Thánh Kinh và Huấn Luyện Lãnh Đạo Muối Đất Mở Rộng LÃnh đẠo theo phong cách thánh phao-lô Giêrônimô Nguyễn Văn Nội


Giáo huấn của Thánh Phao-lô về Hội Thánh là Hội Thánh của Thiên Chúa và Hội Thánh là Thân Thể Chúa Ki-tô



tải về 1.33 Mb.
trang6/20
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích1.33 Mb.
#8020
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

4.3 Giáo huấn của Thánh Phao-lô về Hội Thánh là Hội Thánh của Thiên Chúa và Hội Thánh là Thân Thể Chúa Ki-tô phải được các Ki-tô hữu - với tư cách là chi thể của Chúa Ki-tô và của nhau - sống như thế nào ?

[Xem phần ỨNG DỤNG]
V. ỨNG DỤNG [SỐNG LINH ĐẠO]

5.1 Sống mối tương quan ngày càng gắn bó, mật thiết hơn với Chúa Giê-su Ki-tô là Đầu của Thân Thể là Hội Thánh.


5.2 Sống mối tuơng quan ngày càng hiệp thông, đoàn kết, liên đới, bổ trợ, tôn trọng sự khác biệt... hơn, đối với các anh chị em Ki-tô hữu xung quanh, vì mọi người là chi thể của nhau.
5.3 Sống đạo đức, thánh thiện để đóng góp vào sự lành mạnh và thánh thiện của Thân Thể Chúa Ki-tô là Hội Thánh.
5.4 Biến mình thành công cụ của Chúa Ki-tô có nghĩa là chúng ta trở thành đôi tay, đôi chân, tiếng nói... của Chúa Ki-tô như cách diễn giải của William Barclay về câu nói (của Thánh Phao-lô): Anh em là Thân Thể của Chúa Ki-tô:

“Ở đây có một tư tưởng phi thường. Chúa Giê-su không còn trong xác thịt trên trần gian này nữa, do đó,

nếu Ngài muốn làm một việc gì trên đời này, Ngài phải tìm một người để làm công việc ấy.
Nếu Ngài muốn dậy dỗ một đứa trẻ, Ngài tìm một thầy giáo để dậy bảo nó.
Nếu muốn chữa lành một người bệnh, Ngài tìm một bác sĩ hay một nhà giải phẫu để làm công việc đó cho Ngài.
Nếu Ngài muốn kể lại một câu chuyện về mình, Ngài phải tìm một người để kể.
Tóm lại chúng ta là thân thể của Chúa Ki-tô,

là những bàn tay để làm việc cho Ngài,

những bàn chân để chạy việc cho Ngài,

là tiếng nói để phát ngôn cho Ngài.


“Ngài không có tay, chỉ có đôi tay của chúng ta

Để làm công việc ngày hôm nay của Ngài.

Ngài không có chân, chỉ có đôi chân của chúng ta

Để dẫn người ta theo đường lối Ngài.


Ngài không có tiếng nói, chỉ có tiếng nói của chúng ta

Để nói vời loài người rằng Ngài đã chịu chết như thế nào


Ngài không có cách giúp đỡ nào khác ngoài sự giúp đỡ của chúng ta

Để đưa họ đến bên cạnh Ngài.”



(William Barclay, Thư gửi tín hữu Cô-rin-tô, NXB Tôn giáo 2008, trang 100).
VI. CHUẨN BỊ ĐỀ TÀI VI : GIÁO HUẤN CỦA THÁNH PHAO-LÔ VỀ THÁNH THẦN

6.1 Câu hỏi gợi ý chia sẻ

Nhờ đề tài V bạn đã có dịp học hỏi Giáo Huấn của Thánh Phao-lô về Hội Thánh là Hội Thánh là của Thiên Chúa và Hội Thánh là Thân Thể Chúa Giê-su Ki-tô, bạn có khám phá, cảm nghiệm, quyết tâm hay thay đổi gì mới?

Xin ghi nhật ký để chuẩn bị chia sẻ vào lần học tới với các anh chị em khác.
6.2 Câu hỏi gợi ý tìm hiểu

1) Sau Giáo huấn về Hội Thánh là Hội Thánh của Thiên Chúa và Hội Thánh là Thân Thể Chúa Ki-tô chúng ta nên tìm hiểu về Giáo Huấn nào của Thánh Phao-lô?

2) Giáo huấn của Thánh Phao-lô về Thánh Thần phải được hiểu như thế nào?

3) Giáo huấn của Thánh Phao-lô về Thánh Thần phải được các Ki-tô hữu sống như thế nào?


6.3 Sách Thánh cần đọc

Rm 1,4; 15,13.18-19; 1 Cr 2,4-5; Ep 3,16; 1 Tx 1, 4-5; 2 Tx 1,7


VII. CẦU NGUYỆN KẾT THÚC

7.1 Gợi ý của người hướng dẫn

Chúng ta vừa tìm hiểu Giáo huấn của Thánh Phao-lô về Hội Thánh với 2 tính chất quan trọng: “Hội Thánh là Hội Thánh của Thiên Chúa” và “Hội Thánh là Thân Thể Chúa Ki-tô”.

Hiểu Hội Thánh như Thánh Phao-lô dậy, chúng ta thấy rõ hai mối tương quan chiều dọc và chiều ngang của đời sống đức tin của chúng ta:

Chiều dọc là sống kết hiệp mật thiết với Chúa Giê-su Ki-tô và

Chiều ngang là sống hiệp thông, đoàn kết, yêu thương và liên đới với các anh chị em Ki-tô hữu khác.

Chúng ta hãy nguyện xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ơn hiệp nhất và quyết tâm xây dựng tình hiệp thông đoàn kết giữa những người cùng tin theo Chúa.


7.2 Cùng cầu nguyện

Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giê-su Ki-tô và là Cha của chúng con, chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Cha, vì Cha đã sai Con Một Cha xuống trần gian để Người quy tụ chúng con thành một cộng đoàn, một dân thánh. Chúng con còn được cha ban Thánh Thần là Đấng sẽ giúp chúng con sống kết hiệp mật thiết với Cha và hiệp thông sâu xa với anh chị em cùng niềm tin.

Xin cho chúng con nên một trong Tình Yêu Cha!

7.3 Cùng hát

BÀI CA HIỆP NHẤT

ĐK.- Xin hiệp nhất chúng con nên một trong Tình Yêu Chúa. Xin hiệp nhất chúng con như Ngài liên kết với Cha. Xin giải thoát chúng con xa điều bất hòa chia rẽ. Xin kết liên muôn người trong Tình mến Chúa Cha muôn đời.

PK 1: Vì Ngài được sai đến để tìm chiên khắp nơi xa xôi. Vì rằng Cha sai đến, đến đưa về ràn chiên duy nhất. Thì này nguyện xin Chúa, hãy thương ban Thánh Linh của Ngài, hiệp nhất chúng con trong Chúa.

PK 2: Người người mọi dân nước cũng là con của Cha trên trời. Được Ngài thương cứu vớt bởi một lần hy sinh khổ giá. Thì này nguyện xin Chúa, hãy thương ban Thánh Linh của Ngài, hiệp nhất chúng con trong Chúa.





ĐỀ TÀI VI

GIÁO HUẤN CỦA

THÁNH PHAO-LÔ VỀ THÁNH THẦN



I. CẦU NGUYỆN MỞ ĐẦU

1.1 Gợi ý của người hướng dẫn

Mọi người chúng ta đều biết rằng Chúa Thánh Thần là Đấng mà Chúa Giê-su đã hứa ban cho các môn đệ để Người bảo vệ, bênh vực, hướng dẫn và hỗ trợ các ông trong việc thực thi mệnh lệnh rao giảng Tin Mừng cho muôn dân mà Chúa Giê-su đã giao cho các ông. Trong Sách Công vụ các Tông Đồ, Thánh Lu-ca đã tường thuật biến cố Hiện Xuống của Chúa Thánh Thần trên các Tông Đồ và biến các ông thành những nhà rao giảng và làm chứng. Trong cuộc đời Thánh Phao-lô, chúng ta cũng đã chứng kiến những công trình vĩ đại tuyệt vời mà Thánh Tông Đồ Dân Ngoại đã thực hiện nhờ Chúa Thánh Thần. Chúng ta hãy xin Chúa Thánh Thần ngự vào tâm hồn và cuộc sống của chúng ta, vào xã hội thế giới loài người ngày nay để Người canh tân đổi mới mọi sự, mọi người.


1.2 Cùng hát

LẠY CHÚA THÁNH THẦN

ĐK: Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến. Canh tân đổi mới đời sống chúng con, tăng sức linh hồn, bồi thêm lửa mến, soi sáng trí khôn, hiệp nhất muôn lòng.

PK 1: Chúa hỡi! Khấn xin ngự đến đổ tuôn muôn ơn phù giúp chúng con. Xin thương soi dẫn nhân tâm nương theo Thần Khí bước trong bình an.

PK 2 : Hãy đến! Thánh Linh từ ái suối ơn mát trong là Đấng ủi an. Xin thương nâng đỡ ủi an con chiên lạc hướng khổ đau lầm than.

PK 3: Hỡi Đấng chí công quyền phép thấu xuyên tâm tư hồn xác chúng con. Xin thương tuyên án khoan dung ai nương tựa Chúa biết luôn cậy tin.
II. CHIA SẺ KHÁM PHÁ / CẢM NGHIỆM / QUYẾT TÂM / THAY ĐỔI LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI V VỀ GIÁO HUẤN CỦA THÁNH PHAO-LÔ VỀ HỘI THÁNH 

Bạn muốn chia sẻ khám phá, cảm nghiệm, quyết tâm hay thay đổi gì mới hoặc muốn nêu ý kiến hay thắc mắc gì liên quan tới đề tài V là giáo huấn của Thánh Phao-lô về Hội Thánh mà bạn đã học lần trước, xin mời bạn chia sẻ hay phát biểu.


III. ĐẶT VẤN ĐỀ

3.1 Sau Giáo huấn về Hội Thánh là Hội Thánh của Thiên Chúa và Hội Thánh là Thân Thể Chúa Ki-tô chúng ta nên tìm hiểu về Giáo Huấn nào của Thánh Phao-lô?


3.2 Giáo huấn của Thánh Phao-lô về Thánh Thần phải được hiểu như thế nào?

3.3 Giáo huấn của Thánh Phao-lô về Thánh Thần phải được các Ki-tô hữu sống như thế nào?



IV. HỌC HỎI

[Sách Thánh cần đọc: Rm 1,4; 15,13.18-19; 1 Cr 2,4-5; Ep 3,16; 1 Tx 1, 4-5; 2 Tx 1,7 ]

4.1 Sau Giáo huấn về Hội Thánh là Hội Thánh của Thiên Chúa và Hội Thánh là Thân Mình Chúa Ki-tô, chúng ta nên tìm hiểu một giáo huấn quan trọng và sâu sắc khác của Thánh Phao-lô: Đó là giáo huấn về Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa.

4.2 Giáo huấn của Thánh Phao-lô về Thánh Thần cần được chúng ta tìm hiểu cho đến nơi đến chốn, vì Chúa Thánh Thần đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống Hội Thánh cũng như trong đời sống Đức Tin của mỗi người tín hữu.

Đọc cuộc đời và các hoạt động Thánh Phao-lô, chúng ta không thể không thấy dáng dấp, chân dung của Chúa Thánh Thần. Riêng trong các Thư Thánh Phao-lô cho chúng ta thấy rõ hơn vai trò của Chúa Thánh Thần trong đời sống các Ki-tô hữu.


Những bản văn của Thánh Phao-lô về Thánh Thần

Khi chúng ta đọc thư 1 Tx, bức thư đầu tiên của Thánh Phao-lô, chúng ta thấy kinh nghiệm của Phao-lô về pneuma (= Thánh Thần) được gắn liền với dynamis (= quyền năng) (1 Tx 1,5). Kinh nghiệm này hẳn là sợi chỉ đỏ dẫn chúng ta đi tới. Quả thế duyệt qua các thư, chúng ta gặp 7 đoạn văn trong đó pneuma dynamis (Thánh Thần và quyền năng) đi với nhau: Rm 15,13.19; 1 Cr 2,4; 1 Tx 1,5; Rm 1,4, Ep 3,16; 2 Tx 1,7. Tuy nhiên, vì hai thư Ep và 2 Tx là thư đệ nhị Phao-lô bị đặt vấn đề về tác giả, chúng ta không dùng đến (vì chỉ muốn làm việc trên những bản văn chắc chắn của Phao-lô), thì còn 1 Tx 1,5; 1 Cr 2,4-5 và Rm 15,19 theo thứ tự thời gian soạn thảo các thư. Vậy chúng ta hãy tập trung vào ba bản văn này để tìm hiểu mầu nhiệm Thánh Thần theo kinh nghiệm của Phao-lô.


(1o) Bản văn 1 Tx 1,4-5

(a) Ngữ cảnh

Trong chuyến đi truyền giáo thứ nhất, lần đầu tiên Phao-lô đã đến thăm Thê-xa-lô-ni-ca và đã thiết lập ở đây một Hội Thánh vào khoảng mùa hè năm 50. Sau đó, ví gặp khó khăn với người Do-thái, ông phải vội vã ra đi, đến A-thê-na rồi đến Cô-rin-tô. Tại đây sau khi nhận được tin tức may lành do Ti-mô-thê từ Thê-xa-lô-ni-ca mang về, ông viết thư 1 Tx, có lẽ vào đầu năm 51. Nay Phao-lô có thể nhìn thanh thản hơn trên hoạt động tong đồ của ông, và dưới ánh sáng của đức tin nay đã nên mạnh nhờ điều đã sống, ông có thể nhắc nhở cho người Thê-xa-lô-ni-ca nhớ lại kinh nghiệm đã qua về biến cố Tin Mừng đến với họ (1 Tx 1,4-5; 2,1-12) và việc họ đón nhận Tin Mừng (1 Tx 1,6-10; 2,13-16), và rút ra một giáo huấn cho đức tin của họ:



«4 Thưa anh em là những người được Thiên Chúa thương mến, chúng tôi biết (eidotes) rằng Thiên Chúa đã chọn anh em, 5 vì (hoti) khi chúng tôi loan báo Tin Mừng cho anh em, thì không phải chỉ có lời chúng tôi nói, mà còn có quyền năng, có Thánh Thần (en dynamei kai en pneumati), và một niềm xác tín (kai plêrophoria) sâu xa. Anh em biết, khi ở với anh em, chúng tôi đã sống thế nào để mưu ích cho anh em.»


Ghi chú: Các từ oidate (anh em biết) khá nhiều (1,5; 2,1.5.11; 3,3.4; 4,2; 5,2) so với các thư khác, chứng tỏ Phao-lô nại tới kinh nghiệm sống về hiểu biết. Đàng khác, kinh nghiệm của Phao-lô và người Thê-xa-lô-ni-ca đan quyện vào nhau: trong 8 lần sử dụng oidate cho người Thê-xa-lô-ni-ca, 6 lần Phao-lô nhắc lại hoàn cảnh riêng của ông.

Cho dù ngay từ đầu Phao-lô bày tỏ niềm vui khi thấy các tín hữu không những gắn bó với Tin Mừng, mà còn có một đời sống gương mẫu (1,2-3), giọng điệu của ông trong cc 4 và 5 là giọng trấn an: eidotes (“vì [chúng tôi] biết”) (c4), hoti (“vì”) (c5). Cũng như toàn thể bức thư, câu nói ở đây của Phao-lô nhằm khuyến khích, khẳng định, củng cố các ki-tô hữu (x 3,2), bởi vì đức tin của họ còn non trẻ mà kẻ thù thì hùng mạnh (2,14). Phao-lô đang làm công việc paraklêsis, an ủi và khuyến khích (như ở 2,3.12, xem thêm 4,18; 5,11). Tuy nhiên, việc khuyến khích này không chỉ mang tính luân lý suống, nhưng quy chiếu về công trình cứu độ (như Phao-lô cũng sẽ làm cho người Cô-rin-tô: 1 Cr 2,1-5 và cho người Ga-lát Gl 3,1-6).


(b) Phân tích 1 Tx 1,4-5

- Chúng tôi loan báo Tin Mừng cho anh em.

- Không chỉ có lời chúng tôi nói mà còn có quyền năng.

- Có quyền năng, có Thánh Thần.



(c) Kết luận

Kinh nghiệm về Thánh Thần là một kinh nghiệm đức tin, nghĩa là không thể đưa ra cho các khoa học gia phân tích. Đó là một kinh nghiệm chỉ dành cho những ai tin, một điều được sống chỉ hiểu được trong đức tin và cho đức tin. Và bởi vì là một kinh nghiệm đức tin, kinh nghiệm về Thánh Thần này luôn luôn là một việc phân định, một việc nhận biết mội sự hiện diện đang hoạt động mà không lệ thuộc con người. Ý thức về chính kinh nghiệm Thánh Thần luôn luôn là hoa trái của việc đọc trong đức tin các biến cố đã qua. Biến cố thô trở thành biến cố mang ơn cứu độ của Thiên Chúa, “hiển ngự”. Đọc với đức tin trong cầu nguyện hoặc trong suy gẫm, thầy biến cố biến thành một cuộc hiển linh thực sự của Chúa Thánh Thần, Phao-lô đã cố gắng diễn tả điều đã xẩy ra trong thời gian và cho biết phải hiểu như thế nào. Ở đây điều ông nhận ra và khẳng định đầu tiên về pneuma là phải xác định như là dynamis. Đây là một sự kiện trung tâm trong kinh nghiệm của Thánh Tông Đồ về Thánh Thần.


(2o) Bản văn 1 Cr 2,4-5

(a) Ngữ cảnh

Từ A-thê-na, Phao-lô đã đến Cô-rin-tô trong thời gian 50-52. Ông đã ở đây 18 tháng. Sau đó ông đã đến Ê-phê-xô, tại đây ông đã nhận được tin tức từ Cô-rin-tô, Và ông đã viết thư 1 Cr để giải quyết một số vấn đề của cộng đoàn Cô-rin-tô. Trong phần phi bác sự khôn ngoan thế gian (1,18-2,5) Phao-lô đã viết:



«4 Tôi nói (ho logos mou), tôi giảng (to kêrygma mou) mà chẳng dùng lời lẽ khôn khéo (en sophias logois) hấp dẫn, nhưng chỉ dựa vào bằng chứng xác thực của Thần Khí và quyền năng (en apodeixei pneumatos kai dynameôs). 5 Có vậy (hina, “để”, nghĩa hậu quả) đức tin của anh em (hê pistis hymôn) mới không dựa vào lẽ khôn ngoan người phàm (en sophia anthrôpôn), nhưng dựa vào quyền năng Thiên Chúa (en dymamei theou).”

Dân Cô-rin-tô đã đi đến chỗ giảm thiểu Tin Mừng vào hàng một xác tín tôn giáo, chắc chắn là đặc biệt, nhưng chỉ được coi như thuộc bình diện sự khôn ngoan thế gian. Họ đảo ngược quan hệ nguyên thủy Thiên Chúa - con người thành con người - Thiên Chúa (2,5), để rồi phê phán các nhà rao giảng như phê phán các nhà hùng biện hoặc các triết gia, có giá trị tùy tài thuyết phục.

Khi viết cho người Cô-rin-tô, theo thói quen (1 Tx 1,5; Gl 3,1tt) Phao-lô mời các người nhận thư trở về nguồn. Bằng cách nhắc lại cho họ nhớ cách thức biến cố lời cứu độ đã đến với họ, ông nói lên lời chứng không những về cách thức ông quan niệm thừa tác vụ của ông, nhưng còn cả cách thức ông hiểu biến cố Lời, trên đó xây dựng đức tin của một cộng đoàn. Đây là một minh chứng về Thánh Thần và quyền năng, chứ không phải thuyết phục về khôn ngoan, hầu cho đức tin được đặt không phải trên sự khôn ngoan loài người, nhưng trên quyền năng của Thiên Chúa (2,4-5). Kinh nghiệm ở Thê-xa-lô-ni-ca đã hướng dẫn Phao-lô ghi nhận kinh nghiệm ở Cô-rin-tô: vẫn là Thánh Thần và quyền năng.
(b) Phân tích 1 Cr 2,4-5

* Tôi nói, tôi giàng

* Quyền năng
(c) Kết luận

Thánh Thần Đấng dung quyền năng làm cho người ta được đón nhận Lời, cũng là Đấng một mình làm cho cuộc sống của tín hữu nên trưởng thành, chầm chậm, nhưng hữu hiệu. Người Cô-rin-tô không thể nào tách Lời của Đức Ki-tô khỏi Thần Khí của Người, mà lại không làm què quặt tại nền móng chính kinh nghiệm của họ về Thần Khí: hẳn là họ sẽ kinh bị quyền năng của Thiên Chúa, Đấng đã cho phép họ có kinh nghiệm ấy. Ta hiểu vì sao Phao-lô phản ứng thật triệt để hầu đưa những kẻ “đầy kiêu ngạo” trở lại với mệnh lệnh căn bản đang điều hành đức tin chân chính của Ki-tô hữu: sự ngoan ngoãn với Thánh Thần.


(3o) Bản văn Rm 15,18-19

(a) Ngữ cảnh

Vào lúc Phao-lô viết cho người Rô-ma, chuyến đi truyền giáo cuối cùng đã sắp kết thúc. Ông đã ở bên Hy-lạp ba tháng, rất có thể đang ở Cô-rin-tô và sắp đưa của lạc quyên về Giê-ru-sa-lem.

Đã hai mươi năm rồi kể từ khi Phao-lô bị Đức Giê-su «chộp bắt» và ông đã làm việc không ngơi nghỉ để phổ biến Tin Mừng Cứu độ. Nay sắp kết thúc sứ mạng bên Đông phương, ông chuẩn bị một cuộc phiêu lưu mới, sang Tây phương, sang Tây Ban Nha (Rm 15,24); nhất là Rô-ma, kinh đô của đế quốc, rất thu hút ông (Rm 15,23). Và bởi vì cộng đoàn Rôma không do ông sáng lập, ông phải chuẩn bị miền đất bằng cách viết một bức thư cho họ (R, 15.14).

Thế là với tâm hồn thanh thản, Phao-lô tổng kết một chút những năm đã qua. Thư Rm ở tại ngã ba đường nơi tư tưởng và công việc của ông hòa trộn rất hài hòa với nhau, vì ở đây ông không phải sửa chữa các tệ đoan hoặc tự vệ chống lại đối thủ nào. Tuy vậy, kinh nghiệm đầu đời tông đồ, «Thánh Thần là quyền năng», được ghi nhận trong thư 1 Tx vẫn theo Phao-lô cho tới bản văn về cuối đời là Thư Rm. Bản văn trong đó Phao-lô ghi lại kinh nghiệm về Thánh Thần như sau :



«18 Thật thế, tôi đâu dám nhắc đến chuyện nào khác, ngoài những gì Đức Ki-tô đã dùng tôi mà thực hiện (kateir-gasato) để đưa các dân ngoại về vâng phục, thực hiện bằng lời nói việc làm (logộ kai ergộ), 19 bằng sức mạnh của những dấu lạ điềm thiêng (en dynamei sêmeiôn kai teratôn), bằng quyền năng của Thánh Thần (en dynamei pneumatos). Như vậy, từ Giê-ru-sa-lem, đi vòng đến tận miền Ilyri, tôi đã làm tròn (peplêrôkenai) sứ mạng loan báo Tin Mừng Đức Ki-tô.»

Bản văn này nằm trong phần kết thư nói về các dự định về các cuộc hành trình (15,14-33). Một lần nữa, Phao-lô biện minh cho việc ông viết cho người Rô-ma bằng cách nhắc họ nhớ rằng ông là tông đồ của Đức Giê-su Ki-tô (15,16), rồi trình bày cách ông hiểu thừa tác vụ của ông (15,17-21). Đoạn văn trên không thuộc phần giáo lý, nhưng ta dễ dàng ghi nhận rằng ở đây củng như ở 1 Tx 1,5 và 1 Cr 2,1-5, Phao-lô đi quá phần tường thuật về những sự kiện. Ông đặc biệt nêu bật cách thức ông hiểu và giải thích hoạt động tông đồ của ông bằng cách đặt hoạt động này trong công trình của Thiên Chúa (15,17), và mời chúng ta nhận ra ở đó tính cách qui Kitô và vai trò của Thánh Thần (15.19).


(b) Phân tích Rm 15,18-19

* Thật thế, tôi đâu dám nhắc đến chuyện nào khác, ngoài những gì Đức Ki-tô đã dùng tôi mà thực hiện (kateir-gasato) để đưa các dân ngoại về vâng phục

* bằng lời nói việc làm (logộ kai ergộ)

* bằng sức mạnh của những dấu lạ điềm thiêng (en dyna-mei sêmeiôn kai teratôn)

* bằng quyền năng của Thánh Thần (en dynamei pneu-matos)
Ghi chú : Theo cách kết cấu văn chương của Phao-lô, có thể quy quyền năng của Thánh Thần (en dymamei pneumatos) cho lời nói (logộ) và sức mạnh của những dấu lạ điềm thiêng (en dynamei sê meiôn kai teratôn) cho việc làm (ergộ): đây là phép chuyển hoán hay đối xứng (chiasm) như sau:

a- logộ (lời nói)

b- ergộ (việc làm)

b’- en dynamei sêmeiôn kai teratôn (sức mạnh của những dấu lạ điềm thiêng)

a’- en dynamei pneumatos (quyền năng của Thánh Thần)

* tôi đã làm tròn (peplêrôkenai) sứ mạng loan báo Tin Mừng Đức Ki-tô.


4.3 Giáo huấn của Thánh Phao-lô về Thánh Thần phải được các Ki-tô hữu sống như thế nào?

[Xem phần ỨNG DỤNG]
V. ỨNG DỤNG [SỐNG LINH ĐẠO]

5.1 Quan tâm đến việc tìm hiểu về Chúa Thánh Thần qua các đoạn văn Thánh Kinh Cựu và Tân Ước.


5.2 Thường xuyên cầu xin Chúa Thánh Thần soi sáng hướng dẫn trong mọi tình huống của cuộc sống hằng ngày, để có được đời sống Ki-tô hữu trưởng thành, xác tín và dấn thân cho công cuộc xây dựng cộng đoàn Hội Thánh và mở mang Nước Trời.
5.3 Thường xuyên cầu xin Chúa Thánh Thần canh tân Cộng đoàn Hội Thánh và Thế Giới để Nước Thiên Chúa hiển trị.
VI. CHUẨN BỊ ĐỀ TÀI VII: GIÁO HUẤN CỦA THÁNH PHAO-LÔ VỀ CÁC ÂN HUỆ CỦA THẦN KHÍ HAY ĐẶC SỦNG

6.1 Câu hỏi gợi ý chia sẻ

Nhờ đề tài VI về Giáo Huấn của Thánh Phao-lô về Thánh Thần bạn có khám phá, cảm nghiệm, quyết tâm hay thay đổi gì mới?

Xin ghi nhật ký để chuẩn bị chia sẻ vào lần học tới với các anh chị em khác.
6.2 Câu hỏi gợi ý tìm hiểu

1) Có Giáo Huấn nào của Thánh Phao-lô gắn liền với Giáo huấn về Chúa Thánh Thần?

2) Giáo Huấn của Thánh Phao-lô về các ân huệ của Thần Khí hay đặc sủng phải được chúng ta hiểu như thế nào?

3) Giáo Huấn của Thánh Phao-lô về các ân huệ của Thần Khí hay đặc sủng phải được chúng ta sống như thế nào?


6.3 Sách Thánh cần đọc

1 Cr 12,1-11


VII. CẦU NGUYỆN KẾT THÚC

7.1 Gợi ý của người hướng dẫn

Chúng ta vừa học về Giáo Huấn của Thánh Phaolô về Chúa Thánh Thần.

Chúng ta thấy Chúa Thánh Thần đóng vai trò quan trọng như thế nào trong công cuộc rao giảng Tin Mừng, xây dựng các Cộng đoàn và thực thi Đức Ái của Ki-tô hữu. Chúng ta hãy khẩn khoản nài xin Ngôi Ba Thiên Chúa đến ngự trong tâm hồn chúng ta và ban cho chúng ta Hoa Trái của Người.
7.2 Cùng cầu nguyện

XIN HOA TRÁI CỦA CHÚA THÁNH THẦN
Lạy Chúa Thánh Thẩn, tình yêu hằng hữu của Chúa Cha và Chúa Con, xin đoái thương ban cho con:


  • Hoa quả Bác Ái, giúp con kết hợp với Chúa qua tình yêu.

  • Hoa quả Hoan Lạc, đổ đầy trên con niềm an ủi chí thành.

  • Hoa quả Bình An, nẩy sinh trong con một tâm hồn yên tịnh.

  • Hoa quả Nhẫn Nại, cho phép con chịu đựng cách khiêm nhường mọi trái ngược với ước muốn của riêng con.

  • Hoa quả Nhân Hậu, hướng dẫn con đáp ứng nhu cầu thiếu thốn của tha nhân.

  • Hoa quả Từ Tâm, làm cho con có lòng nhân từ đối với mọi người.

  • Hoa quả Khoan Dung, giúp con biết quan tâm đến những người bị bỏ rơi.

  • Hoa quả Hiền Hòa, làm lắng dịu những cơn bốc đồng giận dữ trong con; chận đứng những sự cằn nhằn, đè nén, những phản ứng quá độ trong mối quan hệ với tha nhân.

  • Hoa quả Trung Tín, cho con nên bình tĩnh, thành thật, trung thành giống Chúa.

  • Hoa quả Khiêm Tốn, giúp con chỉnh đốn cách cư xử bên ngoài của con.

  • Hoa quả Tiết Độ và hoa quả Trong Sạch giữ gìn thân xác con xứng đáng đền thờ của Chúa.

Lạy Chúa, xin gìn giữ trái tim con được tinh tuyền nơi trần gian này, để qua Chúa Giêsu con đáng được nhìn thấy Thiên Chúa của con muôn đời trong vinh quang. Amen.


7.3 Cùng hát lại bài

THẦN KHÍ SAI ĐI

ĐK.- Thần Khí Chúa đã sai tôi đi. Sai tôi đi loan báo Tin Mừng. Thần Khí Chúa đã hiến thánh tôi. Sai tôi đi, Ngài sai tôi đi.

1. Sai tôi đến với người nghèo khó, sai tôi đến với người lao tù. Mang Tin Mừng giải thoát: Thiên Chúa đã cứu tôi.

2. Sai tôi đến với người than khóc, sai tôi đến với người âu sầu. Mang Tin Mừng an ủi: Thiên Chúa đã cứu tôi.


3. Sai tôi đến với người đau yếu, sai tôi đến với người thất vọng. Mang Tin Mừng Chân Lý: Thiên Chúa đã cứu tôi.



ĐỀ TÀI VII

GIÁO HUẤN CỦA THÁNH PHAO-LÔ

VỀ CÁC ÂN HUỆ CỦA THẦN KHÍ

HAY ĐẶC SỦNG



I. CẦU NGUYỆN MỞ ĐẦU

1.1 Gợi ý của người hướng dẫn

Mọi người chúng ta đều biết rằng các ân huệ của Thần Khí hay đặc sủng là những ơn đặc biệt của Chúa Thánh Thần ban cho các phần tử của Giáo hội, để Giáo Hội chu toàn trách nhiệm của mình đối với chính Thiên Chúa và đối với cộng đồng nhân loại. Vì ích chung của cộng đoàn là mục đích của tất cả các đặc sủng nên các tín hữu nhận được một đặc sủng nào đó của Thánh Thần thì người ấy chẳng có lý do gì để giữ cho riêng mình ân huệ ấy; trái lại người ấy phải đem mọi ân huệ đã lãnh nhận cách nhưng không ra phục vụ Thiên Chúa và cộng đoàn.

Giáo lý về các đặc sủng của Thánh Phao-lô phù hợp với ý nghĩa của các dụ ngôn về nén vàng nén bạc mà Chúa Giê-su đã nêu trong sách Phúc Âm.

Chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần canh tân lòng trí chúng ta và thế giới loài người.


1.2 Cùng hát

LẠY CHÚA XIN BAN THẦN TRÍ

ĐK.- Lạy Chúa xin ban xuống trên chúng con Thần Trí tác tạo của Chúa, Người đổi mới tâm can đổi mới muôn lòng.


1. Người sẽ ban cho chúng con nhớ lại Lời Hằng Sống Chúa truyền ban.
2. Người sẽ ghi trong trái tim chính lề luật tình mến Chúa truyền ban.
3. Người đốt lên trong trái tim ánh lửa hồng bừng cháy của niềm tin.
4. Nguyện Chúa ban cho chúng con chính thần lực dìu dắt giữa trần gian.

tải về 1.33 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương