THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam


Thái Lan: Rải truyền đơn chống chính quyền quân sự



tải về 181.82 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích181.82 Kb.
#29999
1   2   3   4

Thái Lan: Rải truyền đơn chống chính quyền quân sự


Đài RFI (đêm 15/8) - Ngày 15/8, hàng trăm truyền đơn chống chính quyền quân sự đã được rải trước Bộ Tổng tham mưu quân đội Thái Lan, một hành động hiếm hoi trong bối cảnh mọi chỉ trích chế độ quân phiệt đều bị đàn áp kể từ sau cuộc đảo chính tháng 5/2014.

Những truyền đơn nói trên được rải sau khi hôm qua một toà án quân sự vừa tuyên án 3 tháng tù treo và phạt tiền một nhà đối lập vì tội đã tổ chức cuộc biểu tình không được phép vào ngày 25/5 ở Chiang Rai, miền Bắc Thái Lan. 

Ngoài các mạng xã hội, hiện nay, ở Thái Lan hầu như không có mọi hành động phản kháng nào, mọi cuộc tập hợp chính trị đều bị cấm. Ngay cả những hành động mang tính biểu tượng cũng bị đàn áp, chẳng hạn như một sinh viên đọc cuốn tiểu thuyết “1984” của nhà văn George Orwell, với nội dung đả phá chế độ toàn trị, cũng đã bị bắt giữ. Nhiều người cũng đã bị bắt vì dám giơ ba ngón tay chào giống như trong phim “The Hunger Games”, một cử chỉ đã trở thành biểu tượng cho thái độ phản kháng chế độ quân sự. 

Kể từ sau cuộc đảo chính ngày 22/5, chính quyền quân sự hạn chế rất nhiều các quyền tự do cá nhân ở Thái Lan. Họ cũng đã loại trừ khả năng tổ chức bầu cử Quốc hội trước mùa Thu năm 2015, bất chấp lời kêu gọi của EU và Mỹ muốn Thái Lan nhanh chóng trở lại con đường dân chủ. Các lãnh đạo quân đội Thái Lan giải thích rằng họ đã phải chiếm chính quyền để chấm dứt 7 tháng biểu tình bạo động chống chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra, em gái của cựu Thủ tướng Thaksin. Nhưng một số người tố cáo phe quân sự lấy cớ này để xóa bỏ ảnh hưởng của ông Thaksin, cũng đã bị lật đổ trong cuộc đảo chính năm 2006 và nay vẫn bị phe bảo hoàng ở Thái Lan xem là một mối đe dọa.


Học giả Singapore lý giải vì sao ASEAN không phản ứng mạnh với cuộc đảo chính quân sự ở Thái Lan

TTXVN (Singapore 15/8) - Cuộc đảo chính quân sự gần đây ở Thái Lan lật đổ chính phủ của bà Thủ tướng Yingluck Shinawatra thu hút sự quan tâm và phản ứng khác nhau của các nước trên thế giới. Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp lệnh trừng phạt, Australia giáng thấp quan hệ ngoại giao và quân sự với Thái Lan, trong khi đó, các nước trong cùng khu vực châu Á lại tỏ ra im lặng hơn, đặc biệt là ASEAN và Trung Quốc.

Trong một bài viết cho mục bình luận ngày 13/8 của nhật báo Today của Singapore, ông Simon Tay, Chủ tịch Viện các vấn đề quốc tế của Singapore, người được đánh giá là nhà nghiên cứu số 1 của Singapore về ASEAN và khu vực, đưa ra ba lý do khiến ASEAN không phản ứng mạnh với cuộc đảo chính lần này như họ đã từng làm đối với cuộc đảo chính tại Thái Lan vào năm 2006.

Ông Simon Tay viết: “Thứ nhất, không có ảo tưởng rằng có thể dễ dàng thiết lập được nguyên tắc cơ bản thực tế mà không có thất bại và họ (các nước ASEAN) thận trọng với việc đặt viên đá đầu tiên. Điều này càng đặc biệt khi cuộc đảo chính xảy ra sau nhiều tháng biểu tình và không có sự khoan nhượng (giữa các bên) khiến đất nước (Thái Lan) gần như không thể quản lý được trong bối cảnh nền kinh tế đang sụt giảm mạnh.

Thứ hai, mặc dù tôn trọng nguyên tắc dân chủ nhưng hầu hết các nước thành viên ASEAN đều chờ để xem chính quyền quân sự Thái Lan, hay Hội đồng Quốc gia vì Hòa bình và Trật tự (NCPO), điều hành đất nước như thế nào. Các cuộc can thiệp quân sự trước đây ở Thái Lan đều tồn tại trong thời gian tương đối ngắn và NCPO đưa ra mục tiêu là nhanh chóng thành lập Nội các và sau đó sẽ ổn định tình hình và phát triển kinh tế. Nếu việc đó được thực hiện và đất nước (Thái Lan) bình ổn trong một thời gian ngắn để có một chính phủ được bầu theo Hiến pháp sửa đổi thì nhiều người sẽ cảm nhận rằng việc can thiệp (quân sự) không nhằm lợi ích khác.

Theo học giả Singapore, trong khi có một vài cuộc biểu tình nhỏ, lẻ thì một cuộc khảo sát tiến hành vào tháng 7 vừa qua cho thấy gần 80% người dân Thái Lan chấp nhận việc để NCPO giám sát quá trình cải cách và hơn 2/3 số người được hỏi cũng cho biết họ thấy hạnh phúc hơn thời kỳ trước khi có can thiệp quân sự; niềm tin doanh nghiệp cũng tăng trở lại.



Thứ ba, việc ảnh hưởng tới thái độ của các nước ASEAN là vai trò của Thái Lan ở khu vực. Vào năm 2015, khi ASEAN thực hiện kế hoạch hội nhập kinh tế thì Thái Lan, hiện là nền kinh tế lớn thứ hai trong khu vực, sẽ đóng vai trò chủ chốt trong kế hoạch này. Nước này cũng đóng vai trò chính trị quan trọng và là nước điều phối đối thoại giữa ASEAN và Trung Quốc về các tuyên bố chủ quyền biển đảo trong giai đoạn nhạy cảm này”.

Ông Simon Tay viết: “Nước này (Thái Lan) có một vị trí tốt, là nước không tuyên bố chủ quyền trong cuộc tranh chấp, là một đồng minh của Mỹ, là điểm đến tốt đối với đầu tư của Nhật Bản và là một người bạn của Trung Quốc.

Với cuộc đảo chính này, ảnh hưởng đáng kể của Trung Quốc đã có tại Thái Lan giờ đây lại tăng thêm. Đặc biệt là giới lãnh đạo quân sự Thái Lan đã thăm Bắc Kinh vào tháng 6 vừa qua để thảo luận về mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn. Hơn nữa, Thái Lan cũng đã phê chuẩn một dự án trị giá 23 tỷ USD để xây đường tàu hỏa cao tốc trực tiếp nối với Trung Quốc vào năm 2021”.

Học giả Singapore dẫn lời truyền thông cho biết Mỹ chưa quyết định liệu có tiếp tục thực hiện tập trận Hổ mang Vàng nữa hay không. Cuộc tập trận này được xem là tập trận quân sự chủ chốt, mang tính chất khu vực, do Thái Lan đăng cai hàng năm. Nếu Mỹ tăng cường phản đối và trừng phạt Thái Lan, thì những lời rao giảng về dân chủ của Washington có thể đẩy Bangkok vào quỹ đạo của Bắc Kinh.

Ngay cả khi cần phải tôn trọng nguyên tắc thì có lẽ thái độ của Nhật Bản là hữu ích khi chính quyền của ông Abe cho rằng quyết định của phe quân sự là rất đáng tiếc nhưng họ không đình chỉ các mối quan hệ và cũng không trừng phạt. Một phần của sự tính toán đó có thể là từ việc kinh doanh của Nhật Bản tại Thái Lan, ông Simon Tay viết.

Ông kết luận: “ASEAN không lên án tình hình ở Thái Lan nhưng quan điểm này có thể thay đổi nếu tình hình trở nên xấu hơn. Tuy nhiên, tìm hiểu về sự suy tính mối quan tâm và những điểm ưu tiên có thể nêu bật những yếu tố cho các nước khác muốn tham gia đầy đủ vào các vấn đề của khu vực”.


Myanmar vật lộn cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc

TTXVN (Ottawa 16/8) - Theo mạng tin chinausfocus ngày 16/8, khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tới dự hội nghị Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) tại Naypyitaw mới đây, ông đã tuyên bố mong muốn "người dân Myanmar biết rằng họ có sự hỗ trợ và tình bạn của Mỹ". Tuy nhiên, chuyến thăm của ông Kerry bị lu mờ bởi những quan ngại của Quốc hội Mỹ và các nhóm theo dõi nhân quyền về những cải cách chính trị đình đốn và bạo lực chống lại các cộng đồng thiểu số sắc tộc và tôn giáo tại Myanmar.

Trong khi đó, Đại sứ Trung Quốc tại Myanmar Dương Hậu Lan (Yang Houlan) đã tuyên bố rằng "mặc dù có một số quan điểm khác nhau về quan hệ Trung Quốc-Myanmar, nhưng điều đó không ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước". Tuy nhiên, các quan hệ song phương Trung Quốc-Myanmar đang căng thẳng do "sự thụt lùi" của Trung Quốc trong một số dự án đầu tư.

Về phần mình, Myanmar đang "đi nước đôi" giữa phương Đông và phương Tây, trở thành nơi thử nghiệm về trường ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc tại Đông Nam Á. Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Thein Sein đã đưa ra một loạt cải cách và cải thiện đáng kể các quan hệ của Myanmar với Mỹ và các nước phương Tây. Về kinh tế, Myanmar đã để lỡ nửa thế kỷ tiến bộ do sự cô lập địa chính trị. Trong những năm 1960, Myanmar vẫn là một nước xuất khẩu gạo, với bình quân thu nhập Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đầu người cao hơn Trung Quốc 10%. Đến năm 2008, GDP bình quân đầu người của Myanmar kém Trung Quốc 55%; gần 25% trong tổng số 62 triệu dân Myanmar đang sống dưới mức nghèo khổ. Năm 2013, kinh tế Myanmar đạt mức tăng trưởng 6,5%, chủ yếu nhờ sản lượng khí đốt, các ngành dịch vụ, xây dựng, đầu tư nước ngoài tăng lên. Theo các dự báo mới nhất, kinh tế Myanmar có thể đạt mức tăng trưởng 6,9% trong trung hạn.

Hiện nay, Myanmar đang vật lộn để cải thiện môi trường đầu tư. Quốc hội nước này đã phê chuẩn những quy định đầu tư mới. Yêu cầu xin giấy phép nhập khẩu và xuất khẩu đã được hủy bỏ đối với hàng trăm mặt hàng. Một Ngân hàng Trung ương độc lập hơn đang được tạo ra, luật Giao dịch chứng khoán được thông qua và luật chống tham nhũng được ban hành. Tuy nhiên, do sự phụ thuộc lớn vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng suất thấp trong nông nghiệp, kinh tế Myanmar vẫn dễ tổn thương trước các cơn sốc và rủi ro bên ngoài, bao gồm việc giảm giá hàng hóa, khả năng suy giảm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, những diễn biến bất lợi tại Nhật Bản, sự phục hồi chậm chạm hơn tại Mỹ và cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro.

Sau nhiều năm cô lập ngoại giao, trừng phạt kinh tế và quân sự, Mỹ đã nới lỏng những hạn chế viện trợ nước ngoài cho Myanmar và các quan hệ được phục hồi năm 2011. Sau đó, EU cũng phục hồi quan hệ với Myanmar. Hiện nay, cả Mỹ và Nhật Bản đều tăng cường đầu tư tại Myanmar. Nhật Bản đã đồng ý hủy khoản nợ trị giá 2,7 tỷ USD của Myanmar và cam kết dành 900 triệu USD để hỗ trợ cho một chương trình viện trợ nước ngoài mới. Nhật Bản đã giành được hợp đồng nâng cấp tuyến đường sắt từ Yangon tới Mandalay và hy vọng hiện đại hóa hệ thống giao thông đô thị của Yangon.

Mặc dù những cải cách kinh tế của Myanmar đang được tăng cường, nhưng Quốc hội Mỹ đã bày tỏ quan ngại về nhân quyền, việc đe dọa những nhà báo và bạo lực chống lại những người Hồi giáo Rohingya tại Myanmar. Washington cũng mong muốn Myanmar đẩy mạnh những cải cách chính trị, xây dựng các thể chế dân chủ, cải thiện nhân quyền và tự do. Tuy nhiên, cho đến nay Mỹ dường như ít muốn đầu tư thực sự vào Myanmar, trừ một số tập đoàn đa quốc gia táo bạo như Coca Cola. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thăm Myanmar năm 2012, nhưng Mỹ vẫn chưa dỡ bỏ hoàn toàn các lệnh trừng phạt.

Trong khi đó, mặc dù đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc vào Myanmar giảm mạnh, nhưng đến tháng 10/2013, khoảng 60% tổng số đầu tư nước ngoài được thực hiện tại Myanmar là từ Trung Quốc và Hong Kong. Trong 6 tháng đầu năm 2014, đầu tư tích tụ của Trung Quốc và Hong Kong chiếm tới 45% tổng đầu tư tại Myanmar. Tuy nhiên, không phải tất cả các dự án lớn đều diễn ra suôn sẻ do những vấn đề môi trường và việc phải sơ tán người dân địa phương, trong khi chính phủ Myanmar cố gắng giải quyết những yêu cầu của người dân để có thể giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử sắp tới.

Tại Bắc Kinh, Myanmar đang được xem là một nền kinh tế đang nổi và Tổng thống Thein Sein đã lựa chọn những cải cách kinh tế và chính sách mở cửa giống Trung Quốc trong những năm 1980. Tại Washington, Myanmar được xem là một quốc gia đang lấy cảm hứng từ cuộc đấu tranh vì dân chủ và nhân quyền của thủ lĩnh đối lập Aung San Suu Kyi. Về phần mình, các nhà hoạch định chính sách Myanmar đang vật lộn để giữ gìn "vốn liếng" của mình. Họ cũng biết rất rõ rằng hành động cân bằng là một việc, còn việc phô trương, hay thậm chí là khái niệm phô trương, là điều hoàn toàn khác.


Căng thẳng với Trung Quốc gia tăng, các nước Đông Nam Á tăng cường quốc phòng

TTXVN (New Delhi 17/8) - Mạng tin India Writes của Ấn Độ vừa đăng bài viết cho rằng trong bối cảnh tình hình căng thẳng gia tăng với Trung Quốc, các nước Đông Nam Á đã tăng đáng kể ngân sách quân sự để phát triển các ngành công nghiệp quốc phòng của mình. Các thành viên ASEAN đang chuyển ngân sách quân sự vào việc tự chế tạo pháo nội điạ nhằm giảm phụ thuộc vào những nước cung cấp vũ khí lớn ở châu Âu và Mỹ.

Theo Viên nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockhol (SIPRI), chi phí quân sự tại khu vực Đông Nam Á đã tăng 5% lên 35,9 tỷ USD trong năm 2013, dự kiến sẽ tăng thêm 10% lên 40 tỷ USD vào năm 2016, gấp đôi so với con số của năm 1992. Trong khi mua sắm vũ khí vẫn phụ thuộc vào các nhà buôn bán vũ khí lớn như Airbus Group NV và Lockheed Martin Corp, các nước như Indonesia, Malaysia và Thái Lan đang khuyến khích các công ty quốc phòng trong nước tự sản xuất vũ khí. Các nước Đông Nam Á đã trở thành nơi nhập khẩu thiết bị và công nghệ quân sự lớn thứ hai thế giới. Công nghiệp quốc phòng nội địa ngày nay đã trở thành yếu tố bắt buộc trong các mục tiêu an ninh và kinh tế dài hạn của mỗi một nước.

Với sự leo thang căng thẳng tại Biển Đông, chi tiêu quân sự tăng sẽ là yếu tố quan trọng để tái cân bằng cán cân quân sự khu vực. Theo ước tính của Mỹ, chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã tăng khoảng 145 tỷ USD năm 2013 và những hành động quyết đoán ngày càng gia tăng của Bắc Kinh tại các khu vực tranh chấp trên Biển Đông đã rung “chuông báo động” đối với các quan chức an ninh tại các nước Đông Nam Á. Các hợp đồng quốc phòng theo kiểu liên doanh gần đây tại các nước Đông Nam Á là dấu hiệu ngày càng rõ về xu hướng nội địa hóa sản xuất thiết bị quốc phòng trong khu vực. Chẳng hạn tập đoàn công nghiệp nặng Boustead (Boustead Heavy Industries Corporation) của Malaysia đang làm việc với các nhà thầu hải quân do nhà nước quản lý của Pháp về một hợp đồng trị giá 2,8 tỷ USD để đóng tại Malaysia 6 tàu chiến tuần tra bờ biển cho lực lượng hải quân của họ.

Những đối tác như vậy đã giúp các nước phát triển ngành công nghiệp quốc phòng nội địa trong thời gian qua. Chẳng hạn, Thổ Nhĩ Kỳ đã thành công trong việc sử dụng những hợp đồng liên doanh như vậy để phát triển ngành công nghiệp quốc phòng trong nước và các công ty đó hiện đã tự sản xuất được một nửa nhu cầu thiết bị quân sự.

Tương tự như vậy, Indonesia cũng ký hợp đồng trị giá 164 triệu USD với công ty Thales SA của Pháp về sản xuất các hệ thống phòng không, với điều kiện Thales SA phải chuyển giao kỹ năng và công nghệ sản xuất radar cho công ty điện tử PT LEN Industries của nước này. Indonesia cũng đã tăng chi phí quốc phòng hơn gấp đôi trong vòng 5 năm qua.

Singapore cũng là một thí dụ khác. Năm 2013, Singapore tuyên bố sẽ mua 2 tàu ngầm từ Thyssen Krupp Marine Systems của Đức, với điều kiện ngành công nghiệp của quốc đảo này được tham gia phát triển các hệ thống chiến đấu.

Các nước thành viên ASEAN gần đây đã ngừng trích dẫn Trung Quốc như một nguyên nhân để nâng cấp năng lực quân sự của mình. Tại hội nghị vừa qua ở Myanmar, các Ngoại trưởng ASEAN đã kêu gọi “kiềm chế” trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Trung Quốc.


ẤN ĐỘ


Каталог: images -> detail
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 79 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 79 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam

tải về 181.82 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương