Thả Một Bè Lau



tải về 1.87 Mb.
Chế độ xem pdf
trang31/265
Chuyển đổi dữ liệu16.05.2022
Kích1.87 Mb.
#51943
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   ...   265
Thả Một Bè Lau - Thích Nhất Hạnh

Cơn Bão Âm Thanh 
Sinh rằng: 'Gió mát trăng trong, 
'Bấy lâu nay một chút lòng chưa cam. 
'Chày sương chưa nện cầu Lam, 
'Sợ lần khân quá ra sàm sở chăng? 
'Lâu nay anh ước ao một chuyện mà chưa được. Chúng mình chưa 
chính thức làm lễ cưới hỏi, nếu anh yêu cầu chuyện đó thì e hơi bất 
lịch sự.' Nghĩa chỉ là như vậy thôi mà thơ diễn tả một cách rất điệu. 
Nàng rằng: 'Hồng diệp xích thằng, 
'Một lời cũng đã tiếng rằng tương tri. 
'Ðừng điều nguyệt nọ hoa kia, 
'Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai.' 
'Hai người đã đồng ý với nhau, hiểu nhau, liên hệ đã sâu sắc. Ðừng đi 
vào chuyện hoa nguyệt thôi. Ngoài chuyện đó ra em không từ chối 
chuyện gì với anh cả.' Rất rõ ràng. Anh chàng bèn yêu cầu: 
Rằng: 'Nghe nổi tiếng cầm đài, 
'Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ' 
[47]
 
Cầm trăng là đàn nguyệt (nguyệt cầm, gọi là đàn trăng cũng được). 
Hai trăm năm trước cụ Nguyễn Du đã cố gắng dùng chữ Nôm để 
thay thế những chữ Hán. Bây giờ mình dùng văn phạm Việt để niệm 
Bụt (Nam mô Bụt Thích Ca Mâu Ni) cũng không có gì là cách mạng 
lắm. Kim Trọng có cử chỉ rất đẹp, hai tay nâng đàn lên ngang mày để 
đưa cho Kiều. Trang trọng như dâng trà cho Bụt trong thiền trà. 
Nàng rằng: 'Nghề mọn riêng tây, 
'Làm chi cho bận lòng này lắm thân!' 
So dần dây vũ dây văn, 
Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương. 


46 | 
C h ư ơ n g 0 1 : H à n h T r a n g
 
Vũ là dây đàn to, văn là dây đàn nhỏ. Có chỗ chú thích ngày xưa đàn 
có năm dây, sau đó thêm vào hai dây gọi là dây vũ và dây văn. Khi 
vua Văn Vương bị bắt, con của Văn Vương thêm vào một dây gọi là 
dây văn. Khi Vũ Vương lên làm vua lại thêm một dây gọi là dây vũ. 
Trong Kiều thì nói đàn có bốn dây. Cung thương là hai trong năm âm 
chánh của âm nhạc thời xưa: Cung, thương, giốc, chủy, vũ. 
Tiếp theo là những câu tả cái đẹp của khúc đàn Kiều trình diễn. 
Nguyễn Du tả Kiều đàn nhiều lần. Lần đầu đàn cho Kim Trọng, lần 
thứ hai cho Hoạn Thư và Thúc Sinh, lần thứ ba cho Hồ Tôn Hiến, và 
lần cuối là đàn cho Kim Trọng nghe sau mười lăm năm gặp lại. Mỗi 
lần như vậy, Nguyễn Du diễn tả một cách khác. Tùy theo tâm trạng 
của Kiều mà bản đàn biến thể. (Còn có bốn lần đàn khác, Nguyễn Du 
chỉ nói qua.) Ðây là lần đầu tiên, đàn cho Kim Trọng nghe. Cũng là 
khúc đàn này, Kim Trọng sau mười lăm năm nghe lại không khổ đau, 
vì trong thân tâm nội kết đã chuyển hóa. Ðây là bản đàn, đàn lần đầu 
tiên: 
Khúc đâu Hán Sở chiến trường, 
Nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau. 
Khúc đâu Tư Mã Phượng Cầu, 

tải về 1.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   ...   265




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương