Thánh Kinh và Huấn Luyện Lãnh Đạo Muối Đất Mở Rộng LÃnh đẠo theo phong cách thầy giê-su trong tin mừng mác-cô Giêrônimô Nguyễn Văn Nội



tải về 1.46 Mb.
trang6/21
Chuyển đổi dữ liệu11.09.2017
Kích1.46 Mb.
#33087
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

1.2 Cùng hát 

XIN CHỈ CHO CON

ĐK.- Xin chỉ cho con (xin chỉ cho con) đường đi của Chúa (đường đi của Chúa). Xin dạy bảo con (xin dạy bảo con) nước bước của Ngài (nước bước của Ngài). Xin hướng dẫn con trong chân lý. Xin dạy bảo con những điều cao quý, vì Chúa là Đấng cứu độ con, là Đấng ngày đêm con cậy trông.

1. Tất cả đường nẻo Chúa là Tình Yêu và Chân Lý dành cho những ai giữ trọn minh ước. Điều răn Chúa ra nghiêm chỉnh thực thi.

2. Xin mở lượng từ bi từ ngàn xưa Ngài vẫn có, mà quên hết những lỗi lầm con mắc, hồi niên thiếu vươn lên trong dại thơ.



1.3 Lắng nghe Lời Chúa

Người mù ở Giê-ri-khô

« Đức Giê-su và các môn đệ đến thành Giê-ri-khô. Khi Đức Giê-su cùng với các môn đệ và một đám người khá đông ra khỏi thành Giê-ri-khô, thì có một người mù đang ngồi ăn xin bên vệ đường, tên anh ta là Ba-ti-mê, con ông Ti-mê. Vừa nghe nói đó là Đức Giê-su Na-da-rét, anh ta bắt đầu kêu lên rằng : "Lạy ông Giê-su, Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi !" Nhiều người quát nạt bảo anh ta im đi, nhưng anh ta càng kêu lớn tiếng : "Lạy Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi !" Đức Giê-su đứng lại và nói : "Gọi anh ta lại đây !" Người ta gọi anh mù và bảo : "Cứ yên tâm, đứng dậy, Người gọi anh đấy !" Anh mù liền vất áo choàng lại, đứng phắt dậy mà đến gần Đức Giê-su. Người hỏi : "Anh muốn tôi làm gì cho anh ?" Anh mù đáp : "Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được." Người nói : "Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh !" Tức khắc, anh ta nhìn thấy được và đi theo Người trên con đường Người đi. » (Mc 10,46-52 ; Mt 20, 29-34 ; Lc 18,35-43).
1.4 Thinh lặng một phút để Lời Chúa thấm sâu vào lòng trí chúng ta.
1.5 Cầu nguyện 

Lạy Thầy Giê-su chí thánh, Thầy đã đến thế gian để kêu gọi chúng con làm môn đệ Thầy, tiến bước theo Thầy. Chúng con vô cùng cảm kích và hết lòng tạ ơn Thầy!

Nhưng làm môn đệ Thầy đâu phải là chuyện dễ dàng. Nhóm Mười Hai là những môn đệ đầu tiên được Thầy gọi và chọn khi Thầy khởi sự sứ vụ rao giảng Nước Thiên Chúa ở xứ Pa-lét-tin, đã phải khó khăn vất vả lắm mới hiểu ra và sống xứng hợp với ơn gọi làm môn đệ Thầy.

Huống hồ chúng con chỉ là những giáo dân tầm thường, u mê tăm tối trong lãnh vực tâm linh, chúng con làm sao hiểu thấu và đáp ứng được sự đòi hỏi của Thầy khi Thầy gọi và chọn chúng con làm môn đệ Thầy trong thế giới hôm nay. Chúng con rất cấn đến Thầy, lạy Thầy Giê-su chí thánh của chúng con, xin Thầy giúp chúng con.


II. CHIA SẺ

Liên quan tới Đề Tài V: “Thầy Giê-su khẳng định là Đấng Mê-si-a đau khổ của Thiên Chúa và mời gọi các môn đệ đi theo Người” anh/chị có gì [cảm nghiệm, liên hệ, thắc mắc, thay đổi] muốn chia sẻ với giảng viên và các bạn cùng học không? Nếu có, xin mời chia sẻ.


III. ĐẶT VẤN ĐỀ hay CÂU HỎI GỢI Ý SUY NGHĨ, TÌM TÒI

3.1 So sánh hai tường thuật Mc 10,35-41 và Mc 10,46-52 chúng ta thấy những gì đáng ghi nhận về tư thế và lời cầu xin của một bên là hai anh em nhà Giê-bê-đê (Gio-an và Gia-cô-bê) và một bên là anh chàng mù Ba-ti-mê?
3.2 Hai anh em Gio-an và Gia-cô-bê và anh chàng mù Bác-ti-mê đã nhận được sự đáp trả nào từ Đức Giê-su? Tại sao thế?
3.3 Chúng ta rút ra được bài học nào từ việc so sánh hai mẫu môn đệ là hai tông đồ Gio-an/Gia-cô-bê và anh mù Bác-ti-mê?
IV. HỌC HỎI

Sách Thánh cần đọc: Mc 10,35-41.46-52 và các đoạn song song trong các Sách Tin Mừng khác.

4.1 So sánh hai tường thuật Mc 10,35-41 và Mc 10,46-52 chúng ta thấy những gì đáng ghi nhận về tư thế và lời cầu xin của một bên là hai anh em nhà Giê-bê-đê (Gio-an và Gia-cô-bê) và một bên là anh chàng mù Ba-ti-mê?

(1o) So sánh hai đoạn văn Mc 10,35-41 và 10,46-52

* “Hai người con ông Dê-bê-đê là Gia-cô-bê và Gio-an đến gần Đức Giê-su và nói : "Thưa Thầy, chúng con muốn Thầy thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin đây." Người hỏi : "Các anh muốn Thầy thực hiện cho các anh điều gì ?" Các ông thưa : "Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang." Đức Giê-su bảo : "Các anh không biết các anh xin gì ! Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không ?" Các ông đáp : "Thưa được." Đức Giê-su bảo : "Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống ; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu. Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được."

Nghe vậy, mười môn đệ kia đâm ra tức tối với ông Gia-cô-bê và ông Gio-an.“ (Mc 10,35-41; Mt 20, 20 -23).

* « Đức Giê-su và các môn đệ đến thành Giê-ri-khô. Khi Đức Giê-su cùng với các môn đệ và một đám người khá đông ra khỏi thành Giê-ri-khô, thì có một người mù đang ngồi ăn xin bên vệ đường, tên anh ta là Ba-ti-mê, con ông Ti-mê. Vừa nghe nói đó là Đức Giê-su Na-da-rét, anh ta bắt đầu kêu lên rằng : "Lạy ông Giê-su, Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi !" Nhiều người quát nạt bảo anh ta im đi, nhưng anh ta càng kêu lớn tiếng : "Lạy Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi !" Đức Giê-su đứng lại và nói : "Gọi anh ta lại đây !" Người ta gọi anh mù và bảo : "Cứ yên tâm, đứng dậy, Người gọi anh đấy !" Anh mù liền vất áo choàng lại, đứng phắt dậy mà đến gần Đức Giê-su. Người hỏi : "Anh muốn tôi làm gì cho anh ?" Anh mù đáp : "Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được." Người nói : "Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh !" Tức khắc, anh ta nhìn thấy được và đi theo Người trên con đường Người đi. » (Mc 10,46-52 ; Mt 20, 29-34 ; Lc 18,35-43).
(2o) Hai tư thế trái nghịch nhau

* Hai ông Gio-an và Gia-cô-bê

Đường đường chính chính hai ông là 2 môn đệ thân tín, thậm chí là 2 trong 12 môn đệ được Đức Giê-su chọn làm tông đồ (Nhóm Mười Hai), đi trong đội ngũ những người thân cận nhất của Đức Giê-su.



* Anh chàng mù Bác-ti-mê

Ngổi bên lề đường (bị gạt ra ngoài lề xã hội), hành nghề ăn xin, tài sản duy nhất lá tấm áo choàng (cũ rách).


(3o) Hai lời cầu xin khác xa nhau

* Hai ông Gio-an và Gia-cô-bê

- " Thưa Thầy, chúng con muốn Thầy thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin đây."

- " Các anh muốn Thầy thực hiện cho các anh điều gì ?"

- " Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang."

- " Các anh không biết các anh xin gì ! Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không ?"

- " Thưa được."

* Anh chàng mù Bác-ti-mê

- ” Lạy ông Giê-su, Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi !" (2 lần)

- " Gọi anh ta lại đây !"

- " Anh muốn tôi làm gì cho anh ?"

- " Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được."

+ Trong nguyên bản Phúc âm, câu Đức Giê-su hỏi hai ông Gio-an và Gia-cô-bê cũng chính là câu Đức Giê-su hỏi anh chàng mù Bác-ti-mê: “Các anh/Anh muốn tôi làm gì cho các anh/anh?


4.2 Hai anh em ông Gio-an và Gia-cô-bê và anh chàng mù Bác-ti-mê đã nhận được sự đáp trả nào từ Đức Giê-su? Tại sao thế?

(1°) Hai kết quả hết sức bất ngờ và khác xa nhau:

* Hai ông Gio-an và Gia-cô-bê không nhận được điều hai ông cầu xin :

"Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống ; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu. Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được."

* Anh chàng mù Bác-ti-mê nhận được nhiều hơn điều anh xin:

" Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh !

Tức khắc, anh ta nhìn thấy được và đi theo Người trên con đường Người đi.” 

+ Đức Giê-su cho anh chàng mù Bác-ti-mê nhiều hơn cả điều anh ta xin. Anh ta xin được lành mắt nhưng Chúa chẳng những ban cho anh được lành mắt mà còn ban cho anh ơn đi theo Người trên con đường Người đi [là đi lên Giê-ru-sa-lem để chịu Cuộc Thương Khó] tức ơn làm môn đệ Đức Giê-su.


(2°) Lý do của hai cách đáp trả khác nhau từ Đức Giê-su

* Hai anh em ông Gio-an và Gia-cô-bê đã xin Đức Giê-su ban cho họ “vinh quang trần thế” là điều không hợp với tinh thần mà Đức Giê-su đang sống và mong muốn các môn đệ của Người sống theo. Vì thế mà Người không ưng ban cho hai ông điều ấy.

* Anh chàng mù Bác-ti-mê đã xin Đức Giê-su chữa lành đôi mắt mù lòa của anh để anh được nhìn thấy “ánh sáng” là chính Đức Giê-su và nhìn ra con đường dẫn tới sự sống vĩnh cửu là con đường thập giá. Đó chính là điều làm đẹp lòng Chúa Giê-su nên Ngài đã ban cho anh.
4.3 Chúng ta rút ra được bài học nào từ việc so sánh hai mẫu môn đệ là hai tông đồ Gio-an/Gia-cô-bê và anh mù Bác-ti-mê?

[Xem phần ứng dụng]
V. ỨNG DỤNG [SỐNG LINH ĐẠO]

 Từ Đề Tài VI là “Ai là môn đệ đích thực của Thầy Giê-su?” chúng ta có thể rút ra ba bài học sau đây cho bản thân và cộng đoàn :

5.1 Bài học thứ nhất là về nội dung và ý nghĩa của câu chuyện anh chàng mù Bác-ti-mê được Đức Giê-su chữa lành đôi mắt: Câu chuyện này không chỉ là câu chuyện chữa lành về mặt thể lý (sáng mắt) mà còn là câu chuyện khai sáng tâm linh (giác ngộ) và đồng thời cũng là câu chuyện của ơn gọi (làm môn đệ/đi theo Chúa).

a) Chúng ta chỉ có thể đi theo Chúa Giê-su một khi con mắt tâm linh của chúng ta được khai sáng để nhận/nhìn ra Chúa Giê-su và con đường cứu độ.

b) Chúa Giê-su không phân biệt đối xử, không trọng giầu khinh nghèo khi gọi và chọn các môn đệ. Họ có thể là những người đàng hoàng mà cũng có thể là những người bị khinh khi và bị gạt ra ngoài lề xã hội như ông Lê-vi thu thuế hay như anh chàng mù Bác-ti-mê.

c) Chưa chắc những người đã có chỗ, có tên trong đội ngũ các môn đệ (như các linh mục và tu sĩ là thành phần theo Chúa chuyên nghiệp) lại nhạy bén, dứt khoát và đáp trả tích cực hơn những người vẫn bị xem là đồ bỏ đi (giáo dân, tân tòng) trước lời mời “hãy theo Ta” của Thầy Giê-su!


5.2 Bài học thứ hai là về sức hấp dẫn, lôi cuốn và cám dỗ của quyền bính: Quyền bính/quyền lực luôn là mối hiểm nguy tiềm ấn đối với những người được Chúa gọi và chọn làm môn đệ. Vì thế khi Chúa Giê-su nói: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mc 8,34) thì cũng có nghĩa là các môn đệ ấy phải từ bỏ cả lòng ham muốn quyền lực.

Theo kinh nghiệm của nhiều người thì cám dỗ quyền lực là một cám dỗ mãnh liệt nhưng âm thầm và khó nhận ra nhất. Thanh luyện động cơ làm việc hay phục vụ không bao giờ là việc thừa cả. Chính vì thế mà Đức Giê-su nói đi nói lại về đức khiêm tốn và tinh thần hy sinh vô vị lợi trong phục vụ.

5.3 Bài học thứ ba là về lời cầu nguyện đẹp lòng Thiên Chúa. Đây cũng là điều quan trọng đối với nhiều giáo dân Việt Nam là những người hễ mở miệng với Chúa là xin ơn, xin hết ơn này đến ơn khác và phần lớn đều là các ơn vật chất (sức khỏe, công ăn việc làm, chuyện kinh doanh, đi lại, thi cử v.v...) mà không quan tâm đến “cảm xúc” hay “cảm nhận” của Thiên Chúa là Đấng ban ơn (nếu chúng ta có thể nói như thế), hay không quan tâm đến những ơn mà Thiên Chúa muốn ban cho chúng ta. Giữa một ơn là sự giầu có vật chất hay vinh quang thế gian và một ơn khác là việc nhận ra Chúa, yêu mến Chúa và trở nên giống Chúa thì không thể được đặt ngang hàng với nhau được. Thế mà thường chúng ta chỉ quan tâm xin ơn thứ nhất (giống như hai anh em nhà Giê-bê-đê) mà không quan tâm xin ơn thứ hai (giống như anh chàng mù Bác-ti-mê).


VI. CHUẨN BỊ ĐỀ TÀI VII : THẦY GIÊ-SU NUÔI DÂN CHÚNG BẰNG LỜI VÀ BẰNG BÁNH

[Các bài giảng và phép lạ hóa bánh ra nhiều của Thầy Giê-su]



6.1 Câu hỏi gợi ý chia sẻ: Liên quan tới Đề Tài VI: “Ai là người môn đệ đích thực của Thầy Giê-su?” anh chị có gì [cảm nghiệm, liên hệ, thắc mắc] muốn chia sẻ với giảng viên và các bạn cùng học không? Nếu có, xin mời chia sẻ.
6.2 Câu hỏi gợi ý tìm tòi học hỏi:

(1o) Vì sao dân chúng chạy theo Đức Giê-su đông đảo như vậy?

(2°) Ngoài việc cứu chữa những người bệnh hoạn tật nguyền, Đức Giê-su còn làm gì khác nữa cho những người đang đói khát cả về mặt thể lý lẫn về mặt tâm linh?

(3°) Chúng ta rút ra được bài học nào từ việc Thầy Giê-su lấy Lời và Bánh để nuôi dân chúng?
6.3 Sách Thánh cần đọc: Mc 1,21-22.35-39; 6,30-44; 8,1-10 và các đoạn song song trong các Sách Tin Mừng khác.


VII. CẦU NGUYỆN KẾT THÚC

7.1 Gợi ý của người hướng dẫn

Chúng ta vừa học Đề Tài VI: “Ai là người môn đệ đích thực của Thầy Giê-su”. Bài học này đem lại cho chúng ta 2 khám phá mới: Khám phá thứ nhất là về tấm lòng và cách hành xử công minh chính đại của Chúa Giê-su trong việc gọi và chọn các môn đệ. Không ai là “đồ bỏ” trước mắt Thiên Chúa và trong kế hoạch cứu độ của Người. Khám phá thứ hai là dù chúng ta có là ai trong Giáo Hội và xã hội thì chúng ta cũng không có gì để tự tôn hay tự ti trước mặt Chúa và đồng loại : ai cũng có thể trở thành môn đệ đích thực của Chúa Giê-su và chưa chắc những người theo Chúa chuyên nghiệp đã hơn những kẻ theo Chúa không chuyên nghiệp! Điều quan trọng là chúng ta có nhìn thấy/nhận ra Chúa Giê-su (là Ai) và có đi theo Người trên con đường thập giá Người đi hay không.


7.2 Cùng cầu nguyện

Lạy Chúa Giê-su Ki-tô là Con Thiên Chúa và là Đấng đã gọi và chọn các môn đệ. Chúa đã gọi và chọn 12 tông đồ trong đó có Gio-an và Gia-cô-bê. Chúa cũng đã gọi và chọn anh chàng mù Bác-ti-mê, sau khi đã chữa lành đôi mắt anh. Chúng con xin Chúa mở mắt, mở lòng chúng con để chúng con nhận ra Chúa và đi theo Chúa.



7.3 Cùng hát 

CHÚA BIẾT LÒNG CON
Lạy Chúa, Chúa biết lòng con, Chúa biết lòng con. Chúa biết lòng con muốn yêu mến Chúa, Chúa biết lòng con muốn say mến Chúa, dẫu tình con phai tàn hoen úa, đầu đời con bao lần xa Chúa. Nhưng con tin Ngài vẫn chờ đợi, Ngài vẫn chờ đợi.

Lạy Chúa, Chúa biết lòng con, Chúa biết lòng con. Chúa biết lòng con vẫn luôn đói Chúa, Chúa biết lòng con vẫn khao khát Chúa, như mảnh đất khô chờ mưa xuống, như màn đêm mong trời mau sáng, như con thơ trông bóng mẹ về, trông bóng mẹ về.

Hơn một lần đời con, bội bạc tình Chúa, quên lời thề hứa, con lao đao sóng gió ngả nghiêng, con vô tâm chối Chúa từng phen, để lòng con xao xuyến cơ đơn.

Lạy Chúa, Chúa biết lòng con, Chúa biết lòng con. Chúa biết lòng con muốn yêu mến Chúa, Chúa biết lòng con muốn say mến Chúa, Chúa nhìn con u buồn đôi mắt, Chúa nhìn con cho lòng tan nát, ôi Giê-su, con muốn trả lời, yêu Chúa trọn đời.



ĐỀ TÀI VII

THẦY GIÊ-SU NUÔI DÂN CHÚNG

BẰNG LỜI VÀ BẰNG BÁNH

[Các bài giảng và phép lạ hóa bánh ra nhiều

của Thầy Giê-su]



I. CẦU NGUYỆN MỞ ĐẦU

1.1 Gợi ý của người hướng dẫn

Hôm nay chúng ta học Đề Tài VII của Khóa «Lãnh Đạo theo Phong Cách Thầy Giê-su trong Tin Mừng Mác-cô.» Tựa bài là «Thầy Giê-su nuôi dân chúng bằng lời và bằng bánh.»

Trong Đề Tài IV chúng ta đã khám phá ra tấm lòng nhân ái, từ bi của Chúa Giê-su. Người đã chạnh lòng thương những người khốn khổ và cứu chữa họ. Đề Tài VII hôm nay bổ sung và tiếp nối Đề Tài IV, với mục đích giúp chúng ta khám phá thêm về một phương cách khác mà Chúa Giê-su đã dùng để đáp ứng nhu cầu thể lý và tâm linh của đám đông quần chúng đi theo Người trên những nẻo đường Pa-lét-tin xưa.

Chúng ta hãy liên tưởng đến một hình ảnh của Thiên Chúa trong Thánh Kinh Cựu Ước, một hình ảnh rất thân thương, gần gũi với người Do-thái : như các mục tử chân chính dẫn dắt và chăm lo cho đàn chiên của mình, Thiên Chúa là Vị Mục Tử nhân lành, dẫn đắt và chăm lo cho dân Ít-ra-en là dân riêng, là đoàn chiên riêng của Người. Còn Chúa Giê-su Ki-tô là hiện thân sống động của Thiên Chúa, nên Người nuôi dân chúng bằng lời và bằng bánh.



Chúng ta hãy cùng nhau hát bài «Đồng Cỏ Tươi» để nhớ lại cách Thiên Chúa chăm lo cho đoàn chiên của Người là Ít-ra-en.

1.2 Cùng hát 

ĐỒNG CỎ TƯƠI
ĐK: Đồng là đồng cỏ tươi, Chúa chăn cho tôi nghỉ ngơi, suối ngọt cỏ non xanh rì, tôi nay còn thiếu thốn chi, vui thay mà cũng phúc thay.
1. Chân tôi theo nẻo chính, Chúa thương tôi như con ngươi Ngài. Để tôi lấy lại sức, Chúa đưa về suối đời đời.
2. Tôi an tâm vững trí, dẫu qua nơi âm u hãi hùng. Lòng tin tưởng tuyệt đối thấy côn trượng Chúa là mừng.
3. Mâm cao lương đã sẵn, chén rượu bồ đào đây vơi đầy. Đấu tôi xức dầu thánh. Tiến lên đến thánh hằng ngày.
Để kết: Vui thay là đồng cỏ tươi, Chúa chăn đã đem tôi vô nghỉ ngơi.
1.3 Lắng nghe Lời Chúa

* Đức Giê-su giảng dạy khắp nơi

- «Đức Giê-su và các môn đệ đi vào thành Ca-phác-na-um. Ngay ngày sa-bát, Người vào hội đường giảng dạy. Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư.» (Mc 1,21-22).

- «Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó. Ông Si-môn và các bạn kéo nhau đi tìm. Khi gặp Người, các ông thưa : "Mọi người đang tìm Thầy đấy !" Người bảo các ông : "Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó." Rồi Người đi khắp miền Ga-li-lê, rao giảng trong các hội đường của họ, và trừ quỷ.» (Mc 1,35-39).

* Đức Giê-su làm cho bánh hoá nhiều lần thứ nhất

«Các Tông Đồ tụ họp chung quanh Đức Giê-su, và kể lại cho Người biết mọi việc các ông đã làm, và mọi điều các ông đã dạy. Người bảo các ông : "Chính anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút." Quả thế, kẻ lui người tới quá đông, nên các ông cũng chẳng có thì giờ ăn uống nữa. Vậy, thầy trò xuống thuyền đi lánh riêng ra một nơi hoang vắng. Thấy các ngài ra đi, nhiều người hiểu ý, nên từ khắp các thành, họ cùng nhau theo đường bộ chạy đến nơi, trước cả các ngài. Ra khỏi thuyền, Đức Giê-su thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt. Và Người bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều. Vì bấy giờ đã khá muộn, các môn đệ đến gần Người và thưa : "Ở đây hoang vắng và bây giờ đã khá muộn. Xin Thầy cho dân chúng về, để họ vào thôn xóm và làng mạc chung quanh mà mua gì ăn." Người đáp : "Thì chính anh em hãy cho họ ăn đi !" Các ông nói với Người : "Chúng con phải đi mua tới hai trăm quan tiền bánh mà cho họ ăn sao ?" Người bảo các ông : "Anh em có mấy chiếc bánh ? Đi coi xem !" Khi biết rồi, các ông thưa : "Có năm chiếc bánh và hai con cá." Người ra lệnh cho các ông bảo mọi người ngồi thành từng nhóm trên cỏ xanh. Họ ngồi xuống thành từng đám, chỗ thì một trăm, chỗ thì năm mươi. Người cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ bánh ra, trao cho môn đệ để các ông dọn ra cho dân chúng. Người cũng chia hai con cá cho mọi người. Ai nấy đều ăn và được no nê. Người ta thu lại những mẩu bánh được mười hai thúng đầy, cùng với cá còn dư. Số người ăn bánh là năm ngàn người đàn ông.» (Mc 6,30-44; Mt 14,13-21; Lc 9,10-17; Ga 6,1-13).
1.4 Thinh lặng một phút để Lời Chúa thấm vào lòng trí chúng ta.
1.5 Cầu nguyện 

Lạy Thầy Giê-su chí thánh, Thầy đã đến thế gian để kêu gọi chúng con làm môn đệ Thầy, tiến bước theoThầy. Chúng con cảm tạ ơn Thầy!

Làm môn đệ Thầy trước hết chúng con phải học được cách sống của Thầy. Đọc Phúc Âm, chúng con thấy Thầy biết rõ và cảm thông với nhu cầu của đám đông quần chúng. Thầy cũng đã đưa ra những giải pháp thiết thực nhất là lấy lời và bánh để giải quyết nhu cầu bức xúc của dân chúng Pa-lét-tin là bụng đói và cả tâm hồn cũng đói. Chúng con xin Thầy giúp chúng con biết sống và hành xử như Thầy để phục vụ anh chị em của chúng con.
II. CHIA SẺ

Liên quan tới Đề Tài VI: “Ai là người môn đệ đích thực của Thầy Giê-su?” anh/chị có gì [cảm nghiệm, liên hệ, thắc mắc, thay đổi] muốn chia sẻ với giảng viên và các bạn cùng học không? Nếu có, xin mời chia sẻ.


III. ĐẶT VẤN ĐỀ hay CÂU HỎI GỢI Ý SUY NGHĨ, TÌM HIỂU ĐỀ TÀI VII

3.1 Vì sao dân chúng chạy theo Đức Giê-su đông đảo như vậy?
3.2 Ngoài việc cứu chữa những người bệnh hoạn tật nguyền Đức Giê-su còn làm gì khác nữa cho những người đang đói khát cả về mặt thể lý lẫn mặt tâm linh?
3.3 Chúng ta học được gì từ việc Thầy Giê-su lấy lời và bánh để nuôi dân chúng?
IV. HỌC HỎI

Sách Thánh cần đọc: Mc 1,21-22.35-39; 6,30-44; 8,1-10 và các đoạn song song trong các Sách Tin Mừng khác.
4.1 Vì sao dân chúng chạy theo Đức Giê-su đông đảo như vậy?

 Không khó để chúng ta đưa ra câu trả lời cho thắc mắc được nêu là “vì sao dân chúng chạy theo Đức Giê-su đông đảo như vậy?” Tin Mừng Mác-cô làm nổi bật “sự ngạc nhiên đầy ngưỡng mộ” của đám đông quần chúng đối với Đức Giê-su, vì Người có lời/cách giảng dậy lôi cuốn, thuyết phục và vì Người có uy quyền trên các thần ô uế, ma quỷ và cả sự chết nữa :



*“Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư....” (Mc 1,22).

* “Mọi người đều kinh ngạc đến nỗi họ bàn tán với nhau : "Thế nghĩa là gì ? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh!" Lập tức danh tiếng Người đồn ra mọi nơi, khắp cả vùng lân cận miền Ga-li-lê.” (Mc 1,27-28).
4.2 Ngoài việc cứu chữa những người bệnh hoạn tật nguyền, Đức Giê-su còn làm gì khác cho những người đang đói khát cả về mặt thể lý cả về mặt tâm linh?

Có thể nói Đức Giê-su chỉ làm phép lạ trong một bối cảnh không thể không làm. Các phép lạ của Đức Giê-su đều mang ý nghĩa là “dấu chỉ” tức là giúp người ta nhận ra một thực tại vô hình ẩn sau các sự việc lạ lùng xẩy ra. Nhu cầu của đám đông quần chúng chạy theo Chúa là họ đang đói và đang khát: họ đói khát lương thực là của ăn vật chất đã đành, mà họ còn đói khát cả lương thực thiêng liêng là lời hằng sống từ miệng Thiên Chúa phán ra nữa. Vì thế mà trước khi làm phép lạ khiến bánh hóa nhiều đễ đáp ứng nhu cầu vật chất của đám đông thì Đức Giê-su đã giảng dậy họ về Chúa Cha và về Nước Thiên Chúa.



Đức Giê-su làm cho bánh hoá nhiều lần thứ hai

Trong những ngày ấy, lại có một đám rất đông, và họ không có gì ăn, nên Đức Giê-su gọi các môn đệ lại mà nói : "Thầy chạnh lòng thương đám đông, vì họ ở luôn với Thầy đã ba ngày rồi mà không có gì ăn ! Nếu Thầy giải tán, để họ nhịn đói mà về nhà, thì họ sẽ bị xỉu dọc đường. Trong số đó, lại có những người ở xa đến." Các môn đệ thưa Người : "Ở đây, trong nơi hoang vắng này, lấy đâu ra bánh cho họ ăn no ?" Người hỏi các ông : "Anh em có mấy chiếc bánh ?" Các ông đáp : "Thưa có bảy chiếc." Người truyền cho họ ngồi xuống đất. Rồi Người cầm lấy bảy chiếc bánh, dâng lời tạ ơn, và bẻ ra, trao cho các môn đệ để các ông dọn ra. Và các ông đã dọn ra cho đám đông. Các ông cũng có mấy con cá nhỏ. Người đọc lời chúc tụng, rồi bảo các ông dọn cả cá ra. Đám đông đã ăn và được no nê. Người ta nhặt lấy những mẩu bánh còn thừa : bảy giỏ ! Mà đám đông có khoảng bốn ngàn người. Người giải tán họ. Lập tức, Đức Giê-su xuống thuyền với các môn đệ và đến miền Đan-ma-nu-tha.” (Mc 8, 1-10; Mt 15,32 -39).

 Một điều đáng chúng ta ghi nhớ là Tin Mừng Mác-cô nhắc nhiều lần đến việc Đức Giê-su giảng dậy trong hội đường của người Do-thái (và trong nhà của Người ở Ca-phác-na-um), nhưng lại không chép lại bất cứ một diễn từ nào ngoài mấy dụ ngôn về Nước Trời.

Sự kiện này khiến các nhà chú giải Tin Mừng Mác-cô và chúng ta phải hiểu hàm/ngụ ý của tác giả là Thánh Mác-cô muốn chúng ta hiểu rằng: Đức Giê-su giảng dậy không chỉ bằng lời mà còn (và nhất là) bằng hành động, bằng chính các việc Người làm. Chúng ta có thể khẳng định là Đức Giê-su theo sát truyền thống của Cựu Ước nói chung và của các ngôn sứ nói riêng: giảng dậy quần chúng và các môn đệ bằng các việc làm và các phép lạ cũng như bằng lời nói.



tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương