Tcvn 7466: 2005 phưƠng tiện giao thông đƯỜng bộ BỘ phận của hệ thống nhiên liệu khí DẦu mỏ hoá LỎng (lpg) DÙng cho xe cơ giới yêu cầu và phưƠng pháp thử trong phê duyệt kiểU


Hình L.1. Mô tả quy trình thử va chạm



tải về 0.71 Mb.
trang7/9
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích0.71 Mb.
#1977
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Hình L.1. Mô tả quy trình thử va chạm

Nếu bình chứa có thể được lắp ở nhiều hơn một vị trí trong xe, phải thử cho từng vị trí lắp đặt đó. Sau phép thử này, bình chứa phải được thử rò rỉ như quy định tại L.2.3.6.3.



L.2.7.3 Yêu cầu

Bình chứa phải thoả mãn các yêu cầu thử nghiệm rò rỉ được quy định tại L.2.3.6.3.



L.2.7.4 Thử lại

Cho phép thực hiện lại phép thử va chạm.

Phép thử lần thứ hai phải được thực hiện trên hai bình chứa tiếp theo được sản xuất ngay sau bình thứ nhất trong cùng một lô sản phẩm.

Nếu kết quả của các phép thử này thoả mãn yêu cầu, lô sản phẩm đạt yêu cầu.

Trong trường hợp một hoặc cả hai mẫu thử lần hai không thoả mãn các yêu cầu, lô sản phẩm không

đạt yêu cầu.



L.2.8 Thử rơi

L.2.8.1 Quy trình thử

Một bình chứa thành phẩm phải được thử rơi tại nhiệt độ môi trường mà không có sự điều áp bên trong hoặc không lắp các van. Bề mặt va chạm khi bình rơi phải trơn nhẵn và làm bằng bê tông hoặc vật liệu dùng để làm nền nhà.

Độ cao rơi (Hd) phải bằng 2 m (đo từ điểm thấp nhất của bình chứa)

Cùng một bình chứa rỗng phải được để rơi như sau:

- ở vị trí nằm ngang;

- vị trí thẳng đứng trên mỗi đáy;

- theo góc ngiêng 45o.

Sau khi thử rơi, các bình chứa phải được thử chu trình áp suất ở nhiệt độ môi trường theo quy định tại L2.3.6.1.



L.2.8.2 Yêu cầu

Bình chứa phải thoả mãn các yêu cầu thử nghiệm áp suất ở nhiệt độ môi trường được quy định tại L.2.3.6.1.



L.2.8.3 Thử lại

Cho phép thực hiện lại phép thử rơi.

Phép thử lần thứ hai phải được thực hiện trên hai bình chứa tiếp theo được sản xuất ngay sau bình thứ nhất trong cùng một lô sản phẩm.

Nếu kết quả của các phép thử này thoả mãn yêu cầu, lô sản phẩm đạt yêu cầu.

Trong trường hợp một hoặc cả hai mẫu thử lần hai không thoả mãn các yêu cầu, lô sản phẩm không đạt yêu cầu.

L.2.9 Thử xoắn đối với cổ lắp van

L.2.9.1 Quy trình thử

Thân bình chứa phải được cố định chống xoay. Phải đặt một mô men xoắn bằng hai lần mô men xoắn khi lắp cơ cấu an toàn hoặc van do nhà sản xuất quy định vào từng cổ lắp van của bình chứa, đầu tiên theo chiều siết chặt đầu nối có ren, sau đó theo chiều nới đầu nối và cuối cùng lại tác dụng theo chiều siết chặt.

Sau đó, bình chứa phải được thử rò rỉ ra ngoài theo yêu cầu quy định tại L.2.3.6.3.

L.2.9.2 Yêu cầu

Bình chứa phải thoả mãn các yêu cầu về thử nghiệm rò rỉ quy định tại L.2.6.3.



L.2.9.3 Thử lại

Cho phép thực hiện lại phép thử xoắn phần cổ lắp van.

Phép thử lần thứ hai phải được thực hiện trên hai bình chứa tiếp theo được sản xuất ngay sau bình thứ nhất trong cùng một lô sản phẩm.

Nếu kết quả của các phép thử này thoả mãn yêu cầu, lô sản phẩm đạt yêu cầu.

Trong trường hợp một hoặc cả hai mẫu thử lần hai không thoả mãn các yêu cầu, lô sản phẩm không đạt yêu cầu.

L.2.10 Thử môi trường axít

L.2.10.1 Quy trình thử

Bình chứa thành phẩm phải được để trong dung dịch H2SO4 nồng độ 30% (axit của ắc quy có trọng lượng riêng bằng 1,219) đồng thời được điều áp tới áp suất 3000 kPa trong khoảng thời gian 100 giờ.

Trong khi thử, ít nhất là 20% tổng diện tích bề mặt ngoài bình chứa được nhúng vào dung dịch H2SO4 này.

Sau đó, bình chứa phải được thử phá vỡ theo quy định tại L.2.2.



L.2.10.2 Yêu cầu

Áp suất vỡ đo được ít nhất phải bằng 85% áp suất vỡ của bình chứa trước khi thử.



L.2.10.3 Thử lại

Cho phép thực hiện lại phép thử môi trường axít.

Phép thử lần thứ hai phải được thực hiện trên hai bình chứa tiếp theo được sản xuất ngay sau bình thứ nhất trong cùng một lô sản phẩm.

Nếu kết quả của các phép thử này thoả mãn yêu cầu, lô sản phẩm đạt yêu cầu.

Trong trường hợp một hoặc cả hai mẫu thử lần hai không thoả mãn các yêu cầu, lô sản phẩm không đạt yêu cầu.

L.2.11 Thử bức xạ tia cực tím

L.2.11.1 Quy trình thử

Khi bình chứa được phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời (có thể được chắn bằng kính) bức xạ tia cực tím có thể làm giảm tính năng của các vật liệu polyme. Vì vậy, nhà sản xuất phải chứng minh khả năng chịu bức xạ tia cực tím của lớp vật liệu bên ngoài trong thời gian sử dụng 20 năm.

(a) Nếu lớp ngoài có chức năng cơ học (chịu tải trọng), bình chứa phải được thử phá vỡ theo các yêu cầu tại L.2.2 sau khi nó được phơi trong môi trường bức xạ tia cực tím.

(b) Nếu lớp ngoài có chức năng bảo vệ, nhà sản xuất phải chứng minh được lớp vỏ sẽ nguyên vẹn trong vòng 20 năm để bảo vệ các lớp kết cấu lót trong không phải chịu bức xạ tia cực tím.



L.2.11.2 Yêu cầu

Khi lớp vỏ ngoài có chức năng cơ học, bình chứa phải thoả mãn các yêu cầu thử phá vỡ như quy định tại L.2.2.



L.2.11.3 Thử lại

Cho phép thực hiện lại phép thử bức xạ tia cực tím.

Phép thử lần thứ hai phải được thực hiện trên hai bình chứa tiếp theo được sản xuất ngay sau bình thứ nhất trong cùng một lô sản phẩm.

Nếu kết quả của các phép thử này thoả mãn yêu cầu, lô sản phẩm đạt yêu cầu.

Trong trường hợp một hoặc cả hai mẫu thử lần hai không thoả mãn các yêu cầu, lô sản phẩm không đạt yêu cầu.

PHỤ LỤC L-L1
(Quy định)

CÁC KIỂU HÀN







Hình L1.2. Mối hàn giáp mép theo chu vi



Hình L1.3. Các thí dụ về các tấm được hàn nối





Hình L1.4. Các thí dụ về các vòng đai hàn với mặt bích

PHỤ LỤC L-L2
(Quy định)

CÁC LOẠI BÌNH CHỨA





Hình L2.1. Bình chứa có các mối hàn dọc và theo chu vi - vị trí lấy các mẫu thử

(a) Thử kéo vật liệu cơ bản

(b) Thử kéo vật liệu cơ bản ở đáy bình

(c) Thử kéo mối hàn dọc

(d) Thử kéo mối hàn theo chu vi

(e) Thử uốn mối hàn dọc, bề mặt trong chịu sức căng

(f) Thử uốn mối hàn dọc, bề mặt ngoài chịu sức căng

(g) Thử uốn mối hàn theo chu vi, bề mặt trong chịu sức căng

(h) Thử uốn mối hàn theo chu vi, bề mặt ngoài chịu sức căng

(m1, m2) Các mẫu cắt thô qua các mối hàn cổ nối van (cụm van được lắp bên thân bình)





Hình L2.2a. Bình chứa chỉ có các mối hàn theo chu vi và cụm van lắp bên cạnh - vị trí lấy các mẫu thử

(a) hoặc (b) Thử kéo vật liệu cơ bản

(d) Thử kéo mối hàn theo chu vi

(g) Thử uốn mối hàn theo chu vi, bề mặt trong chịu sức căng

(h) Thử uốn mối hàn theo chu vi, bề mặt ngoài chịu sức căng

(m1, m2) Các mẫu cắt thô qua các mối hàn cổ lắp van (cụm van được lắp ở bên cạnh)



(m1, m2) Các mẫu cắt thô qua các mối hàn tấm/ lồi (theo hình L2.2a đối với các vị trí lấy mẫu thử khác)



Hình L2.2b. Bình chứa chỉ có các mối hàn theo chu vi và cụm van lắp vào đáy bình

PHỤ LỤC L-L3
(Quy định)

MINH HOẠ CÁC PHÉP THỬ UỐN





Hình L3.1. Minh hoạ phép thử uốn



Hình L3.2. Mẫu trong thử phê duyệt kiểu

PHỤ LỤC L-L4
(Quy định)

Đáy bình

Chú thích: Đối với đáy hình chỏm cầu



Hình L4.1. Hình dạng các đáy bình

Các giá trị của hệ số hình dạng C đối với H/D bằng từ 0,2 đến 0,25



Hình L4.2. Quan hệ giữa H/D và hệ số hình dạng C



Hình L4.3. Quan hệ giữa H/D và hệ số hình dạng C

PHỤ LỤC L-L5
(Quy định)

VÍ DỤ VỀ CÁC BÌNH CHỨA KHÁC HÌNH TRỤ TIÊU CHUẨN









PHỤ LỤC L-L6
(Quy định)

PHƯƠNG PHÁP THỬ VẬT LIỆU



L6.1 Tính trơ hoá học

Các vật liệu được sử dụng trong bình chứa bằng composit phải được thử theo ISO 175-1999 trong 72 giờ ở nhiệt độ phòng.

Cho phép chứng minh tính trơ hoá học bằng cách sử dụng dữ liệu từ tài liệu.

L6.1.1 Sự phù hợp với các môi chất sau đây phải được kiểm chứng:

a) Dầu phanh

b) Nước rửa kính

c) Chất lỏng làm mát d) Xăng không chì

e) Dung dịch nước khử ion, NaCl (2,5 % ± 1 % khối lượng), CaCl (2,5 % ± 1 % khối lượng) và H2SO4

đủ để đạt được dung dịch có nồng độ pH = 4,0 ± 0,2.



L6.1.2 Yêu cầu

a) Độ giãn dài

Độ giãn dài của nhựa dẻo nóng sau khi thử ít nhất phải bằng 85% độ giãn dài ban đầu. Độ giãn dài của chất đàn hồi sau khi thử ít nhất phải lớn hơn 100 %.

b) Đối với các thành phần kết cấu (như sợi,...)

Độ bền còn lại của các thành phần kết cấu sau khi thử ít nhất phải bằng 80% ứng suất kéo ban đầu.

c) Các thành phần phi kết cấu (như lớp sơn, vỏ bảo vệ,...): không được xuất hiện vết nứt.



L6.2 Cấu trúc composit

a) Sợi được đan vào khuôn lưới

Độ bền kéo: ASTM 3039 Composit sợi nhựa tổng hợp

ASTM D2343 Thuỷ tinh, Aramid (thuỷ tinh tens.prop.yarns) ASTM D4018.81 Cacbon (sợi nhỏ liên tục tens.prop.yarns)

Độ bền cắt ASTM D2344 (độ bền cắt trên các lớp xen kẽ của composit sợi song song theo phương pháp chùm ngắn)

b) Sợi khô dạng Isotensoid

Độ bền kéo: ASTM D4018.81 Cacbon (sợi nhỏ liên tục), sợi khác.

L6.3 Lớp vỏ bảo vệ

Bức xạ tia cực tím của ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào làm suy giảm tính năng của vật liệu polyme.

Phụ thuộc vào cách lắp đặt, nhà sản xuất phải có biện pháp bảo vệ.

L6.4 Bộ phận bằng nhựa dẻo nóng

Nhiệt độ làm mềm Vicat của các bộ phận bằng nhựa dẻo nóng phải lớn hơn 70oC. Đối với các bộ phận kết cấu, nhiệt độ này ít nhất phải bằng 75oC.



L6.5 Bộ phận phản ứng nhiệt

Nhiệt độ làm mềm Vicat của bộ phận phản ứng nhiệt phải lớn hơn 70oC.



L6.6 Bộ phận đàn hồi

Nhiệt độ chuyển hoá thuỷ tinh (Tg) của bộ phận bằng nhựa đàn hồi phải thấp hơn -40oC. Nhiệt độ này phải được thử theo ISO 6721. Nhiệt độ ban đầu Tg được lấy từ biểu đồ hệ số tích trữ - thời gian bằng cách xác định nhiệt độ tại giao điểm của hai tiếp tuyến biểu thị các độ dốc của biểu đồ trước và sau khi đột ngột mất độ cứng vững.



PHỤ LỤC M

(Quy định)

YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỐI VỚI CƠ CẤU PHUN, VÒI PHUN, BỘ TRỘN KHÍ VÀ ỐNG NHIÊN LIỆU

M.1 Cơ cấu phun hoặc vòi phun

M.1.1 Cơ cấu phun hoặc vòi phun được định nghĩa tại 3.10.

M.1.2 Phân loại bộ phận (theo hình 1): loại 1.

M.1.3 Áp suất phân loại: 3000 kPa.

M.1.4 Nhiệt độ cho phép: -20oC đến 120oC.

Đối với các nhiệt độ vượt quá giới hạn nêu trên có thể áp dụng các điều kiện thử đặc biệt.



M.1.5 Yêu cầu chung

Yêu cầu về cách điện được quy định tại 7.14.2.

Yêu cầu đối với nhóm cách điện được quy định tại 7.14.2.1. Yêu cầu khi bị ngắt nguồn được quy định tại 7.14.3.1.

Yêu cầu đối với môi chất trao đổi nhiệt (yêu cầu sự phù hợp và áp suất) được quy định tại 7.14.4.1.



M.1.6 Các quy trình thử được áp dụng: Quy định trong Phụ lục R.

Thử quá áp theo quy định tại R.4.

Thử rò rỉ ra ngoài theo quy định tại R.5.

Thử khả năng chịu nhiệt độ cao theo quy định tại R.6.

Thử khả năng chịu nhiệt độ thấp theo quy định tại R.7.

Thử khả năng phù hợp với LPG theo quy định tại R.11*.

Thử khả năng chịu ăn mòn theo quy định tại R.12**.

Thử khả năng chịu nhiệt khô theo quy định tại R.13*.

Thử khả năng chịu ôzôn theo quy định tại R.14*.

Thử khả năng chịu rão theo quy định tại R.15*.

Thử chu trình nhiệt độ theo quy định tại R.16*.

M.2 Cơ cấu phun hoặc bộ trộn khí

M.2.1 Cơ cấu phun hoặc vòi phun được định nghĩa tại 3.10.

M.2.2 Phân loại bộ phận (theo hình 1):

Loại 2: bộ phận chịu áp suất điều chỉnh lớn nhất khi làm việc bằng 450 kPa.

Loại 2A: bộ phận chịu áp suất điều chỉnh lớn nhất khi làm việc bằng 120 kPa.

M.2.3 Áp suất phân loại

Bộ phận loại 2: 450 kPa.

Bộ phận loại 2A: 120 kPa.

M.2.4 Nhiệt độ cho phép: -20oC đến 120oC, khi bơm nhiên liệu được lắp bên ngoài bình chứa.

Đối với các nhiệt độ vượt quá giới hạn nêu trên có thể áp dụng các điều kiện thử đặc biệt.



M.2.5 Yêu cầu chung

Yêu cầu về cách điện được quy định tại 7.14.2.

Yêu cầu đối với nhóm cách điện được quy định tại 7.14.2.1.

Yêu cầu khi bị ngắt nguồn được quy định tại 7.14.3.1.

Yêu cầu đối với môi chất trao đổi nhiệt (yêu cầu sự phù hợp và áp suất) được quy định tại 7.14.4.1.

M.2.6 Các quy trình thử được áp dụng: Quy định trong Phụ lục R.

Thử quá áp theo quy định tại R.4.

Thử rò rỉ ra ngoài theo quy định tại R.5.

Thử khả năng chịu nhiệt độ cao theo quy định tại R.6.

Thử khả năng chịu nhiệt độ thấp theo quy định tại R.7.

Thử khả năng phù hợp với LPG theo quy định tại R.11*.

Thử khả năng chịu ăn mòn theo quy định tại R.12**.

M.3 Ống nhiên liệu

M.3.1 Ống nhiên liệu được định nghĩa tại 3.18.

M.3.2 Phân loại bộ phận (theo hình 1): loại 1, 2 hoặc 2A.

M.3.3 Áp suất phân loại

Bộ phận loại 1: 3000 kPa.

Bộ phận loại 2: 450 kPa.

Bộ phận loại 2A: 120 kPa.



M.3.4 Nhiệt độ cho phép: -20oC đến 120oC, khi bơm nhiên liệu được lắp ngoài bình chứa.

Đối với các nhiệt độ vượt quá giới hạn nêu trên có thể áp dụng các điều kiện thử đặc biệt.



M.3.5 Các quy trình thử được áp dụng: Quy định trong Phụ lục R.

M.3.5.1 Đối với ống nhiên liệu loại 1

Thử quá áp theo quy định tại R.4.

Thử rò rỉ ra ngoài theo quy định tại R.5.

Thử khả năng chịu nhiệt độ cao theo quy định tại R.6.

Thử khả năng chịu nhiệt độ thấp theo quy định tại R.7.

Thử khả năng phù hợp với LPG theo quy định tại R.11*.

Thử khả năng chịu ăn mòn theo quy định tại R.12**.

Thử khả năng chịu nhiệt khô theo quy định tại R.13*.

Thử khả năng chịu ôzôn theo quy định tại R.14*.

Thử khả năng chịu rão theo quy định tại R.15*.

Thử chu trình nhiệt độ theo quy định tại R.16*.

M.3.5.2 Đối với ống nhiên liệu loại 2 và/ hoặc 2A

Thử quá áp theo quy định tại R.4.

Thử rò rỉ ra ngoài theo quy định tại R.5.

Thử khả năng chịu nhiệt độ cao theo quy định tại R.6.

Thử khả năng chịu nhiệt độ thấp theo quy định tại R.7.

Thử khả năng phù hợp với LPG theo quy định tại R.11*.

Thử khả năng chịu ăn mòn theo quy định tại R.12**.

PHỤ LỤC N

YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỐI VỚI BỘ ĐỊNH LƯỢNG KHÍ KHÔNG KẾT HỢP VỚI CƠ CẤU PHUN



N.1 Bộ định lượng khí được định nghĩa tại 3.11.

N.2 Phân loại bộ phận (theo hình 1):

Loại 2: bộ phận chịu áp suất điều chỉnh lớn nhất khi làm việc bằng 450 kPa.

Loại 2A: bộ phận chịu áp suất điều chỉnh lớn nhất khi làm việc bằng 120 kPa.

N.3 Áp suất phân loại

Bộ phận loại 2: 450 kPa.

Bộ phận loại 2A: 120 kPa.

N.4 Nhiệt độ cho phép: -20oC đến 65oC.

Đối với các nhiệt độ vượt quá giới hạn nêu trên có thể áp dụng các điều kiện thử đặc biệt.



N.5 Yêu cầu chung

Yêu cầu về cách điện được quy định tại 7.14.2.

Yêu cầu đối với van kích hoạt bằng điện được quy định tại 7.14.3.1.

Yêu cầu đối với môi chất trao đổi nhiệt (yêu cầu sự phù hợp và áp suất) được quy định tại 7.14.4.1.

Yêu cầu đối với bảo vệ quá áp được quy định tại 7.14.5.

N.6 Các quy trình thử được áp dụng: Quy định trong Phụ lục R.

Thử quá áp theo quy định tại R.4.

Thử rò rỉ ra ngoài theo quy định tại R.5.

Thử khả năng chịu nhiệt độ cao theo quy định tại R.6.

Thử khả năng chịu nhiệt độ thấp theo quy định tại R.7.

Thử khả năng phù hợp với LPG theo quy định tại R.11*.

Thử khả năng chịu ăn mòn theo quy định tại R.12**.

Chú thích:

Các bộ phận của bộ điều áp khí (loại 2 hoặc 2A) không được rò rỉ khi đóng cửa ra của bộ phận đó.

Đối với phép thử quá áp, tất cả các cửa ra gồm cả ngăn làm mát phải được đóng lại.



PHỤ LỤC P

(Quy định)

YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỐI VỚI CẢM BIẾN ÁP SUẤT VÀ/ HOẶC CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ

P.1 Cảm biến áp suất và cảm biến nhiệt độ được định nghĩa tại 3.13.

P.2 Phân loại bộ phận (theo hình 1): loại 1, 2 hoặc 2A.

P.3 Áp suất phân loại:

Các bộ phận loại 1: 3000 kPa.

Các bộ phận loại 2: 450 kPa.

Các bộ phận loại 2A: 120 kPa.



P.4 Nhiệt độ cho phép: -20oC đến 65oC.

Đối với các nhiệt độ vượt quá giới hạn nêu trên có thể áp dụng các điều kiện thử đặc biệt.



P.5 Yêu cầu chung

Yêu cầu về cách điện được quy định tại 7.14.2.

Yêu cầu đối với môi chất trao đổi nhiệt (yêu cầu sự phù hợp và áp suất) được quy định tại 7.14.4.1.

Yêu cầu về cách điện được quy định tại 7.14.2.

Yêu cầu đối với việc tránh quá dòng được quy định tại 7.14.6.2.

P.6 Các quy trình thử được áp dụng: Quy định trong Phụ lục R.

P.6.1 Các bộ phận loại 1

Thử quá áp theo quy định tại R.4.

Thử rò rỉ ra ngoài theo quy định tại R.5.

Thử khả năng chịu nhiệt độ cao theo quy định tại R.6.

Thử khả năng chịu nhiệt độ thấp theo quy định tại R.7.

Thử khả năng phù hợp với LPG theo quy định tại R.11*.

Thử khả năng chịu ăn mòn theo quy định tại R.12**.

Thử khả năng chịu rão theo quy định tại R.15*.

Thử chu trình nhiệt độ theo quy định tại R.16*.

P.6.2 Các bộ phận loại 2 và 2A

Thử quá áp theo quy định tại R.4.

Thử rò rỉ ra ngoài theo quy định tại R.5.

Thử khả năng chịu nhiệt độ cao theo quy định tại R.6.

Thử khả năng chịu nhiệt độ thấp theo quy định tại R.7.

Thử khả năng phù hợp với LPG theo quy định tại R.11*.

Thử khả năng chịu ăn mòn theo quy định tại R.12**.

PHỤ LỤC Q

(Quy định)

YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỐI VỚI BỘ ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TỬ

Q.1 Bộ điều khiển điện tử có thể là một thiết bị điều khiển lượng LPG vào động cơ và thiết lập việc ngắt các van điều khiển từ xa, các van ngắt và bơm nhiên liệu trong hệ thống LPG khi ống cung cấp nhiên liệu bị đứt vỡ hoặc/ và khi động cơ ngừng hoạt động.

Q.2 Thời gian trễ của việc ngắt các van ngắt cung cấp nhiên liệu sau khi động cơ ngừng hoạt động không được lớn hơn 5 giây.

Q.3 Bộ điều khiển điện tử phải thoả mãn các yêu cầu về tương thích điện từ theo ECE 10-02 hoặc các tiêu chuẩn tương đương.

Q.4 Các sự cố về điện của xe không được làm cho các van tự mở.

Q.5 Đầu ra của bộ điều khiển điện tử phải ngừng kích hoạt khi tháo hoặc ngắt nguồn điện.

PHỤ LỤC R

(Quy định)

PHƯƠNG PHÁP THỬ

R.1 Phân loại

R.1.1 Các bộ phận của hệ thống nhiên liệu để sử dụng trong xe phải được phân loại theo áp suất làm việc lớn nhất và chức năng theo Điều 4 của tiêu chuẩn này.

R.1.2 Việc phân loại các bộ phận cho phép xác định các phép thử phải thực hiện để phê duyệt các bộ phận hoặc các thành phần của bộ phận.

R.2 Các quy trình thử có thể áp dụng

Bảng R.1 chỉ rõ các quy trình thử có thể áp dụng tuỳ thuộc vào phân loại bộ phận.



Bảng R.1

Phép thử

Loại 1

Loại 2A

Loại 3

Điều

Thử quá áp

X

X

X

R.4

Thử rò rỉ ra ngoài

X

X

X

R.5

Thử khả năng chịu nhiệt độ cao

X

X

X

R.6

Thử khả năng chịu nhiệt độ thấp

X

X

X

R.7

Thử rò rỉ tại mặt tiếp xúc

X




X

R.8

Thử độ bền lâu/ chức năng

X




X

R.9

Thử vận hành







X

R.10

Thử khả năng phù hợp với LPG

X

X

X

R.11

Thử khả năng chịu ăn mòn

X

X

X

R.12

Thử khả năng chịu nhiệt khô

X




X

R.13

Thử khả năng chịu ôzôn

X




X

R.14

Thử khả năng chịu rão

X




X

R.15

Thử chu trình nhiệt độ

X




X

R.16

Thử sự phù hợp với môi chất trao đổi nhiệt




X




R.17


tải về 0.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương