Tcvn 7466: 2005 phưƠng tiện giao thông đƯỜng bộ BỘ phận của hệ thống nhiên liệu khí DẦu mỏ hoá LỎng (lpg) DÙng cho xe cơ giới yêu cầu và phưƠng pháp thử trong phê duyệt kiểU



tải về 0.71 Mb.
trang8/9
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích0.71 Mb.
#1977
1   2   3   4   5   6   7   8   9

R.3 Yêu cầu chung

R.3.1 Các phép thử rò rỉ phải được thực hiện với khí có khả năng điều áp như không khí hoặc nitơ.

R.3.2 Khi thử độ bền thuỷ tĩnh, có thể sử dụng nước hoặc chất lỏng khác để tạo ra áp suất theo yêu cầu.

R.3.3 Tất cả các kết quả thử phải nêu rõ loại môi chất thử được sử dụng (nếu sử dụng)

R.3.4 Đối với các phép thử rò rỉ và độ bền thuỷ tĩnh, chu trình thử không được nhỏ hơn 1 phút.

R.3.5 Tất cả các phép thử phải được thực hiện tại nhiệt độ phòng bằng 20oC ± 5oC, trừ khi có quy định khác.

R.4 Thử quá áp bằng chất lỏng

Bộ phận chứa LPG phải chịu được áp suất thử thuỷ lực được quy định trong bảng R.1 (bằng 2,25 lần so với áp suất phân loại lớn nhất) trong thời gian ít nhất 1 phút khi đóng cửa ra của bộ phận chịu áp suất cao mà không bị nứt vỡ hoặc biến dạng dư.

Trước khi được thử độ bền lâu theo R.9, các mẫu được nối với môt nguồn tạo áp suất thuỷ tĩnh. Các van ngắt và đồng hồ áp suất có dải áp suất từ 1,5 lần đến 2 lần áp suất thử được lắp vào đường ống dẫn tạo áp suất thuỷ lực.

Bảng R.2 giới thiệu áp suất phân loại và các áp suất được sử dụng trong phép thử quá áp theo phân loại



Bảng R.2

Phân loại bộ phận

Áp suất phân loại

(kPa)


Áp suất thử để thử quá áp

(kPa)


Loại 1,3

3000

6750

Loại 2A

120

270

Loại 2

450

1015

R.5 Thử rò rỉ ra ngoài

R.5.1 Bộ phận không xuất hiện rỏ rỉ qua thân hoặc các nắp thân hoặc các mối nối khác và không được xuất hiện vết rỗ trên phôi đúc khi thử theo quy định tại R.5.3 tại áp suất thử khí tĩnh từ 0 đến áp suất nêu trong bảng R.3. Yêu cầu trên được coi là thoả mãn nếu các quy định nêu tại R.5.4 đuợc thoả mãn.

R.5.2 Phép thử phải được thực hiện trong các điều kiện sau đây:

- tại nhiệt độ phòng;

- tại nhiệt độ làm việc nhỏ nhất;

- tại nhiệt độ làm việc lớn nhất.

Các nhiệt độ làm việc nhỏ nhất và lớn nhất được quy định trong các phụ lục.

R.5.3 Trong khi thực hiện phép thử này, mẫu thử được nối tới nguồn áp suất khí tĩnh (bằng 1,5 lần áp suất lớn nhất; đối với bộ phận loại 3, áp suất khí tĩnh bằng 2,25 lần áp suất lớn nhất). Van ngắt và đồng hồ áp suất có dải áp suất từ 1,5 lần đến 2 lần áp suất thử được lắp vào đường ống tạo áp suất. Đồng hồ áp suất được lắp giữa van ngắt và mẫu thử. Trong khi chịu áp suất thử, mẫu phải được ngâm trong nước để phát hiện rò rỉ hoặc sử dụng phương pháp thử tương đương khác (đo lưu lượng hoặc độ giảm áp suất).

Bảng R.3. Áp suất phân loại và áp suất thử rò rỉ theo phân loại bộ phận


Phân loại bộ phận

Áp suất phân loại

(kPa)


Áp suất thử rò rỉ

(kPa)


Loại 1

3000

4500

Loại 2A

120

180

Loại 2

450

675

Loại 3

3000

6750

R.5.4 Lượng rò rỉ ra ngoài phải nhỏ hơn lượng rò rỉ cho phép nêu trong các phụ lục; nếu không quy định khác, lượng rò rỉ ra ngoài phải nhỏ hơn 15 cm3/h khi nút kín cửa ra trong điều kiện áp suất khí bằng áp suất thử rò rỉ.

R.6 Thử nhiệt độ cao

Bộ phận chứa LPG không được rò rỉ một lượng lớn hơn 15 cm3/h khi nút kín cửa ra và chịu áp suất khí tại nhiệt độ làm việc lớn nhất (như nêu trong các phụ lục) bằng áp suất thử rò rỉ (bảng R.3). Bộ phận này phải được duy trì ở nhiệt độ này ít nhất 8 giờ.



R.7 Thử nhiệt độ thấp

Bộ phận chứa LPG không được rò rỉ một lượng lớn hơn 15 cm3/h khi nút kín cửa ra và chịu áp suất khí tại nhiệt độ làm việc nhỏ nhất (-200C) bằng áp suất thử rò rỉ (bảng R.3). Chúng phải được duy trì ở nhiệt độ này ít nhất 8 giờ.



R.8 Thử rò rỉ tại mặt tiếp xúc

R.8.1 Các phép thử rò rỉ sau đây tại mặt tiếp xúc được thực hiện trên các mẫu van cung cấp hoặc bộ nạp khí đã qua được phép thử theo R.5 ở trên.

R.8.1.1 Các phép thử rỏ rỉ tại mặt tiếp xúc phải được thực hiện bằng cách nối đầu vào của van mẫu với một nguồn tạo áp suất thử khí, van này ở trạng thái đóng và cửa ra mở. Van ngắt và đồng hồ áp suất có dải áp suất từ 1,5 lần đến 2 lần áp suất thử được lắp vào đường ống tạo áp suất. Đồng hồ áp suất được lắp giữa van ngắt và mẫu thử. Trong khi áp suất thử tác dụng, việc quan sát rò rỉ được thực hiện khi cửa ra mở được nhúng chìm trong nước, trừ khi có quy định khác.

R.8.1.2 Kiểm tra sự phù hợp với các quy quy định từ R.8.2 đến R.8.8 dưới đây bằng cách nối một đoạn ống tới cửa ra của van. Đầu hở của ống nối cửa ra này được đặt trong một xi lanh chia độ ngược theo cm3. Xi lanh này được đậy bằng một nắp kín nước. Dụng cụ này được điều chỉnh sao cho:

(1) đầu mút của ống cửa ra được đặt cao hơn mặt nước khoảng 13 mm trong xi lanh chia độ ngược, và

(2) mức nước bên trong và ngoài xi lanh chia độ ngang bằng nhau. Cùng lúc với việc điều chỉnh này, mức nước trong xi lanh chia độ được ghi lại. Khi các van ở trạng thái đóng, giả định van hoạt động bình thường, không khí hoặc nitơ ở áp suất thử quy định được dẫn vào cửa vào của van với khoảng thời gian thử không nhỏ hơn 2 phút. Trong thời gian này, phải điều chỉnh vị trí thẳng đứng của xi lanh chia độ (nếu cần thiết) để duy trì mức nước trong và ngoài xi lanh ngang bằng nhau.

Kết thúc khoảng thời gian thử và với mức nước bên trong và ngoài xi lanh ngang bằng nhau, mức nước trong xi lanh chia độ được ghi lại. Từ sự thay đổi thể tích trong xi lanh chia độ, lượng rò rỉ được tính toán theo công thức sau:



Trong đó:

V1: lượng rò rỉ không khí hoặc nitơ, cm3/ h.

Vt: thể tích tăng thêm trong xi lanh chia độ trong khi thử, cm3.

t: thời gian thử, min.

P: áp suất khí áp trong khi thử, kPa.

T: nhiệt độ môi trường trong khi thử, K.

R.8.1.3 Thay cho phương pháp nêu trên, lượng rò rỉ có thể được đo bằng lưu lượng kế lắp tại cửa vào của van thử. Khi thử bằng chất lỏng, lưu lượng kế phải có khả năng chỉ thị chính xác lưu lượng rò rỉ lớn nhất cho phép.

R.8.2 Mặt tiếp xúc của van ngắt, ở trạng thái đóng, không được rò rỉ khi chịu áp suất khí tĩnh từ 0 đến 3000 kPa.

R.8.3 Van một chiều có mặt tiếp xúc bằng đệm đàn hồi, ở trạng thái đóng, không được rò rỉ tại áp suất khí tĩnh từ 0 đến 3000 kPa.

R.8.4 Van một chiều có các mặt tiếp xúc kim loại - kim loại, ở trạng thái đóng, không được rò rỉ tại lưu lượng lớn hơn 0,50 dm3/h khi cho áp suất tại cửa vào tăng lên đến áp suất thử theo bảng R.3.

R.8.5 Mặt tiếp xúc của van một chiều phía trên được sử dụng trong cụm đầu nạp khí, ở trạng thái đóng, không được rò rỉ khi chịu áp suất khí tĩnh từ 50 kPa đến 3000 kPa.

R.8.6 Mặt tiếp xúc của đầu nối cấp khí dự phòng, ở trạng thái đóng, không được rò rỉ khi chịu áp suất khí tĩnh từ 0 đến 3000 kPa.

R.8.7 Van an toàn đường ống không được rò rỉ bên trong khi chịu áp suất lên đến 3000 kPa.

R.8.8 Van an toàn (van xả) không được rò rỉ bên trong khi chịu áp suất lên đến 2600 kPa.

R.9 Thử độ bền lâu

R.9.1 Đầu nạp khí hoặc van cung cấp phải phù hợp với các yêu cầu thử nghiệm rò rỉ tại các R.5 và R.8 ở trên sau khi thực hiện số chu trình đóng và mở theo quy định trong phụ lục này.

R.9.2 Van ngắt phải được thử ở trạng thái cửa ra của van được bịt kín. Thân van được điền đầy n-hexane, và cửa vào của van được tạo áp suất bằng 3000 kPa.

R.9.3 Phép thử độ bền lâu phải được thực hiện với tần xuất không lớn hơn 10 lần/ phút. Đối với van ngắt, mô men quay để đóng van phải phù hợp với kích thước bánh tay vặn, chìa vặn hoặc các trang bị khác dùng để điều khiển van.

R.9.4 Các phép thử rò rỉ ra ngoài và rò rỉ tại mặt tiếp xúc, theo quy định tại R.5 (thử rò rỉ ra ngoài) và R.8 (thử rò rỉ tại mặt tiếp xúc), phải được thực hiện ngay sau khi thực hiện phép thử độ bền lâu.

R.9.5 Độ bền lâu của van hạn chế 80% dung tích

Van hạn chế 80% dung tích phải chịu được 6000 chu trình nạp hoàn chỉnh tới mức nạp lớn nhất.



R.10 Phép thử khả năng vận hành

R.10.1 Van an toàn đường ống

R.10.1.1 Sử dụng ba mẫu thử có kích thước, kết cấu và chế độ chỉnh đặt riêng để thực hiện các phép thử áp suất mở và đóng cửa xả. Sử dụng cùng một chế độ chỉnh đặt này đối với ba van để thực hiện các phép thử lưu lượng đối với các phép kiểm tra khác được nêu dưới đây.

Phép kiểm tra áp suất mở và đóng cửa xả theo các phép thử số 1 và 3 nêu tại R.10.1.2 và R.10.1.4

phải đạt yêu cầu không dưới hai lần ứng với từng bộ mẫu thử gồm 3 van.

R.10.1.2 Phép thử các áp suất mở và đóng cửa xả của van an toàn - Phép thử số 1

R.10.1.2.1 Trước khi thử lưu lượng, áp suất mở cửa xả của từng van trong ba van mẫu với kích thước, kết cấu và chế độ chỉnh đặt riêng không được lớn hơn giá trị trung bình cộng các áp suất của từng van + 3 %, nhưng áp suất mở cửa xả không được nhỏ hơn 95% hoặc lớn hơn 105% so với áp suất chỉnh đặt được ghi trên van.

R.10.1.2.2 Áp suất đóng cửa xả của van an toàn trước khi thử lưu lượng không được nhỏ hơn 90% áp suất mở cửa xả ban đầu.

R.10.1.2.3 Van an toàn được nối thông với không khí hoặc nguồn cung cấp khí tĩnh khác có khả năng duy trì tại áp suất lớn hơn áp suất chỉnh đặt ghi trên van thử với áp suất hiệu dụng nhỏ nhất bằng 500 kPa. Van ngắt và đồng hồ áp suất có dải áp suất không nhỏ hơn 1,5 lần và không lớn hơn 2 lần so với áp suất thử được lắp đặt trong hệ thống ống dẫn tạo áp suất. Đồng hồ áp suất được lắp đặt trong hệ thống ống dẫn giữa van thử và van ngắt. áp suất mở và đóng cửa xả được quan sát thông qua một cửa van nước không được cao hơn 100 mm nước.

R.10.1.2.4 Sau khi ghi lại áp suất mở cửa xả của van, áp suất được tăng cao hơn áp suất mở cửa xả để đảm bảo mở được van. Sau đó quan sát kỹ van ngắt và cửa van nước cũng như đồng hồ áp suất. Áp suất tại thời điểm không nhìn thấy bọt khí khi nhìn qua cửa van nước được ghi lại là áp suất đóng cửa xả.

R.10.1.3 Lưu lượng khí qua van an toàn - Phép thử số 2

R.10.1.3.1 Lưu lượng khí qua từng mẫu thử trong ba mẫu van an toàn với kích thước, kết cấu, chế độ chỉnh đặt riêng không được thấp hơn 10% so với lưu lượng lớn nhất quan sát được.

R.10.1.3.2 Trong suốt quá trình thử lưu lượng trên mỗi van không được có dấu hiệu rung động hoặc các tình trạng làm việc bất thường khác.

R.10.1.3.3 Áp suất gió của mỗi van không được nhỏ hơn 65% áp suất mở cửa xả ban đầu.

R.10.1.3.4 Phép thử lưu lượng của van an toàn được thực hiện với áp suất lưu lượng danh nghĩa bằng 120% áp suất chỉnh đặt lớn nhất.

R.10.1.3.5 Phép thử lưu lượng trên van an toàn được thực hiện bằng cách dùng một lưu lượng kế kiểu lỗ tiết lưu được thiết kế và hiệu chuẩn đúng có mặt bích nối tới nguồn cung cấp không khí tạo ra lưu lượng và áp suất phù hợp. Có thể sử dụng một lưu lượng kế khác có môi chất tạo dòng khí tĩnh khác với không khí miễn là kết quả cuối cùng không thay đổi.

R.10.1.3.6 Lưu lượng kế phải được lắp các ống dẫn có độ dài vừa đủ ở cả trước và sau lỗ (hoặc áp dụng cách lắp khác có cánh nắn dòng) đảm bảo không bị nhiễu dòng tại vị trí lỗ bằng cách áp dụng các tỷ lệ thích hợp giữa miệng lỗ với các đường kính ống dẫn.

Các mặt bích mà tấm có lỗ được định vị và kẹp chặt giữa chúng được tạo các đường trích áp suất nối với áp kế. Dụng cụ này chỉ thị độ chênh lệch áp suất thông qua tấm có lỗ và số đọc được sử dụng trong tính toán lưu lượng. Đồng hồ áp suất đã hiệu chuẩn được lắp đặt vào đường ống đo phía sau tấm có lỗ. Đồng hồ cho biết áp suất lưu lượng và số chỉ thị còn được sử dụng để tính toán lưu lượng.



R.10.1.3.7 Dụng cụ chỉ thị nhiệt độ được nối với đường ống đo sau tấm có lỗ cho biết nhiệt độ của không khí tới van an toàn. Số chỉ thị của dụng cụ này được kết hợp trong tính toán để điều chỉnh nhiệt độ của dòng không khí theo nhiệt độ ban đầu 15oC. Khí áp kế dùng chỉ thị áp suất không khí.

Số chỉ thị của khí áp kế được công thêm phần áp suất được chỉ thị trên đồng hồ đo lưu lượng không khí. áp suất tuyệt đối này là giống nhau được kết hợp trong tính toán lưu lượng. áp suất không khí tới lưu lượng kế được điều khiển bởi một van phù hợp lắp trên đường ống cung cấp không khí phía trước lưu lượng kế. Van an toàn thử được nối tới cửa xả của lưu lượng kế.



R.10.1.3.8 Sau khi hoàn thành việc chuẩn bị để thử lưu lượng, van cung cấp không khí được mở từ từ và áp suất trong thử van tăng lên tới giá trị phù hợp. Trong suốt thời gian này, áp suất tại thời điểm mở van đột ngột (pop) được ghi lại là áp suất mở van đột ngột.

R.10.1.3.9 Áp suất dòng chảy cho trước được duy trì không đổi trong một khoảng thời gian ngắn cho đến khi số chỉ thị của dụng cụ đo ổn định. Số chỉ thị của đồng hồ áp suất dòng chảy, áp kế vi sai, và đồng hồ đo nhiệt độ dòng khí phải được ghi lại đồng thời. Sau đó áp suất giảm tới khi van không còn xả nữa.

Áp suất tại thời điểm này được ghi lại là áp suất xả của van.



R.10.1.3.10 Từ dữ liệu được ghi và hệ số lỗ của lưu lượng kế đã biết, lưu lượng dòng không khí của van an toàn thử được tính theo công thức sau:

Trong đó:

Q - Lưu lượng dòng không khí của van an toàn, m3/min, ở áp suất tuyệt đối bằng 100 kPa và nhiệt độ bằng 15oC;

Fb - Hệ số của lỗ cơ sở của lưu lượng kế ở áp suất tuyệt đối bằng 100 kPa và nhiệt độ bằng 15oC;

Ft - Hệ số nhiệt độ dòng không khí để chuyển đổi sang 15oC;

h - Áp suất chênh lệch qua lỗ đo, kPa;

p - Áp suất tuyệt đối của dòng không khí tới van an toàn, kPa (áp suất đồng hồ ghi được cộng với áp suất khí áp kế ghi được)

60 - Mẫu số để chuyển đổi đơn vị từ m3/h thành m3/min.



R.10.1.3.11 Lưu lượng trung bình của ba van an toàn được làm tròn tới 5 đơn vị gần nhất được coi là lưu lượng của van với cỡ kích thước, kết cấu và chế độ chỉnh đặt riêng.

R.10.1.4 Kiểm tra lại áp suất mở và đóng cửa xả của van an toàn - phép thử số 3

R.10.1.4.1 Sau khi thử lưu lượng, áp suất mở cửa xả của van an toàn không được nhỏ hơn 85%, và áp suất đóng cửa xả không được nhỏ hơn 80% so với áp suất mở và đóng cửa xả ban đầu đã ghi lại trong phép thử số 1.

R.10.1.4.2 Các phép thử này được thực hiện sau phép thử lưu lượng khoảng 1 giờ, và quy trình kiểm tra giống như quy trình kiểm tra trong phép thử số 1.

R.10.2 Thử khả năng vận hành van quá dòng

R.10.2.1 Van quá dòng phải hoạt động tại lưu lượng không lớn hơn 10% hoặc không nhỏ hơn 20% so với lưu lượng đóng kín danh định do nhà sản xuất quy định và phải đóng tự động tại áp suất chênh lệch qua van không lớn hơn 100 kPa trong khi thử hoạt động theo các quy định mô tả dưới đây.

R.10.2.2 Ba mẫu thử đại diện cho từng cỡ kích thước và kiểu van phải chịu các phép thử này. Van chỉ để sử dụng với chất lỏng phải được thử với nước, mặt khác các phép thử được thực hiện cả với không khí và nước. Trừ khi có quy định rõ như tại R.10.2.3, các phép thử riêng phải được thực hiện với từng mẫu thử được lắp đặt theo các vị trí có phương thẳng đứng, phương nằm ngang và các chiều đảo ngược. Phép thử với không khí được thực hiện không có ống dẫn hoặc bộ phận hạn chế khác nối vào cửa ra của mẫu thử.

R.10.2.3 Van chỉ để lắp đặt tại một vị trí có thể chỉ được thử nghiệm ở vị trí đó.

R.10.2.4 Phép thử với không khí được thực hiện bằng cách dùng một lưu lượng kế kiểu máng được thiết kế và hiệu chuẩn đúng, có mặt bích nối tới nguồn cung cấp không khí tạo ra lưu lượng và áp suất phù hợp.

R.10.2.5 Mẫu thử được nối với đầu ra của lưu lượng kế. Một áp kế hoặc đồng hồ áp suất có các vạch chia độ không quá 3 kPa phải được lắp trên phía trước mẫu thử để chỉ thị áp suất đóng.

R.10.2.6 Phép thử được thực hiện bằng cách tăng dần lưu lượng của không khí qua lưu lượng kế cho đến khi van kiểm tra đóng. Ngay khi đóng, áp suất chênh lệch qua lưu lượng kế và áp suất đóng được chỉ thị trên đồng hồ phải được ghi lại. Sau đó tính toán lưu lượng dòng chảy ngay khi đóng.

R.10.2.7 Có thể sử dụng các loại lưu lượng kế khác và khí khác với không khí .

R.10.2.8 Phép thử với nước được thực hiện bằng cách sử dụng lưu lượng kế thuỷ lực (hoặc tương đương) được lắp đặt trong hệ thống ống dẫn có đủ áp suất để cung cấp lưu lượng cần thiết. Hệ thống ống dẫn phải gồm có một nén kế đầu vào (thiết bị đo áp suất) hoặc ống dẫn có cỡ kích thước lớn hơn van được thử tối thiểu là một cỡ ống, với một van điều khiển lưu lượng được nối giữa lưu lượng kế và nén kế. Có thể sử dụng một ống mềm và/ hoặc van an toàn thuỷ tĩnh để giảm ảnh hưởng của việc thay đổi áp suất đột ngột khi đóng van quá dòng.

R.10.2.9 Mẫu thử được nối với đầu cửa ra của nén kế. áp kế hoặc đồng hồ áp suất hiệu chuẩn kiểu trễ, cho phép hiển thị giá trị từ 0 đến 1440 kPa được nối với một bộ phân áp về phía trước mẫu thử để chỉ thị áp suất đóng. Việc kết nối được thực hiện bằng cách sử dụng một đoạn ống cao su nối giữa đồng hồ áp suất và bộ phân áp, với một van được lắp đặt tại cửa vào của đồng hồ để cho phép xả không khí từ hệ thống.

R.10.2.10 Trước khi thử, van điều khiển lưu lượng được mở nhỏ, với van xả tại đồng hồ áp suất mở để

xả không khí từ hệ thống. Sau đó van xả đươc đóng lại và phép thử được thực hiện bằng cách tăng dần lưu lượng đến khi van kiểm tra đóng. Trong suốt quá trình thử đồng hồ áp suất được đặt ngang bằng với mẫu thử. Ngay khi đóng, lưu lượng dòng chảy và áp suất đóng phải được ghi lại. Khi van quá dòng ở vị trí ngắt, lượng rò rỉ hoặc lưu lượng tràn của dòng chảy phải được ghi lại.



R.10.2.11 Van quá dòng được sử dụng trong quá trình lắp ráp đầu nạp khí phải đóng tự động tại áp suất chênh lệch không quá 138 kPa khi được thử như mô tả dưới đây.

R.10.2.12 Ba mẫu thử cho từng cỡ kích thước của van được thử bởi các phép thử này. Các phép thử được thực hiện với không khí, và các phép thử riêng được thực hiện với từng mẫu thử được lắp theo phương thẳng đứng và phương nằm ngang. Các phép thử này được thực hiện theo quy định từ R.10.2.4 tới R.10.2.7, với đầu nối ống mềm của đầu nạp khí nối với mẫu thử đồng thời van một chiều ở trên được giữ ở vị trí mở.

R.10.3 Thử lưu lượng nạp

R.10.3.1 Việc thử khả năng hoạt động tốt của van hạn chế 80% dung tích của bình chứa phải được thực hiện với các lưu lượng nạp 20, 50 và 80 l/min hoặc với lưu lượng lớn nhất ở áp suất tuyệt đối trong bình bằng 700 kPa.

R.10.4 Thử độ bền lâu của van hạn chế 80% dung tích

Van hạn chế 80% dung tích của bình chứa phải có khả năng chịu 6000 chu trình nạp đầy đủ tới mức nạp đầy nhất.



R.10.5 Quy trình thử rung

R.10.5.1 Phạm vi

Sau khi thực hiện các phép thử các bộ giới hạn mức nạp đầy của bình chứa bằng phao phải thoả mãn các điều kiện sau:

- Giới hạn mức nạp đầy của bình chứa không quá 80% dung tích của nó;

- Không cho phép nạp vào bình chứa với lưu lượng quá 0,5 l/min tại vị trí ngắt;

- Phải đạt yêu cầu của một trong những quy trình thử nêu tại R.10.5.5 hoặc R.10.5.6 dưới để đảm bảo cho thiết bị được thiết kế chịu được ứng suất do rung động và không bị giảm hiệu suất hoặc có sự cố do môi trường làm việc rung động.



R.10.5.2 Thiết bị thử và cách lắp đặt

Bộ phận thử phải được gắn với thiết bị rung bằng dụng cụ gá lắp thông dụng và tiếp xúc trực tiếp với bộ phận kích rung hoặc bàn rung, hoặc bằng một giá cố định có khả năng truyền các trạng thái rung theo quy định. Thiết bị được sử dụng để đo và/hoặc ghi lại gia tốc hoặc biên độ và tần số rung phải có độ chính xác ít nhất bằng 10% của giá trị đo được.



R.10.5.3 Chọn quy trình thử

Theo lựa chọn của phòng thử nghiệm, các phép thử phải được thực hiện theo cả quy trình A nêu tại R.10.5.5 và quy trình B nêu tại R.10.5.6



R.10.5.4 Quy định chung

Các phép thử sau đây phải được thực hiện dọc theo từng trục của ba trục toạ độ của hạng mục thử.



R.10.5.5 Quy trình A

R.10.5.5.1 Khảo sát sự cộng hưởng

Các tần số cộng hưởng của các bộ giới hạn nạp phải được xác định bằng cách biến đổi từ từ tần số rung thông qua dải tần số được quy định theo các mức gia tốc thử nhỏ nhưng có đủ biên độ để kích thích mẫu thử này. Việc khảo sát công hưởng hình sin có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các mức thử và thời gian chu trình được quy định cho phép thử chu trình, miễn là thời gian khảo sát cộng hưởng được tinh đến trong thời gian chu trình theo yêu cầu tại R.10.5.5.3.



R.10.5.5.2 Thử thời gian đỉnh cộng hưởng

Mẫu thử phải được rung trong 30 phút dọc theo từng trục tại các tần số cộng hưởng lớn nhất được xác

định theo R.10.5.5.1. Mức gia tốc thử phải bằng 1,5 g (14,7 m/s2). Nếu có nhiều hơn 4 tần số cộng hưởng đủ lớn được thiết lập cho một trục nào đó thì phải chọn bốn tần số cộng hưởng lớn nhất cho phép thử này. Nếu có thay đổi về tần số cộng hưởng trong khi thử, thời gian diễn ra sự thay đổi đó phải được ghi lại và ngay lập tức tần số này phải được điều chỉnh để duy trì trạng thái đỉnh cộng hưởng. Thời gian đỉnh cộng hưởng tổng cộng phải được bao gồm trong thời gian thử chu trình theo yêu cầu tại R.10.5.5.3.

R.10.5.5.3 Thử chu trình hình sin

Mẫu thử phải được rung theo hình sin trong 3 giờ dọc theo từng trục của 3 trục toạ độ theo:

- mức gia tốc bằng 1,5 g (14,7 m/s2),

- dải tần số từ 5 Hz đến 200 Hz,

- thời gian quét bằng 12 phút.

Tần số rung tác dụng phải được quét qua dải tần số quy định theo logarít. Thời gian quét quy định là thời gian quét lên cộng với thời gian quét xuống.



R.10.5.6 Quy trình B

R.10.5.6.1 Phép thử phải được thực hiện trên một băng thử rung hình sin, tại gia tốc đều bằng 1,5 g và tại các tấn số trong phạm vi từ 5 Hz đến 200 Hz. Phép thử phải kéo dài trong 5 giờ cho từng trục của các trục toạ độ quy định tại R.10.5.4. Băng tần từ 5 Hz đến 200 Hz phải được phủ theo mỗi chiều trên 2 chiều trong 15 phút.

R.10.5.6.2 Một cách khác, trong trường hợp phép thử không được thực hiện bằng cách sử dụng phép thử gia tốc đều, băng tần số từ 5 Hz đến 200 Hz phải được chia nhỏ thành 11 dải 1/2 quãng tám (semi-octave), mỗi băng tần trong chúng gồm một tần số không đổi với gia tốc lý thuyết từ 1 g đến 2 g (g=9,8 m/s2).

Các biên độ rung cho từng băng tần như sau:




tải về 0.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương