THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)


Nhật Bản có sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc?



tải về 193.09 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích193.09 Kb.
#28696
1   2   3   4

Nhật Bản có sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc?

Đài Sputnik đêm 1/7 cho biết Bắc Kinh đã yêu cầu Tokyo giải thích về thông tin xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Nhật Bản, cho rằng Thủ tướng Abe hé lộ việc các sắc luật quốc phòng mới đang chuẩn bị được thông qua là động thái nhằm chống lại Trung Quốc.


Truyền thông Nhật Bản đưa tin trong một cuộc gặp gỡ thân mật với báo giới Nhật Bản hồi tháng 6/2015, ông Abe đã bật mí rằng sắc luật quốc phòng mới chủ yếu nhằm vào mục tiêu chống Trung Quốc. Các nhân viên Bộ Ngoại giao Nhật Bản không tin việc Thủ tướng có thể nói như vậy. Tuy nhiên, Trung Quốc không chấp nhận bỏ qua sự xuất hiện điều này trên phương tiện truyền thông Nhật Bản. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố, chính phủ Trung Quốc nắm tình hình các bài báo và Nhật Bản phải có lời giải thích nếu đó là sự thật.

Không chờ đợi sự giải thích, Giáo sư Chu Vân Thâm, Viện Quan hệ Quốc tế, thuộc Học viện Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phê phán ông Abe. Ông Chu Vân Thâm nói:

Đối với tôi, những hành động như vậy của ông Abe - một chính khách máu lạnh, chính là sự tiếp nối những suy nghĩ máu lạnh. Ông ta hay lên mặt với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, đặc biệt dưới góc độ chính sách an ninh. Những hành động này phá hoại các xu hướng hòa bình và phát triển, tác động rất xấu đến sự ổn định của khu vực Đông Á. Lời bộc lộ của ông Abe về sắc luật quyền tự vệ tập thể - không khác gì điều trong đầu người tỉnh táo, nhưng lại ở trên môi kẻ say khướt. Những suy nghĩ thực chất đã được thổ lộ trong một nhóm rất hạn hẹp. Từ đây, chúng ta thấy rằng, những mâu thuẫn của Nhật Bản với các nước láng giềng vài năm qua thực tế là tư tưởng ti tiện của ông Abe. Ông ta cũng không bỏ qua Hàn Quốc: thông tin trên một tạp chí cho thấy điều này. Nhưng ông Abe vẫn ra sức khoe khoang các mối quan hệ thân thiện với Seoul. Theo ông, vấn đề ‘phụ nữ mua vui’ có thể được giải quyết dễ dàng bằng 300 triệu yên (2,4 triệu USD) . Theo tôi, những tuyên bố kiểu như vậy ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến quan hệ Nhật Bản và Hàn Quốc. Vị lãnh đạo này một mặt vờ vĩnh muốn cải thiện quan hệ với Hàn Quốc, mặt khác ông lại thể hiện sự khinh miệt. Vì vậy, không thể góp phần cải thiện cho quan hệ giữa hai nước”.

Giám đốc Trung tâm các vấn đề quân sự chính trị MGIMO, ông Alexey Podbyerozkin không lấy làm ngạc nhiên trước phát ngôn được cho là thuộc về Thủ tướng Abe, đồng thời theo ông bất kể điều đó có thực hay không thì sự đối đầu của khối quân sự chính trị Nhật-Mỹ với Trung Quốc sẽ chỉ càng ngày thêm gay gắt. Ông Alexey Podbyerozkin nói:

Theo quan điểm của tôi, ông Abe không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên trong nền chính trị Nhật Bản, quốc gia sau khi trở thành cường quốc kinh tế, làm sống lại các tình cảm dân tộc chủ nghĩa hay giả dân tộc chủ nghĩa, sẽ phát triển quân đội như một thế lực quân sự độc lập trên thế giới. Theo quán tính, chúng ta nói tới các lực lượng tự vệ, nhưng thực tế đã không còn lực lượng tự vệ, đây là quân đội Nhật Bản hùng mạnh sẵn sàng giải quyết mọi nhiệm vụ đặt ra trước đất nước, trong đó có nhiệm vụ tấn công.

Nhật Bản và Mỹ nhận thức rõ rằng hợp tác quân sự chiến lược song phương ngày càng có ý nghĩa quan trọng trước sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc. Họ muốn duy trì và nắm quyền kiểm soát hệ thống tài chính kinh tế, quân sự chính trị hiện tại, còn Trung Quốc cố gắng thay đổi tình thế. Việc thành lập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á không những là dự án hạ tầng lớn ở châu lục này mà còn là thách thức chính trị đối với G-7, một cơ chế trong những năm gần đây vốn ra sức giành giật các chức năng của Hội đồng bảo an LHQ.

Nhật Bản sẽ cùng với Mỹ bảo vệ các giá trị phương Tây, sự hội nhập của họ ngày càng tăng, đặc biệt trong chiến lược quân sự. Nói cách khác, tại khu vực ở Thái Bình Dương này đang hình thành một liên minh tấn công, với hạt nhân trước hết là Mỹ và Nhật Bản. Đương nhiên, mục tiêu chính của liên minh sẽ là Trung Quốc. Cách đây một năm, ông Abe bắt đầu nói rằng quân đội Nhật Bản có thể tham gia một số hoạt động liên minh bảo vệ không chỉ lãnh thổ của mình. Gọi đích danh sự việc Nhật Bản có khả năng tham gia các can thiệp vũ trang bên ngoài biên giới. Chẳng phải đợi lâu, quân đội Nhật Bản sắp có các cơ sở pháp lý để hành động. Điều đáng tiếc, đó là tương lai mà bộ phận quan trọng dư luận và giới cầm quyền Nhật Bản đã chấp nhận.

Tất nhiên, người Trung Quốc không muốn cố ý kích thích các gia tăng căng thẳng, nhưng họ sẽ làm tất cả những gì được coi là cần thiết mà không cần phải làm rùm beng. Người Nhật và Mỹ hiểu rõ điều đó và bắt đầu chuẩn bị lực lượng để kẻ ‘vạch đỏ’ mà họ sẽ tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ lực quân sự. Tình hình sẽ chỉ càng căng thẳng. Tất nhiên, mối quan tâm rất lớn trong thương mại giữa Trung Quốc và Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ sẽ nỗ lực kìm hãm căng thẳng. Hai thế lực, phương Tây với đại diện là Mỹ, Nhật Bản và bên kia là Trung Quốc sẽ tìm kiếm thỏa hiệp. Nhưng đó sẽ là sự thỏa hiệp vũ lực. Liệu sự đối đầu này có dẫn đến việc sử dụng vũ khí?”
TRUNG QUỐC – CÁC NƯỚC
Nga hướng Đông, còn Trung Quốc hướng Tây

TTXVN (Moskva 1/7) - Báo Độc lập (Nga) ngày 1/7 đã đăng bài viết với nhan đề “Nga hướng Đông, còn Trung Quốc hướng Tây” cho biết Bắc Kinh đang kêu gọi nhằm tạo dựng một khu vực thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU).

Thảm kịch mang tên Hy Lạp đã không ngăn cản được EU tiến hành hội nghị thượng đỉnh với Trung Quốc. Thủ tướng nước này Lý Khắc Cường (Li Ke Qiang), sau cuộc đàm phán tại Brussels đã kêu gọi thực hiện các biện pháp nhằm loại bỏ hàng rào thuế quan trong thương mại giữa châu Âu và Trung Quốc, cũng như để xúc tiến ký kết hiệp định đầu tư tương ứng. Một văn bản như vậy sẽ góp phần cải thiện khả năng Trung Quốc sở hữu được các công ty ở "Lục địa già", cũng như có thể thỏa mãn những tham vọng địa chính trị của Bắc Kinh. Thực tế, Mỹ và EU cũng đang phát triển thương mại xuyên Đại Tây Dương và hợp tác đầu tư (TTIP). Và để thực hiện những tham vọng nói trên, để mua được thương hiệu cũng như công nghệ châu Âu, các doanh nghiệp Trung Quốc phải đối mặt với nhiệm vụ không đơn giản.

Tuy nhiên, mặc dù khá hài lòng với Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 17 Trung Quốc-EU, song các nhà lãnh đạo của EU cũng phàn nàn với giới báo chí rằng phía Trung Quốc đã từ chối tổ chức một cuộc họp báo chung sau hội nghị. Về phía Trung Quốc, tại hội nghị thượng đỉnh lần này, "những người khách" Trung Quốc bày tỏ sự tôn trọng "chủ nhà" châu Âu. Phát biểu với các phóng viên, ông Lý Khắc Cường cho rằng, hội nghị thượng đỉnh lần này cần phải trở thành một điểm khởi đầu tốt đẹp, đặt nền móng cho mối quan hệ mới giữa EU và Trung Quốc.

Điều đó chính xác có nghĩa là gì? Ông Lý cho biết Trung Quốc đã sẵn sàng tham gia kế hoạch đầu tư, đem đến cho Brussels tia hy vọng thoát khỏi những vòng xoáy mới của khủng hoảng kinh tế. Đổi lại, các quan chức châu Âu bày tỏ quan tâm các dự án của Trung Quốc, để cải thiện nền tảng các mối liên kết với châu Âu.

Nguy cơ phá sản của Hy Lạp có thể phủ bóng lên các tổ chức của EU. Tuy nhiên, trong khi EU chưa tìm được giải pháp hữu hiệu, phía Trung Quốc đã bày tỏ sẵn sàng nhảy vào ghé vai gánh đỡ. Điều đó thể hiện ở việc Trung Quốc quá "nhiệt tình" khi đề cập chủ đề Hy Lạp, khiến Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker đã phải nhiều lần xin lỗi, đề nghị phía Trung Quốc trả lại diễn đàn cho hội nghị.

Được biết, những chủ đề chính được đề cập tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-EU lần thứ 17 này ngoài câu chuyện nợ công của Hy Lạp, còn có các vấn đề về người tị nạn, biến đổi khí hậu, tình hình Ukraine, Syria, Biển Đông...

Tuy nhiên, tờ Financial Times cho biết đáp lại lời kêu gọi Trung Quốc mở rộng hợp tác, Bắc Kinh bày tỏ lo ngại rằng hai dự án lớn về thương mại quy mô toàn cầu, do Mỹ và các đồng minh làm chủ đạo (gồm TPP và TTIP), có thể làm suy yếu ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc, đẩy siêu cường thứ hai thế giới này vào băng ghế dự bị.

Trong trường hợp này, việc ông Lý Khắc Cường phàn nàn về thực tế đầu tư giữa Trung Quốc và EU chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có cũng là điều dễ hiểu. Theo thống kê, trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và EU đạt 1,7 tỷ USD/ngày, trong khi tổng vốn đầu tư hai chiều trong năm 2014 chỉ đạt 20 tỷ USD.

Bức tranh thương mại và đầu tư tổng thể nói trên, nhìn chung không tương xứng với các kế hoạch của Bắc Kinh, vốn đang muốn chuyển hướng đầu tư từ các thị trường mới nổi giàu tài nguyên sang các nước phương Tây. Để đạt được bước chuyển này, Trung Quốc cần gia tăng chi phí thúc đẩy các nhà sản xuất phát triển, trong khi phải tính đến việc khắc phục những bài toán như: khả năng cạnh tranh suy giảm, thị trường quốc nội tăng trưởng chậm... Đây là lý do tại sao hiện các công ty Trung Quốc cử nhiều phái viên tới châu Âu để tìm kiếm cơ hội mua lại các công ty, một biện pháp hữu hiệu giúp Trung Quốc nhanh chóng sở hữu công nghệ mới cũng như các thương hiệu châu Âu uy tín. Chính bởi vậy, việc ký kết Hiệp định đầu tư, và các thỏa thuận sau đó về thương mại tự do với EU sẽ cho phép Trung Quốc bắt rễ sâu hơn vào "Thế giới cũ".

TÌNH HÌNH LÀO QUÝ II/2015
TTXVN (Vientiane 2/7)

I. Tình hình Lào

1. Chính trị

Sự kiện nổi bật nhất trong quý II tại Lào là việc Tổng Bí thư Chummaly Sayasone chủ trì Hội nghị toàn thể lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (12-26/5/2015). Hội nghị đã tập trung nghiên cứu, thảo luận và đề ra phương hướng chỉ đạo về việc tổ chức thực hiện công tác chính trị trong năm 2014-2015; Vấn đề sửa đổi Hiến pháp, chuẩn bị nội dung dự thảo báo cáo chính trị; Điều lệ Đảng khóa X; Tiến hành kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm chính trị của các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng trong giai đoạn 1 năm qua.

Hội nghị cũng tập trung thảo luận về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách và tài chính 6 tháng đầu năm và những công việc cần tập trung trong 6 tháng cuối năm tài khóa 2014-2015,  phương hướng công tác mọi mặt trong năm 2015-2016, cũng như dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 8.

Đáng chú ý, Hội nghị lần này đã thảo luận về công tác chuẩn bị nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ tới, trong đó có việc bỏ phiếu thăm dò 4 vị trí chủ chốt gồm chức Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội và chức Thường trực Ban Bí thư. Ngoài ra, Hội nghị cũng đưa ra một số tiêu chuẩn cho việc chọn nhân sự cấp cao, tuy nhiên, do đến thời điểm hiện nay vẫn chưa thể chốt chọn phương án nào, nên sẽ là quá sớm để đề cập tới nhân sự cấp cao của Lào trong nhiệm kỳ tới.

Mặc dù, công tác tổ chức đại hội cấp tỉnh và bộ ngành trung ương đang được Lào đẩy mạnh, tuy nhiên, dự kiến sớm nhất cũng phải đến cuối tháng 9/2015 mới tiến hành xong do Lào đang gặp khó khăn lớn về nhân sự. Nguyên nhân là do trong các đợt bỏ phiếu tín nhiệm về nhân sự vừa qua đã cho thấy số lượng lãnh đạo cả ở cấp tỉnh và cấp bộ giành được uy tín cao không nhiều, ngoài việc do sự chống phá của các thế lực thù địch thông các các kênh thông tin đại chúng như RFA, VOA, Facebook, Like… thì cũng có một số lượng không nhỏ các cán bộ cấp cao của Lào không nhận được sự tín nhiệm của cấp dưới. Một lý do khác không thể bỏ qua là càng gần đến Đại hội Đảng, cuộc đấu tranh giữa các phe nhóm lợi ích tại Lào ngày càng phức tạp, điều này không chỉ làm cho một bộ phận nhân dân và cán bộ cấp dưới mất lòng tin vào lãnh đạo cấp trên mà còn tạo cơ hội để các thế lực thù địch bôi nhọ, nói xấu.

2. Kinh tế

Mặc dù các số liệu kinh tế về mặt chính thức vẫn cho thấy kinh tế Lào đang tăng trưởng ở mức 7,5-7,6%, tuy nhiên trên thực tế, chính phủ nước này vẫn đang phải đối mặt với tình trạng thâm hụt ngân sách trầm trọng, nợ công ngày một tăng cao, trong khi tình trạng nợ lương cán bộ công nhân viên vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Bộ trưởng Tài chính Lào, Lien Thikeo cuối tháng 4 vừa qua đã phải thừa nhận rằng việc thu ngân sách của Lào đang gặp khó khăn trong bối cảnh một số mỏ vàng lớn của Lào hiện đã khai thác hết hoặc hết hạn khai thác, trong khi giá cả các sản phẩm khoáng sản trên thị trường thế giới lại giảm. Hiện Lào chưa có nguồn thu lớn nào để bù lại khoảng thiếu hụt nói trên. Nguồn thu từ thủy điện sẽ đóng vai trò lớn đối với thu ngân sách, nhưng phải sau 4-5 năm nữa, khi các siêu dự án thủy điện lớn hoàn thành.

Theo RFA, tình trạng thâm hụt ngân sách nói trên đã khiến Lào không còn khả năng thanh toán nợ đúng kỳ hạn với Trung Quốc và buộc chính phủ nước này phải chấp nhận cho phép các công ty Trung Quốc đang làm ăn kinh doanh ở khu vực Bắc Lào được quyền trả các khoản thuế đất, cũng như các loại thuế tô nhượng và thuế kinh doanh khác thẳng cho chính phủ Trung Quốc thay vì nộp cho chính phủ Lào.

Nợ công của Lào tăng nhanh cũng đang gây thêm khó khăn cho chính phủ nước này. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), tính tới cuối năm 2014, nợ công của Lào đã tương đương 60% GDP, con số này được dự báo sẽ tăng nhanh do trong thời gian tới Lào phải tổ chức hàng loạt sự kiện lớn, khá tốn kém như kỷ niệm 95 năm ngày sinh của Chủ tịch Kayson Phomvihane; 40 năm ngày thành lập nước; Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10 và đảm đương cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm 2016. Chưa kể việc hiện Lào đang đàm phán với Trung Quốc để vay 7,2 tỷ USD xây dựng tuyến đường sắt nối thủ đô Viêng Chăn với thành phố Côn Minh, nếu việc vay được hoàn tất vào cuối năm nay theo kế hoạch, nợ công của Lào sẽ vọt lên mức trên 13 tỷ USD.

Hiện Lào đang rất khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn tiền để tổ chức các sự kiện trên, quốc gia sẵn tiền và sẵn sàng cho Lào vay không ai khác ngoài Trung Quốc. Trong bối cảnh Lào đang ngày một phụ thuộc vào các khoản vay cũng như các khoản đầu tư của Trung Quốc (Theo RFA, hiện Lào đang nợ Trung Quốc khoảng 2 tỷ USD), việc Lào tiếp tục phải vay thêm của Trung Quốc sẽ khiến nguy cơ Viêng Chăn bị ép phải “phục vụ” các lợi ích của Bắc Kinh ngày càng cao, đặc biệt là chỉ 6 tháng nữa, Lào sẽ đảm nhiệm cương vị Chủ tịch luân phiên của ASEAN.



II. Quan hệ đối ngoại

1. Quan hệ Lào-Trung Quốc

Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Hứa Kỳ Lượng thăm Lào từ ngày 20-23/4. Trong chuyến thăm này, Hứa Kỳ Lượng đã nói với Lào rằng vấn đề  Biển Đông phức tạp là do có sự can thiệp của bên thứ ba chứ không phải do nước này gây ra. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng mời Lào cử đại diện và đội duyệt binh sang nước này để tham dự kỷ niệm Ngày chiến thắng Phát-xít Nhật, điều này đã khiến phía Lào khó xử vì Lào và Nhật Bản vừa nâng cấp quan hệ lên “Đối tác chiến lược” (tháng 3/2015). Ngoài ra, Trung Quốc cũng ngỏ ý xem Lào có cần nước này giúp gì để chống lại Mỹ hay không?

Trung Quốc vẫn tiếp tục tìm mọi cách tăng cường ảnh hưởng của nước này tại Lào thông qua việc đẩy mạnh tuyên truyền đường lối, chính sách. Tăng cường hợp tác đầu tư, thương mại và thúc đẩy mạnh mẽ công tác quảng bá, giao lưu văn hóa, mời các đoàn của Lào sang thăm quan, học hỏi và nghỉ dưỡng tại Trung Quốc. Tăng cường cấp học bổng cho con cháu lãnh đạo Lào. Trong lĩnh vực kinh tế, Trung Quốc cũng đang tăng cường mạnh mẽ việc đầu tư vào Lào, đặc biệt là trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, thủy điện, khai khoáng và nông nghiệp. Tập đoàn Đầu tư quốc tế Trung Quốc-ASEAN và một số doanh nghiệp khác của Trung Quốc hiện đã nghiên cứu và đang chuẩn bị hồ sơ cho việc đầu tư phát triển dự án tuyến đường cao tốc Bắc-Nam và tuyến đường cao tốc thủ đô Viêng Chăn.

Ngày 8/4 vừa qua, Trung Quốc và Lào đã khởi công xây dựng Nhà máy Công nghiệp Hóa dầu Lào-Trung Quốc, Dongyan tại thủ đô Viêng Chăn. Với tổng số vốn đầu tư 179,22 triệu USD, nhà máy lọc dầu đầu tiên tại Lào sẽ có công suất 300.000 tấn xăng và 500.000 tấn dầu/năm. Theo tính toán của các nhà đầu tư, sau khi hoàn thành, dự án này sẽ giúp Lào giảm được tới 60% lượng xăng dầu phải nhập khẩu. Không hiểu vô tình hay hữu ý, việc khởi công dự án này được tiến hành trong bối cảnh Việt Nam và Lào đang thúc đẩy triển khai dự án đường ống dẫn dầu nối Hòn La thuộc tỉnh Quảng Bình với tỉnh Khammuon của Lào.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang tìm mọi cách để mua lại các dự án thủy điện chậm triển khai hoặc không có khả năng triển khai tại Lào, trong đó có các dự án của Việt Nam như dự án Luang Prabang, Secong 3, Secong 4, Sekamane  4... theo hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua doanh nghiệp của các nước khác. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang tiếp tục đẩy mạnh triển khai các dự án khai khoáng và nông nghiệp tại Lào, trong đó có các dự án trồng chuối, trồng lúa...

Nắm được tâm lý thích nghe và xem hơn là đọc của người dân Lào, thời gian qua, Trung Quốc đã cho mở kênh phát thanh và kênh truyền hình tại Lào. Mặc dù việc mở kênh truyền hình trên Đài Truyền hình Quốc gia Lào mới được triển khai và hiện chưa có đánh giá, tuy nhiên, về kênh phát thanh thì có thể nói rất hiệu quả. Được phát tại Lào và do chính người Lào đọc nên kênh này nghe rất rõ và chuẩn (không giống như Đài Tiếng nói Việt Nam, phát từ Việt Nam lại do người Việt Nam đọc nên vừa khó bắt sóng, tiếng Lào lại không chuẩn). Do phần lớn các chương trình đều do chính người Lào sản xuất nên rất phù hợp với văn hóa Lào, phía Trung Quốc chủ yếu chỉ quản lý, định hướng sao cho các chương trình này có lợi cho mình. Ngoài ra, kênh phát thanh này còn thường xuyên tổ chức các cuộc thi hát tiếng Trung, dạy tiếng Trung và lồng ghép các bài viết để quảng bá về đất nước con người Trung Quốc...

Trung Quốc cũng đã tặng 33.000 bộ đầu thu sóng cho Đài Truyền hình Lào và sẽ tặng thêm 27.000 bộ nữa trong thời gian tới. Đây là dự án nằm trong Hiệp định Lào-Trung có trị giá 130 triệu USD, theo đó, Trung Quốc sẽ giúp Lào phát triển Phát thanh và Truyền hình kĩ thuật số. Vấn đề đáng lưu ý ở đây là khác với phần lớn các nước trên thế giới, Trung Quốc hiện đang dùng chuẩn riêng cho hệ thống truyền hình của mình, nếu Lào chấp nhận sử dụng chuẩn của Trung Quốc, Lào sẽ phải bỏ mọi hệ thống khác. Đây là vấn đề rất lớn, bởi nếu Lào làm như vậy, mọi sự giúp đỡ của Việt Nam dành cho Lào trong lĩnh vực phát thanh truyền hình  từ trước tới nay sẽ đổ xuống sông xuống biển, chưa kể đến những thiệt hại lớn hơn khi Việt Nam sẽ gặp phải khó khăn trong việc quảng bá thông tin của mình tại Lào.

2. Quan hệ Lào-Việt Nam

Trong quý II, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang sang thăm Lào, tham dự lễ khánh thành sân bay Attapeu, đến thắp hương và trồng cây lưu niệm tại Đài tưởng niệm Liên minh chiến đấu Việt Nam-Lào tại huyện Pạc Sòng, tỉnh Champasac (ngày 30/5/2015). Trong chuyến thăm Lào lần này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Chummaly Sayasone và thăm đồng chí Khamtay Siphandone. Ngoài ra, đồng chí Lê Hồng Anh, Thường trực Ban Bí thư cũng sang thăm và chúc Tết Lào từ ngày 11-13/4.

Kinh ngạch thương mại Lào-Việt Nam trong quý II vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc, lượng gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Lào xuất sang Việt Nam giảm, trong khi Hiệp định Thương mại hai nước ký hồi đầu năm 2015 và Hiệp định Thương mại Biên giới mới ký ngày 27/6 vừa qua vẫn cần thời gian để triển khai. Chỉ tiêu nâng kim ngạch thương mại hai nước lên 2 tỷ USD vào cuối năm 2015 mà lãnh đạo hai bên đề ra e rằng khó đạt.

Trong lĩnh vực đầu tư-kinh doanh, ngoài một số liên doanh và công ty làm ăn khá hiệu quả như Hoàng Anh Gia Lai, Unitel, Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt, Bảo hiểm Lào-Việt, hầu hết các dự án khác của Việt Nam tại Lào đều chậm hoặc không được triển khai, khiến Lào không hài lòng và thu hồi một số dự án./.





Каталог: images -> detail
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 79 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 79 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 79 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam

tải về 193.09 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương