Thơ Biểu hiện Đức


KHUYNH HƯỚNG BIỂU HIỆN (1914)



tải về 425.82 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2017
Kích425.82 Kb.
#33116
1   2   3   4

KHUYNH HƯỚNG BIỂU HIỆN (1914)

 

Khuynh hướng Biểu hiện, ấy không phải là một tôn giáo mới được thành lập ở đây. Đã từ lâu ấy là cơm bánh hằng ngày của hội họa. Ấy là một lối tô màu (đối với các chuyên viên của văn học) chưa được phân tích về hóa chất và bởi đó vẫn còn chưa có tên.



Khuynh hướng Biểu hiện ở trong không khí thời đại chúng ta, hệt như khuynh hướng Lãng mạn và khuynh hướng Ấn tượng đã là khả năng hiện hữu duy nhất của các thế hệ trước.

Khuynh hướng Biểu hiện rời xa những khuynh hướng ấy một cách thật nghiêm xác. Nó chối bỏ những loại hình nghệ thuật viện dẫn nghệ thuật vị nghệ thuật này, bởi lẽ nó không phải là một hình thức nghệ thuật cho bằng một hình thức kinh nghiệm sống. Theo nghĩa của Goethe.

Khuynh hướng Biểu hiện gần với khuynh hướng Cổ điển. Nó có nhiều đầu óc hơn tình cảm, nó là ngất ngây hơn là mơ mộng. Và chính vì thế nó từ khuynh hướng cổ điển mà ra, nhưng không hề có cao vọng là cổ điển bao giờ.

 

"Expressionismus" (trong Tristan Torsi, Films, Verlag der expressionistischen Hefte,



Berlin- Charlottenburg, 1914)

__________ 

 

KHUYNH HƯỚNG BIỂU HIỆN (1920)

 

Năm 1910, có hai tờ tạp chí trẻ: Die AktionDer Sturm, đã lôi cuốn một tuổi trẻ mỏi mệt và chán nản tới một Lý tưởng mới. Chính ở đó một đoàn những nhà văn trẻ đã tìm kiếm những gì họ cần: một hình thức mới, một văn phong mới, một lý tưởng mới! Và họ đã tìm thấy những điều đó.



Mười năm qua, và ngày nay chúng ta chứng kiến sự nở rộ của một thời phục hưng hiện đại lớn lao, mà về mặt nghệ thuật người ta gọi là «khuynh hướng Biểu hiện». Nay thời hơn cả một hình thức văn chương hay đồ họa, ấy là cả một hệ thống tân sinh hoạt, sẽ có tiếng dội lại cả trong triết lý và xã hội học.

Khuynh hướng Biểu hiện là một thứ tổng quát hóa của tất cả cuộc đời chúng ta dựa trên căn bản một ảnh hưởng hoàn toàn tinh thần. Có lẽ đây là vấn đề đem lại cho mọi hành động của con người một ý nghĩa vượt trên con người, và có lẽ người ta có thể nhìn thấy ở đó một nhiệt tình, một đà vọt, vươn tới thần tính. Bởi khuynh hướng Biểu hiện tới vào một lúc mà mọi tôn giáo đều phá sản, kể cả thuyết phiếm thần của các nhà thơ. Thêm nữa, ở thời đại chúng ta, thời đại duy vật chất hơn cả và đê hèn hơn cả, các nghệ sĩ và những người mẫn cảm cần một niềm tin mới, một xúc động nội tâm sâu xa.

Khuynh hướng Biểu hiện đem lại cho họ những thứ ấy: là vì nó lại dạy họ cách nguyện cầu.

Tuy nhiên, nếu chúng ta chăm chú nghiên cứu kỹ cái ý hướng nằm trong mọi công trình nghệ thuật của những năm sau này ở Đức, chúng ta sẽ có thể nói rằng khuynh hướng Biểu hiện là một toan tính của con người kẻ, cảm thấy mình hơn bao giờ hết bị mắc kẹt trong những mưu mô đê tiện của một chủ nghĩa duy vật chất ghê tởm, ra sức còn tin vào một điều gì ở trên chúng ta: vào một điều gì vượt lên trên trần thế. Một cách thành kính, người nghệ sĩ mới lần đường về sự hiểu biết mọi sự. Hiểu biết tất cả, ấy là yêu mến tất cả. Người nghệ sĩ ấy tìm lại được sự cần thiết phải nhìn thấy nơi mọi con người một sinh vật thảm hại đáng thương xót. Hắn khiêm tốn trước mọi sự lớn nhỏ.

Con người nghệ sĩ ấy đi tới giữa Thượng đế và kẻ khất thực, những kẻ mà hắn hiến trọn trái tim.

Tình Yêu và lòng Nhân, ấy là hai từ thiết yếu của khuynh hướng Biểu hiện. Và chiến tranh và khốn cùng chỉ nhấn mạnh thêm cái Phúc âm hiện đại ấy.

Người ta dễ bị quyến rũ đưa khuynh hướng Biểu hiện xáp gần lại trường phái Lập thể. Nhưng không có gì nối kết hai khuynh hướng đó. Trái lại: chúng hoàn toàn đối nghịch nhau, không kém gì tinh thần của người gô-loa và tinh thần của người nhật-nhĩ-man có thể đối nghịch nhau; tinh thần này tìm kiếm nơi những tập hợp siêu hình những khả năng thơ mộng tuyệt vời, tinh thần kia cấu tạo một cách toán học, như kẻ kiến thiết một mô đất, những chân lý thật nhỏ bé.

Khuynh hướng Biểu hiện đã không được lý thuyết hóa. Một ngày nọ, một nhà phê bình khám phá ra rằng mình có đó, sống giữa các nhà thơ đã từ năm hay mười năm! một trạng thái tinh thần mới, không ràng buộc với bất kỳ một quy tắc minh xác nào. Người ta có thể nói rằng tất cả thế hệ hiện nay ở Đức đều có tính cách Biểu hiện.

Vậy thời, ta sẽ không nói tới «bút pháp Biểu hiện». Đúng hơn, Biểu hiện ở đây là ý niệm. Thế tuy nhiên vẫn có thể nêu ra một vài nét đặc biệt nào đó về hình thức: trước hết, đó là sự tiết kiệm về ngôn từ. Không còn những câu đẹp một cách tình cảm và vô dụng. Người ta chỉ nói những gì cần phải nói, một cách hết sức giản tiệp. Các từ hòa lộn vào nhau. Từ ngữ không có mặt vì chính nó, mà vì ý niệm nó chuyên chở, nó phục vụ. Vậy thời từ ngữ cần phải tự xóa mình đi trước ý niệm và giảm thiểu tới hết mức có thể được. Người nghệ sĩ Biểu hiện ưng có thể tự «biểu hiện» không cần lời. [...]

 

"L'Expressionnisme" (trong Action, tháng 3-1920).

__________ 

 

KHUYNH HƯỚNG BIỂU HIỆN (1921)

 

[...] Khuynh hướng Biểu hiện, đó là văn chương của chiến tranh và cách mạng, của người trí thức đấu tranh với thế giới của những kẻ quyền thế, sự nổi dậy của lương tâm chống lại sự tuân phục mù quáng, tiếng kêu của con tim chống lại sấm sét của tàn sát và sự im lặng của những người bị áp bức.



Bởi thế, khuynh hướng Biểu hiện hơn là một phe nhóm hay một trường phái rất nhiều, hơn cả những gì người ta thường mệnh danh là một phong trào: ấy là tinh thần của một thời đại, một trạng thái tinh thần trong lãnh vực trí tuệ động chạm tới tất cả như một thứ truyền nhiễm: không nguyên thơ mà cả văn xuôi, không nguyên hội họa mà cả kiến trúc và sân khấu, âm nhạc và khoa học, đại học và những cải cách học đường. [...]

 

«Các nhà văn Đức và chiến tranh»,



(trong Revue rhénane, 12-1921).

++++++++++





tải về 425.82 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương