận đỡ mái hiện được chạm khắc hình cá chép vốn là biểu tượng cho sự may mắn và thịnh vượng. Cá chép đối với người Hoa là sự may mắn, đối với người Nhật là quyền lực và đối với người Việt Nam là sự thịnh vượng.

Gian giữa có trang thờ thờ những vị thần biểu phù hộ. Người xưa người ta thường dùng tàu để vận chuyển hàng buôn đi các nơi và thông thương với nước ngoài. Trước mỗi lần đi biển buôn bán người ta tụ họp lại làm lễ cúng thần. Thuyền trưởng thay mặt cho đoàn thả bảy con súc sắc trong tô để thử vận may cho đoàn. Họ được thả ba lần, nếu có một lần họ được bốn mặt đỏ trở lên có nghĩa là may mắn thì họ sẽ ra khơi còn không họ nhất định hoãn chuyến đi lại.

Sông Thu Bồn đổi dòng ra phía sau làng bên kia bờ sông. Sông này là sông Nhớ. Mỗi năm có hiện tượng bồi đắp. Tại Hội An có các nghề cổ truyền: thêu tay, mộc trang trí, nuôi tằm ươm tơ dệt vải, dệt chiếu. Muốn xem các công việc này quý khách có thể đến tham quan nhà số 41 Lê Lợi. (Vào Thế kỷ XVII người ta dùng công cụ thô sơ này để dệt bằng tay loại vải thô sơ. Còn công việc dệt chiếu, một ngày hai người có thể làm ra hai chiếc chiếu. Nuôi tằm: vòng đời con tằm là 26-28 ngày. 20 ngày cho kén trong 3 ngày, không ăn. Sau đó từ kén nút ra ngài. Người ta chọn con ngài manh và cho giao phối để cho ra một thế hệ mới.

* Mái ngói âm dương:
Ở Việt Nam hiện nay, có lẽ chỉ Hội An mới còn có nhiều ngôi nhà lợp bằng ngói âm dương. Trên mái nhà, các miếng ngói được xếp chồng lên nhau so le khoảng 3 –4 cm và ta chỉ nhìn thấy các hàng ngói dương gồ lên chạy song song theo chiều dốc xuống. Các viên ngói vốn đã thẫm màu lại thô nháp vì vậy cùng năm tháng chúng bị phủ một lớp rêu đen xỉn làm cho ngôi nhà có một dáng vẻ cũ kỹ, cổ lỗ và cam chịu. Trong rất nhiều các bức ảnh nghệ thuật chụp ảnh Hội An, ta thường thấy các dãy mái ngói âm dương cao thấp xô lệch đè bên trên những căn nhà thấp trong dãy phố hẹp. Đến nay hễ cứ nói đến ảnh đẹp về Hội An thì người ta thường nghĩ tới các bức ảnh này.

Hiện nay, ở các dãy phố bên ngoài khu phố cổ dân chúng vẫn thích hợp loại ngói âm dương này và các lò ngói ở làng Thanh Hà bên bờ sông Hội, người ta vẫn còn sản xuất loại ngói này.


Đây có lẽ là kiểu ngói du nhập từ Trung Quốc và Nhật từ các thế kỷ XVI, XVII khi mà người Hoa và người Nhật đến buôn bán, mở cửa hàng và định cư ở Hội An. Ở vùng Hoa Nam Trung Quốc và ở Nhật, vẫn còn rất nhiều khu phố cổ cũng lợp ngói âm dương kiểu này. Tại các cung điện, đền miếu thì các viên ngói này được tráng men màu và các viên ngói dương thì hẹp hơn và cong nhiều hơn, để lộ cả lớp ngói âm bên dưới gọi là ngói ống. Ở Hội An, kiểu ngói ống này thường thấy ở các ngôi chùa hoặc hội quán của người Hoa.

Ngói âm dương là một loại ngói cong mặt trụ. Khi xếp lên các thanh đỡ trên mái nhà thì một hàng ngói được xếp ngửa gọi là ngói âm và một hàng ngói được xếp úp gọi là ngói dương, hai hàng ngoạm vào nhau làm cho nước mưa trôi dọc xuống mà không rớt vào nhà. Ở Hội An, ngói được làm bằng đất nung, có độ dày khoảng 4 – 5mm, rất rắn và nháp vì có pha cát. Mỗi miếng ngói là một hình vuông có cạnh khoảng 19 – 20cm bị uốn cong như một khúc ống bương to bị chẻ làm tư. Tại một số thị trấn biên giới Bắc Việt Nam, đôi khi ta cũng thấy còn một vài ngôi nhà lợp ngói âm dương. Ở thị trấn Bắc Hà, một điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Lào Cai, du khách có thể thấy các lớp ngói này trên nóc của dinh thự cũ của vua H’mông do người Pháp xây vào năm 1921 và ở đền Bắc Hà nơi thờ Đức Thánh Trần. Trong kinh thành Huế và các làng xung quanh, ở các điện phủ, lăng tẩm… vẫn còn nhiều loại ngói này.

Nếu bạn đến Hà Nội cách đây nửa thế kỷ, trong các dãy phố mà bây giờ gọi là khu phố cổ vẫn còn rất nhiều những ngôi nhà hẹp, thấp với lớp mái ngói dốc. Những góc phố cũ nát xiêu vẹo với lớp ngói dốc khấp khểnh xám màu rêu cũ nát xiêu vẹo với lớp ngói dốc này đã tạo nguồn cảm hứng vô tận của Bùi Xuân Phái, một họa sĩ tài danh bậc nhất của đất Hà Thành. Ông đã vẽ hàng mấy trăm bức vẽ lớn nhỏ, bằng nhiều chất liệu trên mọi giấy có trong tay về các mái ngói này. Qua tranh của ông, người ta bỗng nhận ra vẻ đẹp u uất nhẫn nại của các ngôi nhà cũ kỹ, của các ngõ hẹp rêu phong. Người ta gọi những dãy phố cổ này là Phố Phái và gọi người họa sĩ trầm mặc là ông Phái Phố.

Đến ngày nay khi tất cả mọi người có văn hóa đều thấy yêu quý vẻ đẹp hoài cảm của những dãy phố cổ Hà Nội thì cũng là lúc hầu như chẳng còn ngôi nhà cổ nào nữa. Tất cả đã biến mất, đã bị phá đi để xây lại, để cơi nới do nhu cầu bức xúc của những người sống ở đó. Các dãy phố này bây giờ vẫn được gọi là phố cổ nhưng những ngôi nhà cổ với mái ngói cổ thì hầu như không còn nữa. Còn những bức tranh phố quý giá của ông Phái thì cũng đã âm thầm ra đi và nằm chết trong các bộ sưu tập ở nước ngoài. Đa số các bức tranh Phái Phố ở các gallery hiện nay đều là các tranh chép lại hoặc là tranh giả, mạo nhận tên ông Phái.

Mái ngói cổ Hội An không được nổi danh, không được đi vào nghệ thuật như mái ngói cổ Hà Nội nhưng mái cổ Hội An thì vẫn còn trong khi mái cổ ở Hà Nội đã trở thành dĩ vãng. Ngói cổ Hội An là loại ngói âm dương còn ngói cổ Hà Nội là loại ngói lá đề, ngói mũi hài. Mái ngói cổ Hội An thì được nâng đỡ bằng bộ khung xà cột gỗ còn mái cổ Hà Nội thì đè vào hai hàng tường gạch chạy dọc thân nhà. Tất cả các sự khác nhau là như vậy và liệu rằng người ta có rút ra được kinh nghiệm gì không về sự mất còn của các di sản văn hóa.

* Đôi mắt cửa – Linh Hồn của mỗi căn nhà Cổ
Ở bên trên mỗi chiếc cửa ra vào ở ngay mặt đường của mỗi căn nhà cổ thường có hai khoanh gỗ tròn trông như hai con mắt của ngôi nhà đang nhìn ra đường, gọi là mắt cửa. Các mắt cửa có đường kính khoảng hơn 20cm, bề dày khoảng 10cm được chạm khắc, thường là hình tròn lưỡng cực âm dương và các vạch bát quái xung quanh là các họa tiết mềm như 8 cánh hoa cúc. Có chiếc có hình 5 con dơi tượng trưng cho “Ngũ Phúc”, có mắt cửa chỉ gồm có một chữ “thọ”, cá biệt có chiếc hình vuông hoặc bát giác.

Ở miếu Quan Công, mắt cửa có hình mặt hổ gọi là “Hổ Phù”. Trong hội quán Phúc Kiến, mắt cửa hậu cung lại có hình đôi rồng chầu mặt trời và đôi giao long chầu mặt trăng.

Người Hội An quan niệm con người, con vật đều có mắt để nhìn đời và nhìn vào lòng mình thì các đồ vật gắn với vận mạng con người cũng phải có mắt. Các chiếc thuyền ghe ở Hội An cũng được vẽ vào hai bên mũi thuyền hai con mắt rất to và rõ, để nhìn thấy mọi tai ương trên biển khơi. Cái nhà, nơi mà con người sống cả đời trong đó cũng phải có đôi mắt để bảo vệ mình và cũng để mở cửa tâm hồn mình với xã hội.

Trong các đình chùa ở miền Bắc, người ta cũng dùng các đinh gỗ lớn làm lỗ quay cho trục cánh cửa đầu kia nhô ra phía trước mặt và được gọt mỏng hoặc có hình nửa khối cầu gọi là trái găng, hay mắt rồng.

Người ta đếm được tới 14 loại mắt cửa khác nhau ở Hội An. Trước kia, vào các ngày lễ tết, gia chủ buộc lên mỗi mắt cửa một dải lụa điều nhưng từ vài năm lại đây, du khách đến nhiều cho nên người ta không hạ xuống nữa mà treo dải lụa đỏ suốt năm.

Nếu đi lướt qua, có người không nhận ra đôi mắt cửa trên thanh xà gỗ lớn bắc ngang bên trên cửa ra vào, nhưng nếu nhìn thấy thì ai cũng công nhận rằng đó đúng là “đôi mắt” của ngôi nhà. Vào Nam ra Bắc thật là thần xuất quỉ nhập, không ai có thể dò biết được, ông bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Vũ Văn Nhậm như giết con lợn, không một người nào dám trông thẳng vào mặt. Nghe lệnh của ông ai cũng mất cả hồn vía, sợ hơn sấm sét”.

Đương thời hầu hết các danh sĩ đại thần (kể cả kẻ thù) đều ngưỡng mộ xem ông là “Bậc anh hùng” bốn lần đánh Gia Định, lúc ra trận đều đi trước, sĩ tốt hiệu lệnh nghiêm minh, thuộc hạ ai nấy đều dốc lòng vâng mệnh.

Thật vậy, ông “một người rất thông minh, hay dùng trí thuật lao lung người khác, trong lúc bàn luận, khi xuống lại năng lên, người ta không biết đằng nào mà dò”.



Nhà cổ Quân Thắng
(Số 77. Trần Phú - thị xã Hội An)

Là một trong những nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất Hội An hiện nay. Ngôi nhà có niên đại hơn 150 năm, mang phong cách kiến trúc vùng Hoa Hạ Trung Hoa. Qua năm tháng, ngôi nhà vẫn được bảo tồn khá nguyên trạng về kiểu dáng kiến trúc và cách bài trí nội thất, giúp ta hình dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân, những người thuộc tầng lớp thương gia ở thương cảng Hội An trước đây. Được biết, toàn bộ phần kiến trúc và điêu khắc gỗ rất sinh động, tinh tế của ngôi nhà này đều do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện.

Đây là một điểm tham quan chính trong hành trình khám phá di sản văn hoá thế giới Hội An của du khách.

Nhà cổ Tấn Ký
(Số 10. Nguyễn Thái Học - thị xã Hội An)

Được xây dựng cách đây gần 200 năm, nhà Tấn Ký có kiểu kiến trúc hình ống - đặc trưng của loại nhà phố Hội An, với nội thất chia làm nhiều gian, mỗi gian có chức năng riêng. Mặt tiền nhà là nơi để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sau thông với bến sông để làm nơi xuất, nhập hàng hoá. Vật liệu trang trí nội thất ngôi nhà chủ yếu là các loại gỗ quý và được trạm trỗ, điêu khắc rất tinh xảo các hình về giao long, hoa quả, bát bửu, dải lụa ... thể hiện sự sung túc của các thế hệ chủ nhân.

Ngày 17 tháng 2 năm 1990, nhà Tấn Ký đã được cấp bằng di tích lịch sử - văn hoá quốc gia.

Chùa Ông
(Số 24. Trần Phú - thị xã Hội An)

Chùa Ông được xây dựng năm 1653, đã qua 6 lần trùng tu vào các năm: 1753, 1783, 1827, 1864, 1904, 1906. Chùa Ông có kiến trúc uy nghi, hoành tráng, tại đây thờ tượng Quan Vân Trường (một biểu tượng về trung - tín - tiết - nghĩa) nên còn có tên gọi là Quan công Miếu. Chùa Ông đã từng là trung tâm tín ngưỡng của Quảng Nam xưa, đồng thời cũng là nơi các thương nhân thường lưu đến để cam kết trong việc vay nợ, buôn bán, làm ăn và xin xăm cầu may.



Quan âm Phật tự Minh Hương
(Số 7. Nguyễn Huệ - thị xã Hội An)

Đây là ngôi chùa thờ Phật duy nhất còn lại giữa khu phố cổ, có kiến trúc và cảnh quan xinh đẹp đồng thời còn lưu giữ gần như nguyên vẹn các tác phẩm điêu khắc gỗ đặc sản do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện. Chùa thờ Phật Quan Thế Âm Bồ Tát và một số chư vị Phật, Bồ Tát khác, vì vậy trong những ngày lễ, ngày rằm thường có rất nhiều người đến khẩn cầu.



Nhà thờ tộc Trần
(Số 21. Lê Lợi - thị xã Hội An)

Do một vị quan họ Trần (một dòng họ lớn từ Trung Hoa di cư đến Hội An vào những năm 1700) xây dựng năm 1802 theo những nguyên tắc phong thuỷ truyền thống của người Trung Hoa và người Việt. Tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 1500 m2, có nhiều hạng mục: nhà thờ tự ông bà và trưng bày các di vật liên quan đến dòng họ, nhà ở ... Đây là nơi tụ họp con cháu vào dịp lễ bái, tri ân tổ tiên và giải quyết những vấn đề trong dòng tộc.

Nhà thờ tộc Trần là một trong những điểm tham quan được nhiều du khách quan tâm.

Bảo Tàng Văn Hóa Lịch Sử Hội An

Thuộc làng Minh Hương, trưng bày những hiện vật mà các nhà khảo cổ Việt Nam và nước ngoài tìm được dưới lòng đất, ở bãi biển, sông tại thị xã Hội An. Tại đây, người ta trưng bày các hiện vật theo chủ đề ba thời kỳ văn hóa: văn hóa Sa Huỳnh-thế kỷ thứ II sau công nguyên trở về trước, văn hóa Chămpa-từ thế kỷ II đến thế kỷ XV; văn hóa Đại Việt từ sau thế kỷ XV.

Đại đa số dân sống ở Hội An lúc bấy giờ là người Trung Hoa và người Nhật Bản nên Hội An hiện tại còn hai khu phố cổ: khu phố Trung Hoa và khu phố Nhật Bản. Người Trung Hoa đến Việt Nam từ 5 tỉnh: Phúc Kiến, Quảng Châu, Hải Nam, Triều Châu và Gia Ấn. Bang Gia Ấn hiện nay chỉ còn 4 hoặc 5 người mà thôi. Mỗi bang người ta xây dựng một hội quán, là nơi họp mặt đồng hương. Chùa Bà –Hội quán của người Phúc Kiến-đẹp hơn cả. Lúc đó người Trung Hoa có khoảng 6000 người, bây giờ chỉ còn khoảng 2000 người và đa số là lai với người Việt Nam.

Vào lúc đó người Nhật có khoảng 1000 người, nhưng vào những năm 1640, người Nhật phải rút hết về nước theo lệnh của Nhật Hoàng. Sau thời gian đó ở Hội An chỉ còn 4, 5 gia đình. Đến bây giờ không ai biết họ đã đi đâu. Năm 1640, một thương gia Nhật có thế lực đã cưới công chúa của chúa Nguyễn là Ngọc Hoa.

Về địa lý, sông lớn của Quảng Nam-Đà Nẵng là sông Thu Bồn. Sông Thu Bồn xưa kia có tên là sông Hoài. Cửa sông là cửa Đại Chiêm. Vì vậy người ta gọi bãi biển Hội An là bãi biển Cửa Đại-cách Hội An khoảng 4,5km. Người ta gọi là sông Nhớ, bến Chờ. Dòng sông chảy qua nhiều thế kỷ XVII, tàu bè không thể vào Hội An được. Một cảng mới được mở ra cửa sông Hàn - Đà Nẵng.

Các hiện vật:

• Hiện vật bằng gỗ để móc vào sau thuyền được đặt ở thềm nhà.

• Mộ chum mà người ta phát hiện đầu tiên ở Sa Huỳnh, Quảng Ngãi. Năm 1990, các nhà khảo cổ Việt Nam và nước ngoài đã tìm được ở xã Cẩm Hà, Thanh Hà những mộ chum này cách Hội An 3km. Trong các chum người ta tìm thấy một ít tro và hai đồng tiền rất xưa của Trung Quốc. Đó là đồng tiền Vương Mãn và Hữu Thủ, được lưu hành ở Trung Quốc trước thế kỷ II sau công nguyên.

• Tượng nữ vũ công Chàm bằng đá là những hiện vật thuộc nền văn hóa Chămpa được tìm thấy ven biển, và những viên gạch mà người Chăm dùng để xây tháp từ thế kỷ thứ IV – VIII tại Quảng Nam – Đà Nẵng.

• Bản đồ thị xã Hội An. Thị xã Hội An có diện tích 60km2, dân số 75000 người. Gồm 3 phường nội thị: Cẩm Phô, Minh An, Sơn Phong: có 6 xã vùng ven và một xã ngoài khơi. Xã ngoài khơi là xã Tân Hiệp, chính là cù lao Chàm-chứng tỏ đây là mảnh đất Chăm khi xưa. Ở cù lao Chàm có độ 2500 dân, đời sống khó khăn nhưng có một nguồn lợi là yến sào. Mỗi sáng có một chiếc tàu chở hành khách và lương thực ra tiếp tế cho cù lao Chàm. Tàu trở về lúc 2 - 3 giờ chiều.

• Hình ảnh sông Thu Bồn, qua nhiều thế kỷ phù sa đã lắp dần cảng Hội An. Vì vậy từ đây đến Cửa Đại chừng 4-5km mà vào cuối thế kỷ XVII thuyền bè đã không thể vào được. Người ta phải lập cảng sông Hàn. Năm 1906, người Pháp đã làm đường xe lửa từ Hội An đến Đà Nẵng dọc theo bờ biển nhưng thất bại vì dọc theo biển là đất cát nên đường ray không chống nổi mưa gió. Vào thời Minh Mạng năm thứ hai có đào một con sông nối sông Thu Bồn với Đà Nẵng gọi là sông Cổ Cò chảy ngang qua quốc lộ 1, huyện Điện Bàn.

• Tượng thần của Champa bằng đá có tên là Qui-bê-ra được tìm thấy ở ven biển. Đầu thế kỷ XVII người Nhật về nước sau khi đã sinh sống ở Hội An một thời gian. Họ đã để lại một số bia mộ. Hiện nay còn hai mộ của hai thương buôn Nhật chôn giữa cánh đồng cách đây độ 3km.

• Trong bảo tàng có một bức tượng trước đây được thờ ở Chùa Cầu. Thời kỳ chiến tranh, không ai bảo quản nên tượng đã bị hư ở cánh tay. Hiện nay người ta phục chế một tượng mới để thờ. Theo truyền thuyết Nhật Bản, họ đang ở trên lưng một con quái vật khổng lồ, đuôi ở Nhật Bản, đầu ở Ấn Độ, mình chạy ngang qua Hội An. Mỗi khi con quái vật này cử động thì ở Nhật có động đất, Việt Nam có lụt lội và Ấn Độ có hạn hán xảy ra. Vì thế người Nhật thờ một vị thần của người Hoa là vua Bắc Trấn Vũ Đế-vị thần trị thủy.

• Những quả cân xưa mà người ta tìm thấy ở nhà buôn số 103 đường Trần Phú. Đây là đơn vị đo lường thể tích các thứ hạt làm bằng gỗ. Miền Bắc gọi là đấu, miền Trung gọi là ang.

• Bồn hương bằng gang, người ta đặt trước sân chùa để đốt những chân nhang hay giấu vàng bạc mỗi khi cúng lễ. Chùa này đã bị phá đi để xây dựng trường học mang tên Bồ Đề. Chúng ta hiện chỉ có thể thấy ảnh của ngôi chùa.

• Những mẫu trang trí trên đá của người dân Hội An vào thế kỷ XVI-XVII.

• Cảnh thương cảng Hội An vào cuối thế kỷ XVII phỏng theo một tấm ảnh của một người khách du lịch Anh. Ta thấy có những chòi canh và những thuyền buồm. Chúng ta sẽ thấy thuyền này trong hội quán Phúc Kiến.

• Chiếc thuyền buồm miền Trung vào cuối thế kỷ XVI. Hình dáng giống một chiếc ghe bầu. Đây là chiếc neo của thuyền làm bằng gỗ lim được tìm thấy ở cửa Đại Chiêm. Hầu hết các đình chùa ở Hội An đều được làm bằng lim, là loại gỗ rất cứng, nặng mà mối mọt không thể ăn được. Có lẽ chính nhờ vậy mà Hội An có thể tồn tại gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay.

• Hai vật bằng gỗ này là hai mắt của nhà người dân Phố Hiến. Nó được xem như linh hồn của nhà để xua đuổi tà ma hoặc để cầu mong sự thịnh vượng.

• Những viên ngói âm dương xưa của làng gốm Thanh Hà. “Thanh” vì tổ tiên của làng từ Thanh Hóa vào. Khoảng năm 1400 cha con Hồ Quý Ly di dân vào Nam. Đình làng Thanh Hóa hiện vẫn còn được công nhận là di tích quốc gia. Cách Hội An khoảng 3km.

Vào thế kỷ XVI, người Bồ Đào Nha đến Hội An và xin chúa Nguyễn lập thương điểm. Theo sử sách còn truyền lại, người Bồ Đào Nha đã giúp chúa Nguyễn đúc súng ở thành Phú Xuân - Huế.



Bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch (Số 80. Trần Phú - thị xã Hội An)

Được xây dựng vào năm 1995, bảo tàng lưu giữ trên 430 hiện vật gốm sứ có niên đại từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XVIII. Hầu hết các hiện vật là gốm sứ mậu dịch có nguồn gốc từ Trung Cận Đông, Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam ... minh chứng cho vai trò quan trọng của thương cảng Hội An trong mạng lưới mậu dịch gốm sứ trên biển vào các thế kỷ trước, đồng thời cũng cho thấy quan hệ giao lưu văn hoá- kinh tế quốc tế đã từng diễn ra rất mạnh mẽ ở Hội An.



Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh
(Số 149. Trần Phú - thị xã Hội An)

Bảo tàng là nơi cung cấp những thông tin phong phú về cư dân cổ thuộc hệ văn hoá Sa Huỳnh - chủ nhân cảng thị Hội An sơ khai từng có quan hệ giao lưu Trung Hoa, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á. Tại đây trưng bày 216 hiện vật văn hoá Sa Huỳnh có niên đại trên dưới 2000 năm được phát hiện qua các đợt khảo sát, khai quật khảo cổ học tại các địa đ


iểm: Hậu Xá, Thanh Chiêm, An Bàng, Xuân Lâm ... từ năm 1989 đến năm 1994.

Các hiện vật tại bảo tàng được đánh giá là bộ sưu tập độc đáo nhất của Việt Nam hiện nay về văn hoá Sa Huỳnh.



Khu làng nghề truyền thống Hội An

Đây là nơi tập trung hầu hết các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống đã có trên địa bàn thị xã Hội An và một số khác thuộc tỉnh Quảng Nam, tọa lạc tại số 9 đường Nguyễn Thái Học. Ở Hội An những người làm nghề thủ công coi nghề của mình như là một “tôn giáo” thiêng liêng, là cái nghiệp “cha truyền con nối” từ đời này sang đời khác. Dân gian xứ Quảng đã từng nhắc đi nhắc lại tiếng tăm của những làng nghề truyền thống lâu đời làm vunh hạnh mọi người “làng Yến Thanh Châu, làng Câu Phước Trạch, làng hến Cẩm Nam ……”.

Làng nghề truyền thống Hội An quy tụ những tinh hoa làng nghề xứ Quảng được hình thành cũng do tinh thần và quan điểm sống ấy của người Quảng Nam nói chung và người Hội An nói riêng. Làng khai trương hoạt động vào dịp lễ hội đêm rằm phố cổ và kỷ niệm lần 56 năm quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam. Đây là công trình hợp tác giữa công ty Cổ Phần Lao Động và trung tâm văn hóa thể thao Hội An. Hiện nay làng nghề thu hút được các nghề truyền thống tiêu biểu bao gồm 14 làng nghề Mộc Kim Bồng, gốm Thanh Hà, lồng đèn đan lát mây tre, dệt chiếu dệt vải, may mặc thêu đan ……

Từ một đoạn tre ngắn người thợ khắc gỗ Hội An có thể biến thành một tác phẩm với chữ nhẫn thanh thoát rất có ý nghĩa. Hay từ một gốc tre mà người ta vứt bỏ đi hoặc đem chụm lửa, người thợ khắc gỗ Hội An cũng có thể tạo thành một tác phẩm độc đáo. Đầu tóc nâu dài rụm của một lão nhân phúc hậu, vui cười, khiến thích thú cho mọi người.

Hàng ngày nơi đây thu hút từ khá nhiều du khách trong và ngoài nước tới tham quan mua sắm thưởng ngoạn và quan sát tài năng của những người thợ khéo tay lúc nào cũng cần mẫn trong công việc chế tác, sản suất.

Làng tọa lạc gần chợ, thị xã, thu gọn trong khuôn viên của ngôi nhà cổ Phi Yến, được trang trí thoáng đãng đẹp dịu dàng và mang dáng dấp một làng quê Việt Nam. Góp phần khôi phục và phát triển các giá trị của di sản Hội An.



Sông Thu Bồn
Bắt nguồn từ đỉnh Ngọc Linh chảy ra biển Đông tại khu vực cửa biển Cù Lao Chàm tổng độ dài khoảng 300km. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) sông Thu Bồn là ranh giới: hữu ngạn trở lên phía Tây là vùng tự do; tả ngạn về phía Đông là vùng tạm chiếm. Biết bao cuộc kháng chiến ác liệt chống thực dân Pháp và bọn xâm lược Mỹ đã diễn ra hai bên bờ và ngay cả trên dòng sông này.

Bò Tái Cầu Mống
Món thịt bò tái Cầu Mống là món ăn đặc sản ngon và khá quen thuộc với hầu hết các khách sành ăn mỗi khi có dịp về Quảng Nam. Cầu Mống là một địa danh ở bên quốc lộ 1A, cách Đà Nẵng 15km thuộc địa phận xã Điện Phương, huyện Điện Bàn. Nơi đây có hàng chục quán phục vụ món bò tái được pha thái khéo léo (từng miếng thái có cả phần thịt lẫn da) ăn với mắm nêm pha tương, ớt, tỏi, đường, chanh và các loại rau kèm theo như chuối chát, khế chua, rau thơm bánh tráng mè nướng giòn.

Thịt bò ở đây từ những con bò nuôi trên vùng đất Gò Nổi, vì bò ăn cỏ ở trên đó cho thịt có vị ngọt và thơm. Trước khi thui bò, người ta nhét vào bụng nó một số lá thơm: ổi, chanh…. Thui cả con trong thời gian nhất định sao cho thịt có màu hồng đào, hương thơm từ lá cây thấm vào từng thớ thịt cho một mùi thơm đặc trưng. Bò tái Cầu Mống ngày càng xuất hiện ở nhiều nơi trên đất Quảng Nam – Đà Nẵng, thậm chí ngay tại Tp.HCM cũng có biểu hiện “Bò tái Cầu Mống”. Nhưng vị thịt bò Cầu Mống vẫn giữ được nét riêng khó mà lẫn được. Cao Lầu

Hội An có một món ăn nổi tiếng là món Cao Lầu. Món này đúng là sản phẩm riêng của Hội An cho nên khi nói đến món ăn này là người ta phải ghép cả nơi xuất xứ của nó vào và gọi là Cao Lầu Hội An.

Ở bất cứ nhà hàng ăn uống nào, ở thực đơn của bất kỳ khách sạn nào ở Hội An ta cũng thấy có món cao lầu nằm ở một vị trí trang trọng. Còn đi trong phố cổ thì tìm một cái biển hiệu có chữ “Cao Lầu phố Hội” là dễ nhất.


Chỉ quanh có một món ăn không mấy cầu kỳ này mà đã có rất nhiều câu chuyện. Trước hết là cái tên Cao Lầu. Lầu hay lâu có nghĩa là nhà gác đẹp đẽ như trong các từ “lâu đài”, “lầu son”…. Ngày xưa những người sang trọng giàu có trong các dịp đặc biệt thì đến ăn trên lầu gác của các nhà hàng quý phái. Đi ăn đồ ngon, đồ đặc sản người ta gọi là đi ăn cao lâu theo kiểu gọi của người Trung Quốc, những người nổi tiếng là cầu kỳ trong việc ăn uống. Thế thì Cao lầu Hội An có gì đặc biệt đến nỗi họ coi món này là cao lương mỹ vị? Có người đưa ra lời giải thích rằng: đúng đây là món ăn quý ở Hội An vì thành phần protite trong cao lầu là thịt lợn, một món ăn đắt và hiếm. Sống ở một vùng đất ven biển, bao quanh bởi các nhánh sông cho nên thức ăn đạm động vật của người Hội An xưa kia chủ yếu là tôm cá, hải sản. Khi đó lợn ở đây hiếm, khó nuôi, nhỏ con nên vì thế thịt rất chắc và ngon. Hơn nữa, món này lại là món ăn của người Nhật, những thương gia giàu có và kỹ tính với một đời sống vật chất cao hơn hẳn những người Việt ở địa phương.

Cao Lầu chắn hẳn là món ăn Nhật bởi lẽ đến nay cả người Việt và người Hoa đều công nhận đây không phải là món của mình. Vào năm 1990, có một cuộc hội thảo quốc tế ở Hội An. Các đại biểu Nhật đến đây, khi ăn món cao lầu đầu khẳng định rằng đây là món Nhật, là món mì ở vùng Icé (Ice don). Thì ra món cao lầu này đã được nhập cảng từ Nhật vào Hội An từ hơn ba trăm năm mà vẫn còn đến tận ngày nay. Trong khi đó thì ngay cả khu phố Nhật một thời vang bóng với bao nhiêu lầu son gác tía nguy nga thì cũng đã tan thành khói bụi từ lâu rồi.

Đúng là
Trăm năm bia đá cũng mòn
Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ

Trong hoàn cảnh này thì “bia miệng” là cái “miệng ăn uống” chứ không phải là cái “miệng nói năng”, nhưng dẫu sao vẫn chính là cái miệng của người ta đã lưu giữ được món cao lầu ở Hội An hơn ba thế kỷ nay.

Sau khi đã nhất trí về nguồn gốc Phù Tang của cao lầu, các đại biểu Nhật lại cũng đi đến một sự nhất trí nữa là: Cao Lầu Hội An ngon hơn nhiều so với món mì Icé ở Nhật. Xem xét kỷ thì người ta phát hiện ra rằng mì Cao Lầu ở Hội An vẫn còn được nhào, ủ, cán, sấy bằng tay theo lối thủ công ngay tại bếp còn mì ở Nhật bây giờ được sản xuất hàng loạt trong nhà máy. Thịt lợn ở Nhật là thịt ướp lạnh chứ không có thịt tươi. Đấy là chưa kể đến gia vị, rau cỏ và tài nghệ của người đầu bếp.

Chẳng cần ăn thử ta cũng có thể hình dung ra sự khác nhau giữa mì Icé Nhật và Cao Lầu Hội An. Nó cũng giống như sự khác nhau giữa cà phê bột tự nhiên được pha bằng phin với cà phê công nghiệp tan nhanh đóng trong gói giấy bạc vậy.

Hàng trăm năm, sau khi người Nhật ra đi, người Hội An vẫn tiếp tục làm và tiếp tục ăn món này, nhưng rồi người ta quên mất đó là mì Nhật mà gọi luôn là cao lâu, không những thế họ còn cho là đặc sản địa phương và gọi là Cao Lầu Hội An. Ai đến Hội An cũng mê món cao lầu. Rồi người Hội An ở Sài Gòn, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, rồi vào khoảng 1960, 1970 cái tên Cao Lầu Hội An đã thấy có ở mãi các nước Pháp, Anh, Úc xa xôi. Trong khi đó thì đến tận cuối những năm 1980 thì ngành công nghiệp du lịch hùng mạnh của thế giới mới nhớ đến phố cổ Hội An.

Đúng là cao lầu Hội An đã được thế giới biết đến trước cả phố cổ Hội An.


Công bằng mà nói thì chẳng phải riêng món mì Icé Nhật Bản, mà ngay cả cao lầu Hội An hôm nay đã không còn được như xưa nữa rồi. Ở Hội An hôm nay người ta vẫn còn tiếc rẻ nhắc tới cao lầu ông Canh, cao lầu Năm Cơ hay mới gần đây thôi, muốn ăn cao lầu đúng vị người ta phải chờ tới sau 2 giờ chiều. Khi ấy bà cụ Bé mới thủng thỉnh gánh hàng ra chợ. Cụ chỉ bán đến 5 giờ, cái ngữ giờ chưa ai đói nhưng người ta vẫn cứ ăn vì nghiện cái vị cao lầu chính cống của bà. Mấy năm nay bà đã cao tuổi và đã nghỉ bán hàng nhưng ở phố cổ từ khoảng trưa đến chiều vẫn có vài gánh cao lầu đi dạo bán.

Sợi mì cao lầu được chế biến rất công phu. Mì phải được hấp nhiều lần rồi phơi khô. Trước khi ăn lại hấp lại. Sợi cao lầu không được mềm mà phải giòn, khi nhai có cảm giác sần sật. Theo bà Bé thì muốn làm mì cao lau thật ngon, dứt khoát phải ngâm gạo trong nước tro mà phải là loại tro đốt từ củi ở Cù Lao Chàm, còn nước xay gạo bắt buộc phải lấy nước ở giếng Bá Lễ, một cái giếng Chàm nằm trong ngõ 35 đường Phan Chu Trinh. Thịt heo làm xíu cao lầu phải là giống heo cỏ, nhỏ người, lông đen, thả rông ngoài bãi. Thực ra muốn mô tả rõ ràng cái sự khác nhau tinh tế trong một món ăn quả là khó, nhất là đối với khách, những người mới ăn món cao lầu lần đầu tiên. Để giải thích trong trường hợp này, có một câu nói cửa miệng bằng tiếng Anh rất nổi tiếng ở Hội An mà đã được viết rất to trên tường của quán Treat’s Cafe: “Sam sam bụt different!” tức là “Na ná giống nhau nhưng mà khác nhau”.

Quả là như thế, ở Hội An có mấy chục quán có món cao lầu, ở quán nào thì nó cũng vẫn là cao lầu nhưng thực sự thì cao lầu ở mỗi quán lại khác nhau. Nghe đâu Lonely Planet – nhà xuất bản sách du lịch nổi tiếng – cũng đã đưa câu này vào sách của mình. Trong một số Restaurant người ta còn cải biên món cao lầu bằng cách cho sốt chua ngọt hoặc chao dầu như kiểu Spagetti, ăn cũng rất ngon. Vấn đề là khi gọi món bạn phải biết rõ mình định ăn cao lầu Hội An chính cống hay cao lầu kiểu mới.

Bên dưới cái tên Cao lầu bao giờ cũng là món Hoành Thánh. Hoành Thánh là một cái tên rất lạ vì nhiều người đến Hội An đều muốn an thử xem sao. Tuy vậy khi vào quán gọi hoành thánh, thể nào người phục vụ cũng hỏi luôn: Hoành Thánh loại gì? Nếu bạn vẫn chưa hiểu thì họ sẽ giảng giải cho bạn rằng có tới ba loại hoành thánh: Nước, chiên và mì. Nhưng cả ba món đều gọi là hoành thánh vì đều có thành phần chính là nhân tôm giã được túm bằng một mảnh vỏ bánh là bằng bột mì.

Người Hội An vốn tính chiều khách, món ăn phải ngon đã đành nhưng lại còn phải hợp khẩu vị. Mỗi người mỗi tính, khách nào cũng có quyền yêu cầu.
Riêng có việc xào thức ăn bằng chảo nóng với dầu lạc, ở đây người ta cẩn thận phân chia ra làm 5 cấp độ khác nhau có tên gọi hẳn hoi là: Tô, xào, chấy, chiên, um.

Để kho cá thì lại còn nhiều kiểu hơn, ít nhất là 8 kiểu cơ bản: kho tiêu, kho mặn, kho ngọt, kho áp chảo, kho tộ, kho rim, kho Tàu, kho khô. Nếu nhìn vào cung cách nấu nướng quy cũ và cẩn trọng như thế này thì người ta phải xem lại khi vẫn nói rằng người Hội An có tâm tính đơn giản.

Khi ăn món hoành thánh mì, du khách Trung Quốc nhận ra nay đó là một món ăn rất phổ biến ở Quảng Đông. Món này còn có cả ở Hà Nội, Sài Gòn… mà người ta vẫn gọi là mỳ vằn thắn hay mằn thắn. Có người kể rằng đây là món ăn mới có từ thời nhà Thanh, do chính vua Càn Long đặt tên. Hoành Thánh là đọc theo tiếng Quảng Đông của chữ “vân thốn” tức là nuốt mây dựa vào ý câu thơ “bạch vân thốn nguyệt” (mây trắng uống trăng).

Càn Long nổi tiếng giỏi cả văn chương cả võ nghệ lại thích giả dạng thường dân. Trong một lần vi hành, ông vua nhà Thanh này bị lạc đường và tìm vào một quán nhỏ. Rủi thay thức ăn đã hết, chủ quán vét vội chỉ còn ít bột mì, tôm và vài quả trứng. Ông ta liền nhanh tay nhào bột và chế biến ra một món ăn chưa có bao giờ. Nhà vua ăn hết sạch và cảm động mà đặt tên cho món này như vậy.

Thì ra món ngon nào cũng được bao phủ quanh có những huyền thoại. Nhưng không rõ vì sao mà chỉ ở Hội An mới có hoành thánh chiên? Mười, hai mươi năm trước, khi mà Hội An còn vắng vẻ, ẩn dật thì ai cũng biết các tiệm chuyên bán hoành thánh như tiệm Bà Hai Huế gần chùa ông, tiệm Hòa Vinh trước chùa Ngũ Bang. Bây giờ ở Hội An quán nào cũng có hoành thánh và người ta coi đấy là một đặc sản Hội An chính cống.



tải về 247.71 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương