THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)


Vì sao Bắc Kinh không dùng biện pháp trấn áp ở Hong Kong?



tải về 183.23 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích183.23 Kb.
#29353
1   2   3

Vì sao Bắc Kinh không dùng biện pháp trấn áp ở Hong Kong?

TTXVN (New York 27/10) - Theo nhận định của tờ Al-Alam As-Siasyia (Chính trị thế giới), phong trào đòi dân chủ, phản đối chính quyền của sinh viên Hong Kong chắc chắn là thách thức chính trị nghiêm trọng nhất mà nhà cầm quyền Trung Quốc phải đối mặt từ khi xảy ra sự kiện ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Do Trung Quốc đang có vai trò lớn trong sinh hoạt quốc tế, quan trọng hơn nhiều so với cách đây 25 năm, nên ảnh hưởng của sự kiện này càng có tầm quan trọng chiến lược lớn. Nếu Trung Quốc hùng mạnh hơn so với cách đây 25 năm thì giờ đây phạm vi hoạt động của nước này lại bị hạn chế hơn. Đây là điều ngược đời của sự toàn cầu hóa. Nó giúp Trung Quốc đạt được sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục, nhưng nó cũng tăng cường ảnh hưởng của dư luận công chúng và những khả năng bày tỏ ý kiến của các công dân và các xã hội dân sự. Sự nổi lên của Trung Quốc vừa tăng cường ảnh hưởng của nước này trong các công việc quốc tế, vừa tăng cường sự phụ thuộc lẫn nhau của nước này trong quan hệ với các nước khác.

Việc thu hồi Hong Kong vào năm 1997, khi đó được coi là một thắng lợi vang dội về ngoại giao và chính trị của Bắc Kinh, thì giờ đây lại gây ra những hậu quả phản tác dụng bất ngờ. Các công dân của thành phố có một qui chế đặc biệt này, có các quyền cao hơn những người Trung Quốc khác. Từ khi thuộc về Trung Quốc, họ không chỉ muốn tận dụng nó mà còn muốn phát triển nó hơn nữa. Vì có qui chế đặc biệt nên họ dần thoát khỏi sự kiểm soát của Bắc Kinh. Nhưng những yêu sách của họ sẽ tác động đến tất cả các công dân Trung Quốc Đại lục, và chắc chắn sẽ gia tăng ý muốn đòi các quyền cho chính họ. Dù Trung Quốc không phải là một nền dân chủ theo kiểu phương Tây, thì cũng qua rồi thời kỳ mà ở đó các công dân Trung Quốc chỉ được biết thông tin từ tờ Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản cầm quyền, và tất cả đều có thói quen giống nhau là giương cao “Trước tác của Mao Trạch Đông”, một quyển sách nhỏ màu đỏ của Mao. Hiện nay, ở Trung Quốc, có từ 500 triệu đến 600 triệu người thường xuyên truy cập Internet. Mặc dù phải chịu chế độ kiểm duyệt và nhiều sức ép, một xã hội dân sự vẫn phát triển và không chấp nhận những sự hạn chế như trước kia nữa. Đây là một chế độ độc tài chứ không còn là một chế độ cực quyền nữa. Sự phát triển kinh tế dẫn đến một quyền tự chủ của các cá nhân, và những người dân Trung Quốc hiện nay không chỉ là những người tiêu dùng mà họ còn đòi được là những “công dân” thực thụ. Họ bày tỏ ý nguyện của mình và nhà cầm quyền hoàn toàn không thể phớt lờ yêu cầu của họ.

Việc thu Hong Kong lâu nay được chính quyền Bắc Kinh xem như “tấm gương” để áp dụng trong chủ trương tái thống nhất Trung Quốc Đại lục với Đài Loan - mục tiêu lịch sử hàng đầu của Bắc Kinh. Hồi năm 1949, Quốc dân đảng, bị Mao Trạch Đông đánh bại, đã chạy ra một hòn đảo nhỏ Đài Loan, được Mỹ ủng hộ. Họ đã phát triển một nền kinh tế thị trường rất hiệu quả, đạt được những kỳ tích về kinh tế với số dân rất ít. Từ khi Trung Quốc phát triển, mối quan hệ giữa hai eo bờ không còn lạnh nhạt như trước nữa và đã tiến triển theo hướng có lợi cho Bắc Kinh, và mục tiêu tái thống nhất của Bắc Kinh càng rõ hơn. Việc thu hồi Hong Kong, với khẩu hiệu “một nước hai chế độ”, được Trung Quốc hy vọng sẽ dùng làm mô hình cho việc tái thống nhất Đài Loan. Đối với các nhà lãnh đạo Bắc Kinh, vì nhiều lý do khác nhau, Đài Loan là một mục tiêu còn quan trọng hơn mục tiêu Hong Kong, và trong việc giải quyết các vấn đề của Hong Kong, họ luôn phải lưu ý đến ảnh hưởng đối với Đài Loan.

Vì vậy, trong cuộc nổi dậy hiện nay của sinh viên Hong Kong, nhà cầm quyền Trung Quốc luôn cố gắng hạn chế sử dụng các biện pháp trấn áp, và rõ ràng là giờ đây, một cuộc trấn áp giống như những gì đã xảy ra tại quảng trường Thiên An Môn cách đây 25 năm, là điều khó có thể được tính đến. Vì sao như vậy? Trước hết, tại hai nơi, sự thách thức không hoàn toàn giống nhau về bản chất. Hồi năm 1989, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhận định rằng chế độ đang bị đe dọa về sự tồn tại của mình, còn năm 2014, chế độ chỉ bị thách thức về quyền lực để giành thêm quyền tự chủ cho người dân ở Hong Kong thôi. Thứ hai, là tình hình hiện nay đã thay đổi rất nhiều. Một cuộc trấn áp kiểu như Thiên An Môn không những sẽ gây ra những sự rối ren lớn ở Trung Quốc, mà còn gây ảnh hưởng lớn hơn đến mối quan hệ giữa Trung Quốc với phần còn lại của thế giới. Trung Quốc không thể vừa là một chủ thể lớn của sự toàn cầu hóa, mà lại có thể tránh được những hậu quả thuộc mặt trái của nó. Và dù những lợi ích thương mại có lớn thế nào chăng nữa, thì nhiều nước, chứ không chỉ phương Tây, sẽ giảm bớt mức độ quan hệ với Trung Quốc nếu nước này trấn áp hàng loạt ở Hong Kong. Khi đó, cái giá phải trả (của Bắc Kinh) sẽ còn nặng nề hơn rất nhiều so với năm 1989. Và cuối cùng, Trung Quốc giờ đây đã hòa nhập hơn rất nhiều vào hệ thống thế giới, họ hiểu rất rõ những hệ quả tai hại của chính sách trấn áp. Chính vì thế, dù rất muốn cứu vãn thật nhanh thể diện, song chính quyền Bắc Kinh, vừa cố để không tạo ra cảm giác cho rằng họ hoàn toàn nhượng bộ người biểu tình, nhưng vẫn sẵn sàng hy sinh một phần lợi ích để cứu vãn tình thế.


Suy giảm kinh tế tại Trung Quốc gây thiệt hại lớn cho Canada

TTXVN (Ottawa 27/10) - Theo báo Thư tín địa cầu ngày 27/10, việc tăng trưởng kinh tế suy giảm tại Trung Quốc đang gây thiệt hại nặng nề cho các nền kinh tế dựa vào tài nguyên như Canada. Nhiều mỏ than tại Canada đang có nguy cơ bị đóng cửa do giá than giảm mạnh. Tại tỉnh Ontario, hy vọng khai thác các vỉa than nằm trong khu vực có tên là "Vành đai lửa" đang ngày càng mờ mịt khi các thị trường thép tiếp tục suy yếu. Đồng thời, những kế hoạch của tỉnh British Columbia nhằm xuất khẩu khí hóa lỏng (LNG) sang các thị trường châu Á đang có nguy cơ thất bại do giá LNG giảm. Tương tự như vậy, giá dầu mỏ thấp hơn đang khiến các công ty dầu mỏ lớn từ bỏ các kế hoạch đầu tư nhiều tỷ đôla Canada (CAD) vào các dự án dầu cát tại phía Bắc tỉnh Alberta.

Việc chi tiêu cho các dự án khai thác tài nguyên lớn đồng thời bị đình chỉ không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Tình hình giá các mặt hàng tài nguyên thế giới cho thấy các nguồn cung mới sẽ không hỗ trợ giá. Ví dụ như tại thị trường dầu thô, giá mặt hàng này hiện ở mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua. Một phần lý do của việc giá dầu sụt giảm là do các nguồn cung mới từ các mỏ dầu đá phiến tại những nơi như Bắc Dakota và Texas của Mỹ, cũng như Đông Bắc Saskatchewan của Canada. Người ta thường nói đơn thuốc công hiệu chính là giá cao, và đó là điều đã xảy ra đối với dầu thô sau khi giá dầu tăng lên mức 147 USD/thùng. Quả thực rằng một siêu chu kỳ mở rộng đã khiến các nguồn cung mới trở nên khả thi về kinh tế tại bất kỳ thị trường tài nguyên nào.

Mặc dù tài nguyên chắc chắn là một phần của phương trình, thủ phạm lớn hơn nhiều đằng sau việc giá cả hàng hóa suy giảm hiện nay là nhu cầu thực tế. Trong thập kỷ qua, các dự án mới đã được phát triển dựa trên niềm tin rằng nhu cầu toàn cầu sẽ tiếp tục tăng theo tốc độ tương đương trước cuộc suy thoái kinh tế năm 2008-2009. Nhưng tình hình thực tế lại không như vậy.

Sự suy giảm tăng trưởng tại nhiều nền kinh tế lớn của châu Á là phần lớn của lý do. Sau 3 thập kỷ đạt mức tăng trưởng trung bình hàng năm 2 con số, Trung Quốc trở thành một khách hàng lớn trong hầu hết các thị trường hàng hóa. Cho đến gần đây, nhu cầu của Trung Quốc dường như chỉ khiến giá cả hàng hóa tăng lên. Tuy nhiên, sự phụ thuộc quá mức vào một thị trường như vậy chính là con dao 2 lưỡi.

Ví dụ như thị trường than đá, Trung Quốc hiện tiêu thụ than nhiều nhất thế giới. Do vậy, việc giá than giảm gần một nửa khi nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại là không có gì đáng ngạc nhiên. Còn tại thị trường dầu mỏ, do nhu cầu của Trung Quốc chiếm hơn 10% tổng nhu cầu toàn cầu, nên giá dầu thô đang giảm khoảng 25%. Nếu tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tiếp tục suy giảm, giá các mặt hàng như than đá, dầu thô và các tài nguyên thiên nhiên khác có khả năng tiếp tục sụt giảm. Tuyên bố chính thức của Cơ quan thống kê quốc gia Trung Quốc cho biết tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của nước này đạt 7,3% trong quý III/2014, mức thấp nhất trong hơn 5 năm qua. Có những đồn đoán cho rằng các con số tăng trưởng thấp này có thể được thổi phồng một cách giả tạo để phục vụ những lợi ích chính trị của Bắc Kinh. Nhưng mới đây, Hội đồng hội nghị Canada cũng dự báo rằng mức tăng trưởng kinh tế hàng năm của Trung Quốc từ nay đến năm 2020 có thể giảm xuống mức trung bình 5%, sau đó tiếp tục giảm xuống 4% trong các năm 2020-2025. Nếu quả thực đó chính là hạn chế tốc độ tăng trưởng mới của nền kinh tế Trung Quốc, thì giá hàng hóa thế giới còn tiếp tục sụt giảm trong tương lai.

Đây là một triển vọng thách thức đối với các nhà đầu tư Canada, hiện đang tập trung vào các loại cổ phiếu năng lượng và tài nguyên. Do sự ưu tiên nói chung của chính phủ của Thủ tướng Canada Stephen Harper đối với ngành năng lượng, nhất là dầu cát, sự chấm dứt siêu chu kỳ tài nguyên toàn cầu này có thể gây thiệt hại nặng nề cho Canada. Ottawa đang đánh cược rằng nhu cầu tài nguyên châu Á sẽ tiếp tục hỗ trợ giá dầu tăng cao, đồng nghĩa với việc hỗ trợ sản xuất dầu cát. Điều gì sẽ xảy ra với nền kinh tế Canada nếu giá dầu thô không tăng mà lại giảm?


TÌNH HÌNH BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN QUÝ III/2014

TTXVN (Seoul 25/10) -

I. Triều Tiên

1. Tình hình trong nước

Triều Tiên đã tiến hành một cuộc tập trận đổ bộ lên đảo với sự tham dự của các lực lượng vũ trang dưới sự chỉ đạo trực tiếp của nhà lãnh đạo Kim Jong Un. Cuộc tập trận có sự tham gia của các lực lượng bộ binh, hải quân, phòng không, không quân của Quân đội Triều Tiên, với các khoa mục triển khai binh sĩ và các khẩu đội pháo với đủ cỡ nòng, các chiến hạm, máy bay ném bom và máy bay vận tải. Kim Jong Un nhận định Triều Tiên có thể giáng những đòn chí tử lên kẻ thù nếu thời gian triển khai tấn công phù hợp và hỏa lực tập trung nhờ “các hành động hiệp đồng, nhanh chóng và chính xác”.

Hôm 30/7, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết Triều Tiên đã bắn 4 tên lửa tầm ngắn, được cho là từ bệ phóng tên lửa đa nòng cỡ 300 mm mà quân đội Hàn Quốc gọi là KN-09 với tầm bắn 150-160 km.

Ngày 24/7, Triều Tiên đã ban bố một sắc lệnh thành lập thêm 6 khu vực phát triển kinh tế để thu hút vốn nước ngoài, bổ sung vào 13 khu vực tương tự trên toàn quốc được công bố hồi tháng 11/2013.

Triều Tiên đã mua khối lượng gạo trị giá 7,02 triệu USD của Trung Quốc trong tháng 7, tăng 115% so với con số 3,27 triệu USD của một năm trước đó. Con số này cũng cho thấy một sự gia tăng tới 53% từ mức 4,57 triệu USD của tháng trước. Động thái gia tăng đột ngột này diễn ra trong bối cảnh có những thông tin nói rằng giá gạo đã tăng mạnh ở Triều Tiên.

2. Quan hệ đối ngoại

Quan hệ Triều Tiên-Hàn Quốc: Triều Tiên nhấn mạnh "cải thiện quan hệ" với Hàn Quốc thông qua ASIAD Incheon 2014. Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã nhấn mạnh rằng sự tham gia của nước này tại các cuộc thi đấu trong khuôn khổ Đại hội thể thao châu Á (ASIAD) diễn ra tại thành phố Incheon, Hàn Quốc sẽ giúp cải thiện quan hệ xuyên biên giới.

Ngày 15/7, Hàn Quốc đã thông báo sẽ lần đầu tiên cung cấp tài trợ cấp nhà nước cho các dự án nhân đạo ở Triều Tiên kể từ khi Seoul áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế nghiêm khắc đối với Bình Nhưỡng từ 4 năm trước. Theo tuyên bố trên, Hàn Quốc sẽ tài trợ 3 tỷ Won (2,9 triệu USD) cho các nhóm dân sự cung cấp hỗ trợ cho Triều Tiên trong các lĩnh vực nhất định như nông nghiệp, chăn nuôi và y tế.

Trong bài phát biểu trên truyền hình quốc gia ngày 9/9, nhân kỷ niệm 66 năm lập nước, Thủ tướng Triều Tiên Pak Pong Ju đã kêu gọi cải thiện quan hệ với Hàn Quốc trong bối cảnh căng thẳng qua biên giới kéo dài sau một loạt hành động khiêu khích quân sự của Bình Nhưỡng, trong đó có các vụ phóng tên lửa của nước này. Ông Pak khẳng định "chúng ta sẽ làm hết sức mình để cải thiện quan hệ hai miền".

Ngày 28/8, Phó Thủ tướng Hàn Quốc kiêm Bộ trưởng Kế hoạch và Tài chính Choi Kyoung Hwan nói rằng nước này sẽ tích cực hỗ trợ Triều Tiên thu hút đầu tư nước ngoài và gia nhập các tổ chức tài chính thế giới nếu Bình Nhưỡng chịu từ bỏ hạt nhân và hợp tác với các nước trong khu vực.

Ngày 15/9, Triều Tiên yêu cầu Hàn Quốc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế và chấm dứt những hành động "thù địch" nhằm vào Bình Nhưỡng, coi đó như một điều kiện tiên quyết cho các cuộc đàm phán cấp cao mà Seoul đã đề xuất. Triều Tiên cũng kêu gọi Hàn Quốc ngừng ngay các cuộc tập trận chung thường xuyên với Mỹ và loại bỏ "các mưu mô có hệ thống pháp lý chống lại việc tái thống nhất" và "đây là bước đầu tiên để mở ra cánh cửa cho đối thoại".

Quan hệ Triều Tiên-Trung Quốc: Trung Quốc cam kết củng cố quan hệ với Triều Tiên. Nhân kỷ niệm 66 năm thành lập nước CHDCND Triều Tiên (9/9/1948-9/9/2014), Bình Nhưỡng đã nhận được cam kết từ Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình về việc duy trì các mối quan hệ song phương bền vững.

Đại sứ Trung Quốc tại Hàn Quốc, Khâu Quốc Hồng (Qiu Guo Hong) cho biết nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un có thể sẽ thăm Trung Quốc. Nếu điều này trở thành hiện thực thì đây sẽ là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Kim Jong Un kể từ khi lên nắm quyền.



Quan hệ Triều Tiên-các nước EU: Bí thư phụ trách đối ngoại của Đảng Lao động Triều Tiên, nhà ngoại giao kỳ cựu Kang Sok Ju, đã có chuyến công du châu Âu gồm Đức, Bỉ, Thụy Sĩ, Italy và Mông Cổ trong thời gian 10 ngày, nhưng không thu được kết quả rõ rệt nào do nhiều cuộc gặp dự kiến với quan chức cấp cao các nước đã không diễn ra.

Chuyến công du nước ngoài hiếm hoi của ông Kang cho thấy Triều Tiên có thể có một chính sách ngoại giao tích cực hơn, nhưng các quan chức Hàn Quốc mô tả nó như một nỗ lực của Bình Nhưỡng nhằm phá vỡ sự cô lập nước này.



II. Hàn Quốc

Quan hệ Hàn Quốc-Trung Quốc: Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Hàn Quốc trong hai ngày 3-4/7 đã gây ngạc nhiên và nhiều phân tích về ý đồ của Trung Quốc. Về mặt chính thức, lãnh đạo Trung Quốc tới Hàn Quốc là nhằm đáp lại chuyến công du Bắc Kinh của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye cách đây gần 1 năm. Mặt khác, qua chuyến đi này, Bắc Kinh đã thể hiện rõ những tính toán thực dụng, đặc biệt là trong quan hệ kinh tế.

Hàn Quốc và Trung Quốc ký một loạt thỏa thuận, theo đó, tăng cường việc trao đổi và truyền thông chiến lược giữa các quan chức cấp cao, tạo thuận lợi cho các cuộc đàm phán thương mại tự do song phương cũng như hợp tác về môi trường.

Ngày 3/9, Hàn Quốc và Trung Quốc đã tổ chức cuộc gặp cấp chuyên viên lần thứ nhất giữa Bộ Tổng tham mưu hai nước tại Thủ đô Seoul nhằm thảo luận các vấn đề liên quan, trong đó có cách thức tránh xảy ra các vụ va chạm trên không tại khu vực chồng lấn giữa Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của hai nước. Hai bên cam kết xây dựng lòng tin và thúc đẩy hơn nữa hợp tác song phương, đồng thời thống nhất sẽ tiến hành thường xuyên cuộc gặp ở cấp này.

Hàn Quốc và Trung Quốc đã bắt đầu vòng đàm phán thứ 13 về Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) song phương tại Thủ đô Bắc Kinh. Lãnh đạo 2 nước đã cùng tuyên bố sẽ nỗ lực hoàn tất các cuộc đàm phán này trước cuối năm 2014.



Quan hệ Hàn Quốc-Mỹ: Mỹ đã đưa tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân George Washington thuộc Hạm đội 7 cùng một lực lượng quân sự hùng hậu, trong đó có tàu khu trục Aegis, tới Hàn Quốc để tham gia cuộc tập trận chung từ ngày 16-21/7, tại vùng biển phía Tây Nam Hàn Quốc.

Ngày 18/8, Hàn Quốc-Mỹ tiến hành cuộc tập trận chung thường niên mang mật danh "Người bảo vệ tự do Ulchi", bất chấp việc Triều Tiên dọa sẽ có hành động trả đũa "tàn bạo". Mặc dù chủ yếu được mô phỏng trên máy tính, song cuộc tập trận thu hút sự tham gia của hàng chục nghìn binh sĩ Hàn Quốc và Mỹ, nhằm đánh giá khả năng sẵn sàng chiến đấu trong trường hợp xảy ra một cuộc xâm lược từ Triều Tiên.

Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí thành lập một đơn vị quân đội phối hợp vào đầu năm 2015 để chuyên tiến hành các chiến dịch trong thời chiến. Lực lượng trên bao gồm Đơn vị bộ binh số 2 của Mỹ đồn trú ở Uijeongbu, phía Bắc Seoul và một đơn vị cấp lữ đoàn của Hàn Quốc.

Hàn Quốc đã quyết định mua 40 máy bay chiến đấu F-35A của Mỹ với tổng trị giá khoảng 7.300 tỉ Won (7 tỉ USD). Thương vụ này nhằm thay thế các máy bay chiến đấu lỗi thời của Hàn Quốc và củng cố năng lực tấn công các mục tiêu chiến lược tại Triều Tiên trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Các máy bay chiến đấu mới này dự kiến sẽ được chuyển giao cho Hàn Quốc trong khoảng thời gian từ 2018-2025./.






Каталог: images -> detail
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 79 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 79 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam

tải về 183.23 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương