Thánh Kinh và Huấn Luyện Lãnh Đạo Muối Đất Mở Rộng LÃnh đẠo theo phong cách thánh phao-lô Giêrônimô Nguyễn Văn Nội



tải về 1.33 Mb.
trang9/20
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích1.33 Mb.
#8020
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   20


I. CẦU NGUYỆN MỞ ĐẦU

1.1 Gợi ý của người hướng dẫn

Hôm nay chúng ta sẽ học cùng Thánh Phao-lô, về Thánh Thể còn được gọi là Bữa Tối của Chúa Giê-su. Thánh Thể là Mầu Nhiệm và là Cử Hành gần gũi nhất với đời sống Đức Tin của chúng ta. Nhưng Thánh Thể cũng đòi hỏi ở những người tham dự một thái độ, một cách sống xứng hợp. Vì thế mà chúng ta cần tìm hiểu cho kỹ và cố gắng áp dụng Giáo Huấn của Thánh Phao-lô vào cuộc sống. Trước hết chúng ta hãy dâng lời ca tụng Thiên Chúa là Tình Yêu, Tình Yêu Ban Phát, Tình Yêu Hiến Dâng, Tình Yêu Cho Đi, vì chính nhờ Tình Yêu này mà chúng ta có Thánh Thể.



1.2 Cùng hát

CHÚA LÀ TÌNH YÊU

ĐK: Chúa là Tình Yêu, Ngài đã đến cứu thế giới khỏi chốn lưu đầy. Chúa là Tình Yêu, Ngài đã thương ban Con Một cho trần thế. Để đem muôn ơn lành, để loan tin vui mừng, khắp thế giới cho mọi người, Ngài đã chết trong đau thương để ta sống bình an.

PK 1: Còn tình yêu nào cao vời vợi bằng tình Chúa đã thương ta. Dù rằng đất trời mãi đổi thay, nhưng tình Chúa vẫn yêu ta đến muôn muôn đời.

PK 2: Ngài hằng mong chờ luôn mời gọi người người sống yêu thương nhau. Để tình yêu Ngài mãi tràn lan trong tình chúng ta yêu nhau sống vui an bình.


II. CHIA SẺ KHÁM PHÁ / CẢM NGHIỆM / QUYẾT TÂM / THAY ĐỔI LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI VII LÀ GIÁO HUẤN CỦA THÁNH PHAO-LÔ VỀ CÁC ÂN HUỆ CỦA THẦN KHÍ HAY ĐẶC SỦNG

Bạn muốn chia sẻ khám phá, cảm nghiệm, quyết tâm» hay thay đổi gì mới hoặc muốn nêu ý kiến hay thắc mắc gì liên quan tới đề tài VII là giáo huấn của Thánh Phao-lô về các ân huệ của Thần Khí hay đặc sủng, bạn đã học lần trước, xin mời bạn chia sẻ hay phát biểu.


III. ĐẶT VẤN ĐỀ

3.1 Giáo Huấn của Thánh Phao-lô về Thánh Thể quan trọng như thế nào?


3.2 Giáo Huấn của Thánh Phao-lô về Thánh Thể phải được hiểu như thế nào?
3.3 Giáo Huấn của Thánh Phao-lô về Thánh Thể phải được các Ki-tô hữu chúng ta sống như thế nào trong đời sống cộng đoàn?

IV. HỌC HỎI

[Sách Thánh cần đọc: 1 Cr 11,17-22.23-34; Mt 26,26-29; Mc 14,22-25, Lc 22,14-20]
4.1 Giáo Huấn về Thánh Thể: Ngoài Giáo huấn về Hội Thánh là Hội Thánh của Thiên Chúa và Hội Thánh là Thân Thể Chúa Ki-tô Thánh Phao-lô còn có Giáo Huấn về Thánh Thể cũng rất đáng được chúng ta tìm hiểu, nghiên cứu và học hỏi, vì Thánh Thể, còn được gọi là Bữa Tối của Chúa, là việc làm do chính Chúa Giê-su đã thực hiện trong Đêm Thứ Năm Tuần Thánh và đã truyền lệnh cho Hội Thánh «hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy». Vì thế mà Mầu Nhiệm và Cử Hành gắn liền với đời sống đức tin của chúng ta.
4.2 Giáo huấn của Thánh Phao-lô về Thánh Thể phải được hiểu như thế nào?

(1o) Bối cảnh của Giáo Huấn của Thánh Phao-lô về Thánh Thể

là sự xúc phạm đến ý nghĩa và đòi hỏi của việc cử hành Bữa Tối của Chúa trong cộng đoàn Ki-tô hữu Cô-rin-tô: “17 Nhân lúc đưa ra các chỉ thị này, tôi chẳng khen anh em đâu, vì những buổi họp của anh em không đem lại lợi ích gì, mà chỉ gây hại. 18 Thật thế, trước tiên tôi nghe rằng khi họp cộng đoàn, anh em chia rẽ nhau, và tôi tin là điều ấy có phần nào đúng. 19 Những sự chia rẽ giữa anh em, thế nào cũng có, nhưng nhờ vậy mới rõ ai là người đạo đức chắc chắn. 20 Khi anh em họp nhau, thì không phải là để ăn bữa tối của Chúa. 21 Thật vậy, mỗi người lo ăn bữa riêng của mình trước, và như thế, kẻ thì đói, người lại say. 22 Anh em không có nhà để ăn uống sao? Hay anh em khinh dể Hội Thánh của Thiên Chúa và làm nhục những người không có của? Tôi phải nói gì với anh em? Chẳng lẽ tôi khen anh em sao? Về điểm này, tôi chẳng khen đâu!” (1 Cr 11,17-22).


(2o) Nội dung của Giáo Huấn của Thánh Phao-lô về Thánh Thể

(a) Bản văn của Thánh Phao-lô về Thánh Thể (1 Cr 11,23-34)

«23 Thật vậy, điều tôi đã lãnh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em: trong đêm bị nộp, Chúa Giê-su cầm lấy bánh, 24 dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy." 25 Cũng thế, cuối bữa ăn, Người nâng chén và nói: "Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy." 26 Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết. 27 Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa.

«28 Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn Bánh và uống Chén này. 29 Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình. 30 Vì lẽ đó, trong anh em, có nhiều người ốm đau suy nhược, và cũng có lắm người đã chết.31 Giả như chúng ta tự xét mình, thì chúng ta đã không bị xét xử. 32 Nhưng khi Chúa xét xử là Người sửa dạy chúng ta, để chúng ta khỏi bị kết án cùng với thế gian.

«33 Cho nên, thưa anh em, khi họp nhau để dùng bữa, anh em hãy đợi nhau. 34 Ai đói, thì ăn ở nhà, kẻo anh em đến họp mà hoá ra để bị kết án. Về các vấn đề khác, tôi sẽ liệu khi nào đến thăm anh em.»


(b) Các bản văn của Tin Mừng Nhất Lãm về Thánh Thể

1o) Bản văn của Thánh Mát-thêu (26,26-29)

«26 Cũng trong bữa ăn, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho môn đệ và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy." 27 Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: "Tất cả anh em hãy uống chén này, 28 vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội. 29 Thầy bảo cho anh em biết: từ nay, Thầy không còn uống thứ sản phẩm này của cây nho, cho đến ngày Thầy cùng anh em uống thứ rượu mới trong Nước của Cha Thầy.»


2o) Bản văn của Thánh Mác-cô (14,22-25)

«22 Cũng đang bữa ăn, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Anh em hãy cầm lấy, đây là mình Thầy." 23 Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. 24 Người bảo các ông: "Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người. 25 Thầy bảo thật anh em: chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày Thầy uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa.»



3o) Bản văn của Thánh Lu-ca (22,14-20)

«14 Khi giờ đã đến, Đức Giê-su vào bàn, và các Tông Đồ cùng vào với Người. 15 Người nói với các ông: "Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình. 16 Bởi vì, Thầy nói cho anh em hay, Thầy sẽ không bao giờ ăn lễ Vượt Qua này nữa, cho đến khi lễ này được nên trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa."

«17 Rồi Người nhận lấy chén, dâng lời tạ ơn và nói: "Anh em hãy cầm lấy mà chia nhau. 18 Bởi vì, Thầy bảo cho anh em biết, từ nay, Thầy không còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến khi Triều Đại Thiên Chúa đến."

«19 Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy." 20 Và tới tuần rượu cuối bữa ăn, Người cũng làm như vậy và nói: "Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em.»


(c) So sánh các bản văn Kinh Thánh về Thánh Thể


1 Cr 11,17-34

Mt 26,

26-29

Mc 14,

22-25


Lc 22,14-20

17 Nhân lúc đưa ra các chỉ thị này, tôi chẳng khen anh em đâu, vì những buổi họp của anh em không đem lại lợi ích gì, mà chỉ gây hại. 18 Thật thế, trước tiên tôi nghe rằng khi họp cộng đoàn, anh em chia rẽ nhau, và tôi tin là điều ấy có phần nào đúng. 19 Những sự chia rẽ giữa anh em, thế nào cũng có, nhưng nhờ vậy mới rõ ai là người đạo đức chắc chắn. 20 Khi anh em họp nhau, thì không phải là để ăn bữa tối của Chúa. 21 Thật vậy, mỗi người lo ăn bữa riêng của mình trước, và như thế, kẻ thì đói, người lại say. 22 Anh em không có nhà để ăn uống sao? Hay anh em khinh dể Hội Thánh của Thiên Chúa và làm nhục những người không có của? Tôi phải nói gì với anh em? Chẳng lẽ tôi khen anh em sao? Về điểm này, tôi chẳng khen đâu!

23 Thật vậy, điều tôi đã lãnh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em: trong đêm bị nộp, Chúa Giê-su cầm lấy bánh, 24 dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy." 25 Cũng thế, cuối bữa ăn, Người nâng chén và nói: "Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy." 26 Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết.

27 Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa.

28 Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn Bánh và uống Chén này. 29 Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình. 30 Vì lẽ đó, trong anh em, có nhiều người ốm đau suy nhược, và cũng có lắm người đã chết.31 Giả như chúng ta tự xét mình, thì chúng ta đã không bị xét xử. 32 Nhưng khi Chúa xét xử là Người sửa dạy chúng ta, để chúng ta khỏi bị kết án cùng với thế gian.

33 Cho nên, thưa anh em, khi họp nhau để dùng bữa, anh em hãy đợi nhau. 34 Ai đói, thì ăn ở nhà, kẻo anh em đến họp mà hoá ra để bị kết án. Về các vấn đề khác, tôi sẽ liệu khi nào đến thăm anh em.




26 Cũng trong bữa ăn, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho môn đệ và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy." 27 Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: "Tất cả anh em hãy uống chén này, 28 vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội.
29 Thầy bảo cho anh em biết: từ nay, Thầy không còn uống thứ sản phẩm này của cây nho, cho đến ngày Thầy cùng anh em uống thứ rượu mới trong Nước của Cha Thầy."




22 Cũng đang bữa ăn, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Anh em hãy cầm lấy, đây là mình Thầy." 23 Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. 24 Người bảo các ông: "Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người.
25 Thầy bảo thật anh em: chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày Thầy uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa."



14 Khi giờ đã đến, Đức Giê-su vào bàn, và các Tông Đồ cùng vào với Người. 15 Người nói với các ông: "Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình. 16 Bởi vì, Thầy nói cho anh em hay, Thầy sẽ không bao giờ ăn lễ Vượt Qua này nữa, cho đến khi lễ này được nên trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa."

17 Rồi Người nhận lấy chén, dâng lời tạ ơn và nói: "Anh em hãy cầm lấy mà chia nhau. 18 Bởi vì, Thầy bảo cho anh em biết, từ nay, Thầy không còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến khi Triều Đại Thiên Chúa đến."

19 Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy." 20 Và tới tuần rượu cuối bữa ăn, Người cũng làm như vậy và nói: "Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em.”




(d) Chúng ta thấy một số điểm giống và khác nhau như sau

1o) Trước hết chúng ta nên nhớ rằng đoạn văn của Phao-lô (năm 55) có trước ba đoạn văn của Tin Mừng Nhất Lãm: Mác-cô (năm 64), Mát-thêu (năm 70) và Lu-ca (năm 85-90).


2o) Hành động và lời truyền phép của Chúa Giê-su tức hành động và lời nói làm nên Bí Tích Thánh Thể được nêu lên trong cả 4 đoạn văn của Phao-lô, Mát-thêu, Mác-cô và Lu-ca: "Chúa Giê-su cầm lấy bánh, 24 dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em" và "Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới." Như vậy cốt yếu của Mầu Nhiệm hay Bí Tích Thánh Thể là sự hiến tế thập giá của Chúa Giê-su, Con Thiên Chúa, vì con người, vì chúng ta! Và đồng thới là Lễ Tạ Ơn đối với Thiên Chúa là Cha, Đấng yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một ... (Ga 3,16).
3o) Từ Giao Ước cũng được nêu lên trong cả 4 đoạn văn của Phao-lô, Mát-thêu, Mác-cô và Lu-ca. Đây là Giao Ước Mới, thay thế Giao Ước Cũ giữa Thiên Chúa và dân Ít-ra-en.
4o) Lệnh truyền của Chúa Giê-su về việc làm lại việc Người làm: "Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy" chúng ta chỉ tìm thấy trong hai đoạn văn của Phao-lô (1 Cr 11, 25) và Lu-ca (22,19).
5o) Bữa Tiệc Cánh Chung được Chúa Giê-su nhắc đến trong ba đoạn văn của Mát-thêu (26,29), Mác-cô (14,25) và Lu-ca (22,15.18).
6o) Trong đoạn văn của Lu-ca, chúng ta thấy trước Bữa Ăn Thánh Thể là Bữa Ăn Vượt Qua của Cựu Ước (xem Xh 12,1-28). Trong bản văn Lu-ca trong Bữa Ăn Vượt Qua còn có một chi tiết trong lời nói của Chúa Giê-su: "Anh em hãy cầm lấy mà chia nhau” thay vì "cầm lấy mà ăn, mà uống"!
7o) Trong đoạn văn của Phao-lô, chúng ta thấy phần đầu (1 Cr 11, 17-22) và phần cuối (1 Cr 11, 27-34) là hai văn đoạn không có trong ba bản văn Phúc Âm. Phần đầu có thể được xem là nguyên do hay cơ hội khiến Phao-lô phải nhắc đến sự kiện Chúa Giê-su lập Bí Tích Thánh Thể. Còn phần cuối là những lời cảnh báo của Phao-lô về những vi phạm của một số Ki-tô hữu Cô-rin-tô trong các buổi cử hành Thánh Thể. Cũng trong đoạn văn này chúng ta thấy Phao-lô nói lên ý nghĩa của việc tham dự Thánh Thể: "Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết." (1 Cr 11, 26).
8o) Ngoài ra, phần đầu đoạn văn của Phao-lô (1 Cr 11, 17-22) còn cho chúng ta thấy một sinh hoạt rất đặc biệt của người thời xưa: Đó là "tập tục nhiều người tụ tập lại để ăn bữa chung với nhau và có một loại tiệc đặc biệt là eranos, mỗi người đem theo phần ăn riêng của mình, tất cả góp lại để làm một bữa ăn chung. Hội Thánh sơ khai cũng có thói quen đó. Các Ki-tô hữu có một bữa ăn gọi là a-ga-pê, bữa tiệc yêu thương. Khi đến dự, mỗi người đem thức ăn tới để chung mọi thứ lại rồi cùng ngồi ăn chung với nhau. Đây là một tập tục tốt... một phuơng thức nhằm kiến tạo và nuôi dưỡng sự hiệp thông thật sự giữa các Ki-tô hữu. Nhưng giáo đoàn có kẻ giầu, người nghèo, có người đem đến nhiều thức ăn, nhưng cũng có nhiều nô lệ vốn chẳng có gì để góp phần cả. Quả thật, với một người nô lệ nghèo khổ thì bữa tiệc yêu thương chính là bữa ăn đầy đủ nhất trong tuần. Nhưng tại Cô-rin-tô, nghệ thuật chia sẻ cho nhau đã bị đánh mất, người giầu đã không chia thức ăn của mình, nhưng tụ tập thành một nhóm riêng, ăn uống hối hả như sợ phải chia phần cho kẻ khác, trong khi số người nghèo thì hầu như chẳng có gì mà ăn cả. Hậu quả trong bữa mà lẽ ra việc phân chia giai cấp xã hội bị xóa sổ, lại càng mài nhọn, gây nên tình trạng trầm trọng thêm. Đáng lẽ phải là cơ hội thông hiệp, lại thoái hóa để trở thành những điều gây phân chia giai cấp. Cho nên Phao-lô đã không ngần ngại quở trách không tiếc lời."

(William Barclay, Thư gửi tín hữu Cô-rin-tô, NXB Tôn giáo, 2008, trang 87-88).
Để dễ nhận ra những điểm tương đồng và dị biệt trong 4 bản văn Kinh Thánh nói trên, chúng ta hãy nhìn vào biểu đồ sau đây:


Nội dung

1 Cr 11,17-34

Mt

26,26-29

Mc

14,22-25


Lc

22,14-20

1. Bữa Ăn Vượt Qua

O

O

O

X

2. Bữa Ăn Yêu Thương (Agapê)

X

O

O

O

3. Hành động và lời làm nên Thánh Thể

X

X

X

X

4. ”Giao Ước”

X

X

X

X

5. Lệnh truyền lập lại

X

O

O

X

6. Bữa Tiệc Cánh Chung

O

X

X

X

7. Ý nghĩa của việc ăn bánh uống chén

X

O

O

O

8. Tội phạm đên Thánh Thể

X

O

O

O


(e) Tội phạm đến Thánh Thể theo giáo huấn của Thánh Phao-lô

Thánh Phao-lô cảnh báo:

"Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa. Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn Bánh và uống Chén này." (1 Cr 11,27-28).

Chính Thánh Phao-lô giải thích ăn Bánh và uống Chén của Chúa cách bất xứng là không phân biệt được Thân Thể Chúa. Câu này có thể được hiểu theo 2 nghĩa như sau:

* Nghĩa thứ nhất là người ăn Bánh và uống Chén mà không hiểu rõ ý nghĩa, không ý thức được tính quan trọng của việc mình làm, không lãnh hội thấu đáo tính cách thánh thiêng của sự việc. Cũng có thể hiểu là người ăn Bánh và uống Chén mà không có lòng tôn kính, không ý thức được tình yêu thương và phần trách nhiệm việc làm đó sẽ áp đặt trên người ấy.

* Nghĩa thứ hai là người ăn Bánh và uống Chén mà không biết rằng Hội Thánh là Thân Thể Chúa Ki-tô (12,12) vì thế không kể gì đến anh chị em minh trong buổi lễ cử hành Thánh Thể. Nói cách khác là người không hiểu Thân Thể Chúa Ki-tô là cộng đoàn tín hữu, nên kỳ thị anh em mình, nhìn anh em mình bằng con mắt đố kỵ như không phải là một người trong anh em. Vì thế tất cả những ai có lòng hận thù, cay đắng, đố kỵ anh em mình sẽ ăn và uống cách không xứng đáng nếu còn giữ tinh thần đó trong lòng mà đến bàn tiệc của Chúa.


4.3 Giáo huấn của Thánh Phao-lô về Thánh Thể phải được hiểu như thế nào?

[Xem phần ỨNG DỤNG]
V. ỨNG DỤNG [SỐNG LINH ĐẠO]

5.1 Trong Tông Huấn "Bí Tích Tình Yêu" Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI, trình bày Bí Tích hay Mầu Nhiệm Thánh Thể là để

TIN,

CỬ HÀNH và



SỐNG.

Nên chúng ta cố gắng tìm đọc và học về Tông Huấn quan trọng này.


5.2 Ở đây chúng ta được mời gọi áp dụng giáo huấn của Thánh Phao-lô về Thánh Thể chủ yếu bằng hai cách sau đây:
* Cách thứ nhất là chúng ta cử hành và tham dự Thánh Thể một cách hiểu biết và ý thức về ý nghĩa và đòi hỏi của Mầu Nhiệm Thánh Thể. Ý nghĩa của Thánh Thể là Hiến Tế của Con Thiên Chúa, là Giao Ước Mới được ký kết giữa Thiên Chúa và nhân loại trong Máu Thánh của chính Chúa Giê-su Ki-tô, Con Yêu Dấu của Thiên Chúa.

* Cách thứ hai là trước khi Ăn Bánh và Uống Chén của Chúa chúng ta phải có những bữa ăn agape (tức bữa ăn yêu thương huynh đệ) giữa các anh em chị trong cộng đoàn. Có nghĩa là chỉ khi chúng ta đã thể hiện tình yêu thương với anh chị em trong cộng đoàn, nhất là với những người túng thiếu, cần sự chia sẻ của chúng ta (lương thực vật chất, mối quan tâm, thời gian, sự yêu thương, chăm sóc), thì chúng ta mới cử hành Bữa Tối của Chúa một cách xứng đáng. Nói vắn gọn: Thánh Thể đòi hỏi sự tương trợ và chia sẻ. Chính Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI, trong buổi triều yết dành cho hai tổ chức từ thiện của Bénélux «Pro Petri Sede» và của Bỉ «Etrennes Pontificales» sáng 27.2.2009 vừa qua, đã phát biểu như sau: «Năm Thánh Phao-lô cho chúng ta cơ hội, -nhờ suy niệm lời Thánh Tông Đố Dân Ngoại-, ý thức lại một cách sống động hơn về sự kiện Hội Thánh là một Thân Thể mà trong Thân Thể ấy chỉ có một sự sống duy nhất luân chuyển là sự sống của Chúa Ki-tô. Vì thế mỗi chi thể của Hội Thánh gắn liền, cách rất sâu sắc, với tất cả các chi thể khác và không thể không biết đến nhu cầu của những chi thể kia». Đức Thánh Cha nói thêm: «Được nuôi dưỡng bằng cùng một Tấm Bánh Thánh, các Ki-tô hữu không thể thờ ơ khi thiếu bánh trên bàn ăn của nhân loại. Năm nay các con đã chấp nhận lằng nghe tiếng gọi mở rộng tâm hồn trước các nhu cầu của những người túng thiếu, với mục đích làm cho các chi thể của Thân Thể Chúa Ki-tô đang bị nỗi khổ dày vò, được an ủi và trở nên những chi thể sống động và tự do hơn để làm chứng cho Tin Mừng» (Bản tin Zenit ngày 27.2.2009).

VI. CHUẨN BỊ ĐỀ TÀI X: GIÁO HUẤN CỦA THÁNH PHAO-LÔ VỀ SỰ PHỤC SINH CỦA CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ VÀ SỰ SỐNG LẠI CỦA LOÀI NGƯỜI

6.1 Câu hỏi gợi ý chia sẻ

Nhờ đề tài IX bạn đã có dịp tìm hiểu Giáo Huấn của Thánh Phao-lô về Thánh Thể, bạn có khám phá , cảm nghiệm, quyết tâm hay thay đổi gì mới?

Xin ghi nhật ký để chuẩn bị chia sẻ vào lần học tới với các anh chị em khác.
6.2 Câu hỏi gợi ý tìm hiểu

1o) Ngoài giáo huấn về Hội Thánh, về Thánh Thể, về Đức Ái, Thánh Phao-lô còn có giáo huấn quan trọng nào khác đối với đời sống đức tin của người tín hữu?

2o) Giáo huấn của Thánh Phaol-lô về sự Phục Sinh của Chúa Giê-su Ki-tô và về Sống Lại của loài người phải được hiểu như thế nào?

3o) Giáo huấn của Thánh Phaol-lô về sự Phục Sinh của Chúa Giê-su Ki-tô và về Sống Lại của loài người phải được sống như thế nào?


6.3 Sách Thánh cần đọc

1 Cr 15,1-58
VII. CẦU NGUYỆN KẾT THÚC

7.1 Gợi ý của người hướng dẫn

Chúng ta vừa học về Giáo Huấn của Thánh Phao-lô về Thánh Thể. Lâu nay có thể chúng ta chưa nhận thức đủ về ý nghĩa và yêu cầu của Thánh Thể, nên chúng ta cử hành và tham dự một cách máy móc, hình thức, hời hợt. Cũng vì chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và yêu cầu của Thánh Thể, nên chúng ta không quan tâm đến việc giúp đỡ, chia sẻ những gì chúng ta có -hay đúng hơn chúng ta đã nhận được từ Thiên Chúa- với những anh chị em cần đến những thứ ấy để có đời sống xứng đáng hơn với phẩm giá làm người và làm con Chúa.


7.2 Cùng cầu nguyện

Lạy Chúa Giê-su đang hiện diện trong Mình Thánh. Con xin hiến dâng linh hồn và thân xác con để hợp nhất cùng Chúa vẫn hằng ngày được dâng làm của lễ hiến tế khắp nơi trên thế giới, để tôn vinh Thiên Chúa Cha và cầu xin cho triều đại Ngài trị đến. Xin Chúa đoái nhận của lễ hèn mọn này là bản thân con. Xin sử dụng con theo Thánh Ý Chúa vì vinh quang Thiên Chúa Cha, và sự cứu rỗi các linh hồn.

Lạy Chúa Giê-su êm ái dịu dàng, xin cho lòng con bừng cháy ngọn lửa yêu mến Chúa. Xin biến hóa thân con thành chính Mình Ngài. Xin Chúa thần-linh-hóa bản thân con, ngõ hầu mọi cử chỉ, hành vi của con đều đẹp lòng Chúa. Ước chi Ngài thực hiện điều ấy nơi con, nhờ quyền năng phép Thánh Thể con được rước mỗi ngày. Ôi! Con nóng lòng ước ao biến hóa toàn thân thành Mình Chúa, Chúa ôi, Chúa của con!



tải về 1.33 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương