THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam



tải về 164.22 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích164.22 Kb.
#28493
1   2   3

TÌNH HÌNH CANADA QUÝ II/2014
TTXVN (Ottawa 11/7) -

I.Tình hình trong nước:

1. Chính trị:

Đến hết quý II/2014, Đảng Bảo thủ của ông Stephen Harper cầm quyền được hơn 8 năm, trong khi thủ lĩnh đảo Tự do Justin Trudeau nắm quyền được hơn 1 năm, và ông Thomas Mulcair chèo lái đảng Dân chủ mới (NDP) hơn 2 năm. Cử tri Canada hiện biết rõ đảng nào có thể làm gì và không thể làm gì cho họ. Trên lý thuyết, đảng Bảo thủ có khả năng giành được quyền thành lập một chính phủ đa số trong cuộc bầu cử năm 2015 do uy tín của ông Harper đã tăng trong những tháng gần đây. Lập trường rõ ràng của ông Harper trong cuộc khủng hoảng Ukraine được tất cả các đảng ủng hộ tại Hạ viện và có tới 70% số người được hỏi ủng hộ ông Harper trong vấn đề này.

Tuy nhiên, đảng Bảo thủ có 3 rào cản lớn, khiến tỷ lệ ủng hộ đảng này tụt xuống gần 30% trong suốt năm qua, chỉ dẫn trước NDP 5%, và thấp hơn gần 10% so với đảng Tự do. Có nhiều dấu hiệu cho thấy Thủ tướng Canada Harper có thể khởi động sớm cuộc tổng tuyển cử vào đầu năm 2015 do đạt được mục tiêu cân bằng ngân sách sớm hơn. Trên thực tế, có rất nhiều lý do để chính quyền Bảo thủ khởi động một cuộc bầu cử sớm vào thời điểm có lợi nhất cho họ và gây bất ngờ cho các đảng đối lập. Việc kéo dài thời gian lãnh đạo đất nước đang trở thành gánh nặng đối với đảng Bảo thủ. Ngoài ra, sau hơn 8 năm cầm quyền, một loạt vụ bê bối và những vấn đề tiêu cực trong nội bộ đảng này vẫn đang là mối quan tâm hàng đầu của dư luận trong nhiều tháng qua. Tuy nhiên, một ngân sách được cân bằng và một chính sách thuế mới lại là những điểm cộng cho đảng Bảo thủ. Đảng Tự do tiếp tục dẫn đầu về tỷ lệ ủng hộ. Kết quả thăm dò công luận mới nhất cho thấy, tỷ lệ ủng hộ đảng Tự do vào khoảng 30-39%, trong khi tỷ lệ ủng hộ đảng Bảo thủ là 30-31% và tỷ lệ ủng hộ NDP là 19-27%. Trong 48 cuộc thăm dò công luận được tổ chức kể từ khi ông Justin Trudeau trở thành thủ lĩnh đảng Tự do ngày 14/4/2013, đảng Tự do đã dẫn đầu 46 lần. Tỷ lệ ủng hộ đảng Tự do hiện nay đã tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 8% so với trước khi ông Justin Trudeau được bổ nhiệm làm lãnh đạo và tăng 14% so với tháng 9/2012, khi ông Justin Trudeau tuyên bố ý định ra tranh cử chức lãnh đạo đảng. Kết quả này là tốt hơn nhiều so với hai đối thủ của ông Trudeau là ông Harper và Mulcair.

Đảng Tự do cũng dẫn đầu tỷ lệ ủng hộ trong suốt năm qua, đẩy đảng Bảo thủ cầm quyền tụt xuống hàng thứ 2, thời gian đảng Bảo thủ bị tụt hạng lâu nhất kể từ khi được bầu năm 2006. Tỷ lệ ủng hộ đảng Tự do tăng mạnh và ổn định khắp Canada.



2.Kinh tế:

Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) và chính phủ Canada công nhận rằng tăng trưởng kinh tế dựa vào nợ nước ngoài và nợ của hộ gia đình là không bền vững, và hy vọng rằng nền kinh tế có thể chuyển sang mô hình tăng trưởng do xuất khẩu và đầu tư kinh doanh dẫn đầu. Tuy nhiên, cho đến nay, cả xuất khẩu và đầu tư kinh doanh đều suy giảm hơn nữa. Đầu tư của doanh nghiệp vào nghiên cứu và phát triển, vốn đã yếu so với các nền kinh tế phát triển khác, vẫn chưa đạt được mức trước khủng hoảng. Đầu tư kinh doanh yếu ngoài ngành khai thác tài nguyên là nguyên nhân chính khiến mức tăng năng suất của Canada thấp hơn so với Mỹ. Canada hiện đang yếu trong các ngành có thể phục vụ nhu cầu tăng nhanh của các nước đang phát triển về những thiết bị đắt tiền và các dịch vụ dựa trên tri thức, trong khi tỷ giá của đồng đôla Canada (CAD) vẫn quá cao.

Về chính sách lãi suất, Thống đốc BoC Stephen Poloz đang đối mặt với thế tiến thoái lưỡng nan khi đồng CAD mạnh lên, do giá dầu tăng cao, lạm phát cao hơn dự kiến và sự trồi sụt thất thường của kinh tế Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2014. Với nền kinh tế vẫn còn yếu kém và tỷ lệ thất nghiệp cao, việc đồng CAD tăng giá có thể được chú ý hơn những quan ngại mới về lạm phát khi BoC cân nhắc chính sách lãi suất.

II. Quan hệ đối ngoại:

1. Quan hệ Canada-Nga-Ukraine: Trong năm cầm quyền thứ 9, ông Harper đã đưa ra một học thuyết chính sách đối ngoại cứng rắn, không thân thiện, không sợ làm mếch lòng bất kỳ quốc gia nào. Gần đây, ông Harper thường nhấn mạnh cụm từ “tự do, dân chủ, công bằng" trong các chuyến công du nước ngoài và tại các diễn đàn đối ngoại trong nước. Điều này được thể hiện rõ ràng trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Thủ tướng Harper không ngần ngại cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin là người đi theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chủ nghĩa đế quốc. Canada đã tuyên bố thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế và lệnh cấm nhập cảnh đối với 11 cá nhân và một thực thể Nga và Ukraine vì các hành động của Nga tại Ukraine, mà theo Ottawa sẽ tăng sức ép kinh tế đối với những người phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Trước đó, Canada đã áp đặt các biện pháp trừng phạt chính trị và kinh tế đối với các quan chức cao cấp và một số thể chế tại Nga và Ukraine. Canada cũng đã trục xuất một nhà ngoại giao Nga, đồng tài trợ một nghị quyết của LHQ và dành 220 triệu USD để giúp ổn định hóa nền kinh tế Ukraine. Quan hệ của Canada với Nga trong thời gian gần đây đã trở nên căng thẳng, tuy nhiên ông Harper tuyên bố rằng không có ý định sớm "sửa chữa" các mối quan hệ với Nga.

2.Quan hệ Canada-Australia: Ủng hộ quan điểm của ông Harper là Thủ tướng Australia Tony Abbott, người đã thăm Canada trong hai ngày 8-9/6 để thảo luận các biện pháp củng cố hơn nữa các quan hệ giữa Canada và Australia. Ông Abbott và ông Harper cũng thảo luận những vấn đề khu vực và thế giới, trong đó có quy chế của các cuộc thương thuyết thương mại Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), những thách thức hiện nay tại Ukraine và Đông Âu và những diễn biến tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Canada và Australia có mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, được củng cố bởi các quan hệ xã hội, chính trị và lịch sử mạnh mẽ.

Một diễn biến rất đáng chú ý trong quý II/2014 là ngày 27/6, Bộ Ngoại giao, Thương mại quốc tế và phát triển Canada đã công bố một danh sách mới gồm 25 quốc gia được ưu tiên nhận viện trợ nước ngoài của Canada. Theo điều chỉnh ngày 27/6 vừa qua, 25 quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ nhận được 90% khối lượng viện trợ phát triển nước ngoài của Canada, so với mức 80% trước đây, để đảm bảo kết quả tốt nhất cho những người cần viện trợ. Danh sách 25 quốc gia được chọn dựa trên nhu cầu thực tế, khả năng có thể được lợi từ viện trợ và sự phù hợp với các ưu tiên chính sách đối ngoại của Canada.



III. Quan hệ Canada-Việt Nam

Các quan hệ của Canada và Việt Nam khá đặc biệt. Chính phủ của Thủ tướng Harper chỉ trích Việt Nam vì những vi phạm nhân quyền, nhưng lại ve vãn Việt Nam như một đối tác thương mại chủ chốt. Hơn nữa, Việt Nam tiếp tục có mặt trong danh sách 25 quốc gia được ưu tiên nhận tới 90% viện trợ phát triển của Canada, vừa được công bố ngày 27/6. Canada cũng xác định Việt Nam là một quốc gia ưu tiên trong Kế hoạch hành động thị trường toàn cầu, cũng như trong Chiến lược giáo dục quốc tế toàn diện. Tuy nhiên, Thư ký quốc hội của Ngoại trưởng Canada Deepak Obhrai đã chỉ trích những vi phạm nhân quyền của Việt Nam, bày tỏ quan ngại về các vụ bắt giữ và kết án nặng những phóng viên và nhà hoạt động Việt Nam. Thực tế là người dân Canada ít có thông tin về Việt Nam, một đất nước cách nửa vòng Trái đất và ít xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Canada.

Ngày 31/5, Thủ tướng Harper đã tham dự tiệc quyên góp tiền xây Đài tưởng niệm nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản tại Toronto. Chính phủ Canada đã cung cấp khoản tiền 1,5 triệu CAD cho tổ chức Cống hiến cho tự do (Tribute to Liberty) để xây đài tưởng niệm, mà đa số trong hàng triệu nạn nhân của chủ nghĩa Cộng sản là ở Đông Âu và Việt Nam. Các cộng đồng cần gây quỹ khoảng 1,5 triệu CAD. Trong quý II, tại Canada diễn ra khá nhiều cuộc biểu tình phản đối những hành động của Trung Quốc tại Biển Đông, cả của cộng đồng người Việt và du học sinh Việt Nam, mặc áo in hình cờ đỏ sao vàng, giương cao những lá cờ Tổ quốc, với 4 cuộc biểu tình tại Montreal (25/5), Ottawa (31/5), Toronto và Calgary (7/6), lẫn các đối tượng chống phá. Nói chung, cộng đồng người Việt tại Canada khá bức xúc trước những hành động gần đây của Trung Quốc. Tuy nhiên, các tổ chức người Việt phản động đang tiếp tục lợi dụng dịp này để chống phá, đổ lỗi cho chính phủ Việt Nam "nhu nhược và bán nước" để Trung Quốc tiếp tục lấn tới. Ngoài việc xin phép biểu tình trước trụ sở Đại sứ quán Trung Quốc tại Ottawa, các tổ chức này còn tổ chức các cuộc biểu tình trước trụ sở Đại sứ quán Việt Nam như hai cuộc biểu tình ngày 28/5 do Hội ái hữu cựu sinh viên sĩ quan trừ bị Thủ Đức tỉnh Ontario tổ chức. Hai cuộc biểu tình ngày 28/5, nằm trong một loạt cuộc biểu tình do các nhóm "cờ vàng" tổ chức, như cuộc biểu tình ngày 11/5 trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Toronto, với sự tham gia của gần 1.000 người; cuộc biểu tình ngày 17/5 trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Montreal, với sự tham gia chủ yếu của những người cao tuổi trong cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản từ sau năm 1975. Ngày 8/6, Liên hội người Việt tổ chức biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc và Việt Nam tại Ottawa. Trước đó, tổ chức dân sự "VOICE" đã tổ chức biểu tình trước trụ sở Đại sứ quán Trung Quốc tại Canada vào ngày 25/5 để phản đối và lên án hành vi xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc, với sự tham dự của khoảng 200 người.

Diễn biến đáng lưu ý khác là Thượng nghị sĩ Canada gốc Việt Ngô Thanh Hải và cộng đồng người Canada gốc Việt thành phố Ottawa đã vận động thành công để Thị trưởng Ottawa Jim Watson tuyên bố ngày 30/4/2014 là "Ngày tháng Tư đen" (Black April Day) của thành phố Ottawa. Trước đó, ngày 16/10/2013, ông Ngô Thanh Hải đã đệ trình dự luật "Ngày tháng Tư đen" lên Thượng viện Canada. Nếu được ban hành, đạo luật này quy định gọi ngày 30/4 hàng năm là "Ngày tháng Tư đen" tại Canada, nhưng không phải là một ngày nghỉ hợp pháp. Việc giới thiệu lần đầu tiên nội dung của dự luật, mang ký hiệu S-219 này, đã diễn ra ngày 10/4/2014 tại Thượng viện Canada. Theo một cố vấn của Ngoại trưởng Canada John Baird, tiến trình thông qua dự luật trên có thể kéo dài 2 năm. Và do là nội dung không được nhiều cử tri Canada quan tâm, ngoài những người gốc Việt, nên khả năng dự luật này được thông qua là khá cao./.






Каталог: images -> detail
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 79 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 79 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 79 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam

tải về 164.22 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương