Thả Một Bè Lau


 |  C h ư ơ n g 0 2 : B è o D ạ t M â y T r ô i



tải về 1.87 Mb.
Chế độ xem pdf
trang52/265
Chuyển đổi dữ liệu16.05.2022
Kích1.87 Mb.
#51943
1   ...   48   49   50   51   52   53   54   55   ...   265
Thả Một Bè Lau - Thích Nhất Hạnh

73 | 
C h ư ơ n g 0 2 : B è o D ạ t M â y T r ô i
 
'Đốt lò hương ấy so tơ phím này. 
'Trông ra ngọn cỏ lá cây, 
'Thấy hiu hiu gió thì hay chị về. 
Tâm hồn Kiều là một tâm hồn hết sức nhạy cảm. Lời nói của cô cũng 
vậy. 
'Hồn còn mang nặng lời thề, 
'Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai. 
[65]
 
'Dạ đài 66 cách mặt khuất lời, 
'Rảy xin chén nước cho người thác oan. 
- 'Khi đó chị đã chết rồi. Xin em rảy cho vài giọt nước để linh hồn chị 
được mát mẻ (giống như cam lồ tịnh thủy của đức Bồ Tát Quan Thế 
Âm.). Những câu thơ này cho thấy ảnh hưởng của Phật giáo rất sâu 
đậm trong tư tưởng và văn chương Việt Nam. Sau khi đã nói hết 
những điều phải dặn dò, Thúy Kiều khóc. Trách nhiệm đã làm xong 
rồi. Bây giờ chỉ khóc cho số phận mình thôi: 
'Bây giờ trâm gãy gương tan, 
'Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân! 
'Trăm nghìn gởi lạy tình quân, 
'Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi. (12 tiếng đồng hồ.) 
'Phận sao phận bạc như vôi, 
'Đã đành nước chảy hoa trôi lở làng. 
'Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang! 
'Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!' 
Đó là chỗ đau khổ nhất trong lòng Thúy Kiều. Đau khổ nhất không 
phải là phải bán mình và đi lưu lạc; đau khổ nhất là phải phụ bạc 
người tình của mình. 
Xét về phương diện tâm lý, đoạn thơ này rất hay. Kiều có một khả 
năng tưởng tượng rất lớn. Cô tưởng ra cảnh em gái thay mình thành 
duyên với Kim Trọng; hai người có hạnh phúc, nhớ tới mình, đốt 
hương, gảy lại phím đàn ngày xưa; nhìn ra ngoài thấy gió hiu hiu thổi 
lay động cỏ cây thì biết hồn mình đang về thăm hai người; và hai 


74 | 
C h ư ơ n g 0 2 : B è o D ạ t M â y T r ô i
 
người sẽ rảy nước để làm mát mẻ linh hồn oan ức, khổ đau của mình. 
Tưởng tượng xong rồi hướng về Kim Trọng mà than thở, diễn bày 
tâm trạng mình . Và khi kêu lên: "Ôi Kim Lang! Hởi Kim Lang, Thôi 
thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!" thì đau khổ đã lên tới mức cao nhất. 
Kiều thét lên, ngã xuống bất tỉnh. Đó là diễn biến về tâm lý và sinh lý. 
Tâm lý và sinh lý liên hệ mật thiết với nhau. Niềm đau khổ lên đến 
mức tuyệt đỉnh tạo thành phản ứng trong cơ thể, biểu hiện bằng một 
tiếng hét. Hét lên một tiếng thì bao nhiêu tinh lực của khổ đau toát ra. 
Kiều không còn năng lượng nữa, ngã xuống và bất tỉnh. 
Cạn lời hồn ngất máu say, 
Một hơi lặng ngắt đôi tay giá đồng. 
Cô em sợ quá. Cha mẹ Kiều nghe tiếng hét, thức dậy: 
Xuân huyên chợt tỉnh giấc nồng, 
Một nhà tấp nập kẻ trong người ngoài. 
Kẻ thang người thuốc bời bời, 
Mới dầu cơn vựng chưa phai giọt hồng. 
Người thì đi rót nước nóng, người thì đi lấy dầu cù là. 
Hỏi: 'Sao ra sự lạ lùng?' 
Kiều càng nức nở nói không ra lời. 
Nói được với em gái là làm tới mức tối đa rồi. Làm sao lặp lại được 
những điều đó cho cả nhà nghe! Thúy Vân tiết lộ niềm đau của Kiều 
cho mọi người: 
Nỗi nàng Vân mới rỉ tai: 
'Chiếc thoa này với tờ bồi ở đây!' 
Người cha lúc đó mới tội nghiệp. Ông nói: 
'Này cha làm lỗi duyên mày, 
'Thôi thì nỗi ấy sau này đã em! 
'Vì ai rụng cải rơi kim, 
'Để con bèo nổi mây chìm vì ai? 
'Lời con dặn lại một hai, 



tải về 1.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   48   49   50   51   52   53   54   55   ...   265




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương