Thánh Kinh và Huấn Luyện Lãnh Đạo Muối Đất Mở Rộng LÃnh đẠo theo phong cách thánh phao-lô Giêrônimô Nguyễn Văn Nội



tải về 1.33 Mb.
trang14/20
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích1.33 Mb.
#8020
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   20

(2°) Đặc điểm thứ hai trong phong cách lãnh đạo hay phục vụ (Chúa Ki-tô và Hội Thánh) của Thánh Phao-lô là Thánh Phao-lô hết sức quý trọng và yêu thương các tín hữu, nhất là các cộng sự và các ân nhân của cộng đoàn.

- “Tôi là Phao-lô, bởi ý Thiên Chúa được gọi làm Tông Đồ của Đức Ki-tô Giê-su, và ông Xốt-thê-nê là người anh em của chúng tôi, kính gửi Hội Thánh của Thiên Chúa ở Cô-rin-tô, những người đã được hiến thánh trong Đức Ki-tô Giê-su, được kêu gọi làm dân thánh, cùng với tất cả những ai ở bất cứ nơi nào kêu cầu danh Chúa của chúng ta, Đức Giê-su Ki-tô, là Chúa của họ và của chúng ta. Xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, và xin Chúa Giê-su Ki-tô ban cho anh em ân sủng và bình an.

Tôi hằng cảm tạ Thiên Chúa của tôi vì anh em, về ân huệ Người đã ban cho anh em nơi Đức Ki-tô Giê-su. Quả vậy, trong Đức Ki-tô Giê-su, anh em đã trở nên phong phú về mọi phương diện, phong phú vì được nghe lời Chúa và hiểu biết mầu nhiệm của Người. Thật thế, lời chứng về Đức Ki-tô đã ăn sâu vững chắc vào lòng trí anh em, khiến anh em không thiếu một ân huệ nào, trong lúc mong đợi ngày Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, mặc khải vinh quang của Người. Chính Người sẽ làm cho anh em nên vững chắc đến cùng, nhờ thế không ai có thể trách cứ được anh em trong Ngày của Chúa chúng ta là Đức Giê-su Ki-tô. Thiên Chúa là Đấng trung thành, Người đã kêu gọi anh em đến hiệp thông với Con của Người là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta” (1 Cr 1,1-9).

- «Chúng tôi đã yêu mến anh em tha thiết, đến nỗi sẵn sàng chia sẻ với anh em, không những chỉ Tin Mừng của Thiên Chúa, mà cả chính mình chúng tôi, vì anh em đã trở nên rất thân yêu đối với chúng tôi’ (1 Tx 2,8).
(3°) Đặc điểm thứ ba trong phong cách lãnh đạo hay phục vụ (Chúa Ki-tô và Hội Thánh) của Thánh Phao-lô là Thánh Phao-lô luôn thẳng thắn, trung thực trong lời ăn tiếng nói và cách ứng xử.

“Nhưng khi ông Kê-pha đến An-ti-ô-khi-a, tôi đã cự lại ông ngay trước mặt, vì ông đã làm điều đáng trách. Thật vậy, ông thường dùng bữa với những người gốc dân ngoại trước khi có những người của ông Gia-cô-bê đến ; nhưng khi những người này đến, ông lại tránh né và tự tách ra, vì sợ những người được cắt bì. Những người Do-thái khác cũng theo ông mà giả hình giả bộ, khiến cả ông Ba-na-ba cũng bị lôi cuốn mà giả hình như họ.

Nhưng khi tôi thấy các ông ấy không đi đúng theo chân lý của Tin Mừng, thì tôi đã nói với ông Kê-pha trước mặt mọi người : "Nếu ông là người Do-thái mà còn sống như người dân ngoại, chứ không như người Do-thái, thì làm sao ông lại ép người dân ngoại phải xử sự như người Do-thái ?" (Gl 2,11-14).
(4°) Đặc điểm thứ bốn trong phong cách lãnh đạo hay phục vụ (Chúa Ki-tô và Hội Thánh) của Thánh Phao-lô là Thánh Phao-lô luôn khiêm nhường tự hạ, xem mình là kẻ bất xứng, tội lỗi, hèn kém, bách hại anh em Ki-tô hữu và Đạo Chúa.

- “Anh em hẳn đã nghe nói tôi đã ăn ở thế nào trước kia trong đạo Do-thái : tôi đã quá hăng say bắt bớ, và những muốn tiêu diệt Hội Thánh của Thiên Chúa. Trong việc giữ đạo Do-thái, tôi đã vượt xa nhiều đồng bào cùng lứa tuổi với tôi : hơn ai hết, tôi đã tỏ ra nhiệt thành với các truyền thống của cha ông” (Gl 1,13-14).

- “Phải tự hào ư ? Nào có ích gì ! Dù thế, tôi cũng xin nói về những thị kiến và mặc khải Chúa đã ban cho tôi. Tôi biết có một người môn đệ Đức Ki-tô, trước đây mười bốn năm đã được nhắc lên tới tầng trời thứ ba -có ở trong thân xác hay không, tôi không biết, có ở ngoài thân xác hay không, tôi cũng không biết, chỉ có Thiên Chúa biết. Tôi biết rằng người ấy đã được nhắc lên tận thiên đàng -trong thân xác hay ngoài thân xác, tôi không biết, chỉ có Thiên Chúa biết-, và người ấy đã được nghe những lời khôn tả mà loài người không được phép nói lại. Về một người như thế, tôi sẽ tự hào ; còn về bản thân tôi, tôi chỉ tự hào về những yếu đuối của tôi. Quả vậy, nếu muốn tự hào, thì tôi cũng không phải là người điên, vì tôi nói sự thật. Nhưng tôi không làm thế, kẻo người ta đánh giá tôi quá cao, so với điều họ thấy nơi tôi hoặc nghe tôi nói.

Và để tôi khỏi tự cao tự đại vì những mặc khải phi thường tôi đã nhận được, thân xác tôi như đã bị một cái dằm đâm vào, một thủ hạ của Xa-tan được sai đến vả mặt tôi, để tôi khỏi tự cao tự đại. Đã ba lần tôi xin Chúa cho thoát khỏi nỗi khổ này. Nhưng Người quả quyết với tôi : "Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối." Thế nên tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Ki-tô ở mãi trong tôi. Vì vậy, tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Ki-tô. Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh.» (2 Cr 12,1-10).


4.4 Làm thế nào để chúng ta học được phong cách lãnh đạo hay phục vụ (Chúa Ki-tô và Hội Thánh) của Thánh Phao-lô?

[Xem phần ỨNG DỤNG]
V. ỨNG DỤNG [SỐNG LINH ĐẠO]

5.1 Muốn học được phong cách lãnh đạo hay phục vụ (Chúa Ki-tô và Hội Thánh) của Thánh Phao-lô thì việc đầu tiên là chúng ta nhận ngài là sư phụ, là thầy của mỗi người chúng ta. Nếu có một nghi thức bái sư đàng hoàng, trang trọng và công khai thì càng tốt.


5.2 Việc thứ hai là chúng ta siêng năng đọc lại các thư của ngài để nhận ra 6 yếu tố quan trọng và 4 đặc điểm của/ trong phong cách lãnh đạo của Thánh Phao-lô mà phác họa lại trong tâm trí và cung cách phục vụ của chúng ta.

- 6 yếu tố quan trọng của/trong phong cách lãnh đạo của Thánh Phao-lô:

(a) ý thức và xác tín về ơn gọi

(b) chấp nhận để Thánh Thần biến đổi

(c) chọn Chúa Giê-su là Chúa là Vua của mình và sống mật thiết với Người

(d) đi khắp đó đây để rao giảng Tin Mừng và thiết lập cộng đoàn

(đ) dùng thư tín trong việc giảng dậy và truyền giáo

(e) phát huy hết khả năng của các cộng sự.
- 4 đặc điểm của/trong phong cách lãnh đạo của Thánh Phao-lô:

(a) hết lòng hết sức với sứ mạng

(b) quý trọng yêu thương các tín hữu và cộng sự

(c) thẳng thắn, trung thực

(d) khiêm nhường, tự hạ.
VI. CẦU NGUYỆN KẾT THÚC

6.1 Gợi ý của người hướng dẫn

Chúng ta vừa học về phong cách lãnh đạo hay phục vụ (Chúa Ki-tô và Hội Thánh) của Thánh Phao-lô. Phong cách ấy được thể hiện trong cách sống và cách truyền giáo của ngài; vì thế có sức lôi cuốn mạnh mẽ vô cùng.

Chúng ta hãy đọc/nghe lại một đoạn tự thuật của Thánh Phao-lô, để ngưỡng mộ và noi gương ngài:

«Họ là người Híp-ri ư? Tôi cũng vậy!

Họ là người Ít-ra-en ư? Tôi cũng vậy!

Họ là dòng giống Áp-ra-ham ư? Tôi cũng vậy!

Họ là người phục vụ Đức Ki-tô ư? Tôi nói như người điên: tôi còn hơn họ nữa!

Hơn nhiều vì công khó, hơn nhiều vì ở tù, hơn gấp bội vì chịu đòn, bao lần suýt chết.

Năm lần tôi bị người Do-thái đánh bốn mươi roi bớt một; ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị đắm tàu; một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi!

Tôi còn hơn họ, vì phải thực hiện nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông,

nguy hiểm do trộm cướp,

nguy hiểm do đồng bào,

nguy hiểm vì dân ngoại,

nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em.

Tôi còn phải vất vả mệt nhọc,

thường phải thức đêm,

bị đói khát,

nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng.

Không kể các điều khác, còn có nỗi ray rứt hằng ngày của tôi là mối bận tâm lo cho tất cả các Hội Thánh!

Có ai yếu đuối mà tôi lại không cảm thấy mình yếu đuối? Có ai vấp ngã mà tôi lại không cảm thấy lòng sôi lên?»

(2 Cr 11,22-29).


6.2 Cùng cầu nguyện

Lạy Thiên Chúa là Cha của Đức Giê-su Ki-tô và là Cha của chúng con, chúng con ngợi khen, cảm tạ và chúc tụng Cha, vì Cha đã dùng Tông Đồ Phao-lô trong việc rao giảng Tin Mừng Cứu Độ cho dân ngoại. Nhờ cuộc sống, hoạt động và các thư của ngài mà Danh Cha được cả sáng giữa các cộng đồng nhân loại và Giáo hội Cha được xây dựng khắp nơi nơi.

Cùng với Đức Trinh Nữ Ma-ri-a là Mẹ Đức Giê-su Ki-tô và là Mẹ chúng con, cùng với Thánh Phao-lô và các Thánh Tông Đồ, chúng con hát ca tình thương của Cha, tấm lòng của Cha.
6.3 Cùng hát bài
TRONG TIM CHÚA
1. Trong trái tim Chúa yêu muôn đời, con xin được một chỗ nghỉ ngơi, nhỏ bé thôi, nhỏ bé thôi, như nước mưa tan trong biển khơi.

Nhỏ bé thôi, nhỏ bé thôi, những ước mơ con có trong đời, nhỏ bé thôi, nhỏ bé thôi là tình con trong khối tình Người.


ĐK: Trái tim hồng Thiên Chúa trái tim Người CHA. Mãi muôn đời yêu dấu chúng con gần xa.

Tháng năm đời con sống chứa chan lời ca.

Có ân tình Thiên Chúa trái tim nở hoa.
2. Trong trái tim Chúa như nôi hồng, con xin được như bé ngủ mơ, một giấc mơ, nghìn giấc mơ, những giấc mơ ấm êm tuổi thơ.

Nhỏ bé thôi, nhỏ bé thôi, những giấc mơ con có trong đời, là sống vui, là hát vui, là trẻ thơ trong mái nhà Người.


3. Trong trái tim Chúa bao ân cần, con xin được say nếm hồng ân, là trái ngon, là trái ngon, những trái ngon dưỡng nuôi đời con.

Là bánh thơm, là sữa thơm giúp con mau chân bước lên trời, là đóa hoa, là tiếng ca, gọi lòng con mau bước về nhà.


4. Trong trái tim Chúa bao dịu dàng, con xin được nghe Chúa bảo ban, dậy dỗ con, dậy dỗ con, dậy dỗ con biết sống sao thắm tươi tình son.

Tìm bước theo đường mến yêu, biết dâng trao, biết thứ tha nhiều. Cùng Chúa đi, cùng Chúa đi, hòa niềm vui chung với mọi người.



PHẦN THỨ HAI

CÁC BÀI ĐỌC THÊM
BÀI ĐỌC THÊM I

CUỘC GẶP GỠ ĐỔI ĐỜI CỦA THÁNH PHAOLÔ VỚI CHÚA KITÔ PHỤC SINH

Một trong các đề tài được thánh Phaolô đề cập tới nhiều lần trong các thư, đó là kinh nghiệm cuộc gặp gỡ đổi đời với Chúa Kitô phục sinh. Tuy nó quan trọng, nhưng thánh Phaolô không trình thuật tỉ mỉ các phản ứng tâm lý và các chi tiết diễn biến bề ngoài. Phaolô chỉ nêu bật lòng thương xót của Chúa Kitô đối với ngài (1 Cr 7,25), là người không xứng đáng được Chúa thương như vậy, vì đã bắt bớ các kitô hữu. Nhưng Chúa Kitô đã xót thương và ”sau cùng cũng hiện ra với ngài là kẻ sinh sau đẻ muộn”, như thánh nhân viết trong chương 15,8 thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô.

Khi tranh luận với các tông đồ giả len lỏi trong cộng đoàn để đánh phá công cuộc truyền giáo bằng cách phao đồn thánh nhân không phải là tông đồ thật, Phaolô đã phân trần: ”Có phải tôi là người đã không được trông thấy Chúa Giêsu hay sao?” (9,1). Trong phần tự biện minh cho ơn gọi tông đồ và sứ mệnh của mình, chương 1 thư gửi tín hữu Galát, Phaolô minh xác rằng Tin Mừng mà ngài rao giảng cho họ đã được chính Chúa Giêsu Kitô mạc khải cho ngài, chứ thánh nhân không học hỏi từ con người (Gl 1,12). Chính Thiên Chúa Cha đã có sáng kiến mạc khải Đức Giêsu Con Ngài cho thánh nhân, để thánh nhân rao truyền cho các anh chị em ngoài Do thái giáo (Gl 1,15-16).

Kinh nghiệm được mạc khải, được soi sáng này, thánh Phaolô diễn tả bằng một hình ảnh tuyệt đẹp khi viết trong thư thứ hai gửi tín hữu Côrintô: ”Và Thiên Chúa là Đấng đã phán ”ánh sáng hãy bừng lên trong bóng tối”, đã khiến cho ánh sáng chiếu soi trong tâm lòng chúng ta, để chúng ta cũng khiến cho sự hiểu biết vinh quang Thiên Chúa phản ánh nơi gương mặt của Chúa Kitô, rạng ngời lên” (2 Cr 4,6). Sau cùng trong thư gửi tín hữu Philiphê, Phaolô tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là Chúa của ngài (Pl 3,8), Đấng đã dùng sức mạnh mà giơ tay túm lấy thánh nhân (Pl 3,12). Nói cách khác, thánh Phaolô muốn khẳng định rằng kinh nghiệm gặp gỡ Chúa Kitô phục sinh trên đường tới thành Damasco khiến cho thánh nhân xác tín mình là người được hay bị Chúa Kitô chiếm hữu.

Qua đó chúng ta thấy trình thuật cuộc gặp gỡ đổi đời của Phaolô rất khác xa với lược đồ cổ điển của biến cố hoán cải được hiểu trong nghĩa cá nhân và luân lý, bởi vì Phaolô không phải là một người bê tha tội lỗi tìm lại đường ngay nẻo chính, sau khi đã đi theo con đường sự dữ. Phaolô lại càng không phải là một người đã dùng sự hiểu biết và lý trí của mình để đi tới chỗ tin nhận Thiên Chúa hay đạt được thị kiến tôn giáo giúp hiểu biết thực tại siêu việt.

Nếu chúng ta muốn nói tới sự hoán cải của Phaolô, thì đó là sự hoán cải, nghĩa là đổi hướng đang đi, quay ngược trở lại 180 độ để đi đến với Chúa Kitô, Chúa Kitô phục sinh mà thánh nhân khám phá ra với đôi mắt lòng tin. Phaolô tin vào sự siêu việt của Đức Kitô phục sinh, Con Thiên Chúa và là Đấng trung gian duy nhất, đại đồng, trao ban ơn cứu độ cho con người.

Khi dùng từ ”khám phá” là chúng ta đứng trên bình diện nhân chủng. Thật ra, thánh Phaolô đã không bao giờ dùng từ khám phá để nói về cuộc gặp gỡ đổi đời của ngài với Chúa Kitô phục sinh. Phaolô đã luôn luôn nói tới biến cố Đức Kitô phục sinh đã tới gặp ngài trong vinh quang rạng ngời của Thiên Chúa Cha, là Đấng đã soi sáng và mạc khải cho thánh nhân hiểu biết căn cước của Chúa Kitô. Nói cách khác, thánh Phaolô đã không miêu tả kinh nghiệm gặp gỡ của ngài trong nhãn quan tiểu sử hay trên bình diện tâm lý, mà giải thích kinh nghiệm gặp gỡ Chúa Kitô phục sinh với các ý niệm thần học thuần túy.

Đặc biệt Phaolô đã lồng khung kinh nghiệm đó vào trong bối cảnh của lịch sử cứu độ, và đặt để nó vào trung tâm thời điểm ghi dấu khúc rẽ quyết liệt và định đoạt, mà Chúa Giêsu Kitô phục sinh đã đem lại cho lịch sử cứu độ. Cuộc gặp gỡ đổi đời của thánh Phaolô với Chúa Kitô phục sinh đã là một biến cố ơn thánh (Cf. 1 Cr 15,10). Đó là một thí dụ điển hình minh chứng cho thấy kiểu cách hành xử của Thiên Chúa trong nỗ lực cống hiến ơn cứu độ của Ngài cho tất cả mọi người, kể cả những người thù ghét Thiên Chúa và bách hại các tín hữu (Pl 3,7-11).

Chúng ta có thể định nghĩa biến cố gặp gỡ đổi đời ấy của thánh Phaolô như là một cuộc tạo dựng mới; vì ánh sáng chói chang bùng nổ đã chiếu soi thế giới tối tăm của cuộc đời Phaolô, cũng là ánh sáng Thiên Chúa đã tạo dựng vào thời khai nguyên vũ trụ, để kéo lôi vũ trụ ra khỏi bóng tối của cảnh hỗn mang nguyên thủy (Cf. 2 Cr 4,6). Cũng chính Ánh sáng thiên linh ấy đã ghi dấu biến cố phục sinh của Đức Giêsu Kitô, khải hoàn ra khỏi thế giới tối tăm của kẻ chết, và sau đó hiện ra với Phêrô và đoàn Tông Đồ ( Cf. 1 Cr 15.5-8). Nó nằm trong toàn bộ việc mạc khải sau hết, liên quan tới chương trình cứu độ của Thiên Chúa, tập trung và thành toàn nơi con người của Đức Kitô (Cf. Gl 1,16).

Sau cùng, biến cố ơn thánh và gặp gỡ đổi đời ấy của Phaolô thành toàn lịch sử ơn gọi của các ngôn sứ trong Cựu Ước; bởi vì cũng giống như ngôn sứ Giêrêmia (Gr 1,5), và Người Tôi Tớ của Đức Giavê (Is 49,1), thánh Phaolô cũng đã được Thiên Chúa tuyển chọn trước khi sinh ra (Gl 1,15).

Tóm lại, cuộc gặp gỡ đổi đời của Phaolô không phải là một sự thay đổi cuộc sống có tính cách đạo đức luân lý và tôn giáo, cũng không phải là một dữ kiện cá nhân, riêng tư, mà là một biến cố có chiều kích công khai và công cộng. Thật thế, vì khi hoán cải, khi quay về với Chúa Kitô và tin theo Ngài, Phaolô cũng nhận lãnh lấy sứ mệnh của toàn cộng đoàn Kitô: đó là rao giảng Tin Mừng cứu độ của Chúa Giêsu Kitô trên toàn thế giới.

Biến cố gặp gỡ Chúa Kitô phục sinh trên đường đến thành Damasco đã không chỉ cho tín hữu Phaolô chào đời, mà cũng còn làm nảy sinh ra thừa sai Phaolô nữa. Thiên Chúa đã mạc khải cho Phaolô biết Chúa Kitô Con Ngài, để ông loan báo Chúa Kitô cho dân ngoại (Gl 1,16).

Kinh nghiệm cuộc gặp gỡ đổi đời của Phaolô cũng được trình thuật trong chương 9,1-18 sách Tông Đồ Công Vụ, nhưng mang sắc thái thê thảm và có mục đích khuyến dụ. Chúa Kitô phục sinh vinh hiển đã chặn đường Saulô, kẻ bách hại các kitô hữu, quật ông té xuống đất, đánh cho ông mù mắt bằng ánh sáng thiên linh của Ngài, và mạc khải cho ông biết Ngài là Đức Kitô mà ông đang truy lùng bắt bớ. Câu chuyện được đặt trên miệng của Phaolô với một vài thay đổi trong các chương 22,3-16 và 26,9-23.

Biến cố được miêu tả trong giọng văn và lược đồ của các lần Thiên Chúa tự tỏ hiện ra cho con người, như ghi trong các văn bản Kinh Thánh Cựu Ước. Do đó nó không phải là một trang lịch sử trình thuật những gì đã xảy ra một cách chính xác và trung thực. Các nhân tố mang sắc thái phép lạ là một kiểu cách hành văn có mục đích nêu bật cường độ của cuộc găp gỡ đổi đời của Phaolô với Chúa Kitô phục sinh, và nhất là để nhấn mạnh đến chiều sâu của biến cố ơn thánh đó trong cuộc đời của một người biệt phái cuồng nhiệt như Phaolô.

Hình thái của lối văn kể chuyện cũng cho thấy tiến trình giải thích biến cố. Các chứng từ trực tiếp cũng như gián tiếp trong Kinh Thánh Tân Ước không cung cấp cho chúng ta các yếu tố giúp đọc hiểu được con đường tâm lý, mà thánh Phaolô đã theo trong cuộc gặp gỡ đổi đời đó. Đã có các nhân tố lịch sử nào ảnh hưởng trên sự đổi đời này? Đây là một cú sét tình yêu siêu việt, hay Phaolô đã phải lần mò theo một tiến trình trưởng thành từng bước, đòi hỏi nhiều thời gian với các đêm dài thao thức âu lo?

Không ai có thể trả lời được các câu hỏi này. Theo những suy tư thánh Phaolô kể lại cho các tín hữu 20 năm sau đó, chúng ta có thể nhận ra một tiến trình rõ ràng trong ý thức là tông đồ của Phaolô. Ý thức đó đã được các kinh nghiệm về Giáo Hội và sinh hoạt truyền giáo củng cố thêm dần dần với thời gian.

Cũng không ai có thể xác định một cách chính xác biến cố này đã xảy ra khi nào. Nếu giữa các năm 51-52, thánh Phaolô đang truyền giáo tại Côrintô, thì biến cố gặp gỡ đổi đời đã xảy ra vào khoảng năm 30. Tuy nhiên chúng ta có thể lượng định sự thay đổi trong cuộc sống của Phaolô một cách chắc chắn. Từ chỗ là một người biệt phái nhiệt thành tuân giữ luật lệ Môshê và các truyền thống Do thái giáo một cách tỉ mỉ, đến như tôn thờ cái tôi của chính mình và chắc chắn nắm vững ơn cứu độ trong tay qua việc tuân giữ luật lệ, Phaolô hiểu ra cái vô lý và vô ích của thái độ sống đạo này. Ông đã kiếm tìm cho mình một con đường khác. Và sau cùng Thiên Chúa đã thưởng cho các kiếm tìm chân thành và kiên trì của Phaolô.

Sau cuộc gặp gỡ đổi đời với Chúa Kitô phục sinh, Phaolô say mê Chúa Kitô chịu đóng đanh tới độ ông không còn trông thấy gì khác ngoài Chúa Kitô. Phaolô coi tất cả mọi sự trên trần gian này là một mất mát và nhận chịu mất mát mọi sự, kể cả mạng sống mình, miễn là có thể đem mọi người về với Chúa Kitô (Pl 3,8-9). Nghĩa là Phaolô đổi hướng đời mình 180 độ: từ chỗ tự mãn tưởng mình toàn năng, có thể tự cứu rỗi qua những gì mình làm, tới chỗ nhận rằng mình tùy thuộc và tín thác hoàn toàn nơi Chúa Kitô; từ thái độ tuân giữ luật lệ như nô lệ tới thái độ vâng phục của lòng tin.

Khi đọc các thư của Phaolô chúng ta thấy rõ tâm lý điển hình của một tâm hồn hoán cải: hoàn toàn gắn bó với lý tưởng sống mới, tố cáo thái độ sống lầm lạc trước đây của mình, xác tín mạnh mẽ rằng con đường mình đã chọn là đúng, can đảm và kiên trì trong mọi gian lao thử thách phải chịu vì lý tưởng sống mới ấy. Như hoa trái của một cuộc kiếm tìm, lòng tin của Phaolô tươi mát và nồng cháy. Nhưng đồng thời một đôi khi lòng tin đó cũng khiến cho vị tông đồ dân ngoại có thái độ thiếu bao dung và bất công đối với các địch thủ của ngài trong lòng tin. Phaolô không bao giờ chấp nhận các giàn xếp lắt léo để được yên thân hay khỏi phải gặp khó khăn đau khổ.

Lm. Giuse Linh Tiến Khải



BÀI ĐỌC THÊM II
THÁNH PHAO-LÔ TRỞ LẠI

Hôm nay, Giáo Hội tưởng niệm biến cố trở lại của Thánh Phaolô.

Theo Sách Công Vụ các sứ đồ, quyển sử ký ghi lại trong giai đoạn tiên khởi của Giáo Hội, Saolê, tên gọi Do Thái của Phaolô, là một thanh niên phong thái và đầy nhiệt huyết đối với Ðạo. Vừa thụ huấn xong với một thầy Rabbi nổi tiếng trong nước, Saolê xung phong đi săn lùng những người môn đệ của Ðức Kitô mà anh cho là một bè phái đi ngược lại với Ðạo giáo.

Một hôm, đang trên đường đi Damascô để lùng bắt các môn đệ của Chúa Giêsu, anh đã bị một luồng Sáng đánh quật té xuống khỏi ngựa và từ trong ánh sáng ấy, anh đã nhận ra tiếng nói của Chúa Giêsu: "Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt hại".

Từ đó, sự hăng say bách hại các Kitô hữu đã biến thành lòng nhiệt thành phụng sự Giáo Hội của Ðức Kitô. Thiên Chúa đã sử dụng Phaolô làm khí cụ Truyền Giảng Tin Mừng cho Dân Ngoại, tức là các dân tộc ở ngoại Do Thái Giáo.

Cuộc trở lại của Thánh Phaolô đã đánh dấu một khúc quan trọng nhất trong lịch sử của Giáo Hội tiên khởi. Tin Mừng không chỉ giới hạn trong ranh giới của Do Thái cũng như lề luật Maisen, Tin Mừng còn là một nối dài của Do Thái Giáo, nhưng chính là một Tôn Giáo mới cho mọi dân tộc, mọi văn hóa.

Giáo Hội tưởng niệm biến cố trở lại của thánh Phaolô như cao điểm của tuần lễ cầu cho hiệp nhất. Nơi thánh Phaolô, con người đã dám vượt ra khỏi ranh giới của dân tộc, của Ðạo Giáo của mình, để tuyên bố: Hãy trở thành Hy Lạp với người Hy Lạp, La Mã với người La Mã, nô lệ với người nô lệ. Giáo Hội nhận ra kiểu mẫu đích thực của hiệp nhất. Sự hiệp nhất chỉ có thể thực hiện được, nếu mỗi người môn đệ của Chúa Giêsu có đủ can đảm ra khỏi chính mình. Phải chăng đó không là đòi hỏi đầu tiên của sự trở lại?

Theo từ điển tiếng Việt của Nhà Xuất bản Khoa Học Xã Hội, "trở lại" nghĩa là về nơi mình ra đi.

Nơi mình đã xuất phát, nơi mình đã ra đi đối với người Kitô chúng ta là gì nếu không phải là Thiên Chúa. Như vậy, trở lại chính là quay trở về với Thiên Chúa.

Sự quay trở lại ấy đòi hỏi một sự từ bỏ tận căn và một thái độ sẵn sàng tuyệt đối. Chúng ta phải đọc lại sự trở lại của Thánh Phaolô:

Phaolô là một người thanh niên hăng say với lý tưởng. Lý tưởng của anh chính là phụng sự Chúa hết mình bằng cách tiêu diệt những kẻ mà anh cho là Tà Ðạo. Nhưng trong phút chốc, lần ngã ngựa đau điếng cả người hôm đó đã buộc anh phải xoay chiều hoàn toàn: Những gì anh cho là Tà Ðạo trước kia nay anh phải xem lại Chính Ðạo. Phaolô phải quay ngược đường trở lại. Từ bỏ tất cả những gì mình hằng ôm ấp từ trước đến nay, từ bỏ con đường mình đang đi, Phaolô đã trở thành một khí cụ mềm nhũn trong tay Chúa.

Ra khỏi chính mình, từ bỏ chính mình để trở thành khí cụ trong tay Chúa: đó là đặc điểm của sự trở lại trong Kitô giáo chúng ta.

Sự trở lại đó không chỉ là sự quay về với Chúa của những người không tín ngưỡng, của những người từ chối Giáo Hội khác, nhưng là đòi hỏi từng ngày của người Kitô. Mỗi lúc một đến gần với cùng đích của chúng ta là chính Chúa: đó là lý tưởng của người Kitô chúng ta.

Càng đến gần với Chúa càng sẵn sàng trở nên khí cụ của Chúa, chúng ta càng đến gần với tha nhân.

Xin Thánh Phaolô mà chúng ta tưởng niệm biến cố trở lại hôm nay, giúp chúng ta hiểu được sự trở lại đích thực mà người Kitô chúng ta phải theo đuổi mỗi ngày.
Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài

(VietCatholic News 25/01/2005)


 

BÀI ĐỌC THÊM III


ĐỨC KI-TÔ CỦA THÁNH PHAO-LÔ
Trong cuộc đời của Thánh Phao-lô, có cái trước và cái sau: Đa-mát chính là ngưỡng cửa.

Trước đó, Thánh Phao-lô là một người Biệt phái và vì lòng tin, ngài chống lại Đức Giê-su và đi lùng bắt các môn đệ Người.

Sau đó, ngài hết lòng hết sức với Đấng đã chộp bắt ngài giữa đường. Thánh Phê-rô, Gio-an, các môn đệ đầu tiên đã dần dần khám phá ra con đường của Thày mình và chỉ sau Phục sinh và Hiện xuống, các ngài mới nhận ra rằng người bạn của mình là Con Thiên Chúa.

Các ngài giống các Ki-tô hữu ngày nay được rửa tội từ khi mới sinh, phải khám phá ra, từ bên trong, niềm tin mà mình đã lãnh nhận.

Còn Phao-lô thuộc hàng ngũ những kẻ trở lại, mà trong một sớm một chiều, cuộc sống hoàn toàn bị đảo lộn.

Khác với các tác giả Tin Mừng, Phao-lô không viết một tác phẩm mà trong đó người ta tìm thấy được tư tưởng cuối cùng của ngài: Phao-lô đã thảo những bức thư, tùy theo từng hoàn cảnh, và người ta nhận thấy có sự chuyển biến trong quá trình khám phá Đức Ki-tô của Ngài trong các thư đó.



KẺ BỊ NGUYỀN RỦA LẠI ĐƯỢC TÔN VINH

Kẻ mà Phao-lô nghĩ là bị Thiên Chúa nguyền rủa, vì đã bị quyền bính tôn giáo và lề luật kết án, lại xuất hiện trước mắt ngài như Đấng được Thiên Chúa tôn vinh: Như chúng ta đã thấy, đó là nguồn gốc tư tưởng Phao-lô. Ngài đặt sự xuất hiện đó trên cùng một bình diện như các biểu lộ của Đấng Phục sinh với các môn đệ; vì sự xuất hiện đó mà Phao-lô trở thành Tông đồ y như các môn đệ kia vậy (đọc nhiều chỗ Phao-lô tuyên bố mình là Tông đồ theo ơn gọi : 1 Cr 15,9; 9,1; Gl 1,1…).

Điều chắc chắn là Phao-lô đã không biết Đức Giê-su trong cuộc sống trần thế của Người. Ngay từ buổi đầu Phao-lô đã gặp Người như Đấng phục sinh vinh hiển, như là Đức Chúa.

LÀ ĐẤNG ĐANG ĐẾN

Phao-lô trình bày kinh nghiệm Đa-mát như một khải huyền (Gl 1,16). Giai đoạn đầu đời sống Ki-tô hữu của Ngài là giai đoạn tràn đầy phấn khởi và ngưỡng mộ của một con người vừa trở lại được Đức Ki-tô chiếm hữu. Ngài đã ý thức về đời sống của Đức Ki-tô nơi Ngài và ý thức về sự mới mẻ của thế giới này, một cách hết sức mạnh mẽ đến nỗi ngài chỉ còn một ước vong duy nhất: Ước gì ngày của Chúa, ngày quang lâm mau đến, chấm dứt lịch sử. Phao-lô bắt đầu sứ vụ của mình bằng cách sống và giúp các Ki-tô hữu của ngài sống trong niềm trông đợi Chúa đang đến gần.



ĐẤNG BỊ ĐÓNG ĐINH THẬP GIÁ BAN ƠN CỨU ĐỘ

Nhưng ngày quang lâm cứ trì hoãn… Cần phải kiên trì. Nhất là Phao-lô khám phá rõ hơn tư tưởng triết Hy lạp, lòng khát khao sự khôn ngoan loài người của mình (1 Cr 1-2). Chắc là ngài mang nặng dấu ấn cuộc thất bại ở A-tê-na (Cv 17).

Càng ngày ngài càng nhấn mạnh đến thần học thập giá, điều mà lúc đầu ngài vẫn để yên trong bóng tối: “Tôi đã dứt khoát không biết điều gì ngoài Đức Giê-su Ki-tô và Đức Ki-tô bị đóng đinh thập giá” (2 Cr 2,2).

Phao-lô ý thức rõ rệt hơn sự thiếu xót của lề luật; ý niệm “sự công chính xuất phát từ lề luật và từ tất cả những gì mà chúng ta thực hiện được” chẳng có thể đứng vững: chúng ta được cứu rỗi là nhờ ân sủng, nhờ gắn bó vô điều kiện với Đức Ki-tô, bằng đức tin và phép rửa.

A-đam mới là người đầu tiên thứ hai của một thế giới mới. Rải rác trong các thư Cô-rin-tô, Phi-lip-phê, Ga-lát, Rô-ma, Phao-lô cho thấy một cách cụ thể thế nào là cuộc sống thường nhật với Đức Ki-tô, trong Đức Ki-tô, là được cứu độ bằng thập giá.

LÀ CHÚA TỂ VŨ TRỤ VÀ LỊCH SỬ

Nhờ suy tư suốt bốn năm trường trong ngục tù, nhờ suy niệm các bản văn Thánh Kinh, đặc biệt là sách khôn ngoan, nhờ cuộc khủng hoảng của giáo dân Cô-lô-xê, Phao-lô đạt tới chỗ nhận ra vai trò thực sự của Đức Ki-tô trong vũ trụ. Người không chỉ là Đấng Cứu độ cộng đoàn; Người là Chúa của lịch sử, là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình, là Trưởng tử của loài thụ sinh, là Đấng Sáng tạo vũ trụ, nhờ Người và vì Người tất cả đã được tạo thành. Trong Người, Thiên Chúa muốn quy tụ tất cả, Người là Đức Chúa vì vinh quang của Chúa Cha.


Étienne Charpentier [Pour lire le Nouveau Testament, NXB Cerf, Paris, 1986, trang 54.

Người dịch : Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.]



BÀI ĐỌC THÊM IV
PHAOLÔ VỊ TÔNG ĐỒ VĨ ĐẠI

"Vì tôi là người hèn mọn nhất trong các tông đồ,



Và tôi cũng không đáng gọi là tông đồ nữa,

Bởi tôi đã bắt bớ Hội Thánh của Thiên Chúa."(1 Cr 15,9)

Trước khi trở lại, Phaolô phản ứng thế nào trước Tin Mừng về Đức Kitô?

Cái tin ấy quả là một chuyện vô lý nhất, chưa từng nghe nói đến bao giờ. Làm thế nào mà một người có lý trí như Phaolô lại có thể tin được? Ông không thể chấp nhận. Nhảm nhí, vô lý. Ông không phải là một người ngu. Ông đã từng nghe nói đến nhiều tà thuyết. Ông đã từng là một môn sinh ở trường Kinh Thánh. Thầy của ông đã chẳng là những vị giáo sư hiểu biết tiếng tăm nhất đó sao? Thầy biệt phái Gamaliel chẳng hạn. Phaolô đã từng học cách phân biệt phải trái, điều hợp lý với điều vô lý, điều tin được với điều không thể tin được. Ông cũng đã biết nhiều về thần thoại Hy Lạp, nhưng đấy chỉ là thần thoại kia mà... Không một người học thức nào lại không biết các thần Zeus, Apollo...: đó chỉ là những nhân vật tưởng tượng. Mặt khác Aristote, Socrate là những vĩ nhân nhưng cũng chỉ là con người mà thôi...

Thế còn câu chuyện điên đầu về Giêsu Nazareth ?

Các người thất học ấy muốn gì đây ?

Không ai phủ nhận Giêsu Nazareth là một người có thật. Ông ta sinh ra ở Bêlem và lớn lên ở Nazareth: ai cũng biết. Đầu tiên, Giêsu lôi cuốn đám đông, chữa bệnh và làm một vài chuyện lạ... Phaolô đã từng nghe nói như thế và ông không nghi ngờ gì cả. Bạn của ông trong Hội Đồng đã chứng kiến Giêsu làm phép lạ.

Dù sao thì Giêsu cũng không xuất thân từ một trường Kinh Thánh, ông ta chỉ là một người rao giảng nay đây, mai đó, với một lập trường riêng tư. Phaolô có được nghe kể lại về những bài giảng của Giêsu. Phaolô công nhận rằng Giêsu có kiến thức, hiểu biết sâu rộng. Dĩ nhiên những điều Giêsu nói đều có liên quan đến lề luật. Vâng , Giêsu biết rõ về Môsê, về các tiên tri. Giêsu có một lối nhìn vấn đề thật độc đáo và có uy quyền. Nhưng, chỉ có thế thôi...

Tuy nhiên, khi Giêsu bắt đầu gây rối, ông ta la lối, xua đuổi mọi người trong Đền Thờ thì ông ta đã đi quá xa rồi.

Ông ta lấy quyền gì?

Ai cho phép ông ta ?

Dĩ nhiên, Caipha có lý khi đã xử tử ông ta. Phải công nhận rằng tử hình bằng thập giá thì hơi nặng tay đấy, nhưng Giêsu cứ tưởng mình là ai mới được chứ ?...

Rồi, bây giờ xảy ra cái tin động trời là Giêsu đã sống lại. Môn đệ của ông ta loan báo rằng ông ta đã chết và đã sống lại. Có một tí gì hữu lý không chứ ? Lẽ dĩ nhiên, là Biệt Phái, Phaolô tin rằng người ta sẽ sống lại nhưng vào ngày tận thế kia chứ. Bụt thần thì có nhiều, nhưng Thiên Chúa của dân Do Thái thì chỉ có một. Phaolô nhớ sách Đệ Nhị Luật:

"Israel, này nghe đây, Chúa là Thiên Chúa,

Chúa chúng ta là một Thiên Chúa duy nhất." (Đnl 6-4).

Còn Giêsu, ông ta chỉ là một người thợ mộc Do Thái, một người hiền lành, có uy quyền khi rao giảng. Ông ta có thể là một tiên tri là quá lắm rồi. Nhưng Giêsu cũng lại là một người gây rối.

Thật ra ông không phải là một người Do Thái đàng hoàng.

Ông ta cố tình không giữ việc kiêng cử trong ngày Hưu Lễ.

Ông ta ít đến nhà thờ trong những năm cuối cùng,

Ông ta tự cho phép tha tội cho những loại người bất xứng,

Ông ta lại còn làm loạn trong Đền Thờ.

Không,
Đó không phải là lối sống của một người Do Thái đứng đắn.

Với tư cách là người có học, một người biệt phái mộ đạo, Phaolô tự hứa phải ra tay tiêu diệt bọn tà đạo này. Phaolô không thể chấp nhận cứ như thế mãi được. Ông sẽ hành động để làm vinh danh Thiên Chúa của Israel, Thiên Chúa chính danh và hằng sống, Thiên Chúa duy nhất và hay ghen. Phaolô cương quyết đi đến nơi nào có tín hữu của Giêsu. Ông sẽ đưa họ ra nơi công nghị đối đáp với ông để xem họ sai lầm đến mức độ nào. Và nếu cần thì có thể giết họ luôn. Giết vài trăm người để cho đạo Israel đứng vững thì cũng là một điều đáng làm.

Có một người đáng thương bị nhóm môn đệ Giêsu lung lạc dụ dỗ đến nỗi bị kết tội và đem ra ném đá cho chết. Phaolô đã chứng kiến rất rõ và ông còn giữ áo cho họ rảnh tay ném đá. Nạn nhân ấy tên là Têphanô. Anh ta muốn giảng cho họ, các biệt phái, về lịch sử Do Thái. Anh ta còn cả gan buộc tội họ:



"Quân cứng cổ, lòng đá, tai điếc,

Các ngươi luôn đối nghịch với Thánh Thần.

Cha ông các ngươi thế nào thì các ngươi cũng vậy,

Có tiên tri nào mà cha ông các ngươi không bắt bớ ?

Họ đã giết các người tiên báo

về việc giáng thế của Đấng Công Chính

Và nay, các ngươi đã nộp và giết chết Người..." (Cv 7,51-53)

Như thế là quá lắm rồi. Tất cả bọn họ nghiến răng hăm dọa.

Nhưng Têphanô còn nói lời lộng ngôn này nữa:

"Tôi thấy Con Loài Người ngự đến bên hữu Thiên Chúa" (Cv 7,56)

Nói như thế thì tha làm sao được.

Họ bèn lôi Têphanô ra ngoài thành mà ném đá.

Phaolô đi theo, Phaolô đứng nhìn và đồng tình...

Giờ đây, ông đang trên đường đi Đamas,

Ông vừa nhận lệnh từ Giêrusalem và hăng say vượt 250 cây số đến Đamas,

Ông mong muốn lôi ngay bọn tà đạo về Giêrusalem...

Giêsu là Đấng Thiên Sai,

Giêsu sống lại từ cõi chết,

Giêsu ngự bên hữu Thiên Chúa .v.v.

Bọn tà đạo lại còn trích dẫn Kinh Thánh để chứng minh nữa chứ:

"Người sẽ không thí bỏ hồn tôi nơi âm phủ,

Và không để Đấng Thánh của Người phải thấy mục nát " (Cv 2,27, trích dẫn Tv 16,10)

Đó, bọn tà đạo đã dám áp dụng câu ấy cho Giêsu,

Đúng là bọn gian tà thì cái gì cũng gian được...

Thế rồi, bỗng dưng một luồng ánh sáng bao phủ lấy Phaolô

làm ông ngã ngựa.

Ông không còn thấy gì nữa.

Rồi ông nghe có tiếng gọi ông:

"Saolê, Saolê, sao ngươi lại bắt bớ Ta ?".

Phaolô hỏi lại:

"Thưa Ngài, Ngài là ai ?"

Tiếng nói lại âm vang:

"Ta là Giêsu mà ngươi đang bách hại. Song, ngươi hãy chỗi dậy mà vào thành, ở đó người ta sẽ nói cho ngươi biết ngươi phải làm gì..." (Cv 9,5-8).

Phaolô đứng dậy, ông chớp mắt mà vẫn không thấy gì.

Ông được đưa về Đamas...

Ba ngày tròn, ông như kẻ bị mù,

Ba ngày tròn ông sống lại giây phút lạ lùng vừa qua,

Ba ngày tròn, ông trở lại hồi tưởng điều ông đã gặp.

Ánh sáng ấy mạnh mẽ đến nỗi ông trở nên mù lòa...

Bây giờ thì ông đã thấy, đã gặp Đức Giêsu.

Đây là một sự kiện:

Người đã sống lại thật rồi,

Người thật là Đấng Thiên Sai,

Người là Đấng Phục Sinh,

Người đã lên Trời ngự bên hữu Thiên Chúa...

Điều này là một mầu nhiệm đến phi lý.

Nhưng, sự thật đúng là như vậy.

Têphanô đã nói thật mà Phaolô lại điếc,

Têphanô quả là không điên khùng chút nào.

Phaolô giờ đây mới ân hận làm sao,

Chính Phaolô cũng đã thấy Con Loài Người kia thật tỏ tường,

Đây là sự thật không thể nào chối cãi được...

Ba ngày sau, có một người Do Thái thuộc cộng đoàn mới đã đến gõ cửa và bảo:

"Saolê, người anh em, anh hãy nhìn thấy lại."

Thế là phép lạ đã xảy ra, Phaolô lại được thấy. Ông nhìn quanh ngỡ ngàng. Người Do Thái ấy tên là Anania, ông ta nói tiếp:

"Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã tiền định cho anh biết Thánh Ý Người và được thấy Đấng Công Chính và nghe tiếng xuất từ miệng Người, vì anh sẽ làm chứng tá cho Người trước mặt mọi người về các điều anh đã thấy và đã nghe" (Cv 13,15).

Và Phaolô đã chịu phép rửa bởi tay Anania.

Phaolô đã ghi khắc lời Anania để sau này, trong hầu hết các lá thư của mình, ông đều nhắc lại:

"Phaolô, tông đồ của Đức Giêsu Kitô, bởi Ý Định của Thiên Chúa."

Phaolô khởi đầu lá thư nào cũng bằng câu nói ấy.

Ông thực hành lời Anania.

Ông đi làm chứng ngay tại Đamas.

Đamas là thành phố nơi ông định đến để tiêu diệt Đạo Chúa,

bây giờ, lại chính là nơi ông khởi công rao giảng đầu tiên.

Đây cũng là một bài học cho mỗi một chúng ta. Nếu chúng ta muốn trở nên một môn đệ nhiệt thành, chúng ta phải theo con đường Phaolô. Chúng ta phải trực tiếp cảm nhận Thiên Chúa, gặp gỡ Thiên Chúa. Nhưng chúng ta cũng phải thi hành mệnh lệnh rõ ràng của Người qua môi miệng các vị đại diện của Người.

Đó là mầu nhiệm Hội Thánh.

Thiên Chúa đã hiện ra,đã gặp gỡ Phaolô, nhưng mệnh lệnh của Người vẫn được trao qua một người đại diện là Anania...

Phaolô rao giảng và làm chứng tại Đamas nhưng ông chỉ gây được sự ngạc nhiên chưng hửng nơi những người đến nghe. Ông hết sức tích cực nhưng không giúp đỡ thiết thực được cho ai.

Không ai nghe lời ông,

không ai chấp nhận được niềm tin của ông.

Công trình của Thiên Chúa qua ông vẫn còn trở ngại.

Nếu Yuđa không một sớm một chiều mà đi đến việc phản bội Chúa, thì Phaolô cũng không thể một sớm một chiều trở thành vị tông đồ hữu hiệu. Nguồn ánh sáng trong ông và sự bất lực của chính mình làm ông suy nghĩ. Ông cần thời gian để tĩnh tâm, học hỏi và cầu nguyện. Thế là ông rời bỏ Đamas để sang vùng Ả Rập mà sống trong thanh vắng. Thầy của ông đã chuẩn bị 30 năm thì ông cũng phải chuẩn bị 3 năm (Gl 1,17 )

Ba năm trời Phaolô nghiền ngẫm Thánh Kinh, đối chiếu trực tiếp với Thần Khí Chúa để hiểu rõ Tin Mừng. Phaolô gọi Phúc Âm của Chúa là Phúc Âm của mình.

Và ba năm trời đã cho ông có được tâm tình của Chúa Kitô,

đã đồng hóa ông với Đức Kitô đến nỗi ông phải tuyên bố:

"Không phải tôi sống nhưng là chính Chúa Kitô sống trong tôi..." (Cl 2,20)

Và suốt ba năm, trong bóng tối và thinh lặng, Phaolô đã làm một điều duy nhất là:

"Quên phía sau mà lao mình tới phía trước, tôi nhắm đích mà chạy đến giải thưởng của ơn kêu gọi từ trên cao Thiên Chúa đã ban bố trong Đức Giêsu Kitô." (Cl 3,13-14)

Chúa Giêsu chuẩn bị 30 năm.

Phaolô chuẩn bị 3 năm,

Còn chúng ta ? Trước khi hành động, chúng ta rút vào bóng tối và thinh lặng bao lâu ?

3 tháng? 3 tuần? 3 ngày? hay 3 giờ?

Sau 3 năm chuẩn bị, Phaolô lao mình tới phía trước. Ông bỏ Ả Rập, về lại Đamas.

Giờ đây, ông đã chín chắn, đã có Chúa, đã hữu hiệu,

Chắc chắn ở Đamas, người ta không ngạc nhiên, chưng hửng.

Người ta bàn kế bắt giết ông!

Ông được chuyển qua tường thành mà thoát chết.

Ông về Giêrusalem định liên lạc với các môn đệ Chúa,

nhưng các ông này vẫn còn e ngại Phaolô,

họ không tin Phaolô đã thực sự là tông đồ của Chúa (Cv 9,20 )

Đấy, suy tư, cầu nguyện 3 năm trời, để rồi bước ra

gặp đối phương là suýt bị giết,

gặp anh em thì lại bị nghi ngờ...

Đó là cái giá phải trả.

Và chính cái giá phải trả ấy mà Phaolô biết mình đi đúng đường:

Con đường của Đức Kitô

chưa bao giờ là một con đường thoải mái thênh thang...

Cuối cùng rồi Phaolô cũng được chấp nhận,

Phaolô được nghe thuật lại tường tận

về cuộc sống,

về cái chết, và

về sự sống lại của Đức Kitô.

Đủ hành trang, lý trí,

Đủ hành trang kiến thức,

Đủ hành trang tâm tình,

Phaolô lên đường...

Ở đâu có thể đến là Phaolô đến,

Ở đâu có người cần biết Tin Mừng là có Phaolô:

Antiôkia, Cypriô, Lystra, Đerbê, Troya, Philip,

Athêna, Thêsalônika, Côrintô, Êphêsô,

trở lại Giêrusalem, lên đường đi Roma...

Người Do Thái, Hy Lạp, La Mã,

Người ngoại giáo, người tự do, kẻ nô lệ,

Ai ai cũng được ông đem Tin Mừng đến...

Sau không đầy một thế hệ, một biến cố nhỏ ở miền Yuđê, mà một vài sử gia ghi lại vài hàng, đã trở nên đề tài tranh luận khắp Đế quốc La Mã.

Đấy là một cuộc cách mạng,

một cuộc cách mạng không đổ máu, mà nếu máu có đổ

thì chỉ là máu của những người làm cách mạng.

Đây không phải là cách mạng

bằng Gươm Giáo nhưng là bằng truyền giáo,

không phải bằng Sức Mạnh nhưng bằng Say Mê,

không phải bằng Vũ Lực nhưng bằng Vâng Lời Thánh Ý Chúa.

Cũng không phải một cuộc cách mạng trí thức,

cũng không phải để đưa ra những tư tưởng mới,

một ý thức hệ mới,

một triết thuyết mới hay

một nếp sống mới.

Xét cho cùng, cũng không phải là một cuộc cách mạng nữa...

Chỉ vỏn vẹn là Tin Mừng...

Ôi, mà một Tin đáng Mừng làm sao:

Thiên Chúa đã đến qua Đức Giêsu,

Người đã đến trên hành tinh này,

Người là Đấng Thiên Sai đã được hứa hẹn từ bao thế kỷ,

Người là Sự Sống và là Sự Sống Lại...

Đây là một biến cố hàng đầu trên mọi biến cố.

Người đón nhận cái chết vì nết ăn thói ở của chúng ta,

Người đã từ trong cõi chết mà sống lại,

Người đã thắng được cái chết:

"Vì sự chết đã đến do một người thì sự sống lại cũng do một người mà đến " (1 Cor 15,21)

Vậy là Phaolô đã hoàn toàn thay đổi.

Không ai gặp ông mà có thể quên được ông và đức tin của ông,

Chính đức tin này đã làm ông thay đổi.Chân lý sống động của Đức Kitô là chân lý của ông.

Đức Kitô chính là cốt lỏi của Tin Mừng ông loan báo:

"Chúng tôi rao giảng một Đức Kitô bị đóng đinh" (1 Cor 1,23)

Đối với Phaolô,

Đức-Kitô-chịu-đóng-đinh cũng chính là Đức-Kitô-Phục-Sinh

Phaolô không bao giờ tách rời Thập Giá khỏi Phục Sinh...

Đối với Phaolô,

Kitô giáo là điểm hội tụ của mọi nghịch lý,

Tất cả chỉ là một:

Đau Khổ Và Vinh Quang,

Sự Chết Và Sự Sống,

Yếu Hèn Và Sức Mạnh,

Bé Mọn Và Vĩ Đại,

Đức Kitô Chịu Đóng Đinh Và Đức Kitô Phục Sinh...

"Nếu Đức Kitô đã không sống lại thì lời rao giảng của chúng tôi quả thật là hư không ...Và việc anh em tin cũng là hư không...

Nếu Đức Kitô không sống lại thì việc anh em tin cũng hão huyền...

Nếu ta đặt mối hy vọng vào Đức Kitô vỏn vẹn lúc sinh thời này thôi thì ta quả là kẻ khốn nạn nhất trong toàn thiên hạ..." (1 Cor 15,14.17.19)

Làm sao có thể nói hết về Phaolô,

Hơn một nửa cuốn sách Tông Đồ Công Vụ đã nói về ông,

Mười bốn lá thư do ông viết chiếm tám mươi lăm phần trăm số Thánh Thư trong Tân Ước,

Chừng đó quá đủ để nói lên tầm mức vĩ đại của Phaolô:

Phaolô là người mở mang Nước Chúa nhiều nhất,

Phaolô là người có Đức Tin nóng bỏng,

Đức Ái ngọt lịm,

Đức Cậy sáng ngời.

Phaolô là người đặt nền tảng giáo lý Giáo Hội,

Phaolô là người không để kẻ khác ngủ yên.

Phaolô đi đến đâu là ở đó có phản ứng mạnh,

Phaolo bị bắt bớ, hành hạ, cầm tù, săn đuổi, ném đá,

Phaolô bị đánh dập, lăng nhục, chửi bới, xích xiềng...

Dường như ngay cả thiên nhiên cũng muốn chống lại ông:

Ba lần Phaolô bị đắm tàu...

Câu chuyện về Phaolô là một chuyện ly kỳ.

Không có một thành phố nào Phaolô đặt chân đến mà vẫn còn như cũ. Dĩ nhiên, không phải mọi người ở đó đều trở thành Kitô hữu, chỉ có một nhóm nhỏ, thật nhỏ thôi, nhưng vấn đề được đặt ra rất rõ ràng:

Hoặc là Tin Đức Kitô hoặc là chối bỏ Người.

Đức Kitô hoặc là Đường hoặc là một trở ngại....

Không có ai nghe Phaolô xong mà lại có thể dửng dưng,

hoặc nhiệt thành đứng về phía ông

hoặc la ó chống lại ông.

Không có Nếu, không có Và, không có Nhưng,

chỉ có Hoặc mà thôi.

Quả thật, Phaolô là người đã làm đảo lộn thế giới.

Tin Mừng ông loan báo gây ra tranh chấp trong đời sống mỗi con người.

Nhưng, có thật là Phaolô làm đảo lộn thế giới chăng?

Thế giới ở thời đại của Phaolô (Thế kỷ thứ 1) đã chẳng là một thế giới đảo lộn rồi đó sao? Chính ông là người dựng lại cái thế giới bị đảo lộn ấy. Trước đó, thế giới nội tâm đảo lộn của ông đã được Chúa dựng lại và ông đã tiếp tay dựng lại toàn bộ thế giới chung quanh mình.

Những gì xảy ra ở thế kỷ thứ nhất cũng sẽ diễn ra như vậy ở thế kỷ 21 này, nếu chúng ta chấp nhận theo chân Phaolô để cho Chúa chiếm hữu.

Những ngày cuối đời, dù cho phải đi tù hết nơi này đến nơi nọ để rồi tử đạo tại Roma, Phaolô vẫn lạc quan, vui tươi, trong sáng, tin tưởng...

Vì sao lại được như vậy ?

Phaolô đã thấy đêm tối, nhưng cũng đã thấy ánh sáng.

Phaolô cảm được sự yếu hèn của con người nhưng cũng có kinh nghiệm về hồng ân của Chúa.

Phaolô sống với cái chết nhưng ông để cho sự sống đích thực tỏa chiếu trên mình.

"Mọi thời và khắp nơi, chúng tôi mang trong mình cuộc tử nạn của Đức Kitô, ngõ hầu Sự Sống của Đức Kitô được tỏ hiện nơi chúng tôi.. .Tôi cũng đã cùng chịu đóng đinh Thập giá với Đức Kitô. Tôi sống, nhưng không phải tôi sống, nhưng chính Đức Kitô sống trong tôi. Đời sống của tôi lúc này trong thân xác, tôi sống nó trong lòng tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương tôi và đã phó nộp mình vì tôi... Đối với tôi, sống là Đức Kitô và chết là một thắng lợi... vì tôi không muốn biết gì nữa ngoài Đức Kitô bị đóng đinh trên Thập giá..."

(2 Cr 4,10; Gl 2,20; Pl 1,21; 1Cr 2,2)

Và quả thật, tông đồ Phaolô đã đem đời sống và cái chết của mình làm chứng điều ông nói. Theo truyền thống lưu lại thì ông bị chém đầu ở ngoại thành Rôma, nơi có ngôi thánh đường Phaolô hiện tại.

Tiến trình của cuộc sống muôn màu của Phaolô mãi mãi vẫn thốt lên lời tuyên tín như một bài ca khải hoàn:

"Về phần tôi, tôi đã được dùng làm rượu tế lễ, giờ ra đi của tôi đã gần đến. Tôi đã chiến đấu trong một cuộc sống chính nghĩa, tôi đã chạy đến cuối đường, tôi đã giữ vững lòng tin...



Tôi xác quyết rằng những đau khổ đời này không đáng gì so với vinh quang sẽ được thể hiện trên ta trong tương lai. Tạo vật hằng khẩn thiết chờ trông con cái Chúa được tuyên dương...

Thiên Chúa đã không tha cho Con của Người nhưng đã phó nộp Ngài vì chúng ta hết thảy, làm sao Người lại không gia ân vạn sự cho ta làm một với Ngài ?..

Ai có thể tách chúng ta ra khỏi Tình Yêu của Đức Kitô ? Phải chăng là gian truân, bĩ cực, bắt bớ, đói khát, trần truồng, hiểm nguy, gươm giáo ư?..

Vì tôi thâm tín rằng dù sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay thiên phủ, dù hiện tại hay tương lai, hay quyền năng, dù chiều cao hay chiều sâu, hay bất cứ tạo vật nào khác,

Không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi Tình Yêu Thiên Chúa thể hiện cho chúng ta trong Đức GIÊSU KITÔ, Chúa chúng ta. " (2 Tm 4,6-8; Rm 8,18-20.32.35.38.39)
Trần Duy Nhiên
BÀI ĐỌC THÊM V
PHAOLÔ CON NGƯỜI CỦA HAI NỀN VĂN HÓA

Một số nhận định của Daniel Marguerat, giáo sư Kinh Thánh Tân Ước tại đại học Lausanne, Thụy Sĩ, về "thánh Phaolô, con người của hai nền văn hóa”

Sáng thứ Tư mùng 2-7-2008 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã bắt đầu loạt bài giáo lý mới về thánh Phaolô. Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã trình bày bối cảnh xã hội văn hóa thời thánh Phaolô hồi thế kỷ thứ I, và khẳng định rằng nó cần thiết vì giúp chúng ta hiểu con người, tư tưởng và các giáo huấn của thánh nhân.

Thánh Phaolô là người Do thái, được giáo dục và lớn lên trong phong tục tập quán Do thái và được giáo dục để trở thành một rabbi Do thái. Nhưng thánh nhân nói tiếng hy lạp và cũng là một Kitô hữu, sau cuộc gặp gỡ đổi đời với Chúa Kitô phục sinh.

Sau đậy chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của ông Daniel Marguerat, giáo sư Kinh Thánh Tân Ước tại đại học Lausanne, Thụy Sĩ, về "thánh Phaolô, con người của hai nền văn hóa”.

Hỏi: Thưa giáo sư Marguerat, thánh Phaolô là một con người có nhiều mặt: Tông Đồ, người giảng thuyết, nhà truyền giáo, người đặc trách cộng đoàn, nhà thần học vv... Theo giáo sư, đâu là nhân tố của sư khác biệt này?

Đáp: Cái nút thắt của con người thánh Phaolô đó là từ vựng ”người giải thích”. Thánh nhân là người của Chúa Quan Phòng đã biết giải thích truyền thống của Đức Giêsu và cho phép Kitô giáo phát triển như là một tôn giáo đại đồng. Trong nghĩa này thánh nhân là người sáng ngời nhất giữa tất cả mọi gương mặt của Kitô giáo thời tiên khởi. Thánh nhân không phải là người đầu tiên, cũng không phải là người duy nhất lao mình vào cuộc mạo hiểm giải thích này, nhưng ngài là người có khiếu nhất.

Hỏi: Có cái gì cho biết kiểu giải thích của thánh Phaolô sẽ thắng thế thưa giáo sư?

Đáp: Từ một quan điểm thực dụng, ban đầu thánh nhân đã thành công trong hoạt động truyền giáo. Thánh Phaolo là một người có các cộng sự viên, biết làm việc theo nhóm, có hệ thống nối kết. Người ta thường tưởng tượng là thánh nhân chỉ làm việc một mình, nhưng thật ra không phải vậy! Chỉ vì người ta thường không biết tới hệ thống truyền giáo của thánh nhân, gồm nhiều cộng sự viên, là yếu tố hướng dẫn công tác truyền giáo hữu hiệu nhất thời xa xưa.

Nhưng nhất là thánh Phaolô là người của hai nền văn hóa: nền văn hóa do thái và nền văn hóa hy lạp latinh. Ngài là một người biệt phái, thuộc phe khắt khe của Do thái giáo trong tư tưởng, trong việc chú giải sách Luật và áp dụng lễ nghi vào cuộc sống cá nhân. Ngài cũng là một người hoàn toàn có khả năng sử dụng biện chứng pháp và khoa hùng biện hy lạp roma, mà chắc chắn là ngài đã học được từ trường học khắc kỷ thành Tarso, là trường dậy triết lý khắc kỷ lớn nhất của vùng đông Địa Trung Hải. Thánh Phaolô tham dự vào ngã tư văn hóa đó, vì thế tư tưởng của ngài sẽ cho phép Kitô giáo rời bỏ qũy đạo gốc của Do thái giáo, để rộng mở cho tính cách vũ hoàn của thế giới.

Hỏi: Chúng ta có thể xác định kiểu thánh nhân loan báo Tin Mừng trong các nền văn hóa hoàn toàn không hề biết gì về Tin Mừng hay không?

Đáp: Khó mà có thể nắm bắt được việc giảng giải đầu tiên của thánh nhân, vì các bút tích của ngài được viết ra trong giai đoạn sau hết của cuộc đời. Chúng ta không có gì liên quan tới thời gian giảng dậy đầu tiên này, nhưng một cách nào đó có được một ít trong giai đoạn thứ hai. Điều mà ít nhất chúng ta có thể thấy trong các thư của người: đó là thánh Phaolô đề nghị một nền thần học đoạn tuyệt, bẻ gẫy với qúa khứ. Ngài sử dụng tư tưởng gây ”sốc” mạnh, chẳng hạn như loan báo thập giá như là ”sự vấp phạm” đối với người do thái, và sự “điên dại” đối với dân ngoại.

Thập giá là “gương mù gương xấu, là điều gây vấp phạm”, vì nó trưng bầy một Đấng Cứu Thế giòn mỏng yếu đuối, không thể chấp nhận được đối với truyền thống do thái. Nó là sự điên dại đối với người ngoại giáo: thánh nhân ám chỉ việc kiếm tìm sự khôn ngoan của triết học hy lạp, một sự kiếm tìm vừa triết lý vừa tôn giáo, dẫn đưa tới các nguyên tắc cấu trúc thế giới. Đối với sự khôn ngoan đó, thì lý trí là một phần của sự tìm kiếm Thiên Chúa: Cần phải cho thấy Thiên Chúa tự đồng hóa với trật tự thế giới như thế nào.

Như vậy trong bối cảnh đó, loan báo rằng Thiên Chúa tự mạc khải trong một thân xác bị treo trân thập giá thì vừa phi lý vừa vô lý. Thánh Phaolô rất thành công trong việc diễn tả, qua ngôn ngữ của hai nền văn hóa, làm thế nào mà Thiên Chúa lại có thể tự biểu lộ trên Thập Giá là một vì Thiên Chúa vượt thoát sự tìm hiểu, vượt thoát sự chờ đợi và sự tưởng tượng của mọi tìm kiếm tôn giáo.

Hỏi: Đâu là chỗ của kinh nghiệm cá nhân trong nền thần học của thánh Phalô thưa giáo sư?

Đáp: Thánh Phaolô là một người rất bẽn lẽn, kín đáo. Ngài không phải là một người thích phô trương tôn giáo. Dĩ nhiên, ngài đã không bao giờ chối bỏ sự hoán cải và quá khứ là người bách hại Giáo Hội, cũng như sự kiện cuộc đời ngài đã được chính Chúa Kitô thay đổi. Nếu thánh nhân có nhắc lại những điều đó, thì không bao giờ để đề cao cái ”tôi” của ngài, nhưng luôn luôn để bầy tỏ hoạt động của Thiên Chúa nơi ngài và qua ngài. Phaolô đọc lại trong nhãn quan thần học cuộc đổi đời của mình. Thần học của ngài là thần học của sự đoạn tuyệt, tương đương với sự đoạn tuyệt với quá khứ trong cuộc sống của ngài. Nếu thánh Phaolô đã có thể mạnh mẽ loan báo sự cáo chung của Torah của Luật Lệ như con đường cứu rỗi và sự mạc khải của một Thiên Chúa, và đảo lộn hình ảnh Thiên Chúa mà chúng ta tưởng tượng ra, thì chính là bởi vì hai khẳng định này tương đương với điều thánh nhân đã sống trong chính con người của ngài.

Hỏi: Thưa giáo sư, gương mặt thánh Phaolô có thể giúp gì cho việc nghĩ tới tình hình của Kitô hữu ngày nay hay không?

Đáp: Điều khiến cho chúng ta gần gũi với tình trạng của thánh Phaolô đó là việc khám phá ra rằng: Kitô giáo ngày nay tiếp tục là một thiểu số trong một xã hội có cảnh công khai buôn bán và cạnh tranh tôn giáo, và Kitô giáo phải biện minh cho lý do hiện hữu của mình. Trong bối cảnh đó, thánh Phaolô dậy cho chúng ta biết công thức hóa căn tính Kitô như một căn cước rộng mở.

Thật thế, trọng tâm nền thần học của thánh nhân đó là việc đến với Thiên Chúa không còn tùy thuộc vào một chủng tộc, không tùy thuộc lịch sử phái tính hay các thành tích tôn giáo nữa. Đó là điều chúng ta gọi là sự công chính hóa nhờ lòng tin. Sự tiếp đón mà Thiên Chúa dành để cho chúng ta là sự tiếp đón vô điều kiện.

Từ đó thánh Phaolô thành lập các cộng đoàn phản ánh điều thánh nhân tin: các cộng đoàn, trong đó các người nam nữ, chủ nhân và nô lệ, do thái và hy lạp nhận biết nhau và cùng chia sẻ một thực thể là ”thân mình của Chúa Kitô”, và mỗi người đều bình đẳng trong quyền lợi, trách nhiệm và ơn gọi. Đó là các ”cộng đoàn các môn đệ bình đẳng”, theo kiểu nói của học giả Elisabeth Schuessler Fiorenza. Chính vì thế biến thánh Phaolô trở thành một người ”chống nữ giới”, như người ta thường lập lại, thì không phải chỉ là phạm lỗi sai thời đại, mà còn là đọc sai thời đại nữa... Nhưng đó không phải là điều lạ lùng gì: thánh Phaolô đã thường bị người ta đọc sai biết bao nhiêu!

Hỏi: Trên đây giáo sư đã nói tới căn cước rộng mở, nhưng vài cộng đoàn Kitô nào đó có thể đòi cho mình quyền tham chiếu thánh Phaolô mà vẫn khép kín thì sao thưa giáo sư...

Đáp: Đúng thế, thánh Phaolô có thể bị người ta tịch thu. Nhưng sự có sự khác biệt: đó là cuộc đối thoại cởi mở của thánh Phaolô với nền văn hóa. Các cộng đoàn khép kín có cái nhìn tiêu cực đối với thế giới và bi quan đối với văn hóa.

Chúng thường có một cái nhìn đầy tai ương đối với lịch sử. Các cộng đoàn này khước từ sự tân tiến và ra khỏi thế giới. Trái lại, thánh Phaolô rao giảng sự khác biệt đối với xã hội, một sự khác biệt cho thấy phẩm chất các tương quan nhân bản và các giá trị, mà tín hữu Kitô có thể cống hiến cho mọi người, nhưng thánh nhân không bao giờ trừ qủy thế giới và nền văn hóa của nó. Ngài bước vào cuộc tranh luận. Ngài bước vào lòng đời. Do đó thánh Phaolô không thể là biểu hiệu của các phong trào tách rời, chia rẽ phe đảng hay duy toàn vẹn được.

Hỏi: Giáo sư ưa thích điều gì nhất nơi thánh Phaolô?

Đáp: Một cách mâu thuẫn điều tôi đánh giá cao nhất nơi thánh nhân đó là óc khôi hài của ngài. Đọc các thư của thánh Phaolô không phải là một việc đặc biệt tức cười đâu! Điều mà tôi gọi là khôi hài, đó là khả năng giữ khoảng cách với điều chúng ta sống. Thí dụ tại Côrintô, khi thánh Phaolô bị tố cáo là một người giảng thuyết tồi, có triều thiên đặc sủng dễ bị người khác lấy mất, thì thánh nhân đã phản ứng với óc khôi hài. Ngài trả lời: Anh chị em hoàn toàn có lý. Nói cho cùng điều duy nhất tôi có thể khoe khoang là một chuỗi các khốn khổ của tôi thôi: tôi đã bị cầm tù, bị đánh đòn, tôi đã bị đắm tầu nhiều lần... Nhưng nếu tôi có thể nói là tôi khoe khoang về điều đó, thì chính bởi vì Thiên Chúa đã cứu thoát tôi khỏi các hiểm nguy ấy. Sự kiện đã vượt qua các thử thách này là dấu chỉ ơn thánh của Chúa hoạt động qua tôi”.

Như thế thánh Phaolô cho thấy điều người ta trách cứ ngài - sự thất bại - lại chính là cái xây dựng sự đích thật ơn gọi của ngài. Đó là óc khôi hài tin mừng: cho thấy làm sao trong sự yếu đuối giòn mỏng và trong sự chế nhạo lại biểu lộ quyền năng bí mật của Thiên Chúa của thập giá. Tin Mừng của thánh Phaolô vĩnh viễn đoạn tuyệt với một ý thức hệ của thành tích.




tải về 1.33 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương