THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)


PHỤ LỤC Ý nghĩa Con đường Tơ lụa và khả năng tái cân bằng kinh tế toàn cầu của Trung Quốc



tải về 220.26 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích220.26 Kb.
#29352
1   2   3   4   5

PHỤ LỤC
Ý nghĩa Con đường Tơ lụa và khả năng tái cân bằng kinh tế toàn cầu của Trung Quốc

TTXVN (Singapore 15/1) - Báo Liên hợp Buổi sáng mới đây có đăng bài viết của tác giả Trịnh Vĩnh Niên, Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Á, Đại học quốc gia Singapore về ý nghĩa Con đường Tơ lụa và khả năng tái cân bằng kinh tế thế giới của Trung Quốc với nội dung cơ bản như sau:

Từ hiện trạng lịch sử phát triển kinh tế thế giới, Trung Quốc ngày nay đang đứng trước cơ hội lịch sử ngàn năm có một. Cùng với việc đạt được sự phát triển bền vững, Trung Quốc cũng đang dẫn dắt các nước đang phát triển vượt qua tình cảnh khó khăn của sự mất cân bằng mang tính hệ thống, bảo đảm nền kinh tế toàn cầu giữ được sự ổn định trong quá trình kích thích tăng trưởng. Về lâu dài, Trung Quốc cũng có khả năng lãnh đạo các nước không thuộc phương Tây, tiến hành cải cách các vấn đề về cơ chế hợp tác quốc tế và quản lý thế giới, bảo đảm xây dựng một trật tự kinh tế thế giới mới ngày càng minh bạch, bao dung, có trật tự và bền vững hơn. Các nội dung này đều là trách nhiệm quốc tế mà Trung Quốc cần phải làm để trở thành quốc gia đang phát triển lớn nhất.

Trong khi đó, trong khuôn khổ trách nhiệm quốc tế, Trung Quốc có thể thoát được thế bao vây mà Mỹ và các nước phương Tây tiến hành đối với mình, đàng hoàng xây dựng “Quan hệ nước lớn kiểu mới”. Từ đó, thực hiện mục tiêu lâu dài phát triển hài hòa và chấn hưng dân tộc Trung Hoa. Trong bối cảnh thời đại như vậy, con đường tơ lụa mới có vị trí quan trọng hết sức to lớn.

Tại sao lại nói như vậy? Thứ nhất, trật tự kinh tế quốc tế hiện đang tồn tại sự mất cân bằng mang tính kết cấu nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 chính là kết quả tất yếu của sự mất cân bằng này, đồng thời càng làm cho những khiếm khuyết hiện rõ. Các nước phương Tây chi tiêu quá mức, các chính phủ phải đi vay để tồn tại; Mỹ đã lạm dụng quyền lực đồng tiền của mình, dẫn đến hệ thống tiền tệ quốc tế bị chao đảo; mức độ rủi ro của hệ thống tài chính toàn cầu tiếp tục tăng, lượng tiền nóng chảy ở khắp mọi nơi, dẫn đến bong bóng tài sản toàn cầu; trật tự thương mại tự do quốc tế ngày càng bị các Hiệp định thương mại tự do khu vực làm cho xói mòn.

Mất cân bằng kinh tế mang tính kết cấu của các nước phương Tây có liên quan đến sự trỗi dậy của học thuyết kinh tế chủ nghĩa tự do mới. Chủ nghĩa tự do mới từ những năm 1980 của thế kỷ trước bắt đầu từ thời đại của Thủ tướng Anh Margaret Thatcher và Tổng thống Mỹ Reagan. Trọng tâm của quá trình này bắt đầu từ việc tư nhân hóa cùng với việc chính phủ rút khỏi lĩnh vực kinh tế. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, đầu những năm 1990, chủ nghĩa tự do mới phát triển rất nhanh chóng sang lĩnh vực kinh tế thế giới, chủ yếu là lý tưởng hóa đối với toàn cầu hóa kinh tế, sai lầm cho rằng toàn cầu hóa giúp cho việc hình thành phân công lao động quốc tế một cách hoàn thiện, các nước có thể dựa vào “ưu thế so sánh” để thúc đẩy phát triển kinh tế và tích lũy của cải không giới hạn. “Bàn tay vô hình” và lợi thế so sánh” là hạt nhân của học thuyết kinh tế cổ điển, chỉ có điều cả hai điều này đều thúc đẩy hình thành nguy cơ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Dưới sự chi phối của hình thái ý thức chủ nghĩa tự do mới, các nước phương Tây ở các mức độ khác nhau bước vào con đường mất cân bằng về kết cấu kinh tế, chủ yếu biểu hiện ở sự mất cân đối cơ cấu công nghiệp trong nước, sự mất cân đối về đầu tư xã hội và đầu tư sản xuất, mất cân bằng về cải cách tiền tệ và đổi mới cơ chế, và cuối cùng, biểu hiện thành sự mất cân bằng giữa chính phủ và thị trường.

Tất cả các vấn đề như toàn cầu hóa, luồng vốn chảy ra nước ngoài, việc làm không đủ, chi quá mức cho phúc lợi xã hội, chính phủ yếu kém đều là sự mất cân đối về cơ cấu trong nền kinh tế phương Tây, mất cân bằng giữa kinh tế và chính trị. Điều này cho thấy rõ hệ thống kinh tế và chính trị của phương Tây đã đến một giai đoạn mới cần cải cách và chuyển đổi. Gần đây, người ta thảo luận rất nhiều về cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản, nhưng đến một mức nhất định đó cũng chính là cuộc khủng hoảng chính trị. Các cuộc biểu tình lan rộng ở khắp mọi nơi là một biểu hiện của khủng hoảng về chính trị ở các nước phương Tây.

"Các quốc gia BRIC" thiếu sức mạnh cần thiết

Đối với phương Tây, cốt lõi của vấn đề là làm thế nào để xây dựng lại trật tự quyền lực nhà nước? PhươngTây đã mất thời gian rất dài trong lịch sử để xác lập thể chế giám sát quản lý chủ nghĩa từ bản công nghiệp. Hiện cần bao nhiêu năm nữa để xác lập chế độ giám sát quản lý chủ nghĩa tư bản chế tạo và chủ nghĩa tư bản tiền tệ trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế? Xây dựng quy chế của chính phủ đối với doanh nghiệp trước hết cần một chính phủ lớn mạnh, song trong nền dân chủ đại chúng làm thế nào để xây dựng một chính phủ lớn mạnh như vậy? Nếu như không có chính phủ lớn mạnh, ai có thể quản lý lực lượng tư bản to lớn như vậy, cũng như ai có thể kiềm chế nền chính trị dân chủ mang kiểu chủ nghĩa dân tộc thuần túy. Cũng có thể nói phương Tây không có khả năng thực hiện tái cân bằng kinh tế thế giới, các nước không phải phương Tây đặc biệt là các nước đang phát triển liệu có thể có khả năng thực hiện mục tiêu này? Sự thất vọng đối với phương Tây càng khiến nhiều người dồn sự tập trung vào các nước đang phát triển, trong đó có các nước BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Nam Phi và Trung Quốc). Tuy nhiên, đối với khả năng kinh tế của các nước đang phát triển, cần phải có sự nhìn nhận khách quan, bình tĩnh và hợp lý.

Sự nổi lên của các nước phi phương Tây mà chủ thể là các nước BRICS thực sự là hiện tượng kinh tế quốc tế nổi bật nhất trong quá trình toàn cầu hóa kể từ những năm 1990 của thế kỷ trước trở lại đây. Trong khoảng thời gian hơn 20 năm qua, kinh tế của các nước BRICS đã đạt được những bước phát triển nhanh chóng, chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong bản đồ kinh tế thế giới. Kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, các nước BRICS đã trở thành điểm tăng trưởng mới trong nền kinh tế thế giới. Không khó để hiểu rằng mọi người bắt đầu đặt hy vọng tái cân bằng kinh tế thế giới vào các nước này.

Tuy nhiên, các nước này còn lâu mới đủ khả năng cân bằng kinh tế thế giới. Trong trường hợp này có rất nhiều nguyên nhân. So với phương Tây, quy mô và và tầm vóc về kinh tế của các nước phát triển bao gồm cả các nước BRICS, vẫn còn tương đối nhỏ. Mặc dù có sự tăng trưởng nhanh chóng, nhưng khả năng thực tế để cân bằng nền kinh tế thế giới tất nhiên sẽ phải chịu những hạn chế về quy mô kinh tế khách quan của nó.

Ngoài Trung Quốc, quy mô kinh tế của các nước khác nhỏ hơn nhiều so với các nước phương Tây chủ yếu. Nền kinh tế của 4 nước trong nhóm BRICS cộng lại cũng không bằng Trung Quốc. Quy mô kinh tế của nhóm BRICS càng lớn cũng sẽ tạo nên một số tác động ảnh hưởng ra bên ngoài, song nó không có khả năng trở thành một sức mạnh tự nhiên để tái cân bằng nền kinh tế thế giới. Để thực hiện điều đó, cần phải xem xét đến cách thức như thế nào để cân bằng các vấn đề lớn này. Về phương diện này, tất cả các vấn đề thuộc các nước đang phát triển đều giống nhau là dù có khả năng thực tế, song vẫn thiếu các công cụ hiệu quả để cứu vãn nền kinh tế thế giới. Dù các nước này không ngừng trưởng thành trong bối cảnh toàn cầu hóa, song nền kinh tế của họ cũng không thể tránh được những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Họ không có khả năng chi phối Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), đồng USD Mỹ cũng như đồng euro. Sự tụt lùi của các nước phương Tây không có nghĩa các nước phi phương Tây có khả năng tự trỗi dậy, bởi họ còn chưa có khả năng và quyền lực để vận hành thể chế một cách độc lập. Cho dù các nước này bắt đầu nhận ra những hạn chế trong việc vận hành nền kinh tế thế giới của các nước phương Tây, đồng thời cũng bắt đầu điều chỉnh chính sách giữa các nước, song còn lâu họ mới đủ khả năng trở thành thể chế kinh tế toàn cầu giống như kiểu phương Tây hiện nay. Khó có thể tưởng tượng rằng các nước này sẽ sớm có khả năng phát triển một cơ chế phối hợp hiệu quả, càng không thể nói họ có thể thành lập thể chế mà các nước phương Tây đã xây dựng nên. Dù có không hài lòng với các thể chế kinh tế thế giới đang tồn tại hiện nay, song họ vẫn phải chập nhận nó và không thể làm khác được. Cũng quan trọng như vậy, do các nước này vẫn là các nước đang phát triển, trong khoảng thời gian dài về sau, điều mà họ quan tâm nhất chính là sự phát triển trong nước mình. Cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, sự chuyển đổi bên trong của các nước này cũng mang lại cho chính phủ của họ những áp lực ngày càng lớn. Trong bối cảnh như vậy, việc đảm nhận các trách nhiệm quốc tế vẫn cần phải có thời gian. Cho dù họ có thể đảm nhận trách nhiệm quốc tế, song cần phải thông qua con đường thể chế mà các nước phương Tây đã lập, hoặc giúp các nước phương Tây hoàn thành con đường này.

Trong một môi trường kinh tế thế giới phức tạp như vậy, chỉ có Trung Quốc mới có khả năng vừa tiếp tục duy trì phát triển ổn định trong nước, vừa có thể đảm nhận các trách nhiệm quốc tế, thực hiện tái cân bằng kinh tế thế giới. Từ năm 2008, Trung Quốc đã thành công trong việc loại bỏ những ảnh hưởng trong cuộc khủng hoảng kinh tế từ phương Tây mang lại. Trong vài năm qua, không chỉ tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức cao, mà về mặt khách quan Trung Quốc cũng đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế thế giới. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng quá trình này đã dẫn một loạt sự mất cân đối về cơ cấu kinh tế, trong đó có sự mất cân bằng giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, sự mất cân bằng giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ, sự mất cân bằng giữa đầu tư sản xuất và đầu tư xã hội, sự mất cân bằng giữa đầu tư và và chi tiêu. Trung Quốc cần một khoảng thời gian dài để thực hiện tái cân bằng lại cơ cấu kinh tế. Ý nghĩa của Con đường Tơ lụa nằm ở việc cùng với trợ giúp thực hiện tái cân bằng kinh tế thế giới, nó cũng thực hiện tái cân bằng kinh tế của bản thân Trung Quốc.

Vấn đề hiện nay mà Trung Quốc đang phải đối mặt là làm thế nào để lựa chọn các mục tiêu tái cân bằng cũng như làm thế nào để thực hiện tái cân bằng. Khách quan mà nói, phương Tây cũng cần Trung Quốc để đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tái cân bằng kinh tế thế giới. Trong bối cảnh Chính phủ Trung Quốc nắm giữ một khối lượng lớn tài sản (ví dụ như ngoại hối khổng lồ), chính phủ các phương Tây đều tập trung đến số tiền trong tay chính phủ Trung Quốc. Trung Quốc có nên giúp cân bằng nền kinh tế phương Tây? Đúng vậy, sau cuộc khủng hoảng hồi năm 2008, dù là các nước phương Tây hay Trung Quốc, người ta vẫn đề xuất thực hiện "Kế hoạch Marshall" phiên bản Trung Quốc nhằm cứu giúp nền kinh tế các nước phương Tây.

Sau Thế chiến thứ Hai, Mỹ đưa ra “Kế hoạch Marshall” to lớn để giúp đỡ châu Âu chủ chốt là do có những tính toán về địa chính trị của mình, tức nhằm cạnh tranh với Liên Xô khi đó. Do đó, kế hoạch này không phải là mục tiêu kinh tế đơn thuần, mà hơn thế còn nhằm vào các mục tiêu chính trị nhiều hơn. So sánh một chút, bất luận với châu Âu hay Mỹ ngày nay, Trung Quốc không có những liên quan địa chính trị trực tiếp, cũng không có kẻ thù chung, chế độ chính trị và hình thái ý thức xã hội giữa Trung Quốc với Mỹ và phương Tây có nhiều khác biệt lớn. Trung Quốc có thể hợp tác làm ăn với các nước phương Tây, song muốn đưa ra kế hoạch giải cứu quy mô to lớn là không khả thi.

Sai lầm chiến lược lớn nhất

Cho dù có khả năng Trung Quốc cứu phương Tây thì đó cũng là sai lầm chiến lược lớn nhất. Thực hiện “Kế hoạch Marshall” cho phương Tây đó chỉ là cách nghĩ ngây thơ của những người không biết gì về nền chính trị quốc tế đầy phức tạp. Mặc dù phương Tây cần Trung Quốc, song trong lòng họ lại không thể xóa bỏ sự lo lắng về sự trỗi dậy của Trung Quốc, nên rốt cục điều mà họ cần chỉ là “tiền trong túi” Trung Quốc. Từ sau khi Liên Xô tan rã, Trung Quốc ngày càng được phương Tây xem như là “đối thủ cạnh tranh”, thậm chí là “kẻ thù”. Mặc dù những năm gần đây Nga không ngừng thử “thần kinh” của phương Tây, song họ rất khó tạo nên được mối đe dọa thực sự đối với phương Tây. Với sự trở lại của mình, Nga có thể khôi phục những lợi ích chính trị địa duyên đã bị đánh mất sau khi Liên Xô tan rã, song rất khó khôi phục lại giống như thời đại của Liên Xô trước đây, để tạo ra mối đe dọa thực sự đối với phương Tây. Trong con mắt phương Tây, nước có thể tạo ra mối đe dọa thực sự chính là một Trung Quốc đang trỗi dậy nhanh chóng. Trong thời gian rất dài từ nay về sau, cùng với sự trỗi dậy không ngừng của Trung Quốc, mối lo lắng của phương Tây về Trung Quốc sẽ ngày càng tăng lên. Trong khi đó, những thách thức từ phương Tây mà Trung Quốc phải đối diện cũng sẽ ngày càng nhiều hơn.

Môi trường quốc tế mà Trung Quốc phải đối diện là vô cùng phức tạp. Mức độ hội nhập kinh tế giữa Trung Quốc và phương Tây đã mức độ sâu sắc, do đó tình hình kinh tế phương Tây chắc chắn ảnh hưởng đến Trung Quốc. Hơn nữa, hòa bình quốc tế vẫn còn là một điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững ở Trung Quốc, người có thể gây ra mối đe dọa chiến lược thực sự cho Trung Quốc cũng chính là các nước phương Tây mà đứng đầu là Mỹ, chứ không phải là các quốc gia khác. Từ góc độ này, Trung Quốc về mặt chiến lược cần xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới với các nước phương Tây đặc biệt là Mỹ, nhằm duy trì nền hòa bình thế giới. Trong lĩnh vực kinh tế, Trung Quốc cũng cần cố gắng giúp đỡ phương Tây. Tuy nhiên, Trung Quốc cần tỉnh táo nhận ra rằng, họ không thể dựa vào các nước phương Tây để trở thành nước lớn. Ngược lại, trong thể chế kinh tế thế giới, Trung Quốc cần “tự lực cánh sinh”, bản thân cố gắng nỗ lực hết sức để có được vị trí nước lớn. Vị trí nước lớn không phải từ trên trời rơi xuống, càng không phải do người khác mang lại, mà là sự phấn đấu không ngừng nghỉ của bản thân mới có được. Trung Quốc cần thực hiện "Kế hoạch Marshall" phiên bản của riêng mình, song kế hoạch này chắc chắn không phải nhằm vào các nước phương Tây, mà là nhằm vào các nước đang phát triển.

Đó chính là ý nghĩa chiến lược về Con đường Tơ lụa mà mọi người đang quan tâm hiên nay, bởi nó là "Kế hoạch Marshall" phiên bản của Trung Quốc. Tất nhiên, Trung Quốc nên sử dụng các thủ đoạn thông qua việc cho phép và khuyến khích các quốc gia và các công ty phương Tây tham gia kế hoạch này, để nó trở nên hoàn thiện hơn so với phiên bản của Mỹ, qua đó thực hiện sự phát triển toàn diện và bền vững./.







Каталог: images -> detail
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 79 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 79 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam

tải về 220.26 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương