Tcvn 7466: 2005 phưƠng tiện giao thông đƯỜng bộ BỘ phận của hệ thống nhiên liệu khí DẦu mỏ hoá LỎng (lpg) DÙng cho xe cơ giới yêu cầu và phưƠng pháp thử trong phê duyệt kiểU


J.3.5 Yêu cầu và phương pháp thử đối với ống không lắp đầu nối



tải về 0.71 Mb.
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích0.71 Mb.
#1977
1   2   3   4   5   6   7   8   9

J.3.5 Yêu cầu và phương pháp thử đối với ống không lắp đầu nối

J.3.5.1 Tính không thấm khí

J.3.5.1.1 Ống có chiều dài tự do 1 m phải được nối với một bình chứa propane lỏng, có nhiệt độ 23oC ± 2oC.

J.3.5.1.2 Phép thử phải được thực hiện theo phương pháp quy định trong ISO 4080-1991.

J.3.5.1.3 Lượng rò rỉ qua thành ống trong 24 giờ không được vượt quá 95 cm3/ mét ống.

J.3.5.2 Khả năng chịu nhiệt độ thấp

J.3.5.2.1 Phép thử phải được thực hiện theo phương pháp B, ISO 4672-1997.

J.3.5.2.2 Nhiệt độ thử: 25oC ± 3oC.

J.3.5.2.3 Không được có vết nứt trên mẫu thử.

J.3.5.3 Khả năng chịu nhiệt độ cao

J.3.5.3.1 Ống mẫu thử nghiệm áp suất 3000 kPa có chiều dài tối thiểu 0,50 m phải được đặt trong lò thử nhiệt độ 125oC ± 2oC trong 24 giờ.

J.3.5.3.2 Sau khi thử, mẫu thử không được có rò rỉ.

J.3.5.3.3 Sau khi thử, ống phải chịu được áp suất thử bằng 6750 kPa trong 10 phút. Không được xuất hiện rò rỉ.

J.3.5.4 Thử uốn

J.3.5.4.1 Ống rỗng chiều dài khoảng 3,5 m phải có khả năng chịu được 3000 lần uốn cong qua lại. Sau khi thử, ống mềm phải có khả năng chịu được áp suất thử quy định tại J.3.5.5.2.



J.3.5.4.2 Thiết bị thử (sơ đồ nguyên lý tại hình J.3) phải gồm có một khung thép lắp với 2 bánh xe bằng gỗ có vành rộng khoảng 130 mm.

Vành bánh xe phải được tạo rãnh để dẫn ống.

Bán kính các bánh xe, được đo từ đáy của rãnh phải là 102 mm.

Mặt phẳng trung tuyến của cả hai bánh xe phải trùng với cùng một mặt phẳng thẳng đứng và khoảng cách giữa các tâm bánh xe theo phương thẳng đứng bằng 241 mm và phương nằm ngang bằng 102 mm.

Các bánh xe phải quay tự do được quanh trục của chúng.

Một cơ cấu đẩy kéo ống qua các bánh xe với vận tốc 4 hành trình hoàn chỉnh/ phút.



J.3.5.4.3 ống phải được lắp theo hình chữ S qua các bánh xe (xem hình J.3).

Đầu mút của ống vòng qua bánh xe phía trên phải được gắn với một gia trọng có khối lượng đủ nặng để ống ôm sát vào các bánh xe.

Cơ cấu đẩy kéo phải được điều chỉnh sao cho ống dịch chuyển được khoảng cách tổng bằng 1,2 m theo cả hai chiều.

J.3.5.5 Áp suất thử thuỷ lực và áp suất phá vỡ nhỏ nhất

J.3.5.5.1 Phép thử phải được thực hiện theo phương pháp quy định trong ISO 1402-1994.

J.3.5.5.2 Áp suất thử bằng 6750 kPa phải được tác dụng trong 10 phút mà không xuất hiện rò rỉ.

J.3.5.5.3 Áp suất phá vỡ không được nhỏ hơn 10000 kPa.

J.3.6 Đầu nối

J.3.6.1 Đầu nối phải được làm bằng thép hoặc bằng đồng và bề mặt phải làm bằng vật liệu chịu ăn mòn.

J.3.6.2 Đầu nối phải theo kiểu bóp ngấn và được tạo thành đầu nối ống mềm hoặc bu lông banjo.

J.3.6.3 Bu lông banjo phải phù hợp với tiêu chuẩn DIN 7643.

J.3.7 Cụm ống mềm và đầu nối

J.3.7.1 Cụm (ống lắp đầu nối) ống phải được thử xung lực theo ISO 1436.1-2001.

J.3.7.1.1 Phép thử phải được thực hiện với dầu tuần hoàn có nhiệt độ bằng 93oC và áp suất nhỏ nhất bằng 3000 kPa.

J.3.7.1.2 Ống phải được cho chịu 150000 xung lực.

J.3.7.1.3 Sau khi thử xung lực, ống phải chịu được áp suất thử như đã nêu tại J.3.5.5.2.

J.3.7.2 Thử độ kín khí

J.3.7.2.1 Cụm ống (ống lắp đầu nối) phải chịu được áp suất khí bằng 3000 kPa trong 5 phút mà không xuất hiện rò rỉ.

J.3.8 Ghi nhãn

J.3.8.1 Các ống phải mang nhãn hiệu nhận biết rõ ràng, không thể tẩy xoá được với khoảng cách ghi không lớn hơn 0,5 m bao gồm các ký tự, số, ký hiệu thể hiện các thông tin sau:

J.3.8.1.1 Tên hoặc nhãn hiệu thương mại của nhà sản xuất.

J.3.8.1.2 Tháng, năm chế tạo.

J.3.8.1.3 Cỡ kích thước và nhãn của loại ống.

J.3.8.1.4 Ký hiệu nhận biết “L.P.G. Loại 1”.

J.3.8.2 Mỗi đầu nối phải mang một tên hoặc nhãn hiệu thương mại của nhà sản xuất.

PHỤ LỤC K

(Quy định)

YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỐI VỚI ĐẦU NẠP KHÍ

K.1 Đầu nạp được định nghĩa tại 3.16.

K.2 Phân loại bộ phận (theo hình 1):

Đầu nạp: loại 3.

Van một chiều: loại 3

K.3 Áp suất phân loại: 3000 kPa.

K.4 Nhiệt độ cho phép: -20oC đến 65oC.

Đối với các nhiệt độ vượt quá giới hạn nêu trên có thể áp dụng các điều kiện thử đặc biệt.



K.5 Yêu cầu chung

Yêu cầu về cách điện được quy định tại 7.14.2.

Yêu cầu đối với đầu nạp được quy định tại 7.14.10.

K.6 Các quy trình thử được áp dụng: Quy định trong Phụ lục R.

Thử quá áp theo quy định tại R.4.

Thử rò rỉ ra ngoài theo quy định tại R.5.

Thử khả năng chịu nhiệt độ cao theo quy định tại R.6.

Thử khả năng chịu nhiệt độ thấp theo quy định tại R.7.

Thử rò rỉ tại mặt tiếp xúc theo quy định tại R.8.

Thử độ bền theo quy định tại R.9 (với 6000 chu trình làm việc).

Thử khả năng phù hợp với LPG theo quy định tại R.11*.

Thử khả năng chịu ăn mòn theo quy định tại R.12**.

Thử khả năng chịu rão theo quy định tại R.15*.

Thử chu trình nhiệt độ theo quy định tại R.16*.

F51





PHỤ LỤC L

(Quy định)

CÁC QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN BÌNH CHỨA LPG

Giải thích các ký hiệu của các đại lượng

Ph: áp suất thử thuỷ lực (kPa);

Pr: áp suất vỡ bình chứa đo trong quá trình thử phá vỡ (kPa);

Re: ứng suất chảy nhỏ nhất (N/mm2), được bảo đảm bởi tiêu chuẩn vật liệu;

Rm: độ bền kéo nhỏ nhất (N/mm2) được đảm bảo bởi tiêu chuẩn vật liệu;

Rmt: độ bền kéo thực tế (N/mm2);

a: độ dày nhỏ nhất của thành vỏ hình trụ tiêu chuẩn theo tính toán (mm);

b: độ dày nhỏ nhất của đáy hình đĩa theo tính toán (mm);

D: đường kính ngoài danh nghĩa của bình chứa (mm);

R: bán kính trong của đáy hình đĩa theo tiêu chuẩn bình chứa hình trụ (mm);

r: bán kính phần nối trong của đáy hình đĩa theo tiêu chuẩn bình chứa hình trụ (mm);

H: chiều cao ngoài của đáy hình đĩa của bình chứa (mm);

h: chiều cao ngoài phần hình trụ của đáy hình đĩa (mm);

L: chiều dài vỏ chịu ứng suất của đáy bình chứa (mm);

A: giá trị độ giãn dài (%) của vật liệu chế tạo;

Vo: thể tích ban đầu của bình chứa tại thời điểm áp suất tăng trong phép thử phá vỡ (dm3);

V: thể tích cuối cùng của bình chứa sau khi vỡ (dm3);

g: gia tốc trọng trường (m/s2);

c: hệ số hình dạng;

z: hệ số giảm ứng suất.



L.1 Yêu cầu

L.1.1 Các bình chứa hình trụ được nêu trong phụ lục này được ký hiệu như sau:

LPG-1 Bình chứa làm bằng kim loại

LPG-4 Bình chứa làm bằng composit

L.1.2 Kích thước

Tất cả các kích thước không ghi rõ dung sai phải tuân theo tiêu chuẩn dung sai TCVN 7294-1:2003.



L.1.3 Vật liệu

L.1.3.1 Vật liệu được sử dụng để chế tạo vỏ bình chứa chịu ứng suất phải bằng thép theo quy định của tiêu chuẩn BS EN 10120 (tuy nhiên, vỏ bình chứa có thể làm bằng các vật liệu khác miễn là bình chứa cùng có các đặc tính an toàn và đã được cơ quan thẩm quyền chứng nhận).

L.1.3.2 Vật liệu cơ bản là vật liệu ở trạng thái chưa thực hiện các nguyên công chế tạo cụ thể (ở dạng phôi).

L.1.3.3 Tất cả các phần của thân bình chứa và tất cả bộ phận hàn vào thân bình phải được làm bằng các vật liệu phù hợp với nhau.

L.1.3.4 Vật liệu hàn phải phù hợp với vật liệu cơ bản để hình thành mối hàn có các tính chất tương đương với các tính chất được quy định đối với các vật liệu cơ bản.

L.1.3.5 Nhà sản xuất bình chứa phải cung cấp các tài liệu sau:

(a) Đối với bình chứa bằng kim loại: giấy chứng phân tích thành phần hoá học của vật đúc.

(b) Đối với bình chứa bằng composit: giấy chứng nhận phân tích tính trơ hoá học liên quan đến các phép thử được thực hiện theo các yêu cầu trong Phụ lục L-L6.

(c) Cơ tính của vật liệu đối với thép hoặc các vật liệu khác được sử dụng để chế tạo các chi tiết chịu áp suất. Đối với thép hoặc các vật liệu khác được sử dụng để chế tạo các bộ phận chịu áp suất, nhà sản xuất bình chứa phải cung cấp các giấy chứng nhận phân tích hoá học và cơ tính của vật liệu.



L.1.3.6 Việc phân tích phải được thực hiện độc lập. Phép phân tích được thực hiện trên cả các mẫu thử lấy từ những vật liệu đã cung cấp cho nhà sản xuất bình chứa và trên bình chứa thành phẩm.

L.1.3.7 Nhà sản xuất phải cung cấp kết quả của phép thử nhiệt luyện và cơ khí cùng với kết quả phân tích vật liệu vỏ bình, vật liệu làm đầu nạp khí và kết quả kiểm tra mối hàn và các quá trình liên quan tới hàn các bộ phận của bình chứa LPG.

L.1.4 Áp suất và nhiệt độ cho phép

L.1.4.1 Nhiệt độ cho phép

Nhiệt độ làm việc cho phép của bình chứa phải từ -20oC đến 65oC.

Đối với nhiệt độ làm việc cao nhất vượt quá nhiệt độ nêu trên có thể áp dụng các phép thử đặc biệt nếu được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận.

L.1.4.2 Áp suất cho phép

Áp suất làm việc cho phép của bình chứa phải bằng 3000 kPa.



L.1.5 Đối với bình chứa kim loại, quy trình xử lý nhiệt phải tuân theo các yêu cầu sau đây:

L.1.5.1 Việc xử lý nhiệt phải được thực hiện trên một số phần hoặc cả bình chứa hoàn chỉnh.

L.1.5.2 Những phần bình chứa bị làm biến dạng lớn hơn 5% phải được xử lý nhiệt bằng phương pháp thường hoá.

L.1.5.3 Bình chứa có thành dày từ 5mm trở lên phải được xử lý nhiệt như sau:

L.1.5.3.1 Giảm ứng suất hoặc thường hoá, đối với vật liệu đã được cán nóng và thường hoá,

L.1.5.3.2 Thường hoá, đối với các vật liệu khác.

L.1.5.4 Nhà sản suất phải cung cấp các tài liệu về quy trình xử lý nhiệt đã được sử dụng.

L.1.5.5 Không được xử lý nhiệt cục bộ trên một bình chứa hoàn chỉnh.

L.1.6 Tính toán các bộ phận chịu áp suất

L.1.6.1 Đối với bình chứa bằng kim loại

L.1.6.1.1 Độ dày của thành vỏ hình trụ của bình chứa không được nhỏ hơn độ dày tính toán theo công thức sau:

L.1.6.1.1.1 Đối với bình chứa không có mối hàn dọc:



L.1.6.1.1.2 Đối với bình chứa có mối hàn dọc:

z = 0,85 khi chụp ảnh bức xạ toàn phần từng chỗ giao nhau của các mối hàn dọc và theo chu vi và trên đoạn mối hàn dọc liền kề với chỗ giao nhau dài 100 mm và trên đoạn mối hàn theo chu vi liền kề với chỗ giao nhau dài 50mm (25 mm mỗi bên so với chỗ giao nhau)

Phép thử này phải được thực hiện tại thời điểm đầu và cuối mỗi ca làm việc trong dây chuyền sản xuất.

z = 1 khi chụp ảnh bức xạ cục bộ từng chỗ giao nhau và đoạn mối hàn dọc liền kề với chỗ giao nhau dài 100 mm và đoạn mối hàn theo chu vi liền kề với chỗ giao nhau dài 50 mm (25 mm mỗi bên so với chỗ giao nhau).

Phép thử này phải được thực hiện với 10% sản phẩm bình chứa: bình chứa được thử là những bình được chọn ngẫu nhiên. Nếu phép thử bằng chụp ảnh bức xạ này phát hiện ra các khuyết tật không chấp nhận được (như định nghĩa tại L.2.4.1.4), phải áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết để kiểm tra quy trình sản xuất theo yêu cầu và loại trừ khuyết tật.

L.1.6.1.2 Kích thước và tính toán các đáy (xem hình vẽ ở Phụ lục L-L4)

L.1.6.1.2.1 Các đáy bình chứa phải làm từ một tấm thép liền, phải lồi ra theo tác dụng của áp suất và phải có dạng chỏm cầu hoặc elip (ví dụ được nêu trong Phụ lục L-L5)

L.1.6.1.2.2 Đáy bình chứa phải đáp ứng điều kiện sau:

Đáy hình đĩa dạng chỏm cầu

0,003 D ≤ b ≤ 0,08 D

r ≥ 0,1 D R ≤ D

H ≥ 0,18 D

r ≥ 2 b

h ≥ 4 b


h ≥ 0,15 D (Không áp dụng cho bình chứa được mô tả trong hình L2.2a, Phụ lục L-L2)

Đáy hình Elip

0,003 D ≤ b ≤ 0,08 D

H ≥ 0,18 D

h ≥ 4 b


h ≥ 0,15 D (Không áp dụng cho bình chứa được mô tả trong hình L2.2a, Phụ lục L-L2)

L.1.6.1.2.3 Độ dày của các đáy bình không được nhỏ hơn giá trị được tính bằng công thức sau:

Hệ số hình dạng C thường sử dụng cho các đáy được nêu trong bảng và trong đồ thị trong Phụ lục L-L4.

Độ dày thành của viền đáy hình trụ không được sai khác hoặc nhỏ hơn 15% so với độ dày nhỏ nhất của thành vỏ.

L.1.6.1.3 Độ dày danh nghĩa của đáy bình và phần hình trụ không được nhỏ hơn + 1mm nhưng không được nhỏ hơn 1,5 mm.

L.1.6.1.4 Vỏ bình chứa được làm từ một, hai hoặc ba phần. Khi vỏ bình được làm từ hai hoặc ba phần, các mối hàn dọc phải được dịch chuyển/xoay lệch nhau một đoạn ít nhất bằng 10 lần độ dày của thành bình chứa (10 a).

Đáy phải được làm từ một tấm thép liền và lồi.



L.1.6.2 Tính toán các chi tiết chịu áp suất của bình chứa bằng composit

Ứng suất trong bình chứa phải được tính toán cho tùng kiểu bình chứa. áp suất được sử dụng trong các phép tính này phải là áp suất thiết kế và áp suất thử phá vỡ. Các phép tính phải sử dụng các kỹ thuật phân tích phù hợp để tạo ra sự phân bố ứng suất trên toàn bình chứa.



L.1.7 Kết cấu mối hàn và kỹ thuật hàn

L.1.7.1 Yêu cầu chung

L.1.7.1.1 Nhà sản xuất phải có một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và duy trì được điều kiện và quy trình đảm bảo bình chứa thành phẩm thoả mãn các yêu cầu trong phụ lục này.

L.1.7.1.2 Thông qua việc giám sát chặt chẽ, nhà sản xuất phải bảo đảm các vật liệu nguyên thuỷ và các chi tiết dập được sử dụng để chế tạo bình chứa không có khuyết tật có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn của bình chứa.

L.1.7.2 Các bộ phận chịu áp suất

L.1.7.2.1 Nhà sản suất phải mô tả phương pháp hàn, quy trình được sử dụng và thể hiện rõ việc kiểm tra được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất.

L.1.7.2.2 Yêu cầu hàn

Mối hàn giáp mép phải được thực hiện bằng quy trình hàn tự động.

Mối hàn giáp mép trên vỏ chịu ứng suất không được nằm trong vùng có sự thay đổi về biên dạng.

Mối hàn góc không được chồng lên mối hàn giáp mép và phải cách mối hàn giáp mép ít nhất là 10 mm. Mối hàn nối các phần tạo nên vỏ bình chứa phải thoả mãn các yêu cầu sau (xem hình vẽ làm ví dụ trong Phụ lục L-L1):

- Mối hàn dọc: mối hàn này được hàn theo dạng mối hàn giáp mép trên toàn bộ đoạn vật liệu làm thành bình.

- Mối hàn theo chu vi: mối hàn này được hàn theo dạng mối hàn giáp mép hai đầu trên đoạn vật liệu làm thành bình. Mối hàn gờ nối được coi là kiểu mối hàn giáp mép đặc biệt

Việc hàn các tấm bản hoặc vành van lồi ra được thực hiện theo hình L1.3 Phụ lục L-L1.

Mối hàn để cố định các giá đỡ hoặc các vòng đai vào bình chứa phải được hàn bằng mối hàn giáp mép hoặc mối hàn góc.

Các khung đỡ phải được hàn bằng mối hàn theo chu vi. Mối hàn phải đủ bền để chịu được các lực

được sinh ra do rung động, phanh xe và các ngoại lực khác có gia tốc ít nhất bằng 30 g (g là gia tốc trong trường) theo tất cả các hướng.

Khi hàn giáp mép, độ lệch phẳng của các đầu nối không được vượt quá 1/5 độ dày của thành bình (a ).

L.1.7.2.3 Kiểm tra mối hàn

Nhà sản xuất phải đảm bảo các mối hàn được ngấu hoàn toàn mà không lệch hướng hàn, không có các khuyết tật ảnh hưởng đến sự an toàn của bình chứa.

Đối với bình chứa gồm hai phần, phép kiểm tra bằng chụp ảnh bức xạ phải được thực hiện trên các mối hàn giáp mép theo chu vi trên chiều dài 100 mm, trừ các mối hàn gờ nối được mô tả trong Phụ lục

L-L1. Khi một bình chứa được chọn tại thời điểm bắt đầu và kết thúc từng kíp làm việc trong sản xuất liên tục và trong trường hợp sản xuất bị gián đoạn trong với khoảng thời gian lớn hơn 12 giờ thì bình chứa đầu tiên được hàn cũng phải được chụp ảnh bức xạ.



L.1.7.2.4 Sai lệch độ tròn của bình chứa

Sai lệch giữa đường kính ngoài lớn nhất và nhỏ nhất trên cùng một mặt cắt ngang không được lớn hơn 1% trung bình cộng của các đường kính này.



L.1.7.3 Phụ kiện bình chứa

L.1.7.3.1 Các giá đỡ phải được chế tạo và lắp cố định vào thân bình bảo đảm không gây tập trung ứng suất nguy hiểm hoặc bị đọng nước.

L.1.7.3.2 Đế bình chứa phải đủ bền và phải được chế tạo bằng thép phù hợp với loại thép chế tạo bình chứa. Hình dáng của đế bình phải được thiết kế bảo đảm sự ổn định cần thiết cho bình chứa.

Mép trên của đế bình phải được hàn vào bình chứa sao cho không bị đọng nước và không cho nước lọt vào giữa đế bình và bình chứa.



L.1.7.3.3 Dấu chuẩn phải được cố định trên bình chứa để bảo đảm lắp đặt đúng.

L.1.7.3.4 Tấm ghi nhãn (nếu có) phải được gắn cố định vào phần vỏ chịu ứng suất và không thể tháo được.

L.1.7.3.5 Phải có quy định về việc lắp vỏ bọc kín khí hoặc một bộ phận bảo vệ các phụ kiện bình chứa.

L.1.7.3.6 Tuy nhiên, có thể sử dụng loại vật liệu khác để chế tạo giá đỡ, miễn là độ bền của bình chứa được bảo đảm và vật liệu này không gây nguy hiểm cho bình chứa.

L.1.7.4 Chống cháy

Bình chứa đại diện cho một kiểu bình chứa, tất cả các phụ kiện được lắp vào bình chứa và các vật liệu cách nhiệt hoặc chống cháy lắp thêm phải được thử chống cháy theo quy định tại L.2.6.



L.2 Phương pháp thử

Các bảng L.1 và L.2 dưới đây nêu khái quát các phép thử phải được thực hiện đối với các bình chứa LPG nguyên mẫu cũng như từng loại bình chứa trong suốt quá trình sản xuất. Tất cả các phép thử phải được thực hiện tại nhiệt độ môi trường bằng 20oC ± 5oC, trừ khi có quy định khác.



Bảng L.1. Các phép thử phải được thực hiện đối với bình chứa bằng kim loại

Các phép thử

Số lượng mẫu thử trong 1 lô sản phẩm

Số lượng bình chứa được thử phê duyệt

Quy định tại

Thử kéo

1

21)

L.2.1.2.2

Thử uốn

1

21)

L.2.1.2.3

Thử phá vỡ

-

2

L.2.2

Thử thủy lực

tất cả

100%

L.2.3

Thử chống cháy

1

1

L.2.6

Kiểm tra bằng chụp ảnh

1

100%

L.2.4.1

Kiểm tra tổng quát

1

21)

L.2.4.2

Kiểm tra các mối hàn

1

100%

L.1.7.2.3

Kiểm tra bằng quan sát các chi tiết của bình chứa

1

100%

-

Chú thích: Số lượng mẫu để thử phê duyệt phải là 6;

- Thể tích và độ dày thành từng chi tiết của một trong các bình chứa nguyên mẫu phải được xác định.



Bảng L.2. Các phép thử phải được thực hiện đối với bình chứa bằng composit

Các phép thử

Số lượng mẫu theo lô sản phẩm

Số lượng bình chứa được thử phê duyệt

Quy định tại

Thử phá vỡ

1/1 lô

3

L.2.2

Thử thủy lực

tất cả

tất cả

L.2.3

Thử chu trình áp suất ở nhiệt độ môi trường

1 trên 5 lô

3

L.2.3.6.1

Thử chu trình áp suất ở nhiệt độ cao

-

1

L.2.3.6.2

Thử rò rỉ ra ngoài

-

1

L.2.3.6.3

Thử thấm

-

1

L.2.3.6.4

Thử tuần hoàn LPG

-

1

L.2.3.6.5

Thử rão ở nhiệt độ cao

-

1

L.2.3.6.6

Thử lửa

-

1

L.2.6

Thử va chạm

-

1

L.2.7

Thử rơi

-

1

L.2.8

Thử mô men xoắn các cổ lắp van

-

1

L.2.9

Thử môi trường a-xít

-

1

L.2.10

Thử bức xạ tia cực tím

-

1

L.2.11


tải về 0.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương