THÁng 12, 2001 tiêu chuẩn thực hiệN


Vật liệu khoan phụt cao áp



tải về 0.98 Mb.
trang8/13
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích0.98 Mb.
#35525
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

Vật liệu khoan phụt cao áp


Vật liệu cấu thành thân của một phần tử KPCA.
    1. Khoan phụt cao áp có cốt


Cọc KPCA có cốt thép hoặc vật liệu có cường độ cao khác.
  1. CÁC YÊU CẦU CỤ THỂ

    1. Trước khi thiết kế hoặc thi công, cần làm rõ các thông tin sau:


  • Mô tả chi tiết mặt cắt địa chất và các đặc tính kỹ thuật trong phạm vi dự định xử lý; và nếu phù hợp:

  • Điều kiện địa chất thuỷ văn

  • Điều kiện xung quanh (kết cấu công trình lân cận; kết cấu công trình ngầm; đường điện trên không và các hạn chế không gian khác; lối vào).

  • Các yếu tố về bảo vệ môi trường, đặc biệt là việc thu gom dòng trào ngược.

  • Giới hạn biến dạng cho phép của kết cấu, công trình cần hỗ trợ móng hoặc các công trình lân cận.
    1. Các giả thiết thiết kế của tiêu chuẩn ENV 1997-1-1:1994- khoản 2 phải được xác nhận lại, nếu cần phải điều chỉnh lại cho phù hợp với dữ liệu thu thập được trong khi thi công.

    2. Do tính chất của KPCA, chủ đầu tư, nhà thầu chính, nhà thầu chuyên môn hoặc chuyên viên tư vấn đều có thể tham gia một phần hoặc toàn bộ quá trình thiết kế.

    3. Trách nhiệm và chức năng thiết kế, thi công và giám sát của các bên liên quan cần phải được quy định rõ trong văn bản hợp đồng.

    4. Thiết kế và thi công KPCA phải bao gồm các công việc liệt kê trong bảng 1. Lưu ý: Số thứ tự trong bảng không nhất thiết chỉ định trình tự thực hiện các công việc đó.


Bảng 1: Các nội dung công việc cần thực hiện khi thiết kế và thi công KPCA


STT

Công việc

1

Khảo sát địa hình địa chất khu vực thi công

2

Lập cơ sở để lựa chọn KPCA làm giải pháp công trình;quyết định sự cần thiết phải thi công cọc thử và tiến hành thí nghiệm tại chỗ hay không; thiết lập văn bản quy định các tiêu chí kỹ thuật cho công trình

3

Xin các giấy phép cần thiết (ví dụ: giấy phép xây dựng)

4

Thiết kế sơ bộ phần kết cấu KPCA và xác lập cơ sở địa kỹ thuật cho kết cấu đó

5

Xem xét các khâu chuẩn bị công trình tạm phục vụ thi công

6

Đánh giá lại các dữ liệu địa hình, địa chất, so sánh các giả thiết được đặt ra để thiết kế .

7

Đánh giá tính khả thi của thiết kế

8

Thi công cọc thử nếu cần và tiến hành thí nghiệm trên cọc thử

9

Phân tích đánh giá kết quả thí nghiệm trên cọc thử

10

Lựa chọn phương pháp KPCA (một, hai hoặc ba dung dịch)

11

Đánh giá phương pháp lựa chọn và thiết lập quy trình thi công

12

Xác định kích thước, vị trí và định hướng cho các phần tử KPCA

13

Hướng dẫn lập trình tự thi công nếu cần thiết

14

Trình tự thi công

15

Thông báo cho các bên liên quan về các tiêu chí thiết kế chủ yếu để các bên xem xét, đóng góp ý kiến .

16

Thiết lập các quy định về việc quan trắc tác động của công tác thi công KPCA đối với các công trình lân cận (loại thiết bị, độ chính xác, tần suất đo đạc) và xử lý kết quả quan trắc.

17

Quy định giới hạn cho phép của các tác động do thi công KPCA gây ra đối với công trình lân cận.

18

Tiến hành thi công KPCA, đồng thời theo dõi kiểm tra, kiểm soát các thông số đã được thiết kế.

19

Giám sát thi công, bao gồm cả việc thiết lập các yêu cầu về chất lượng.

20

Quan trắc các tác động lên công trình lân cận do quá trình thi công gây ra

21

Kiểm soát chất lượng thi công (chất lượng sản phẩm)



  1. KHẢO SÁT ĐỊA KỸ THUẬT

    1. KPCA là một phương pháp xử lý nền và cần được thiết kế dựa trên cơ sở các tính chất địa kỹ thuật của đất nền; vì vậy kết quả khảo sát địa kỹ thuật chính xác là rất cần thiết.

    2. Công tác khảo sát địa kỹ thuật phải được tiến hành tuân theo các yêu cầu và khuyến nghị của tiêu chuẩn ENV 1997-1:1994 đặc biệt đối với các nhóm được đề cập ở điểm 2.1, 3.2 và 3.3.

    3. Nếu có thể, phạm vi khảo sát địa kỹ thuật phải mở rộng đến tận ranh giới của khu vực dự án, từ đó mặt cắt địa chất được nội suy giữa các trục khảo sát thay cho ngoại suy.

    4. Cần đặc biệt chú ý đến các điều kiện địa kỹ thuật sau:


  • Các tầng lớp xen kẹp dẻo chặt hoặc dẻo cứng

  • Hàm lượng hữu cơ cao

  • Đất trương nở

  • Đất nhạy

  • Tầng hoặc lớp xen kẹp có xi măng

  • Mực nước ngầm

  • Tầng ngậm nước kín hoặc phun

  • Gradient thuỷ lực lớn

  • Đất hoặc nước xung động

  • Độ chặt của các lớp sỏi cuội

  • Đá tảng, đá cục

  • Lỗ rỗng lớn hoặc tính thấm lớn

  • Chất thải, rác thải hoá học
    1. Ngoài các đặc điểm thạch học và kết cấu của đất, các thông tin, dữ liệu sau cũng cần phải điều tra thông qua các thí nghiệm hiện trường, theo tiêu chuẩn ENV 1997-1:1994


  • Phân bố % hạt, độ ẩm, giới hạn Atterberg

  • Độ chặt (đo trực tiếp hoặc gián tiếp)

  • Sức kháng cắt (đo trực tiếp hoặc gián tiếp)

  • Thí nghiệm cơ học ngoài hiện trường nên áp dụng để thăm dò các biến đổi và độ chặt của đất.
  1. VẬT LIỆU

    1. Trừ khi có chỉ dẫn khác, các tính chất của vật liệu sử dụng phải đáp ứng Tiêu chuẩn châu Âu.

    2. Hỗn hợp vữa gồm xi măng và nước thường được dùng.

    3. Các chất dính kết thuỷ phân khác cũng có thể được dùng thay cho xi măng.

    4. Trong hỗn hợp xi măng và nước tỷ lệ theo trọng lượng nước/ xi măng nên nằm trong khoảng 0.5 đến 1.5.

    5. Các phụ gia chống thấm, chống rửa trôi, ninh kết nhanh, v.v. có thể được thêm vào hỗn hợp nước/ xi măng.

    6. Các vật liệu khác như bentonite , muội than cũng có thể được thêm vào hỗn hợp.Khi trộn thêm bentonite, dung dịch hoà tan nước / bentonite nên được chuẩn bị trước khi cho xi măng vào trộn.

    7. Nước đủ tiêu chuẩn sinh hoạt đều có thể dùng để trộn vữa KPCA.

    8. Khi dùng nước từ các nguồn chưa đủ tiêu chuẩn làm nước sinh hoạt thì phải phân tích, xét nghiệm để chứng tỏ rằng nước đó không gây ra các tác dụng xấu đối với ninh kết, phát triển cường độ hoặc độ bền của vật liệu.

    9. Trong trường hợp cọc có cốt thép thì phải chắc chắn rằng nước đó không gây ra ăn mòn.

    10. Nếu dùng xi măng không đúng tiêu chuẩn ENV 197-1:1992 thì phải thí nghiệm để xác định thời gian ninh kết và phát triển cường độ, cường độ và độ bền khi đủ tuổi thoả mãn các yêu cầu nêu ra trong văn bản quy định trước khi thiết kế.

    11. Cần phải chú ý loại bỏ những hạt to trong vật liệu, vì chúng sẽ làm tắc lỗ phụt.

    12. Các yêu cầu và phương pháp thí nghiệm nước được quy định trong điều 6.9, cần phải tuân theo tiêu chuẩn PREN 1008:1997.

    13. Nếu dùng thép thanh để làm cốt cho cọc thì phải đáp ứng tiêu chuẩn ENV 1992-1-1:1991- Khoản 3 và 6.

    14. Nếu dùng vật liệu khác để làm cốt cho cọc thì phải đáp ứng tiêu chuẩn của mỗi quốc gia về vật liệu đó, hoặc theo văn bản quy định của từng công trình cụ thể.

  2. CÁC YÊU CẦU THIẾT KẾ

    1. Các yêu cầu chung

      1. KPCA có thể được áp dụng trong các kết cấu tạm thời hoặc vĩnh cửu cho nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ:


  • Làm móng cho công trình mới (Hình 5a)

  • Gia cường móng sẵn có (Hình 5b)

  • Tạo màng/ tường chống thấm

  • Làm tường chắn hoặc giữ vách

  • Bổ sung cho các kết cấu địa kỹ thuật khác

  • Gia cố nền



Hình 5a) – Móng công trình mới


Hình 5b) – Hỗ trợ móng công trình cũ

Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 0.98 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương