THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam



tải về 266.13 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích266.13 Kb.
#3696
1   2   3   4
Berenberg, đánh giá: "Anh sẽ trở thành một liên minh lỏng hơn trong những năm tới. Việc trao quyền nếu được thực hiện tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích".

TTXVN (Pretoria 21/9) - Theo trang tin Toàn cầu, mới đây, chiến dịch ủng hộ Scotland độc lập có thêm động lực, khi người dân tiến hành trưng cầu dân ý vào ngày 18/9, để quyết định về việc nước này sẽ tách khỏi Vương quốc Anh hay không. Giống như một cuộc thi sắp đến hồi kết, chiến dịch trưng cầu dân ý nói có với độc lập, diễn ra sau nhiều năm tháng đi trong lối mòn thăm dò ý kiến nói không với việc tách khỏi Vương quốc Anh. Phe phản đối việc tách khỏi Vương quốc Anh đã tập hợp tuần hành, với khẩu hiệu “Cùng nhau đoàn kết tốt hơn”, nhằm vận động để Scotland tiếp tục ở lại Vương quốc Anh, sau hơn 307 năm sáp nhập vào Vương quốc này.

Yếu tố quyết định đã rõ ràng khi đông đảo cử tri đến nay đã quyết định xu hướng bỏ phiếu không ủng hộ độc lập. Sự trỗi dậy muộn màng trong việc ủng hộ độc lập cho Scotland tạo nên sự hoảng sợ trong giới lãnh đạo Anh. Ba đảng chủ chốt của Anh đã lớn tiếng ủng hộ chiến dịch nói không với độc lập. Tuy nhiên vừa qua, lãnh đạo chính phủ liên minh Bảo thủ-Tự do của Thủ tướng Anh David Cameron và Phó Thủ tướng Nick Clegg đã thực hiện chuyến thăm bất ngờ đến Scotland, với nỗ lực củng cố sự suy yếu của chiến dịch nói không với độc lập. Lãnh đạo đảng Lao động, Ed Miliband, cũng đến khu vực miền Bắc để tham gia tuần hành cùng với những cử tri ủng hộ chiến dịch nói không với độc lập, bằng việc cam kết rằng Nghị viện Wesminster sẽ nhanh chóng chuyển giao thêm quyền lực cho Scotland nếu nước này không tách khỏi Vương quốc Anh.

Tuy nhiên, phong trào ủng hộ độc lập, do Đảng Dân tộc Scotland (SNP) và Alex Salmond lãnh đạo, không thực hiện nỗ lực vào phút chót để thúc đẩy cử tri bỏ phiếu đồng ý độc lập. Tự tin hơn thường lệ, Salmond đã bác bỏ đề nghị của Cameron, Clegg và Miliband đang trong tình thế tuyệt vọng.

Scotland đã có một chính phủ ủy thác và Salmond là Bộ trưởng đầu tiên. Chính phủ này được thành lập vào năm 1999, có cơ quan hành pháp riêng, đặt trụ sở ở thủ đô Edinburgh. Tuy nhiên, quyền lập pháp của nó rất hạn chế. London vẫn giữ quyền hành pháp về các vấn đề trọng yếu, chủ chốt trong chính sách kinh tế và đối ngoại. Động thái theo hướng chuyển giao quyền lực đã được chính quyền trung ương London trao cho Scotland trong thời kỳ đảng Lao động nắm quyền, khi đó, Tony Blair là Thủ tướng vào cuối những năm 1990. Điều này được đánh giá là một sự thế chỗ, chống lại phong trào đòi độc lập hoàn toàn cho Scotland. Tuy nhiên, với việc SNP chi phối toàn bộ Quốc hội mới của Scotland, cuộc trưng cầu dân ý về độc lập đã được lên kế hoạch từ lâu cuối cùng đã được thực hiện. Ngày 18/9 vừa qua, người dân Scotland đi bỏ phiếu, quyết định việc thành lập một nhà nước của riêng mình.

David Cameron tuyên bố trong chiến dịch vận động Scotland ở lại Vương quốc Anh như sau: “Tôi sẽ đau khổ nếu Scotland rời khỏi gia đình các dân tộc”. Sự đau khổ đối với ông này là điều hiển nhiên, bởi đa số thành viên trong Đảng Bảo thủ đang chỉ trích rằng, nếu chiến dịch nói không với độc lập của Scotland thất bại thì sau đó, họ sẽ kêu gọi Cameron phải từ chức Thủ tướng. Dư luận trong nội bộ đảng của ông này cho rằng Cameron đã mắc một sai lầm chiến thuật khi cho phép thực hiện trưng cầu dân ý ngay từ giai đoạn đầu. Các thành viên đảng Bảo thủ tuyên bố: “Ông ta sẽ bị đánh giá là Thủ tướng gây tan rã của Vương quốc Anh”.

Sẽ còn có những hậu quả tiềm tàng khác cho Chính phủ Cameron nếu Scotland tách khỏi Vương quốc Anh. Sự độc lập của Scotland sẽ đặt đảng Bảo thủ trung hữu vào cuộc cạnh mạnh mẽ hơn với Đảng Độc lập Anh (UKIP), vốn gia tăng uy tín đáng kể trong những cuộc thăm dò công luận gần đây, để đánh bại 3 đảng phái chính của Anh. Các thành viên đảng UKIP kiên quyết muốn Anh ra khỏi EU, bất bình trước tình trạng người nhập cư, cáo buộc việc Brussel vi phạm chủ quyền. UKIP đã thu phục được nhiều cử tri truyền thống của đảng Bảo thủ, thậm chí là các nghị sĩ thuộc đảng của Cameron. Cameron đã cam kết đưa việc Anh tham gia EU ra trưng cầu dân ý nếu đảng của ông này giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội vào năm tới. Động thái này là một phần kết quả từ sự mất mát của đảng ông ta trước đối thủ UKIP. Nếu Scotaland độc lập, nước này sẽ không tham gia cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề tham gia EU của Anh trong tương lai. Nếu người dân Scotland có xu hướng quan hệ mật thiết với châu Âu hơn là với Anh thì, kết quả cuối cùng sẽ là một cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh tham gia EU. Điều này có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với chính sách đối ngoại của Anh, cũng như đối với sự sống còn của nước này, với vị thế là một trung tâm tài chính quốc tế.

Một vấn đề nữa khiến giới lãnh đạo Anh vô cùng lo ngại là về vấn đề dầu và khí đốt ở Biển Bắc. Sự độc lập của Scotland khiến hơn 90% doanh thu từ thuế trong tương lai thuộc về Edinburgh thay vì London bởi hầu hết các mỏ dầu, khí đốt đều nằm trên lãnh hải Scotland. Khi Biển Bắc bắt đầu khai thác dầu mỏ, từ những năm đầu thập kỷ 1980, hàng tỷ USD đã chảy về kho bạc London. Một vấn đề cay đắng nữa dành cho người dân ủng hộ độc lập là Scotland đã bỏ lỡ sự giàu có về dầu mỏ mà đáng lý ra, nó thuộc về họ. Sự phồn thịnh từ dầu mỏ đã làm chỗ dựa cho việc Chính phủ trung ương London, kể cả hai đảng Bảo thủ và Lao động, đã phí phạm nguồn thu từ dầu mỏ vào việc cắt giảm thuế cho những người giàu có và những cuộc chiến tranh ở nước ngoài. Trong khi đó, Scotland phải gánh chịu tình trạng phi công nghiệp hóa, đói nghèo, từ sự mất mát những ngành công nghiệp nặng như khai thác mỏ, đóng tàu và sản xuất thép.

Đỉnh cao của việc sản xuất, khai thác dầu mỏ, khí đốt ở Biển Bắc có thể đã qua, nhưng theo tính toán từ Đảng SNP của Salmond cho thấy, vẫn còn hàng nghìn tỷ USD trong các mỏ dầu sẽ được khai thác trong những thập kỷ tới. Những người ủng hộ độc lập cho Scotland muốn số tiền thu được từ dầu mỏ sẽ được sử dụng để đa dạng hóa nền kinh tế Scotland, biến những gì theo như họ nói, là trở thành một các quốc gia giàu có nhất thế giới, sau nhiều năm bị bỏ bê liên tiếp dưới thời các chính phủ Anh. Scotland có tỷ lệ dân số chỉ 5 triệu dân so với tổng dân số của Vương quốc Anh lên đến 60 triệu người.

David Cameron tuyên bố đảng Bảo thủ, Tự do và Lao động đã đồng lòng với chiến dịch nói không với độc lập cho Scotland . “Có rất nhiều mâu thuẫn giữa chúng tôi, nhưng có một điều mà tất cả chúng tôi đều nhất trí, đó là Vương quốc Anh nên thống nhất cùng nhau, như vậy sẽ tốt hơn”. Đằng sau những tuyên bố nhẹ nhàng của Cameron là nỗi lo sợ trong giới lãnh đạo Anh về tác động trong lĩnh vực hiến pháp đối với sự độc lập của Scotland sẽ khiến cho việc duy trì và giảm thiểu quyền lực của Vương quốc Anh.

Một bài viết trên tờ Người Bảo vệ (Anh), mới đây, đã dự đoán về mối nguy hiểm này như sau: “Những người chuyển giao quyền lực cho Scotland kêu gọi trao thêm quyền lực cho khu vực này”. Thậm chí, nếu cuộc trưng cầu dân ý ngày 18/9 không tạo ra chiến thắng cho sự độc lập của Scotland trong dịp này thì dường như động thái hướng dẫn đến sự phân chia quyền lực từ London là không thể đảo ngược. Theo quan điểm của giai cấp cầm quyền Anh, mối nguy hiểm không phải đến tự sự ly khai của Scotland; xu thế ly khai ngày càng phát triển, hiện đang phá hoại toàn bộ cấu trúc chính trị và kinh tế của Vương quốc Anh.

Tranh cãi quanh việc đòi độc lập của Scotland sẽ làm dấy lên động thái tương tự ở Bắc Ireland, Wales và Anh, từ Newcastle, Tyneside ở phía Bắc đến Cornwall và Dorset ở Tây Nam.

Vương quốc Anh là sự ghép nối một cách ép buộc giữa Anh, Scotland (1707), Wales, Ireland (vào năm 1801). Tầng lớp quý tộc quyền lực và thương nhân Anh, cùng với trung tâm tài chính ở London, đã sử dụng Vương quốc Anh làm công cụ chính trị kiểm soát các khu vực lân cận, kể cả những khu vực của Anh. Những thế kỷ đặc trưng khiên cưỡng giả tạo của Anh đã tạo tiền đề gây nên tình cảm ly khai sâu sắc. Đây cũng là lý do khiến Chính phủ Anh thẳng tay đàn áp chủ nghĩa cộng hòa Ireland trong thế kỷ qua để ngăn chặn “xu thế ly khai” đang lan rộng sang các khu vực khác của Anh.

Nỗi lo sợ trong nội bộ Vương quốc Anh và giới cầm quyền của nước này dưới những gì nền tảng của “chế độ hoảng sợ”, diễn ra trước thềm cuộc trưng cầu dân ý của Scotland. Đảng SNP của Salmond không kêu gọi thực hiện một cuộc cách mạng cộng hòa và nhiều chính sách kinh tế của đảng ông, dường như không khác biệt mấy so với chính sách thị trường tự do của London. Tuy nhiên, hậu quả đối với Anh từ việc độc lập của Scotland có thể ảnh hưởng lớn đến việc suy giảm quyền lực chính trị và kinh tế của Anh. Và đó là một điều tốt, vì thiên hướng của Vương quốc Anh là thực hiện chiến tranh ở nước ngoài và sự can thiệp của các đế quốc khác.

David Cameron đã ra lệnh tiếp tục treo cờ của Scotland, Saltire trước tổng hành dinh Downing Street cho đến ngày trưng cầu dân ý. Và đó cũng có thể sẽ là lá cờ của sự nhượng bộ, đầu hàng.



TTXVN (London 21/9) -Theo tờ Người bảo vệ (Guardian) của Anh, ngày 21/9, nước Anh đang đứng trước 10 vấn đề hóc búa sau cuộc trưng cầu ý dân tại Scotland ngày 18/9 vừa qua. Đó là:

1- Những quyền lực mới mà 3 chính đảng lớn cam kết với Scotland là gì?

Trong bài phát biểu quan trọng trước thềm cuộc trưng cầu dân ý, cựu Thủ tướng Anh, cũng là "linh hồn" của phe nói "Không" với độc lập, Gordon Brown đã ngỏ ý về một "cách thức cai quản hiện đại", nhưng cụ thể là gì vẫn chưa được xác định. Trong động thái can thiệp gần đây nhất, ông Brown nói về sự cần thiết phải đảm bảo những chính sách như thuế phòng ngủ sẽ không bao giờ tái diễn ở Scotland, trái với ý nguyện của người dân. Ông cũng nói về việc, đặt toàn bộ vận mệnh hệ thống y tế quốc gia (NHS) vào tay chính quyền Scotland. Tất cả những điều này sẽ bao gồm một sự trao quyền khổng lồ về phúc lợi, thuế và y tế.

Lãnh đạo cả ba chính đảng lớn đều đã nói đến "những quyền lực mới rộng rãi", nhưng chi tiết thế nào thì chưa ai rõ. Cho đến nay, Công đảng tại Scotland tỏ ra miễn cưỡng nhất về việc trao quyền, trong đó có cả quyền tăng thuế, cho Nghị viện Scotland. Ví dụ, theo các đề xuất trước đó của đảng này, Công đảng chỉ cho phép Nghị viện Scotland tăng hạng cao nhất trong biểu thuế thu nhập từ 45 xu, nhưng không được cắt giảm.

2- Khi nào Scotland sẽ nhận thêm quyền đã được hứa hẹn?

Cả ba chính đảng đều nhất trí với thời gian biểu mà Brown đề ra, theo đó một văn bản dự thảo sẽ có vào tháng 1/2015. Tuy vậy, việc thực hiện văn bản này sẽ phụ thuộc vào chính phủ mới được bầu sau cuộc tổng tuyển cử tháng 5/2015. Bên cạnh đó, Thủ tướng Anh David Cameron cũng khăng khăng rằng, việc trao thêm quyền cho Scotland sẽ diễn ra cùng lúc với những cải tổ tại Hạ viện, để đảm bảo rằng chỉ có những nghị sĩ England được bỏ phiếu cho những vấn đề của England. Điều này làm dấy lên những lo ngại rằng việc trao thêm quyền cho Scotland sẽ bị trì hoãn bởi các đảng còn bận tranh cãi về vấn đề England.



3- Tất cả những điều này có tốt cho đa số người dân Scotland?

Nếu những quyền lực được trao thêm, đúng với "cách thức cai quản hiện đại" và thời gian biểu mà Brown đặt ra được tuân thủ, thì chẳng có lý do gì để phàn nàn. Nhưng nếu có bất cứ sự không nhất quán nào giữa lời hứa được đưa ra trước cuộc trưng cầu và sau khi có kết quả thì khi đó, Đảng Dân tộc Scotland (SNP) và những người khác có lý do chính đáng để nổi giận. Sự vi phạm cam kết có thể khiến SNP ra tranh cử trong cuộc bầu cử tại Scotland 2016, với tuyên ngôn hứa hẹn một cuộc trưng cầu ý dân lần thứ hai. Sự tức giận vì cảm giác bị phản bội có thể khiến những người từng từ chối độc lập quay sang ủng hộ độc lập và phe "Có" sẽ giành chiến thắng dễ dàng.

4- Tại sao đột nhiên chúng ta lại nói đến việc trao quyền cho nước Anh?

Việc Cameron gắn vấn đề trao thêm quyền cho Scotland với những cải cách tại Anh có thể được xem là "cơ hội" hoặc "sự cần thiết", hoặc là cả hai. Nó có thể được xem như một động thái chính trị của đảng Bảo thủ rằng trong sự thay đổi mà Cameron đề cập ở Anh, (chỉ các nghị sĩ Anh bỏ phiếu cho các vấn đề của Anh), có thể sẽ gây bất lợi cho một chính phủ Công đảng muốn xúc tiến bất cứ chính sách tương lai nào tại Anh. Việc để mất quyền bỏ phiếu của các nghị sĩ Scotland có thể khiến việc xây dựng thế đa số tại Hạ viện trong bất cứ vấn đề nào của Anh trở nên khó khăn hơn.

Nhưng nếu Miliband, thủ lĩnh Công đảng, bác bỏ hoàn toàn những thay đổi, nhằm ngăn cản các nghị sĩ Scotland bỏ phiếu trong các vấn đề của Anh thì nhiều cử tri sẽ coi đó là "bất công". Và nếu như đảng Bảo thủ thuyết phục thành công mọi người rằng những cải cách tại Scotland và Anh phải được xúc tiến nhưng không thể bởi sự cản trở của Công đảng, Miliband sẽ có thể bị coi là người đã phản bội Scotland. Đáp lại những kêu gọi cho nghị sĩ Anh quyết định các vấn đề của Anh, còn có thể mang lại lợi ích chính trị cho Cameron trong việc ngăn chặn đảng Độc lập Anh (UKIP) núp dưới danh nghĩa là đảng chăm lo các lợi ích của Anh.

5- David Cameron đã kêu gọi việc trao quyền cho Anh diễn ra đồng thời với việc giải quyết trao quyền cho Scotland. Thời gian biểu này liệu có thực tế?

Có thể là không. Thủ lĩnh Hạ viện, William Hague, nói rằng phần lớn ý tưởng về việc đảm bảo luật cho Anh sẽ chỉ do các nghị sĩ Anh quyết định đã được đưa ra từ năm ngoái trong báo cáo của Ngài William McKayn về tác dụng phụ của trao quyền. Tuy nhiên, bản thân McKay cũng nói, ông sợ rằng không thể thực hiện được đồng thời hai việc một lúc mà cần có thời gian biểu riêng rẽ cho từng việc. Bên cạnh đó, bất cứ văn bản luật nào, đề xuất sự thay trao quyền cấp tiến từ Whitehall tới các nghị viện, thành phố hay hội đồng trong lòng nước Anh, cũng không thể đạt được vào tháng 1/2015.



6 - Người Anh bỏ phiếu cho luật Anh? Đâu là điểm lợi và bất lợi?

Nhiều người lập luận rằng, sẽ là không công bằng nếu các nghị sĩ Scotland được bỏ phiếu cho các vấn đề của Anh nhưng các nghị sĩ Anh lại không có tiếng nói gì đối với các vấn đề ở phía bên kia biên giới. Với việc trao quyền hơn nữa, điều này chắc chắn càng trở nên không thể chấp nhận được. Một chính phủ Công đảng, với đa số được đảm bảo bởi các nghị sĩ Anh, sẽ không thể thông qua được văn bản luật nào liên quan đến Anh, nhưng lại phải chịu trách nhiệm chủ yếu cho nó. Tiến trình chính trị này có thể đến và nó giống như sự bế tắc kiểu Quốc hội Mỹ. Vai trò của các nghị sĩ Scotland sẽ bị thu hẹp. Hạ viện sẽ có hai tầng lớp nghị sĩ.



7 - Quan điểm của các chính đảng đối vấn đề này thế nào?

Công đảng nói rằng, họ hiểu đây là một vấn đề và họ muốn lập một ủy ban tham vấn rộng rãi về việc này. Đảng Bảo thủ muốn có những thay đổi hiến pháp ủng hộ việc này. Thủ lĩnh đảng Dân chủ Tự do (LibDem) trong liên minh cầm quyền với đảng Bảo thủ, Nick Clegg nói rằng ông đồng ý với Thủ tướng David Cameron mặc dù chưa chắc các nghị sĩ LibDem tại Scotland cũng đồng tình như vậy.



8 - Wales và Bắc Ireland thì sao?

Có những tiếng nói đòi trao thêm quyền cho xứ Wales. Cameron tỏ ý để ngỏ với những đề xuất như vậy. Ông cũng nói rằng ông muốn "công bằng" cho cả Bắc Ireland.

9 - Liệu England sẽ có Nghị viện, Thủ hiến và Nội các riêng?

Điều này đã được một số nghị sĩ thuộc đảng Bảo thủ đưa ra, nhưng chưa nhận được sự ủng hộ của bất kỳ lãnh đạo đảng nào.



10 - Trên cơ sở nghị viện hiện nay, thành phần chính trị của Nghị viện Anh sẽ là gì?

Đảng Bảo thủ sẽ có đa số tuyệt đối hơn 40 ghế. Điều đó đủ cho cánh hữu của đảng Bảo thủ có được ảnh hưởng đáng kể về quyền lãnh đạo. Cả Công đảng, còn lại với 218 ghế, và LibDem với 46 ghế, sẽ là các lực lượng bị thu hẹp. Cả hai đảng này sẽ cần phải đưa ra những thông điệp bầu cử thu phục những cử tri hiện đang ủng hộ đảng Bảo thủ nếu họ muốn có một cơ hội thành lập một chính phủ trong tương lai. Hoặc là phải tìm cách để thu hút hàng triệu cử tri không quan tâm tới bỏ phiếu.



TTXVN (Pretoria 21/9) - Theo trang tin Toàn cầu ngày 17/9, Mark Carney, Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh, Chủ tịch “Hội đồng bình ổn tài chính” của Nhóm G-20 đã hủy chuyến đi Áo tham dự Hội nghị thượng đỉnh nhóm này. Cùng tham dự chuyến đi này là một loạt lãnh đạo cấp cao hàng đầu của Anh. Trong khi đó, Gordon Brown đang ở Scotland, bắt tay và kêu gọi bỏ phiếu “Không” độc lập. Tất cả ba đảng chính của Anh: Đảng Lao động, Bảo thủ và Dân chủ tự do đều đang huy động mọi lực lượng của mình để ngăn chặn tình huống xấu nhất có thể xảy ra vào ngày 18/9.

Lần đầu tiên trong lịch sử, có khả năng hiện hữu một quốc gia thuộc Vương quốc Anh sẽ nhận được đa số phiếu cho sự độc lập của mình. Đây cũng là một sự kiện chưa từng có trong tiền lệ lịch sử. Về cơ bản, đây là cuộc khủng hoảng trong thế giới phương Tây và gia tăng đau khổ cho tầng lớp nhân dân lao động.



Chủ nghĩa đế quốc và cuộc sống kiểu Anh

Anh từng là quốc gia xâm lược đế quốc hàng đầu trên thế giới. Từ Dublin đến New Delh, Tehran, từng ngày, hàng triệu người dân nguyền rủa đế quốc Anh và gia đình Hoàng gia nước này. Chủ nghĩa đế quốc Anh đồng nghĩa với nạn đói do con người tạo ra, đẩy, đuổi người dân khỏi nơi sinh sống, thảm sát hàng loạt-hành động đã giết chết hàng triệu người dân Ireland. Nó cũng đồng nghĩa với hành động tàn nhẫn bắn chết người dân châu Phi với những thứ vũ khí tự động đầu tiên; hành động tội ác tàn bạo chống lại người dân ở khu vực Caribbean và Ấn Độ, và một danh sách hành động tàn ác trên thế giới không thể kể hết.

Đó cũng là bông sợi được những nô lệ ở khu vực miền Nam nước Mỹ thu hái - nguyên liệu chủ chốt để tạo nên ngành công nghiệp dệt may Anh, biến nước này trở thành cường quốc công nghiệp thế giới. Những ông chủ ngân hàng, các nhà tư bản, giới quý tộc Anh ủng hộ chế độ sở hữu nô lệ trong cuộc nội chiến hy vọng sẽ bảo vệ được lợi nhuận của họ.

Một phần trong chiến lược đế quốc mà Anh thực hiện là nâng cao mức sống của tầng lớp lao động trong nước. Việc cướp bóc ở châu Phi, châu Á đảm bảo cho những công nhân lành nghề ở Anh, Scotland, Wales có mức lương cao hơn và đời sống thoải mái hơn.

Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai, Anh lâm vào tình trạng suy thoái, những biện pháp quyết liệt đã được thực hiện để giành lấy sự trung thành của tầng lớp lao động đối với Đế quốc Anh. Đảng Lao động lên nắm quyền, tuyên bố là đảng của chủ nghĩa xã hội và của tầng lớp lao động Anh. Trung tâm Y tế quốc gia được thành lập, cung cấp chăm sóc y tế miễn phí cho tất cả người dân Anh. Nhiều biện pháp lớn cũng được thực hiện để giảm thiểu tình trạng thất nghiệp. Giáo dục miễn phí cũng được cung cấp cho người dân. Những biện pháp này đã được thực hiện để giữ người lao động Anh khỏi tẩy chay Vương quốc Anh và ủng hộ nhiệt tình cho các tội ác mà Anh thực hiện ở châu Phi và Trung Đông.

Trước và trong Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai, hàng triệu người dân Anh đã bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với Liên Xô và lãnh đạo Joseph Stalin. Đảng cộng sản Anh đã lãnh đạo nhiều cuộc biểu tình và đình công lớn trong những thập niên 1920 và 1930. Những chiến sỹ Đảng Lao động đã gây ngưng trệ nước Anh vào năm 1926 bằng một cuộc tổng đình công. Người lao động được tập hợp, tổ chức, đặc biệt giới thợ mỏ nổi tiếng là những chiến sỹ tích cực và cấp tiến. Phúc lợi xã hội đã tạo nên sự thỏa mái và bình ổn xã hội để thu phục, lôi kéo những người công nhân Anh quay trở lại ủng hộ những ủng chủ đế quốc của họ.

Liên minh với Anh là điều quan trọng đối hành động hiếu chiến quân sự của Mỹ trên toàn thế giới. Bom của Anh đã giúp hủy diệt Belgrade vào năm 1999, Baghdad vào năm 2003, Tripoli vào năm 2011.

Sự khắc nghiệt tác động đến Anh

Khủng hoảng kinh tế hiện nay đã buộc xã hội Anh phải xem xét lại những gì từng được gọi là “Đồng thuận Keynes” (học thuyết do nhà kinh tế học lỗi lạc người Anh John Maynard Keynes tạo ra với tác phẩm "Lý luận chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ" năm 1939, trong đó đề cao vai trò của nhà nước trong quản lý nền kinh tế vĩ mô, coi chính sách quản lý tổng cầu là phương tiện để ổn định nền kinh tế vĩ mô và đạt được tăng trưởng kinh tế). Giáo dục đang ngày càng được tư nhân hóa và sinh viên đại học Anh đang phải trả học phí cao hơn bao giờ hết.

Trung tâm chăm sóc y tế cũng bị cắt giảm, bệnh viện bị đóng cửa và các dịch vụ giảm đi đáng kể. Biện pháp trừng phạt thuế nhà ở đã được áp dụng lên tầng lớp lao động và chi phí sinh hoạt tăng lên đáng kể. Công chức chính phủ đang phải nhận lương và trợ cấp hưu trí thấp đi trong khi dịch vụ chăm sóc trẻ em và các ngành dịch vụ xã hội khác đang bị cắt giảm.

Đối với tầng lớp thanh thiếu niên, tỷ lệ thất nghiệp đang ngày càng tăng. Những công nhân trẻ được tuyển dụng không nhận được lương cao như thế hệ trước đây và đang phải đối mặt với sự bảo vệ về mặt pháp lý thấp hơn hẳn trước đó. Tình trạng trên đã dẫn đến nhiều cuộc biểu tình trên quy mô lớn do các nghiệp đoàn lao động tổ chức. Nó cũng tạo nên cuộc bạo động lớn vào năm 2011 gây chấn động thế giới.

Ngoài các cuộc biểu tình và nổi dậy, còn xuất hiện tình trạng gia tăng chủ nghĩa phát xít và đàn áp của của cảnh sát. Tự do ngôn luận của người dân Anh đang bị hạn chế. Thế giới đã hoảng sợ khi Đảng dân tộc Anh, một nhóm các phần tử ủng hộ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc (cho người da trắng là ưu việt) lần đầu tiên đã giành nhiều ghế tại Nghị viện châu Âu. Gần đây nhất, Liên đoàn quốc phòng Anh - một nhóm phần tử cực đoan chống Hồi giáo bạo lực - đã thực hiện cuộc “xâm lược các đền thờ Hồi giáo”, tấn công người Hồi giáo khi họ đang cầu nguyện.

“Cuộc sống tốt đẹp” từng được hứa hẹn với người dân Anh, lôi kéo sự ủng hộ của họ cho việc thực dân hóa bạo tàn trên thế giới, đang bị xói mòn. Xã hội Anh đang phản ứng lên tiêu chuẩn cuộc sống từng được mong đợi bằng nhiều cách khác nhau. Tình hình Anh cũng không khác mấy so với Pháp, Đức hay Mỹ. Trật tự kinh tế thế giới cũ đang chìm trong khủng hoảng. Các ông chủ ngân hàng phương Tây đang chứng kiến sự cai trị của họ trên thế giới bị đe dọa và cố gắng hết sức để ngăn chặn cuộc khủng hoảng này.



Scotland độc lập thực sự có ý nghĩa gì?

Không có câu hỏi cho việc Scotland là một quốc gia. Người dân Scotland có nền văn hóa độc đáo và nền tảng lịch sử. Họ có ngôn ngữ dân tộc riêng đã bị đàn áp. Họ có các nhóm tôn giáo riêng của mình với lịch sử độc lập. Họ khác biệt rõ rệt so với người Anh, người Ailen hay Wales.

Tuy nhiên, Scotland hiện đại không phải là một thuộc địa của Anh. Quốc vương Scotland đã mang vương miện của Anh. Các ngân hàng Scotland kiếm được nhiều lợi nhuận trên toàn thế giới giống như Anh. Trong khi người dân Scotland có tổng thu nhập thấp hơn người Anh vì họ không phải là người dân của thuộc địa “siêu bóc lột”. Scotland cũng phải là một phần của cái gọi là “thế giới thứ ba”. Scotland là một dân tộc nằm trong lãnh địa chủ nghĩa đế quốc Anh. Mong muốn độc lập hiện nay của hàng triệu người dân Scotland không có điểm gì chung trong câu chuyện Trái tim dũng cảm của Mel Gibson. Đây không phải là “một cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc” như ở Ireland hay ở nơi khác và nhiều thành viên đảng cánh tả khác, kể cả Nghị sĩ George Galloway luôn phản đối độc lập. Sự độc lập của Scotland theo dự kiến sẽ không tách khỏi quân đội Anh. Nó cũng sẽ không đưa lại đồng tiền tệ mới. Những người ủng hộ Scotland độc lập tuyên bố đây chỉ là bước đi đầu tiên hướng đến độc lập toàn diện.

Cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý về sự độc lập của Scotland diễn ra vào ngày 18/9, bất kể theo dự định ban đầu, đã trở thành một cuộc trưng cầu trên sự đau khổ. Scotland là thành trì của Đảng Lao động và Tổ chức công đoàn Anh. Người dân Scotland đánh giá việc tách khỏi Anh là một cách thức để ngăn chặn sự suy thoái. Đây là một cuộc bỏ phiếu về sự độc lập không nhất thiết phải đến từ Anh, từ đảng Bảo thủ, từ việc cắt giảm các dịch vụ xã hội, nền kinh tế thị trường và tư nhân hóa. Đây là một cuộc bỏ phiếu để bảo vệ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chăm sóc trẻ em, và việc làm cho các các công chức chính phủ.

Tommy Sheridan, một người Scotland theo chủ nghĩa xã hội vừa bị bỏ tù gần đây, một nhà hoạt động độc lập, cựu thành viên Quốc hội Scotland đã đi khắp cả nước để kêu gọi người dân bỏ phiếu ủng hộ độc lập. Trong bài phát biểu của mình, Tommy Sheridan chỉ ra rằng trong những thập kỷ qua, Đảng Bảo thủ chưa bao giờ giành được đa số phiếu trong người dân Scotland.

Các nhà lãnh đạo Đảng Dân tộc Scotland và đảng Xã hội Scotland đang kêu gọi quốc hữu hóa nhiều ngành công nghiệp trong chiến dịch thuyết phục người dân đồng ý độc lập. Các tập đoàn như BP không thèm che giấu thực tế rằng họ rất lo sợ về hoạt động của mình ở Scotland khi nước này nằm dưới sự kiểm soát của những nhà kinh tế cánh tả và dân chủ xã hội.

Tương lai cho các ngành dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Scotland cũng là điều đáng bàn. Nếu Scotland tách khỏi Anh thì việc kiểm soát nguồn khí đốt thiên nhiên của các nhà tỷ phú trên thị trường chứng khoán London sẽ bị hạn chế hơn bao giờ hết. Một chính phủ mới ở Scotland, với các chính sách và quy định thương mại mới, sẽ có tác động lớn đến nền kinh tế thế giới. Có hàng tỷ USD đang bị đe dọa trong cuộc trưng cầu dân ý về việc độc lập của Scotland. Chắc chắn, cuộc trưng cầu dân ý này sẽ có tác động lớn đến đến cuộc xung đột đang ngày càng tăng giữa Mỹ với Nga, Trung Quốc trong cuộc đấu tranh giành quyền lực kinh tế.

Cuộc bỏ phiếu đã diễn ra và số phận Scotland đã được định đoạt. Bất kể kết quả thế nào thì cuộc bỏ phiếu là một minh chứng rõ ràng cho cuộc khủng hoảng mà phương Tây đang phải đối mặt.



Nga, Trung Quốc và các nước khác đang nổi lên là đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới. Xã hội tư bản của Tây Âu, Mỹ đang bị buộc phải điều chỉnh và thích nghi. Cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý về sự độc lập của Scotland vào ngày 18/9 là một chương mới mang tính biểu tượng trong một quá trình chuyển đổi lâu dài./.





Каталог: images -> detail
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 79 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 79 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 79 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam

tải về 266.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương