Johann christian friedrich hölderlin (30 1770 1843)



tải về 168.16 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu06.11.2017
Kích168.16 Kb.
#34091

JOHANN CHRISTIAN FRIEDRICH HÖLDERLIN

(30.3.1770 - 7.6.1843)

 

 JOHANN CHRISTIAN FRIEDRICH HÖLDERLIN, nhà thơ Đức, sinh tại Lauffen-Neckar ngày 30.3.1770; mất tại Tubingen ngày 7.6.1843. «Tưởng niệm» (Anderken) là bài thơ sau chót được xuất bản trong lúc nhà thơ còn sống (1808). Đây là bài duy nhất của Hölderlin mà tôi đã dịch theo yêu cầu, dựa trên nguyên tác, có tham chiếu hai bản Pháp văn: một của Gustave Roud và một của Jean-Pierre Lefèbvre. Các dữ kiện về ngày tháng năm sinh và mất của Friedrich Hölderlin dựa theo cuốn Anthologie bilingue de la poésie allemande do Jean-Pierre Lefèbvre biên soạn và phiên dịch cùng với những người khác (Bibliothèque de la Pléiade - Gallimard, Paris, 1993). Bản dịch tiếng Việt đã in lần đầu trong tập Belle Garonne et les jardins do Jean-Pierre Lefèbvre biên soạn (William Blake & Co Editeur, BP4, 33037 Bordeaux Cedex). Cuốn sách này, ngoài lời tựa của người biên tập, chỉ có một bài «Andenken» của Hölderlin trong nhiều thứ tiếng khác nhau trên toàn thế giới. Tại Tubingen ngày nay, nơi ông Zimmer đã cho Hölderlin tá túc những ngày «điên» cuối đời đã trở thành một bảo tàng viện nho nhỏ: Tháp Hölderlin; trong căn buồng nhỏ bé của Hölderlin trông ra dòng Neckar, ngày nào cũng có một bình bông hồng vàng đặt ngay dưới sàn cho người thi sĩ... (Bản dịch DC)



TƯỞNG NIỆM

(ANDENKEN)

 

Gió đông-bắc thổi,



Ngọn gió yêu quý nhất trong những ngọn gió

Đối với tôi, là vì nó hứa hẹn với những người thủy thủ

Sự say mê hào hứng và hành trình êm thắm.

Nhưng lúc này gió ơi, hãy lướt đi và chào mừng

Dòng Garonne xinh đẹp,

Cùng những khu vườn của Bourdeaux*

Ở nơi xa ấy, trên mạn bờ rõ nét

Chạy dài kè bến và trút sâu con suối

Xuống lòng sông, thế nhưng ở bên trên

Vẫn nhìn tới chốn xa một đôi cây sồi

Ngạo nghễ và đám bạch dương ánh bạc.

 

Những điều ấy tôi còn nhớ rõ và còn nhớ



Khu rừng cây du nghiêng nghiêng

Những chỏm cao rộng lớn ra sao trên cái máy xay,

Thế nhưng trong khoảng sân có một cây vả mọc.

Những ngày hội lễ

Chính đó là nơi những người phụ nữ có nước da nâu

Dẫm lên nền đất mượt mà như lụa,

Vào mùa tháng Ba,

Khi đêm và ngày dài ngang nhau,

Và trên những bến cảng chậm rãi,

Trĩu những giấc mơ vàng ánh,

Những làn gió nhẹ hôn mê lướt qua.

 

Nhưng hãy đưa cho tôi chén ấy,



Đầy ánh sáng mờ tối,

Chén rượu thơm thơm

Khiến tôi có thể nghỉ ngơi; êm dịu biết bao lúc ấy

Giác hôn miên giữa vùng bóng tối.

Nào có hay gì

Bỏ mất hồn mình với những suy tưởng

Buồn chán. Nhưng lại thật hay

Được đàm đạo và nói với nhau

Ý nghĩ của con tim, được nghe nói thật lâu

Tới những ngày tình ái,

Và tới những điều lớn lao đang xẩy đến.

Nhưng đâu rồi bằng hữu? Bellarmin

Cùng với người bạn đường? Nhiều người

Thật ngại ngùng khi phải tìm tới ngọn nguồn;

Phong nhiêu quả thật bắt đầu

Nơi biển. Họ,

Tựa những người hoạ sĩ, thu thập

Những vẻ đẹp của trái đất và chẳng hề khinh khi

Cuộc chiến của những cánh buồm, cũng như

Sống đơn độc, lâu tới cả năm, dưới

Cây cột buồm trơ trụi, nơi chẳng có những ngày hội lễ của thành phố

Ánh ngời xuyên qua đêm tối,

Cũng chẳng có những hoà âm của đàn lya và những vũ điệu bản xứ.

 

Mà giờ đây nơi những thổ dân da đỏ



Mọi người đã tìm tới,

Ở nơi xa ấy, trên mũi đất đầy gió

Trên những triền núi trồng nho, ở đó

Nơi dòng Dordogne đổ xuống,

Và hòa lẫn với dòng Garonne lộng lẫy

Rộng lớn như biển

Dòng sông lớn băng đi. Nhưng biển cả

Đón nhận nó và trả lại cho kỷ niệm,

Và tình yêu nữa vẫn chăm chỉ gắn liền đôi mắt,

Thế nhưng những gì còn lại, là công trình của các nhà thơ.

 ----------------

Bourdeaux: tên xưa của Bordeaux. (ND.)



Holderlin: Định mệnh của tâm hồn Đức

F. Holderlin (1770-1843) được coi là một trong những nhà thơ trữ tình lớn nhất của Đức. Ông sinh tại vùng Swabia thuộc miền nam nước này. Ở tuổi 14, Holderlin đã bắt đầu làm thơ, những bài thơ này của ông được bạn bè và thầy cô giáo ở trường chuyền tay nhau đọc.


Năm 1788, ông theo học tại trường Đại học Tuburgen. Ở đây ông đã học về Thần học và được cấp bằng cử nhân. Trong thời gian ấy, Holderlin đã kết bạn với nhà thơ, nhà soạn kịch Hiedrich Schelling (1770-1831) và triết gia Hegel. Họ là những người ủng hộ cuộc cách mạng Pháp (1789-1791).

Năm 1793, ông làm quen với Norbert von Hellinggrath, người đã cho công bố những bài thơ của ông.

Bước ngoặt trong cuộc đời Holderlin đến khi ông bị nghi ngờ có tình ý với một người đàn bà đã có chồng, mà ông đã gọi là “Diotina” trong một bài thơ của mình. Câu chuyện tình đầy trắc trở của họ bị ngăn cấm và kết thúc nhanh chóng. Nhưng sau đó có thời gian họ lại lén lút gặp nhau và thư từ qua lại. Lần cuối cùng hai người gặp lại nhau vào năm 1800. Sau này khi nghe tin người tình của mình qua đời, ông đã mắc bệnh trầm cảm, khủng hoảng tinh thần và thậm chí là mất trí.

Sau đó, Holderlin trở lại quê hương Swabia vào năm 1802. Khi này ông đã bị bệnh tâm thần phân liệt giai đoạn đầu. Đôi lúc tỉnh táo trở lại, Holderlin lại cố gắng dịch sách, soạn một số vở kịch. Đến năm1805, tinh thần của ông hoàn toàn suy sụp.

Trong suốt 36 năm cuối cùng của cuộc đời, Holderlin gần như luôn trong trạng thái mất trí. Ông sống với một gia đình người thợ mộc mến mộ thơ ông. Họ đã bố trí cho ông một căn phòng trên tầng thượng. Từ đây, Holderlin có thể nhìn thấy khung cảnh tuyệt đẹp của thung lũng Neckar. Do lâm bệnh nặng, ngày 07/06/1843, Holderlin đã qua đời.

Holderlin đã bắt đầu làm thơ từ khi còn là một thiếu niên, đã có những bài được xuất bản ở một số tạp chí nhỏ. Tuy nhiên tài năng của ông chưa được thừa nhận ngay, và sự nghiệp văn thơ cũng chỉ kéo dài ngắn ngủi khoảng 10 năm.

Thơ của Holderlin có sự pha trộn giữa cổ điển và lãng mạn, chúng giản dị mộc mạc, đối lập với cái chết và bóng tối, dung hòa với tình yêu, sự huyền bí của tự nhiên. Trong suốt thập niên cuối của thế kỷ XVIII, Holderlin đã hoàn thành tập thơ đầy cảm hứng sáng tạo, gồm nhiều bài thơ xuất sắc và đặc biệt là tác phẩm kinh điển “Hyperion” (1797-1799).

Sau khi Holderlin qua đời, thơ của ông biến mất một cách khó hiểu khỏi đời sống văn hóa trong thế kỷ XIX. Sau này chúng được tìm lại dần dần vào thế kỷ XX và được xuất bản trở lại cùng với những bản dịch mới.

Holderlin làm nhiều thể loại thơ. Đó là những bài thơ dài, những bản thánh ca, những bài thơ ngắn gọn nhưng cô đọng súc tích như thơ trào phúng, thơ đối, văn vần... Nhưng khi nói đến Holderlin, ngoài “Hyperion”, còn có 2 bài thơ trữ tình được xưng tụng là hay nhất, đó là “Brod und wein”, bài tưởng niệm Chúa Jesus và “Thần rượu nho Dionysus”.

Trong cách sử dụng cú pháp và thể loại thơ, Holderlin chịu một phần ảnh hưởng từ Friedrich Hegel (1724-1803), người cố gắng phát triển tiếng Đức lên cùng tầm với chữ Latin hay Hy Lạp cổ. Holderlin không những là một nhà thơ trữ tình vĩ đại nhất mà còn được coi là nhà tư tưởng lớn.

Holderlin cố súy chủ nghĩa anh hùng và mến mộ văn chương Hy Lạp cổ. Ông có cách hiểu rất riêng, rất độc đáo. Ông đồng cảm với quan điểm của người Hy lạp cổ về thần thánh chúa trời..., điều đó được thể hiện trong nhiều tác phẩm của ông đặc biệt là đoạn thơ tứ tuyệt cuối cùng của Hyperion.

Những tác phẩm của Holderlin cuồng nhiệt, mẫn cảm pha lẫn cách kể chuyện thủ thỉ của thể loại thần thoại. Có lẽ là do ông rất sùng kính văn hóa của người Hy Lạp cổ. Thơ của Holderlin hầu như đều ngắn. Cũng phải kể đến một tác phẩm theo thể loại bi kịch nhưng chưa hoàn thành: “Hyperion, order der Eremit in Griechenland” (1797-1799), vốn là một bản tình ca lãng mạn, thiết tha, sôi nổi, mãnh liệt kết hợp với chất trữ tình hoang dã trong thơ ca Hi Lạp cổ. Hyperion là câu chuyện về một thanh niên Hy Lạp đã tham gia vận động đồng bào của mình chống lại quân Turk hung bạo.

Tác phẩm Hyperion đã được xuất bản thành hai phần năm 1797 và năm 1799. Holderlin cũng đã soạn 3 vở kịch thuật lại truyền thuyết Epdoeles nhưng chưa hoàn thành. Holderlin còn công bố một bản dịch thơ Hy Lạp cùng với vài bài phê bình nhỏ.

Sinh thời, Holderlin là một nhà thơ chưa có tên tuổi, ông không còn được sống đến ngày thấy những đứa con tinh thần của mình được ra mắt rộng rãi. Những tác phẩm của ông có lúc đã bị lãng quên và trôi dạt. Chỉ đến đầu thế kỷ XIX chúng mới được tìm lại.

Thơ của Holderlin có ảnh hưởng đặc biệt đến mọi người, kể cả những thế hệ sau này. Triết gia nổi tiếng người đức Martin Heideger (1889-1976) đã có bài ca ngợi ông (1936) và được tác giả W. Brock (1949) dịch sang cuốn Existence and Being. Người ta còn nhấn mạnh rằng, ngay cả Nietzche cũng đã chú ý, nghiên cứu đề cập khá nhiều đến Holderlin, nhưng rất tiếc bản thảo đó đã không còn sau cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất. Năm 1943, người ta đã tổ chức lễ tưởng niệm ông ở Third Reich. Cũng thời gian ấy, tập hợp những tác phẩm của Holderlin đã được xuất bản đồng loạt thành 4 tập phổ biến rộng rãi đến người đọc.



Khúc ca định mệnh của Hyperion (đoạn kết)

Thần khí thiêng liêng, Người vươn tới nơi con

Trong ánh hào quang buông xuống chốn trần gian êm đềm

Thánh thần ngời sáng, dịu nhẹ như làn gió.

Người lướt quanh tựa bàn tay người thiếu nữ gẩy đàn

Trong giấc nồng say sưa, hồn vẫn du dương thầm kín

Từ Người, luồng khí thần tiên mạnh mẽ

Mộc mạc yên bình, trinh bạch

Như chồi lộc mới hé.

Và đôi mắt thánh thần tìm kiếm nơi vĩnh hằng trong vắt

Nơi yên nghỉ chứ không phải nơi để chịu đựng.

Cả sự mù quáng, suy tàn của loài người

Từ giờ này sang giờ kia

Như nước vỗ từ vách đá này tới vách đá kia,

Năm tiếp năm không dứt…

Xuôi đến nơi xa tít chẳng ai hay.

Trong nhiều bài thơ của mình, Holderlin đã cho rằng mình mãi là người hoài hương, luôn hướng đến bản nguyên thần thánh. Tính cách ấy như là một sự báo trước về thiên hướng trữ tình lãng mạn. Nhưng Holderlin đã nâng cảm xúc cá nhân vào một bối cảnh lớn hơn và cố gắng đưa mạch thơ của mình thoát khỏi vòng luẩn quẩn của những cái ủy mị, sướt mướt không rõ ràng.

“Không ai có thể hiểu thấu chúa trời”, Holderlin đã viết như thế trong bài thơ “Patmos” của ông. Vì vậy, thay vì đi tìm kiếm sự có mặt của Chúa trời, nhà thơ gián tiếp thông qua tự nhiên để tìm dấu thánh. Ông cảm nhận được sông, núi, cánh đồng, vườn tược, và cả những người anh hùng lịch sử… cùng với những tiếng vọng của chúng. Điều đó giúp con người thực hiện được khát khao nắm bắt, hiểu thấu sự có mặt của thần thánh. Holderlin hướng tất cả sự chú ý vào những sự vật đơn lẻ, cô độc nhưng lại có ảnh hưởng rất mạnh đến con người. Việc tìm kiếm sự có mặt của Chúa là rất nguy hiểm, các linh hồn có thể dẫn con người đến sự tự hủy diệt. Lúc đó, Holderlin đã dường như run rẩy không chấp nhận Chúa trời.

Nhưng với sự run rẩy thần thánh ấy, Holderlin đã nhận ra bản chất “tự nhiên thuộc về Chúa trời”. Chúng ta cần biết về nó để dự đoán tương lai sẽ xảy ra của loài người. Chính vì thế ta thường thấy thiên nhiên trong thơ của ông có sự phân biệt rất riêng, ông cho rằng mùa đông đại diện cho những thứ già cỗi và cái chết, thế nhưng chúng sẽ dễ dàng bị xua tan nếu ở đâu đó có sự hiện của mùa xuân Chúa trời.



Bên trong trần gian

Thế gian rủ xuống

Mặt hồ tràn đầy sắc vàng

Những trái lê và những đóa hồng dại

Đôi thiên nga xinh đẹp, say mê với những nụ hôn

Chìm lặn trong nước thần tiên.

Nhưng khi mùa đông đến

Nơi ấy ta sẽ thấy

Hoa, ánh nắng mặt trời

Hay bóng tối trần gian?

Chỉ có một ta biết được

Những vách tường vẫn ở đó

Lặng thinh và hờ hững

Chỉ có chong chóng rít lên từng hồi trong gió…

Nông Thị Ngọc Hân (VieTimes) - dịch và tổng hợp


***

Thơ, ngày và đêm

ROLAND REUTENAUER



(Diễm Châu dịch)

 

Holderlin đã sống giữa trời và đất, ở lưng chừng đường giữa thần linh và trái đất. Ông đã lãnh nhận vết xé. Ông đã bị xé nát.

Hôm nay, đất và trời gặp lại nhau nơi bài thơ. Trời trống rỗng và đất bị vét trống.

Ai đang nói? Các thần linh từng bập bẹ nơi sự vật không còn tiếng nói. Và trong bài thơ con người đang chết với các thần linh mà y mưu sát. Y tạo dựng sự sinh ra của y trong không gian của sống và của chết nơi thơ cất tiếng và tỏ bày. Buổi chiều. Nhà thơ cư ngụ nơi bài thơ.

Bởi nhà thơ là người. Ông sống trên mặt đất. Ngày khiến ông ngỡ ngàng. Cuộc sống phải nói ra, phải tạo tác; tương lai phải đánh vần từng chữ. Cuộc sống với những độ dày của nó và những điều khẩn cấp của nó, cuộc sống không phải là cho không, mà là luôn luôn phải chinh phục; điều thiết yếu.

Đêm khiến ông ngỡ ngàng, đêm nơi thần linh từng hiện hữu. Những câu ông đem về, tựa như bầy cá dưới đáy thẳm, bật tung trên mặt nước và trước ánh sáng. Và cái gì không thể đọc ra được chỉ là quá trong suốt.

Ông không ngừng sống vết xé và không ngừng thu thập những mảnh rải rác của chính bản ngã ông, bản ngã của mọi người.

Trong bài thơ, ngày và đêm kết hợp với nhau. Trong buổi chiều biếc xanh và vàng, hết thảy hòa lẫn.

Nhưng thường hơn cả, bài thơ là hy sinh. Ngày hy sinh đêm, đêm hy sinh ngày. Sự cân bằng bị phá vỡ. Kẻ diễn trò leo giây nẩy tung. Nhà thơ biệt tích, khi hy sinh những cái biểu kiến của cuộc sống hời hợt nông cạn.

Chống lại hạn hán, ông triệu tập bông hồng, tình yêu, những cụm dương xỉ, nếu ông, kẻ tiếp xúc chặt chẽ với ngôn từ của mình, cảm thấy sự khẩn cấp. Những bông hồng, tình yêu, những cụm dương xỉ, những lời nói, với một sự giản đơn đã chinh phục được và sau những chặng đường mờ khuất khô khan, cần phải thế. Không phải là bắt đầu lại, mà là bắt đầu.

Bông hồng của bài thơ, các từ, có chăng cái năng lực biến đổi thế giới? thơ không phải một trò chơi dò tìm dấu vết. Thơ không vạch những mũi tên, nhưng những con đường nó lựa chọn không đưa vô ngõ cụt. Chúng chỉ rõ một miền đất khả dĩ cư ngụ được.

Là cuộc sống khác, sẽ tới, sự vượt qua, thơ không tuân theo bất cứ một khẩu lệnh nào. Ngón tay thơ trỏ về nơi khác cho thấy nơi đây. Bụi và ẩm ướt, sự dày đặc. Những mảnh im lặng và hy vọng. Hy vọng, những mái ngói đỏ.

Và nếu thơ ngày càng trở nên không thể được và nhà thơ không thể không kinh qua điều ấy, thơ phải đảm nhận sự không thể ấy.

Ở đáy giếng, mỗi người, nếu mong muốn, khi làm phẳng lại gương nước, vẫn có thể nhìn thấy khuôn mặt mình, khuôn mặt vàng ánh và rác rến.

Tháng Tư 1975

(trong Poésie Présente , số 15, 1975)

-------------------------

Ghi chú của dịch giả:

ROLAND REUTENAUER là một nhà thơ Pháp kiệt xuất hiện đại với khoảng mười lăm thi phẩm có thể tìm thấy nơi các nhà xuất bản P.J. Oswald, Saint-Germain-des-Prés, Rougerie (Pháp) và Tetras Lyre (Bỉ). Ông sinh năm 1943 tại Wingen-sur-Moder, Yên-sa (Alsace). Thơ ông đã được dịch sang nhiều thứ tiếng trên thế giới, như Đức, Ý, Ru-ma-ni,... và Việt Nam. Bài dịch trên trích trong «Tuyển tập thơ » Roland Reutenauer, bàn dịch Diễm Châu, Trình Bầy xuất bản, 2001. Sách gồm hơn hai trăm trang thơ và tham luận về thơ của ông. Roland Reutenauer đã được mời đi trình bày thơ của ông ở nhiều nước, kể cả In-đô-nê-xi-a trong năm nay.
_____________N_ă_m_bài_thơ_của_Rainer_Maria_Rilke_do_Phan_Cẩm_Thịnh_dịch___Anh_sẽ_cùng_em'>_________________RAINER_MARIA_RILKE__(1875-1926)'>_______________

RAINER MARIA RILKE

(1875-1926)

 
Trong tiểu luận "Wozu Dichter?" (Thi sĩ để làm gì?), triết gia Đức Martin Heidegger (1889-1976) đã cho rằng thơ Rilke là hình thức cao nhất của tư tưởng, và trong truyền thống thi ca Đức Rilke chỉ đứng sau Hölderlin. Ngoài tiếng Đức, Rilke còn làm thơ bằng tiếng Pháp. Chín bài thơ tiếng Pháp: (Musique), (Le poète), (Jour d’été), (Soliste), (Feu d’automne), "Départ", "Fleur pensive", "Chanson orpheline" và "Automne", của Rainer Maria Rilke, qua bản dịch Việt ngữ của HNB.



Nhạc

 

Hãy cầm lấy bàn tay ta,



hỡi Thiên thần, với ngươi đây

là chuyện dễ, ngươi là con đường

ngay cả khi ngươi bất động.

 

Ngươi thấy đó, ta sợ sẽ không ai



còn tìm đến ta ở đây,

khi với những gì ta được ban cho,

ta không sao đem ra dùng được,

 

thế là họ đã bỏ rơi ta.



Thoạt tiên sự cô đơn

làm ta say mê như một khúc dạo đầu,

nhưng bao tiếng nhạc sau đó đã làm ta đau khổ.

 

  



Nhà thơ

 

Nhà thơ dịu dàng tựa



bên khu vườn buổi sớm mai,

thiên nhiên cổ xưa chuyển động

trong tràn trề hạnh phúc.

 

Có phải chính trái tim huyền thoại



trong nhà thơ đang sống lại?

Miệng kề ống sáo hai ngón tay –

nhưng nụ hôn còn gần hơn thế.

Ngày hè

 

Ngôi nhà tường trắng, những cửa chớp khép lại,



nhà đóng kín như sau khi mở miệng la hét;

trên mặt đồng hồ con công ngơi nghỉ

xoá hết những giờ khắc của buổi trưa.

 

Điều ta cảm nhận: đêm nay sau khi nở đầy,



hoa hồng sẽ rụng cánh, êm ái đi vào cuối đời.

Hỡi con ta, hỡi cô bạn ta hãy đi tới –:

cuộc đời sáng chói trong cái chết của sự vật.

 

  



Độc tấu

 

Chỉ trong âm nhạc mới có được điều lạ như thế



khi giữa một câu quá mơ hồ

đột nhiên vang lên tiếng vĩ cầm thổn thức.

Thế là trong một câu ca từ lâu nặng trĩu nỗi sầu đời,

có một chỗ để quên

cho trái tim ta độc tấu.

  

 



Đốm lửa mùa thu

 

Bạn đã đốt lên đốm lửa



sáng đẹp biết bao giữa ngả tư đường đời ta,

đốm lửa sáng đẹp biết bao.

Và hãy xem sức sống trong sáng tràn đầy

nơi nó làm rung cả bầu khí quanh ta!

 

Ánh sáng lung linh từ đốm lửa mùa thu kia



để được gần bên ta

như một con người, xúc động hơn và tốt đẹp hơn,

khi nó giống thời gian.

  

----------------



Những bài thơ trên được dịch từ nguyên tác tiếng Pháp của Rainer Maria Rilke: “Nhạc” (Musique), “Nhà thơ” (Le poète), “Ngày hè” (Jour d’été), “Độc tấu” (Soliste) và “Đốm lửa mùa thu” (Feu d’automne) trong Migrations des Forces — dựa trên bản in trong tập The Complete French Poems of Rainer Marie Rilke (Graywolf Press, 1986).
Lên đường

 

Này cô bạn, ta phải đi bây giờ.



Cô có muốn nhìn thấy

chỗ ta đến trên bản đồ?

Đó là một chấm đen.

 

Nếu chuyến đi mọi sự đâu đó



tốt đẹp, trong ta

cái chấm sẽ là màu hồng

trong một đất nước màu xanh.

 

 



Hoa trầm tư

 

Đôi khi một đoá hoa trở nên trầm tư



nhận ra chúng ta

và dõi theo chúng ta với một sự chú tâm

ta có thể gọi là thính giác.

 

Có thể nói hoa quen bước chúng ta



khi đến gần, khi đi xa –

hoa vẫn vốn biến mất tại chỗ

nó có ngạc nhiên về sự táo bạo

có kẻ dám rời nó để ra đi?

 

 

Khúc ca mồ côi



 

I
Bạn muốn ta đi đâu bây giờ?

Ở đâu những chữ ấy cũng chờ đợi ta...

Sau tất cả những ngày làm việc,

sau tất cả những đêm nghỉ ngơi,

sau tất cả những nước mắt và tiếng cười

đã trôi qua,

sau tất cả những gì ta thù ghét, ngưỡng mộ

trong chuỗi đổi thay ấy

trở lại cái điệp khúc lạ lùng,

làm ta thất vọng.

 

Có phải cha đó không? Cha khoe



tất cả những người phụ nữ đẹp

suốt đời cha đã yêu cha nhiều quá.

Có phải mẹ là người đã hát

trong ngôi mộ khốn khổ của mình?

 

II
Không một người bạn nào

hiểu được ta

khi ta khóc trong nhà thờ

các cô đều bảo ta: Đời là thế.

 

Không một ngày nào ta sống



đem lại cho ta một cái gì:

một sự dịu dàng,

ôm siết ta,

một giấc mơ, một đóa hồng...

Ta không dám

tin đó là cuộc đời...

 

 

Thu



 

Thu gõ cửa trong những tán lá trống rỗng

và tiếng hát

là tiếng mưa rơi

trên những luống đất ẩm ướt

 

Mọi thứ đều xa, mọi thứ đều tắt, mọi thứ đều đổi thay



ngay cả trên con đường chúng ta bước.

Trên những lối đi

những thiên thần buồn bã tìm nhau

để cùng bay xa

về buổi đứng bóng của linh hồn...

 

 



----------------

Dịch từ nguyên tác tiếng Pháp của Rainer Maria Rilke: “Lên đường” (Départ), “Hoa trầm tư” (Fleur pensive) và “Thu” (Automne) trong Migrations des Forces; “Khúc ca mồ côi” (Chanson orpheline) trong Suites brèves — dựa trên bản in trong tập The Complete French Poems of Rainer Marie Rilke (Graywolf Press, 1986).

__________

Năm bài thơ của Rainer Maria Rilke do Phan Cẩm Thịnh dịch


Anh sẽ cùng em

Anh sẽ cùng em, khi năm tháng


Tạo nên những sự diệu kỳ
Từ cành thông sẽ nhỏ xuống hồn ta
Niềm ân huệ như giọt sương buổi sớm.

Khi hoa nhài nở trong tháng năm


Bên đường, quanh cây thập ác
Bàn tay màu trắng của hoa xoã lấp
Vầng trán của Chúa đau thương.

***


Trên thung lũng giờ hoàng hôn

Trên thung lũng giờ hoàng hôn


Ta lang thang, không hiểu vì đâu đấy…
Và bỗng nhiên giữa trời xanh
Một ngôi sao bừng cháy.

Ngôi sao giữa trời xanh mệt mỏi


Ánh lửa cháy rung rinh
Ngôi sao cũng khát khao về nơi xa ấy
Và cũng một mình…

***


Ta yêu em, mùa xuân

Ta yêu em, mùa xuân


Cả trăm điều huyền bí
Không mùa xuân thành thị
Mà mùa xuân trong rừng.

Chỉ những ai lang thang


Chỉ những ai đôi lứa
Sẽ tìm thấy mùa xuân
Trong từng bông hoa nhỏ.

***


Bầu trời đêm

Bầu trời đêm mờ mờ trong ánh bạc


Đêm muốn khoe vẻ đặc biệt của mình
Ta thật xa, để cùng đêm hoà nhập
Và quá gần, để không hiểu về đêm.

Ngôi sao rụng!... Và em hãy vội nhìn


Em hãy đoán ra trong giờ phút ấy…
Điều gì “có” và “không” chốn trần gian
Ai có lỗi? Ai người không có lỗi?…
***
Cho giấc mộng ngày mai

Anh muốn hát ru em như ngày cũ


Hát đưa nôi mẹ từng hát ru ta.
Để ru em vào giấc mộng và chờ
Em trở về với anh từ giấc ngủ.

Rồi anh anh sẽ lắng nghe từng hơi thở


Anh nép mình bên cửa sổ lặng yên
Để sáng ra anh biết, chỉ một mình
Ôi, cái đêm vừa qua sao lạnh thế.

Khu vườn khẽ rùng mình sau cửa sổ


Khi ngôi sao trên chiếc lá rơi lên
Trong giấc mơ em hãy ngó nhìn xem:
ánh mắt anh như bàn tay dịu nhẹ.

Những bàn tay giữ gìn em rất khẽ


Và ít khi đặt em ở trên giường
Trong khoảnh khắc, khi trong sự lặng yên
Anh nghe ra tiếng thì thào ai đó.
____________


Ba bài thơ của R.M Rilke qua Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng

Cho giấc mộng ngày mai

 

Anh muốn hát ru em như ngày cũ



Hát đưa nôi mẹ từng hát ru ta.

Để ru em vào giấc mộng và chờ

Em trở về với anh từ giấc ngủ.

 

Rồi anh anh sẽ lắng nghe từng hơi thở



Anh nép mình bên cửa sổ lặng yên

Để sáng ra anh biết, chỉ một mình

Ôi, cái đêm vừa qua sao lạnh thế.

 

Khu vườn khẽ rùng mình sau cửa sổ



Khi ngôi sao trên chiếc lá rơi lên

Trong giấc mơ em hãy ngó nhìn xem:

Ánh mắt anh như bàn tay dịu nhẹ.

 

Những bàn tay giữ gìn em rất khẽ



Và ít khi đặt em ở trên giường

Trong khoảnh khắc, khi trong sự lặng yên

Anh nghe ra tiếng thì thào ai đó.
***

Bầu trời đêm

 

Bầu trời đêm mờ mờ trong ánh bạc



Đêm muốn khoe vẻ đặc biệt của mình

Ta thật xa, để cùng đêm hoà nhập

Và quá gần, để không hiểu về đêm.

 

Ngôi sao rụng!... Và em hãy vội nhìn



Em hãy đoán ra trong giờ phút ấy…

Điều gì “có” và “không” chốn trần gian

Ai có lỗi? Ai người không có lỗi?…
*** 

Ta yêu em, mùa xuân

 

Ta yêu em, mùa xuân



Cả trăm điều huyền bí

Không mùa xuân thành thị

Mà mùa xuân trong rừng.

 

Chỉ những ai lang thang



Chỉ những ai đôi lứa

Sẽ tìm thấy mùa xuân

Trong từng bông hoa nhỏ.
__________

MÙA THU

Được coi như một trong những nhà thơ và nhà văn lãng mạn lớn nhất nước Đức cận đại, Rilke là người sáng tạo lối "thơ đối tượng" nhằm thử mô tả các vật thể với sắc độ rõ ràng đến đỉnh điểm và trong "sự tĩnh lặng của thực tại cô đọng". Bài MÙA THU sau đây sẽ mang lại cho bạn đọc cảm giác đó

Bản dịch tiếng Anh của Cliff Crego (Nguyên văn tiếng Đức HERBST)

Autumn

The leaves are falling, falling as if from afar,

as if withered in the distant gardens of heaven;

with nay-saying gestures they fall.

And in the nights falls the heavy earth

from all the stars into loneliness.

We all are falling. This hand there falls.

And look at the other: it is in all of them.

And yet there is one, who holds all this

falling with infinite gentleness in his hands.

(11. 9. 1902, Paris)



Sau đây la bản dịch tiếng Việt của Thái Kim Lan

MÙA THU

Lá rơi,

như rơi

từ nẻo xa,

Như vừa tàn úa

trong vườn xa

mấy từng trời xa

Lá rơi,

rơi lả tả

hư vô

điệu tạ từ

Và từng đêm vô trú

trái đất nặng trĩu rơi

lìa mọi vì tinh tú

rơi vào nỗi đơn côi.

Như lá

ta cùng rơi.

bàn tay này thõng rơi.

người đời ai chẳng thế

rơi hoài trong lòng thôi.

Thế nhưng

có một NGƯỜI,

NGƯỜI ấy hứng niềm rơi

trong đôi tay

êm ái

nâng niu

mãi

không rơi.

------------

Ghi chú của dịch giả: với vần “ALLEN” của động từ “FALLEN” (rơi) cũng như “ALLEN” trong thể dữ cách gián tiếp (dativ) của ALLE (đại danh từ : tất cả, mọi người, mọi vật), R. M. Rilke đã đưa mùa thu vào trong nhịp điệu rơi của lá, của trái đất tròn, và của chính con người như một thực thể chuyển biến, vô thường, một thực thể trong thời gian, mà yếu tính là sự trở thành, phôi pha, “rơi rắc” như “lá đào rơi rắc lối thiên thai, suối tiễn oanh đưa…” Trong từng câu thơ láy vần “FALLEN” (rơi) nhà thơ đã đạt mức điêu luyện thần tình trong cách sử dụng ngôn từ cho vần điệu. Xa hơn nữa, ý thu của Rilke mang tính cách của một ân sủng, ân sủng của thiên nhiên lộng lẫy bi ai giữa huy hoàng và chợt tối, giữa tuyệt hảo sắc màu và linh cảm hư vô phủ định, giữa đỏ vàng rực rỡ đang hiển hiện nơi đây bây giờ và đen trắng im lắng vô hồn đang lưỡng lự nay mai bên kia: ở nơi “giữa” ấy, hé mở một cảm nhiệm linh thiêng về sức sáng tạo siêu việt, một cảm nghiệm tôn giáo nâng ý thức hội nhập trở thành nhất thể với thiên nhiên, một gạch nối chuyển tiếp qua bờ bên kia của thanh sắc. Và mùa thu của Rilke không còn nhỏ nhẻ than thở “những là vàng rơi em có nghe, thu đi người cũ cũng chưa về” mà vượt lên, trở thành âm hưởng hòa ca, trang trọng báo tin một mùa thu hoài mãi đi -về, tàn phai, “rơi” trong vĩnh cửu hóa nhập muôn sắc với ý thu. Và mùa thu dừng lại không đi, mùa thu tuyệt đối của thi ca.



Sầu ca (Dui-no). No.8

Cùng với Rimbaud, Hölderlin … Rilke (1875-1926) thuộc số ít nhà thơ của nhân loại khi băng qua cuộc đời này chừng như đã mang theo một ít ánh sáng, và thơ cũng không còn như trước đó nữa. Là một công dân đích thực của Châu Âu - những bước chân lang thang của ông đã đi khắp, như chàng thiếu niên Rimbaud ngày nào – là chiếc cầu nối giữa các thế giới, các nền văn minh, Rilke, con người lặng lẽ và cô độc đó đã tận thu vào cuộc đời lẫn thi ca của mình tất cả vẻ đẹp và ánh sáng trong sự thống nhất diệu kỳ.

Con người đó đã trọn đời miệt mài với thơ, con người đó cũng chính là thơ trong từng ánh mắt, cử chỉ, lời nói, trong từng sắc thái, vận động của tâm hồn mãi mãi hoài nghi và khát vọng, trăn trở và lắng nghe. Ông trân trọng xiết bao từng khoảnh khắc trần gian căng phồng cái vô hạn này, ông càng trân trọng xiết bao từng câu thơ đón bắt được sau những ngày dài khốn khổ ăn nằm với nó. Ông đã phải mất 10 năm để hoàn tất Sầu ca, cùng với Sonnets cho Orphée, là đỉnh ca của sự nghiệp thi ca ông. Sầu ca là khẳng định của cuộc sống, cũng là khẳng định của cái chết, bóng dáng bàng bạc khắp thơ ông, “khuôn mặt lộn ngược của chúng ta không được chúng ta soi sáng, khuôn mặt lộn ngược của cuộc sống”. Bởi con người luôn “có dáng vẻ của kẻ ra đi”, và sống có nghĩa là sống trước cái chết của chính mình, là trên từng bước đi tới luôn phải nói lời giã biệt đành rằng cuộc sống ở trần gian này mãi mãi “là một điều lộng lẫy và là một điều kỳ diệu”. Nhà thơ đón bắt cái vô hình ngay trong thế giới hữu hình này bằng sự sáng tạo thi ca, và thi ca chính là sự cứu rỗi.

Bằng cái nhìn của mình, con người luôn tri giác sự Khơi mở.

Chỉ có đôi mắt của chúng ta lộn ngược như một cái bẫy đặt quanh lối ra.

Cái ở bên ngoài, chúng ta chỉ biết được nó bằng cái nhìn của động vật,

bởi thời nhỏ chúng ta vẫn xoay đứa bé buộc nó nhìn thấy những hình dạng phía sau.

Nó sẽ chẳng thấy cái khơi mở sâu thẳm trong cái nhìn con vật tránh khỏi cái chết.

Còn chúng ta, chúng ta chỉ thấy cái chết.

Con vật tự do luôn có sự lụi tàn của nó phía sau

và Thượng đế trước mặt; khi nó bước tới,

nó bước tới trên bước chân vĩnh cửu, như suối nguồn tuôn chảy chảy.

Còn chúng ta, chúng ta không hề có, thậm chí một ngày thôi,

khoảng không gian trong lành kia với muôn hoa đua nở.

Luôn luôn đó vẫn là Thế giới,

và không đời nào là cái không có gì, cái không nơi đâu:

cái thuần khiết, trinh nguyên trước mọi cái nhìn

mà người ta hít thở và biết rõ đến vô tận mà không khát vọng bao giờ.

Một đứa trẻ lặng lẽ chìm khuất trong đó và lấy làm kinh động.

Một đứa khác chết và nó là cái đó.

Bởi khi sát kề cái chết, chúng ta không thấy nó nữa,

chúng ta nhìn đăm đăm phía trước, có thể với đôi mắt mở to của loài vật.

Những người tình, nếu không bị kẻ khác che mắt, vẫn sát kề bên nó và sững sờ…

Đôi khi như vô ý, sự khơi mở hình thành phía sau kẻ khác.

Nhưng không ai vượt qua kẻ khác bao giờ và tất cả lại thành ra thế giới.

Mãi nghiêng xuống tác phẩm

chúng ta chỉ có thể bắt gặp nơi đó

phản ánh của thứ tự do bị che khuất.

Hoặc khi một con vật câm nín ngước nhìn lên và lặng lẽ xuyên thấu chúng ta

Đúng đó là điều người ta gọi là định mệnh: đối đầu và không có gì khác, luôn luôn đối đầu.

Nếu con vật cũng có ý thức như chúng ta.

- con vật đầy tự tin đang đến trước chúng ta – thì chính nó

lại lôi cuốn chúng ta trong dáng đi của nó.

Nhưng với nó sự sinh tồn là điều vô tận

- bởi nó không cần phải quay về với số phận – và trong sáng như cái nhìn của nó.

Và nơi chúng ta trông thấy tương lai, nó trông thấy tất cả mọi điều

và chính nó trong mọi vật,

mãi mãi nó thoát nạn.

Thế mà con vật sinh động và bồng bột vẫn trĩu nặng buồn phiền.

Như chúng ta, con vật cũng biết tới kỷ niệm thường đè bẹp

chúng ta và ảnh hưởng của nó

Thứ cảm nhận rằng tất cả những gì người ta hướng

tới đã trở nên gần gũi hơn, trung thực hơn, và sự chạm mặt thì rất đỗi dịu dàng.

Nơi đây tất cả là khoảng cách, và ở đó tất cả chỉ là hơi thở.

Sau quê hương thứ nhất, quê hương thứ hai có vẻ đáng ngờ và lồng lộng.

Ôi diễm phúc của vật thể bé bỏng có thể vẫn còn ở lại trong bụng mẹ đã cưu mang nó.

Ôi hạnh phúc của chú ruồi con vào khoảnh khắc hôn lễ của

mình, vẫn múa may trong bụng mẹ bởi bụng mẹ là tất cả.

Bạn hãy ngắm nhìn chim kia; vẻ chắc chắn nhất định của

nó, theo nguồn cội nó hầu như biết rõ hai quê hương,

Như thể nó là linh hồn của một người xứ Eturie, đến từ một

người chết mà khoảng không gian đã nhận về, được bao bọc trong hình ảnh của tượng người nằm.

Ngỡ ngàng xiết bao cho kẻ mới lọt lòng mẹ đã phải bay!

Với bao điều đáng sợ phía trước, hắn băng qua không khí

như đường đi một vết nứt trong món đồ sứ,

như dấu vết một con dơi xé toang màu xà cừ buổi hoàng hôn.

Và chúng ta mãi mãi là khán giả ở khắp nơi,

chúng ta hướng về tất cả những điều đó mà không hề nhìn ra cõi bát ngát ngoài kia.

Chúng ta bị tràn ngập bởi những điều đó. Chúng ta sắp xếp chúng.

Và tất cả đều gãy đổ, rơi rụng. Chúng ta lại sắp xếp chúng.

Và chính chúng ta cũng vỡ vụn thành tro bụi.

Vậy thì ai đã lộn ngược chúng ta như thế để cho dù

chúng ta có làm gì thì luôn luôn chúng ta vẫn có dáng vẻ của kẻ ra đi?

Trên ngọn đồi cao cuối cùng, ngọn đồi cho hắn thấy lần

cuối cùng trọn thung lũng, kẻ lên đường ngoảnh lại, dừng bước, chần chờ.

Chúng ta cũng thế, luôn luôn, và luôn luôn chúng ta giã biệt.

Huỳnh Phan Anh dịch.

____________
CÁI CHẾT CỦA NHÀ THƠ
Đắm đuối bên chiều
Thoi thóp gối chăn
Khuôn mặt Anh ngước về phía hư không

lẫm liệt buồn cây lá


lẫm liệt buồn môi khô

Và ngoại giới từ thuở nào như đã


Và Nhà Thơ thức cảm như là...
Không còn nữa nơi giác quan tinh nhạy
Ôi tất cả đã ném về năm tháng

ném về hờ hững

Ném về dòng ký ức xa xăm
Của thiết tha lòng Anh hằng giữ

này những hố thẳm mịt mùng


này những cánh đồng bặt gió

Và khuôn mặt Anh, Nhà Thơ


Trên từng vụng nước lấp loáng
Trên từng cửa trời mênh mang
Ôi ! Trời rộng đang ôm anh, và khóc
Xoá giùm Anh những vết âu lo
Trả lại Anh thanh thản tinh khôi
cùng lòng khoan hòa sông núi...

Ôi !
Nhà Thơ,


Anh giờ như lòng qủa chín
Thiêu mục dần bên ngọn lửa không...
(HUY TƯỞNG dịch)

+++++++








tải về 168.16 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương