Thánh Kinh và Huấn Luyện Lãnh Đạo Muối Đất Mở Rộng LÃnh đẠo theo phong cách thánh phao-lô Giêrônimô Nguyễn Văn Nội



tải về 1.33 Mb.
trang13/20
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích1.33 Mb.
#8020
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   20

C. Sống đời Ki-tô hữu thế nào?

Giáo Huấn của Thánh Phao-lô về sự tháp nhập vào Đức Ki-tô và vào thân mình mầu nhiệm của Người chi phối toàn bộ nền luân lý Ki-tô giáo trên bình diện cá nhân và tập thể. Được Thiên Chúa tái tạo trong Đức Ki-tô, người Ki-tô hữu sẽ sống một đời sống mới. Sau đây là những nguyên tắc cơ bản của đời sống ấy.


(1o) Đồng hóa với Đức Ki-tô

(a) Được cứu độ nhờ Đức Ki-tô và cho Đức Ki-tô, các Ki-tô hữu không thuộc về mình nữa, nhưng thuộc về Người (Rm 14,7-9; 2 Cr 5,15). Người là Chúa của họ, là “nguồn sống của họ” (Cl 3,4). Vì thế nguyên tắc đầu tiên của đời sống Ki-tô hữu là họ phải sống, không phải cho chính mình, nhưng cho Đấng đã chết và sống lại cho họ”
(b) Từ nay chính Đức Ki-tô sống và hoạt động trong họ (Gl 2,20). Vì là thụ tạo có lý trí và tự do, họ được mời gọi cộng tác với Ơn Chúa: họ phải có một nỗ lực cá nhân được biểu lộ qua việc noi gương lối sống của Chúa. Thánh Phao-lô nhiều lần diễn tả bổn phận noi gương Chúa một cách cụ thể: “Anh em hãy bắt chước tôi, như tôi bắt chước Đức Ki-tô (1 Cr 11,4; 4,16; 1 Tx 1,6; 2 Tx 3,7). Người mời gọi họ hãy sống xứng đáng với Chúa (Cl 1,10; 2,6; Ep 4,1). Sự noi gương này chính là sự đồng hóa với Đức Ki-tô, tức với cái chết và sự sống lại của Người: 10 Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc thương khó của Đức Giê-su, để sự sống của Đức Giê-su cũng được biểu lộ nơi thân mình chúng tôi. 11 Thật vậy, tuy sống, chúng tôi hằng bị cái chết đe dọa vì Đức Giê-su, để sự sống của Đức Giê-su cũng được biểu lộ nơi thân xác phải chết của chúng tôi. 12 Như thế, sự chết hoạt động nơi chúng tôi, còn sự sống thì lại hoạt động nơi anh em.” (2 Cr 4,10-12).
(2o) Nhờ Thần Khi mà tiến bước

(a) Kinh nghiệm Ki-tô hữu đầu tiên của Phao-lô cũng như các Ki-tô hữu khác là được sở hữu (theo nghĩa chủ động và thụ động) Đức Ki-tô và Thần Khí. Đó là một trong những hậu quả của bí tích Thánh Tẩy. Chính nhờ sự hiện diện ấ`y mà xuất hiện nơi Ki-tô hữu một “thần khí mới” một tinh thần mới, nhờ đó Ki-tô hữu trở thành “một thụ tạo mới” (2 Cr 5,17; Gl 6,15; Ep 4,24).
(b) Ngay từ bây giờ Thần Khí biến đổi các Ki-tô hữu thành những con cái của Chúa Cha và những người em của Đức Ki-tô (Gl 4,6). Tất nhiên họ không phải là những người con theo bản tính, nhưng theo ơn được nhận: tuy nhiên ơn dưỡng tử này này cũng không phải là một tương quan pháp lý, nhưng biến chúng ta nên đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô, để rồi Đức Ki-tô trở nên anh trưởng giữa một đàn em đông đảo (Rm 8,29). Thần Khí vừa là nguyên lý tạo nên sự biến đổi đồng thời là chứng cớ bảo đảm cho sự chân thật: “Chính Thần Khí chứng thực cho trần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa” (Rm 8,16).
(c) Bởi đó người Ki-tô hữu phải từ bỏ lối sống “theo xác thịt” nghĩa là theo những thúc đầy của con người tự nhiên, để sống theo Thần Khí (Gl 5,25). Phao-lô nêu ra một số hành vi cụ thể của hai lối sống đối lập ấy trong thư gửi tín hữu Ga-lát: 16 Tôi xin nói với anh em là hãy sống theo Thần Khí, và như vậy, anh em sẽ không còn thỏa mãn đam mê của tính xác thịt nữa. 17 Vì tính xác thịt thì ước muốn những điều trái ngược với Thần Khí, còn Thần Khí lại ước muốn những điều trái ngược với tính xác thịt, đôi bên kình địch nhau, khiến anh em không làm được điều anh em muốn. 18 Nếu anh em để cho Thần Khí hướng dẫn, thì anh em không còn lệ thuộc Lề Luật nữa. 19 Những việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ, đó là: dâm bôn, ô uế, phóng đãng, 20 thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hoà, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, 21 ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều khác giống như vậy. Tôi bảo trước cho mà biết, như tôi đã từng bảo: những kẻ làm các điều đó sẽ không được thừa hưởng Nước Thiên Chúa. 22 Còn hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, 23 hiền hoà, tiết độ. Không có luật nào chống lại những điều như thế.” (Gl 5,16-23).
(d) Ngoài ơn trọng đại là biến đổi các Ki-tô hữu thành con cái Thiên Chúa, Thần Khí còn là nguyên lý của sự khôn ngoan (1 Cr 10,14-16; Ep 1,17-20), của sức mạnh nội tâm (Rm 8,14-16; Ep 3,16; 2 Tm 1,7) và nhất là của tình yêu (Rm 5,5).
(e) Thần Khí đích thực là nguồn sự sống cho các tín hữu. Chính người là sức mạnh nhờ đó Chúa Cha đã cho Đức Giê-su trỗi dậy từ cõi chết (Rm 1,4). Nay Người không ngừng hoạt động nới các tín hữu để giúp họ thực hiện cuộc sống công chính và thánh thiện (Rm 8,10-11): cuộc sống này tuy còn bất toàn, bao lâu con người còn sống trên trần gian, nhưng sẽ triển nở thành sự sống đời đời (Gl 6,8; Rm 6,22). Bây giờ các tín hữu mới thu lượm hoa trái đầu mùa; mai sau sẽ là mùa màng chan chứa (2 Cr 1,22; 5,5; Rm 8,23; Ep 1,14).
(f) Được khắc ghi dấu ấn của Thần Khí trong ngày chịu phép Thánh Tầy (Ep 1,13), được Thần Khí giải khát và nuôi sống (1 Cr 12,13), được trở nên đền thờ của Người (1 Cr 6,9) người tín hữu có bổn phận là lắng nghe tiếng Người, đứng dập tắt sự thúc đầy của Nguời (1 Tx 5,19). Tất cả đời sống và nền tảng luân lý của Ki-tô hữu có thể được tóm tắt trong một câu: “Nếu chúng ta sống nhờ Thần Khí, thì cũng hãy nhở Thần Khí mà tiến bước” (Gl 5,25).
(3o) Đến với Chúa Cha khởi điểm và cùng đích

(a) Chúng ta biết điều mà Thiên Chúa nhắm trong công trình sáng tạo và cứu chuộc của Người là đặt để Con Một của Người làm trưởng tử giữa một đàn em đông đảo (Rm 8, 29; Ep 1,5). Chương trình ấy đã được thực hiện qua Mầu Nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa (Gl 4,6-7).
(b) Hậu quả là các tín hữu được trở thành con cái của Chúa Cha nhờ tin vào Đức Giê-su Ki-tô (Gl 3,26): tương quan ấy không ngừng phát triển cho tới ngày Đức Ki-tô và mọi chi thể của Người xuất hiện trong vinh quang (Rm 8,19-23; Cl 3,4). Mọi tín hữu đều vững tin rằng họ sẽ được dẫn vào trong tình thân ái của Chúa Cha: “Thật vậy, nhờ Người (Đức Ki-tô) cả đôi bên, chúng ta được liên kết trong một Thần Khí duy nhất mà đến cùng Chúa Cha.” (Ep 2,18).
(c) Đối với các Ki-tô hữu Thiên Chúa là người Cha: Cha của Đức Giê-su Ki-tô và Cha của họ. Chính Người có sáng kiến đặt ra chương trình vĩ đại ấy, và chỉ với mục đích là đổ tràn trên chúng ta nguồn vinh quang chan chứa của Người. Người là nguồn gốc mọi ân huệ ban xuống cho con người một cách nhưng không.
(d) Thiên Chúa cũng là cùng đích. Vì thế nỗ lực của chúng ta là làm đẹp lòng Người (1 Tx 4,1; Rm 14,18; Ep 5,10; Pl 4,18), thực hiện thánh ý Người (Rm 12,2; Cl 4,12), tìm kiếm vinh quang của Người (1 Cr 10,31; Cl 3,17), làm sao để mọi hoạt động của chúng ta trở thành một lễ phẩm được Người vui nhận (Rm 12,1; 15,16; Pl 4,18).
(4o) Trong tâm tình tạ ơn, hoan lạc và bình an

(a) Người ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy một nền linh đạo như thế triển nở trong tâm tình tạ ơn, hoan lạc và bình an.
(b) Mặc dầu Phao-lô vẫn luôn luôn ý thức thân phận tội lỗi và hèn yếu của mình (1 Tm 1,15; 2 Cr 4, 7; 11,29-30), nhưng ý nghĩ về tình yêu cứu chuộc của Thiên Chúa được biểu lộ ra nơi lễ tế của Đức Ki-tô luôn tạo ra nơi vị tông đồ một niềm tin tưởng không bao giờ phai nhạt: cuộc chiến thắng của Đức Ki-tô trên sự tội và sự chết chẳng bảo đảm cho các Ki-tô hữu là họ cũng sẽ chiến thắng như Người và nhờ Người sao? (1 Cr 15,57). Vì thế mà tâm tình tri ân và cảm tạ được Người nhắc đi nhắc lại:

- “Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Ki-tô Giê-su” (1 Tx 5,18).

- “Trong mọi hoàn cảnh và mọi sự hãy nhân danh Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, mà cảm tạ Thiên Chúa là Cha” (Ep 5,20).

- “Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy làm hãy nói nhân danh Chúa Giê-su và nhờ Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha” (Cl 3,17).

- “Trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện” (Pl 4,6).

- “Tâm hồn tôi chứa chan niềm an ủi và tràn ngập nỗi vui mừng trong mọi cơn gian khốn khó” (2 Cr 7,4).

- “Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em” (Pl 4,4).

- “Anh em hãy vui mừng luôn mãi” (1 Tx 5,16).

- “Bình an của Thiên Chúa, bình an vượt trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp vời Đức Ki-tô Giê-su” (Pl 4,4).

- “Nước Thiên Chúa không phải là chuyện ăn uống, nhưng là sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần” (Rm 14,17).
(5o) Trước viễn cảnh đời đời.

(a) Chúng ta không còn sống trong thời gian chuẩn bị nữa, thời gian mà chúng ta còn là “vị thành niên” bị cầm giữ bởi những yếu tố trần thế: cùng với sự xuất hiện của Con Thiên Chúa, thì thời gian viên mãn đã đến (Gl 4,2-4; Ep 1,10). Thánh Phao-lô còn nói A-đam là hình bóng của Đấng sẽ đến, tức là Đức Ki-tô (x Rm 5,14), và những quy luật Do Thái là “hình bóng những điều sắp tới, nhưng thực tại là thân thể Đức Ki-tô” (Cl 2,17).
(b) Các tác giả khác của Tân Ước dùng một hình ảnh gợi hình hơn: chúng ta đang sống vào “những ngày cuối cùng” (Cv 2,17; 1 Pr 1,20; 1 Ga 2,18: giờ cuối cùng).

Còn các ngôn sứ xưa dùng kiểu nói “Thời cuối cùng” (Is 2,2; Mi 4,1 v.v…). Thánh Phao-lô dùng kiểu nói này một đôi lần (1 Tm 4,1; 2 Tm 3,1). Kiểu nói này ám chỉ một tương lai xa xôi, nhưng là thời gian hiện tại, thời gian hoạt động của Đấng Cứu thế.


(c) Thời gian hiện tại là thời gian mà Nhiệm Thể Chúa Ki-tô đang phải lớn lên cho đến ngày đạt tới mức mà Thiên Chúa đã ấn định (Ep 4,15-16), Mỗi cá nhân Ki-tô hữu phải lớn lên và ngôi đền thờ Giáo hội cũng phải vươn tới chỗ hoàn tất (Cl 2,19; Ep 4,16). Cuộc khải hoàn của Đức Ki-tô sẽ được mở rộng tới muôn loài, muôn vật; rồi chính Đức Ki-tô lại trao toàn quyền lại cho Thiên Chúa. (1 Cr 15,25-28).
(d) Người Ki-tô hữu không những sẽ được ở với Chúa mãi mãi (1 Tx 4,17), nhưng thân xác của họ sẽ được sống lại vào ngày tận thế dưới tác động của Chúa Thánh Thần; và trong thân xác được biến đổi ấy họ sẽ hoàn toàn nên giống Chúa Ki-tô. Đó là niềm hy vọng của người Ki-tô hữu viễn ảnh cho bản thân mình và cho mọi người thiện tâm. Đó cũng là viễn cảnh trong đó họ đang sống, làm việc và xây dựng thế giới này.
4.3 Linh đạo hay cách sống hay con đường nên thánh của Ki-tô hữu theo Thánh Phao-lô phải được sống như thế nào ?
[Xem phần ỨNG DỤNG]
V. ỨNG DỤNG [SỐNG LINH ĐẠO]

Sống giáo huấn của Thánh Phao-lô về Ơn được nên công chính không thể không thực hiện 4 điều quan trọng dưới đây:



5.1 Thứ nhất là tăng cường đời sống đức tin là cửa ngõ dẫn đưa chúng ta vào cuộc sống mới, cuộc sống của kẻ tin.
5.2 Thứ hai là thiết lập mối quan hệ thâm sâu, mật thiết với Chúa Giê-su Ki-tô là Chúa, là Thầy, là Lẽ Sống và Mục Đích đời người tín hữu.
5.3 Thứ ba sống dưới sự soi sáng, hướng dẫn của Chúa Thánh Thần để trở thành một tạo vật mới.
5.4 Thứ bốn là sống tình con thảo với Chúa Cha là Cha Chúa Giê-su Ki-tô và là Cha mọi người.
VI. CHUẨN BỊ ĐỀ TÀI XIV: LÃNH ĐẠO THEO PHONG CÁCH CỦA THÁNH PHAO-LÔ (ĐỀ TÀI TỔNG HỢP)

6.1 Câu hỏi gợi ý chia sẻ

Nhờ đề tài XIII bạn đã có dịp học hỏi về Linh Đạo Ki-tô hữu theo Thánh Phao-lô bạn có khám phá, cảm nghiệm, quyết tâm hay thay đổi gì mới?

Xin ghi nhật ký để chuẩn bị chia sẻ vào lần học tới với các anh chị em khác.
6.2 Câu hỏi gợi ý tìm hiểu

1) Ngoài các giáo huấn quan trọng về Ki-tô giáo, Thánh Phao-lô còn để lại di sản quý giá nào cho Hội Thánh và các Ki-tô hữu?

2) Phong cách lãnh đạo hay phục vụ (Chúa Ki-tô và Hội Thánh) của Thánh Phao-lô gồm những yếu tố quan trọng nào?

3) Phong cách lãnh đạo hay phục vụ (Chúa Ki-tô và Hội Thánh) của Thánh Phao-lô có những đặc điểm gì?

4) Làm thế nào để chúng ta học được phong cách lãnh đạo hay phục vụ (Chúa Ki-tô và Hội Thánh) của Thánh Phao-lô?
6.3 Sách Thánh cần đọc

Gl 1,15-16; 1 Cr 1,1-9.17; 9,16; 2 Cr 1,19; 6,3-10; 11,22-29; Gl 1,13-16; 2,1-14.20; 2 Tm 4,2; 1 Tx 1,1; 2,8]


VII. CẦU NGUYỆN KẾT THÚC

7.1 Gợi ý của người hướng dẫn

Hôm nay chúng ta kết thúc Khóa học về Thánh Phao-lô. Tuy khóa học thật ngắn ngủi nhưng chắc chắn cũng đã đem lại cho mỗi người trong chúng ta rất nhiều điều tốt lành, cả về mặt hiểu biết về con người và giáo huấn của Thánh Phao-lô, cả về mặt tâm linh tức tác động của những trang, những đoạn hoặc những câu Lời Chúa trong các Thư của Thánh Phao-lô trên tâm hồn và cuộc sống đức tin của chúng ta. Cùng với Ngài, chúng ta hãy dâng lên Thiên Chúa lời tri ân cảm tạ.


7.2 Cùng cầu nguyện

Lạy Thiên Chúa là Cha của Đức Ki-tô Giê-su và là Cha của chúng con, chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Cha vì Cha đã ban cho Hội Thánh Cha một người con ưu tú là Phao-lô, một môn đệ xuất sắc noi gương cho chúng con bắt chước Chúa Ki-tô, một Tông Đồ Nhiệt Thành đã đóng góp bao nhiêu công sức cho Công Cuộc Loan Báo Tin Mừng cho Dân Ngoại và xây dựng Hội Thánh thời khởi đầu. Xin Cha ban cho chúng con lòng mến Chúa yêu người nồng nàn và tâm hồn cháy bỏng lửa Truyền Giáo của Thánh Phao-lô. Chúng con xin vì Danh Chúa Giê-su Ki-tô, Con Chúa, Chúa chúng con. A-men.


7.3 Cùng hát

TÌNH YÊU CHÚA CAO VỜI
ĐK: Tình yêu Chúa cao vời biết bao nào con biết đáp đền thế nào, để cho cân xứng Chúa ơi. Để cho cân xứng Chúa ơi.

PK 1: Ôi tình yêu thương Chúa cao vời, tình yêu thương Chúa muôn đời. Người yêu con tự ngàn xưa. Từ khi chưa có đồi non, từ khi chưa có trời cao, chưa có vầng trăng với ngàn sao. Gọi con giữa muôn muôn người, tìm con giữa nơi bùn nhơ.

PK 2: Ôi vì thương con Chúa quên mình, vì yêu nên hiến thân mình gọi con nên bạn tình Cha. Dù bao sóng gió hiểm nguy, dìu con trên bước đường đi, ơn Chúa ngày đêm ấp ủ con. Vì con Chúa quên thân mình, đời con dám mơ gì hơn.


ĐỀ TÀI XIV (TỔNG HỢP)

LÃNH ĐẠO THEO PHONG CÁCH

THÁNH PHAO-LÔ




I. CẦU NGUYỆN MỞ ĐẦU

1.1 Gợi ý của người hướng dẫn

Chúng ta đã trải qua một hành trình học hỏi và cố gắng sống theo tinh thần của Thánh Phao-lô suốt mấy tháng qua. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tổng hợp về cuộc đời và hoạt động của Thánh Phao-lô, dưới một góc nhìn mới: đó là phong cách lãnh đạo (hay phục vụ) của Thánh Phao-lô. Mục đích là để chúng ta học được nghệ thuật lãnh đạo của Vị Thánh Tông Đồ Dân Ngoại mà áp dụng vào thực tiễn đời sống phục vụ của chúng ta trong giáo xứ và hội đoàn.

Chúng ta hãy cùng nhau hát bài “Chứng Nhân Tình Yêu” để đi vào buổi học hôm nay.
1.2 Cùng hát bài

CHỨNG NHÂN TÌNH YÊU

PK 1: Khi con nghe tiếng kêu mời gọi con đi gieo niềm tin mới. Con nay như thấy ngỡ ngàng vì Chúa đã đoái thương chọn con. Rồi một ngày Thánh Thần Chúa đã đến thánh hiến con cho Ngài sai con đi khắp mọi nơi rắc gieo tin vui cho muôn người.

ĐK: Này đây Chúa ơi con hiến dâng cho Ngài, niềm tin tâm tư cùng trái tim nồng cháy. Từ đây hăng say theo bước chân của Ngài trung kiên làm chứng nhân Nước Trời thắp lên hạnh phúc cho muôn người.

PK 2: Xin cho con suốt một tình yêu cho đi là lẽ sống. Xin cho con biết trung thành hoàn tất những bước chân đẹp xinh. Nguyện một đời con tìm đến, đến với hết những ai chân tình, để tình người mãi còn xanh ngát hương như hoa xuân trên cành.


II. CHIA SẺ KHÁM PHÁ / CẢM NGHIỆM / QUYẾT TÂM / THAY ĐỔI LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI XIII VỀ LINH ĐẠO KI-TÔ HỮU THEO GIÁO HUẤN CỦA THÁNH PHAO-LÔ

Bạn muốn chia sẻ khám phá, cảm nghiệm, quyết tâm hay thay đổi gì mới, hoặc muốn nêu ý kiến hay thắc mắc gì liên quan tới đề tài XIII là Linh đạo Ki-tô hữu theo giáo huấn của Thánh Phao-lô mà bạn đã học lần trước, xin mời bạn chia sẻ hay phát biểu.


III. ĐẶT VẤN ĐỀ

3.1 Ngoài các giáo huấn quan trọng về Ki-tô giáo, Thánh Phao-lô còn để lại di sản quý giá nào cho Hội Thánh và các Ki-tô hữu?


3.2 Phong cách lãnh đạo hay phục vụ (Chúa Ki-tô và Hội Thánh) của Thánh Phao-lô gồm những yếu tố quan trọng nào?

3.3 Phong cách lãnh đạo hay phục vụ (Chúa Ki-tô và Hội Thánh) của Thánh Phao-lô có những đặc điểm gì?


3.4 Làm thế nào để chúng ta học được phong cách lãnh đạo hay phục vụ (Chúa Ki-tô và Hội Thánh) của Thánh Phao-lô?
IV. HỌC HỎI

[Sách Thánh cần đọc: Gl 1,15-16; 1 Cr 1,1-9.17; 9,16; 2 Cr 1,19; 6,3-10; 11,22-29; Gl 1,13-16; 2,1-14.20; 2 Tm 4,2; 1 Tx 1,1; 2,8]

4.1 Phong cách lãnh đạo hay phục vụ của Thánh Phao-lô

Ngoài các Giáo Huấn quan trọng về Ki-tô giáo, Thánh Phao-lô còn để lại cho Hội Thánh và các Ki-tô hữu một di sản vô cùng quý giá. Đó là phong cách lãnh đạo hay phục vụ (Chúa Ki-tô và Hội Thánh) mang đậm nét Phao-lô. Chúng ta gọi là phong cách lãnh đạo của Thánh Phao-lô và chúng ta sẽ nghiên cứu trong đề tài cuối cùng này.


4.2 Các yếu tố làm nên phong cách lãnh đạo hay phục vụ của Thánh Phao-lô

Để có cái nhìn tổng hợp về phong cách lãnh đạo hay phục vụ (Chúa Ki-tô và Hội Thánh) của Thánh Phao-lô, chúng ta có thể nêu lên một số yếu tố quan trọng sau đây là những yếu tố làm nên phong cách lãnh đạo ấy:



(1°) Yếu tố quan trọng thứ nhất trong phong cách lãnh đạo hay phục vụ (Chúa Ki-tô và Hội Thánh) của Thánh Phao-lô là Thánh Phao-lô ý thức và xác tín rằng ngài được Thiên Chúa gọi và chọn cho một sứ mạng đặc biệt:

«Nhưng Thiên Chúa đã dành riêng tôi ngay từ khi tôi còn trong lòng mẹ, và đã gọi tôi nhờ ân sủng của Người. Người đã đoái thương mặc khải Con của Người cho tôi, để tôi loan báo Tin Mừng về Con của Người cho các dân ngoại» (Gl 1,15-16).


(2°) Yếu tố quan trọng thứ hai trong phong cách lãnh đạo hay phục vụ (Chúa Ki-tô và Hội Thánh) của Thánh Phao-lô là Thánh Phao-lô đã chấp nhận sự thay đổi mà Chúa Thánh Thần đòi hỏi nơi ngài. Có thể nói là ngài đã thay đổi 180 độ, từ một kẻ bách hại triệt để trở nên người sống và rao giảng Tin Mừng một cách nhiệt thành không biết mệt mỏi:

«Phần chúng tôi, chúng tôi chẳng làm gì gây cớ cho ai vấp phạm, để không người nào có thể đàm tiếu về công việc phục vụ của chúng tôi. Trái lại, trong mọi sự, chúng tôi luôn chứng tỏ mình là những thừa tác viên của Thiên Chúa: gian nan, khốn quẫn, lo âu, đòn vọt, tù tội, loạn ly, nhọc nhằn, vất vả, mất ăn mất ngủ, chúng tôi đều rất mực kiên trì chịu đựng. Chúng tôi còn chứng tỏ điều đó bằng cách ăn ở trong sạch, khôn khéo, nhẫn nhục, nhân hậu, bằng một tinh thần thánh thiện, một tình thương không giả dối, bằng lời chân lý, bằng sức mạnh của Thiên Chúa. Chúng tôi lấy sự công chính làm vũ khí tấn công và tự vệ, khi vinh cũng như khi nhục, lúc được tiếng tốt cũng như khi mang tiếng xấu. Bị coi là bịp bợm, nhưng kỳ thực chúng tôi chân thành; bị coi là vô danh tiểu tốt, nhưng kỳ thực chúng tôi được mọi người biết đến; bị coi là sắp chết, nhưng kỳ thực chúng tôi vẫn sống; coi như bị trừng phạt, nhưng kỳ thực không bị giết chết; coi như phải ưu phiền, nhưng kỳ thực chúng tôi luôn vui vẻ; coi như nghèo túng, nhưng kỳ thực chúng tôi làm cho bao người trở nên giàu có; coi như không có gì, nhưng kỳ thực chúng tôi có tất cả.» (2 Cr 6,3-10).


(3°) Yếu tố quan trọng thứ ba trong phong cách lãnh đạo hay phục vụ (Chúa Ki-tô và Hội Thánh) của Thánh Phao-lô là Thánh Phao-lô đã chọn Chúa Giê-su Ki-tô là Đức Chúa, là Vua của đời mình và suốt đời sống mật thiết với Người và phụng sự Người:

“Tôi sống, nhưng không còn là tôi, mà là Chúa Ki-tô sống trong tôi.” (Gl 2,20)


(4°) Yếu tố quan trọng thứ bốn trong phong cách lãnh đạo (phục vụ) của Thánh Phao-lô là Thánh Phao-lô đã đi đó đi đây để rao giảng Tin Mừng và thiết lập các cộng đoàn:

“Thật ra Chúa Ki-tô không gửi tôi đi rửa tội, nhưng là để loan báo Tin Mừng.” (1 Cr 1,17)

“Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng.” (1 Cr 9,16)

“Hãy rao giảng Lời Chúa! hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện!” (2 Tm 4,2)


(5°) Yếu tố quan trọng thứ năm trong phong cách lãnh đạo phục vụ (Chúa Ki-tô và Hội Thánh) của Thánh Phao-lô là Thánh Phao-lô đã viết nhiều thư cho các cộng đoàn và một số cá nhân để trình bày Giáo lý Ki-tô giáo cũng như để khích lệ, uốn nắn, chấn chỉnh các tín hữu trong đời sống luân lý và tâm linh.

Đọc trong Tân Ước, ta thấy có 13 thư mang tên tác giả Phao-lô gởi cho các giáo đoàn hay cá nhân theo thứ tự: Rô-ma, 1 và 2 Cô-rin-tô, Ga-lát, E-phê-sô, Phi-lip-phê, Cô-lô-sê, 1 và 2 Thê-xa-lô-ni-ca, 1 và 2 Ti-mô-thê, Ti-tô, và Phi-lê-mon. Một số học giả Thánh Kinh cho rằng tất cả 13 thư trên là do Phao-lô viết hay những trợ tá trực tiếp viết. Nhưng phần lớn các học giả Thánh kinh ngày nay tin rằng chỉ có 7 thư do chính Phao-lô viết là: Ro-ma, 1 và 2 Cô-rin-tô, Ga-lát, Phi-lip-phê, 1 Thê-xa-lô-ni-ca và Phi-lê-mon. Ngay cả trong số 7 thư này cũng có những cộng sự viên cùng viết với Ngài và tên của họ được liệt kê trong những lời giới thiệu đầu thư như  thư 1 và 2 Cô-rin-tô, Phi-lip-phê, 1 Thê-xa-lô-ni-ca và Phi-lê-mon. Còn sáu thư còn lại (2 Thê-xa-lô-ni-ca, Ê-phê-sô, Cô-lô-sê, 1 và 2 Ti-mô-thê và Ti-tô) là đề tài tranh luận giữa những học giả Thánh Kinh về tác quyền, và họ gọi những thư này là Thứ Kinh (Deutero-Pauline letters).

Các thư của Thánh Phao-lô là một kho tàng phong phú và vô giá về Giáo lý Ki-tô giáo với những giáo huấn quan trọng mà chúng ta đã tìm hiểu: về Hội Thánh, về Thánh Thể, về Thánh Thần, về các ân huệ của Thần Khí hay đặc sủng, về Đức Ái, về sự phục sinh của Chúa Giê-su và sự sống lại của loài người, về Thân xác và Hôn Nhân Gia Đình, về Ơn được nên công chính.

(6°) Yếu tố quan trọng thứ sáu trong phong cách lãnh đạo hay phục vụ (Chúa Ki-tô và Hội Thánh) của Thánh Phao-lô là Thánh Phao-lô đã phát huy khả năng của các cộng sự viên. Trong số các cộng sự viên đắc lực và thân tín nhất phải kể tới Si-la hay Sil-va-nô, Ti-mô-thê và Ti-tô. Dĩ nhiên Thánh Phao-lô luôn là người lãnh đạo và phối trí công tác truyền giảng Tin Mừng, nhưng thánh nhân rất trân trọng và quý mến các cộng sự viên của mình.

Đó là lý do giải thích tại sao khi kể lại cho tín hữu nghe công tác truyền giáo, Thánh Phao-lô dùng từ “chúng tôi” là ngôi thứ nhất số nhiều, chứ không dùng từ “tôi” là ngôi thứ nhất số ít, ví dụ trong 1 Tx 1,1 và 2 Cr 1,19.


4.3 Đặc điểm của phong cách lãnh đạo hay phục vụ của Thánh Phao-lô

Nếu nghiên cứu kỹ hơn về phong cách lãnh đạo hay phục vụ (Chúa Ki-tô và Hội Thánh) của Thánh Phao-lô, chúng ta sẽ tìm ra những đặc điểm sau đây:



(1°) Đặc điểm thứ nhất trong phong cách lãnh đạo hay phục vụ (Chúa Ki-tô và Hội Thánh) của Thánh Phao-lô là Thánh Phao-lô phục vụ hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức mình.

- «Họ là người Híp-ri ư? Tôi cũng vậy! Họ là người Ít-ra-en ư? Tôi cũng vậy! Họ là dòng giống Áp-ra-ham ư? Tôi cũng vậy! Họ là người phục vụ Đức Ki-tô ư? Tôi nói như người điên: tôi còn hơn họ nữa! Hơn nhiều vì công khó, hơn nhiều vì ở tù, hơn gấp bội vì chịu đòn, bao lần suýt chết. Năm lần tôi bị người Do-thái đánh bốn mươi roi bớt một; ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị đắm tàu; một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi! Tôi còn hơn họ, vì phải thực hiện nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em. Tôi còn phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng. Không kể các điều khác, còn có nỗi ray rứt hằng ngày của tôi là mối bận tâm lo cho tất cả các Hội Thánh! Có ai yếu đuối mà tôi lại không cảm thấy mình yếu đuối? Có ai vấp ngã mà tôi lại không cảm thấy lòng sôi lên? » (2 Cr 11,22-29).



tải về 1.33 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương