Tác giả luận văn xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến


Đường chuẩn phân tích và độ thu hồi của các mẫu thêm chuẩn



tải về 0.96 Mb.
trang8/13
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích0.96 Mb.
#12311
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

Đường chuẩn phân tích và độ thu hồi của các mẫu thêm chuẩn

Đường chuẩn phân tích asen với khoảng nồng độ 0 – 5 g/L được chuẩn bị từ dung dịch chuẩn As 1 g/L. Đường chuẩn là đường bậc 1 với hệ số tương quan R = 0,9999.

Hình : Đường chuẩn phân tích asen trên

Dung dịch chuẩn kiểm chứng ICP- multi-element có nồng độ As 2,5 μg/L được sử dụng để kiểm tra độ chính xác của đường chuẩn với độ thu hồi là 98,7 ± 3,8%.

Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau dự án


Phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau sử dụng trong nghiên cứu này không chỉ giới hạn đánh giá các chỉ tiêu nội tại của rau sản phẩm mà chất lượng rau được đánh giá trên nhiều phương diện, từ điều kiện sản xuất - quá trình sản xuất - đến thu hoạch sản phẩm và cơ chế kiểm soát chất lượng của quá trình sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm được thực hiện trong nghiên cứu điểm. Căn cứ đánh giá dựa theo quy định Quản lý sản xuất kinh doanh rau, quả và chè an toàn (Ban hành kèm theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và theo những hướng dẫn của VietGap. Các nội dung và quá trình đánh giá mà nghiên cứu đã thực hiện được trình bày sau đây.

3.1.1. Đánh giá điều kiện sản xuất của dự án


1. Đất trồng

Vùng sản xuất là vùng đất phù sa cổ, đã trồng rau màu trong nhiều năm, nằm trong quy hoạch trồng rau màu được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt [23]. Khu trồng rau thí điểm không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung, nghĩa trang, đường giao thông lớn.

Kết quả phân tích đất trồng tại địa điểm nghiên cứu trồng thể hiện ở Bbảng 7.

a) pHKCl

pH của đất là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong quá trình đánh giá độ phì nhiêu đất. pH gây ảnh hưởng đến đời sống của hệ sinh vật đất và đặc biệt có ảnh hưởng mạnh đến quá trình lý, hoá, sinh học của đất, tác động trực tiếp đến quá trình hút thu chất dinh dưỡng của cây trồng. Theo Trần Khắc Hiệp (2009) [9], Khoảng pH từ 6 - 7 là tốt nhất cho việc đồng hoá các chất dinh dưỡng. Đất trồng ở vùng nghiên cứu có giá trị pHKCl trong khoảng từ 6,78 đến 7,12. Các mẫu đất tương đối thích hợp cho việc canh tác rau.



Bảng 7. Kết quả phân tích chất lượng đất trồng tại địa điểm thí điểm

Chỉ tiêu

Đơn vị

MĐ1


MĐ2

MĐ3

MĐ4

MĐ5

Trung bình

BNN 2008

QCVN 03:2008

pH KCl




6,78

7,12

6,75

6,45

6,87

6,79







Arsen (As)

mg/kg đất khô

3,23

2,95

3,54

1.322,32

2,75

2,96

12

12

Cadimi (Cd)

mg/kg đất khô

0,43

0,54

0,29

0,4

0,29

0,39

2

2

Chì (Pb)

mg/kg đất khô

28,25

31,43

34,05

27,86

25,5

29,42

70

70

Đồng (Cu)

mg/kg đất khô

29,24

32,60

34,78

26,02

25,04

29,53

50

50

Kẽm (Zn)

mg/kg đất khô

67,85

64,42

71,25

59,63

45,09

61,65

200

200

BNN 2008: Là mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong đất, đối với vùng sản xuất RAT (Ban hành kèm theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/ 10/2008 của Bộ trưởng BNN&PTNT), và cũng là mức giới hạn cho phép theo QCVN 03:2008/BTNMT (QCVN về giới hạn cho phép kim loại nặng trong đất nông nghiệp.


mg/kg



Hình 6. Biểu đồ giá trị pH trong mẫu đất

Hình 7. Biểu đồ giá trị As trong mẫu đất

mg/kg


mg/kg


Hình 8. Biểu đồ giá trị Cd trong mẫu đất



Hình 9. Biểu đồ giá trị Pb trong mẫu đất

mg/kg


mg/kg


Hình 10. Biểu đồ giá trị Cu trong mẫu đất



Hình 11. Biểu đồ giá trị Zn trong mẫu đất






Hình. Biểu đồ giá trị Cu trong mẫu đất

b) Kim loại nặng

Đất bị ô nhiễm kim loại nặng là vấn đề đã và đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu bởi đây là vấn đề quan trọng. Vì từ đất các kim loại độc hại có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua tiếp xúc trực tiếp và chuỗi dinh dưỡng, gây nên nhiều bệnh hiểm nghèo.

Đồng, kẽm là các nguyên tố vi lượng, có vai trò sinh lý đối với cây trồng. Chì, Cadimi và Asen thuộc nhóm các nguyên tố không cần thiết cho cây trồng. Các nguyên tố này trở thành những chất gây ô nhiễm môi trường nếu tồn tại ở nồng độ vượt quá mức nhu cầu sử dụng của sinh vật.

Hình. Biểu đồ giá trị Zn trong mẫu đất

So sánh kết quả phân tích với các chỉ tiêu quy định của BNN 2008 về chất lượng đất với sản xuất rau an toàn, cũng như QCVN 03:2008 về chất lượng đất cho nông nghiệp cho thấy::

Nguyên tố As có hàm lượng trung bình là 2,96 mg/kg, mẫu thấp nhất có giá trị 2,32 mg/kg (MĐ4), mẫu cao nhất có giá trị 3,23 mg/kg (MĐ3). Tất cả các mẫu rất thấp so với mức quy định (12 mg/kg).

Nguyên tố Pb có hàm lượng trung bình 29,42 mg/kg, mẫu cao nhất (MĐ3) có giá trị 34,05 mg/kg và mẫu thấp nhất có giá trị 25,5 mg/kg (MĐ5).

Nguyên tố Cd có hàm lượng trung bình là 0,39 mg/kg, mẫu thấp nhất có giá trị 0,29 mg/kg (MĐ3, MĐ5), mẫu cao nhất có giá trị 0,54 mg/kg (MĐ2). Năm mẫu phân tích đều dưới ngưỡng cho phép (2 mg/kg).

Hàm lượng đồng (Cu) của mẫu đất khu vực nghiên cứu có giá trị trung bình là 29,53 mg/kg. Mẫu cao nhất là MĐ3 (34,78 mg/kg), mẫu thấp nhất là MĐ5 (25,04 mg/kg), dưới ngưỡng cho phép 50 mg/kg

Nguyên tố Zn có hàm lượng trung bình là 61,65 mg/kg, mẫu thấp nhất có giá trị 45,09 mg/kg (MĐ5), mẫu cao nhất có giá trị 71,25 mg/kg (MĐ3). Tất cả các mẫu đều thấp so với mức cho phép (200 mg/kg).

Như vậy, tất cả các chỉ tiêu kim loại nặng trong đất đều đạt yêu cầu về chất lượng đất nông nghiệp (theo QCVN 03:2008) cũng như quy định đối với vùng sản xuất rau an toàn.

Trong quy định đối với vùng sản xuất rau an toàn, mới chỉ có ngưỡng giới hạn đối với kim loại nặng mà chưa có ngưỡng quy định với các độc tố khác, như thuốc bảo vệ thực vật, các chỉ tiêu sinh học (coliform, E.Coli,…). QCVN 15:2008 có quy định về dư lượng thuốc BVTV trong đất nói chung chứ chưa có riêng đối với đất nông nghiệp.



2. Nước tưới

Giá trị trung bình của hai mẫu nước tưới thể hiện ở bảng 8



Bảng 8. Kết quả phân tích nước tưới


Chỉ tiêu

Giá trị trung bình

BNN 2008

QCVN 08:2008

Đơn vị

pH

6,54




5,5 - 9




Cadimi (Cd)

0,008

0,01

0,01

mg/l

Arsen (As)

0,110

0,1

0,05

mg/l

Chì (Pb)

0,075

0,1

0,05

mg/l
Ghi chú:

- BNN 2008: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong nước tưới đối với vùng sản xuất RAT (Ban hành kèm theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ trưởng BNN&PTNT)

- QCVN 08:2008: QCVN về giới hạn cho phép kim loại nặng trong nước sử dụng cho mục đích tưới tiêu


  1. pH của nước tưới

Giá trị pH của nước tưới có ý nghĩa quan trọng, nó góp phần quyết định các đặc tính khác của nước như độ nhớt, có thể làm phân tán hoặc keo tụ các hạt rắn lơ lửng, làm thay đổi hàm lượng chất hữu cơ và hoạt động của hệ vi sinh vật trong nước. pH của nước tưới có giá trị trung bình 6,54 phù hợp đối với nước tưới nông nghiệp theo QCVN 08:2008.

  1. Kim loại nặng


Hình 12. Biểu đồ phân tích kim loại nặng trong nước tưới


mg/l

K
mg/l


ết quả phân tích cho thấy, thông số Cd (0,008 mg/l) đạt yêu cầu về chất lượng nước tưới theo quy định của BNN về sản xuất rau an toàn theo VietGap (0,01 mg/l) cũng như theo QCVN 08:2008. Thông số Pb (0,075 mg/l) không đạt quy chuẩn QCVN 08:2008 (0,05 mg/l) nhưng vẫn đạt yêu cầu theo BNN 2008 (0,1 mg/l). Riêng thông số As (0.12 mg/l) thì có biểu hiện ô nhiễm, cao hơn tiêu chuẩn cho phép (0.1 mg/l) của BNN 2008 và (0.05 mg/kg) theo QCVN 08:2008. Để khắc phục điều này, dự án đã cho xây dựng bể lọc cát vàng, nước sau lọc có giá trị As trung bình 0.07 (mg/kg) đạt tiêu chuẩn của BNN 2008. Hiệu quả xử lý As của bể lọc thể hiện trên hình 13.


Hình 13. Hiệu quả xử lý As của bể lọc

Bể lọc cát hoạt động dựa trên hai cơ chế là: cơ chế lọc lưu giữ (lớp vật liệu lọc hoạt động theo nguyên lý cái rây bột: hạt cặn nhỏ đi qua, hạt lớn bị giữ lại) và cơ chế bám dính (do các lực bề mặt như lực hút tĩnh điện và lực Van dec Val,…gây ra sự bám dính các hạt cặn trên bề mặt vật liệu lọc). Asen được loại bỏ khỏi nước trong bể lọc cát là nhờ sự đồng kết tủa với Fe(III) trên bề mặt của các hạt cát và không gian giữa các lỗ rỗng trong lớp cát. Fe(II) ở dạng hòa tan trong nước, sẽ bị oxi hóa bởi oxi của không khí để tạo thành Fe(III). Hidroxit Fe(III) sẽ được hấp phụ trên bề mặt các hạt cát và tạo thành một lớp hấp phụ mỏng. Asen (V) và Asen (III) trong nước sẽ hấp phụ vào lớp Fe(OH)3 đó và bị giữ lại ở lớp vật liệu lọc (Nguyễn Ngọc Mai, 2009 [11]). Kết quả, nước ra khỏi bể lọc đã được loại bỏ một phần Asen.

Như vậy, Xét theo điều kiện cấp chứng chỉ hiện nay, vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn về kim loại nặng trong đất và nước, đủ điều kiện để sản xuất rau an toàn theo VietGap.

Tuy nhiên, vùng sản xuất vẫn còn các mối nguy có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, đó là:



- Ô nhiễm không khí: Tuy ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào về mối quan hệ giữa ô nhiễm không khí với chất lượng rau, song theo Rajesh Kumar Sharma và cộng sự năm 2008 trong một nghiên cứu về sự nhiễm bẩn rau ở vùng ngoại ô Ấn Độ [34] thì có mối tương quan giữa ô nhiễm kim loại nặng trong không khí (Cu, Pb, Zn, Cd) và kim loại nặng (Cu, Pb, Zn, Cd) trong rau.

- Ô nhiễm từ phân bón: Nguồn phân bón có nguy cơ gây ô nhiễm đối với các chỉ tiêu kim loại nặng, vi sinh vật gây bệnh tuy nhiên chưa được phân tích đánh giá.

- Ô nhiễm từ vùng sản xuất ngoài mô hình dự án: Vùng đất dự án hình chữ U, nằm trong cánh đồng trồng rau màu của xã. Mặt trước là con đường nhỏ dẫn vào cánh đồng, ít người qua lại, nên gần như không bị ảnh hưởng bởi hoạt động giao thông. Ba mặt còn lại tiếp giáp với vùng đất trồng rau ngoài mô hình nên dễ bị ảnh hưởng bởi các hoạt động canh tác như thuốc trừ sâu, phân bón và các hóa chất khác. Để khắc phục ảnh hưởng này, dự án đã tiến hành trồng cây xung quanh và giăng hàng rào nilon chống chuột bọ cũng như loại trừ ảnh hưởng từ vùng canh tác xung quanh.

- Hoạt động phá hoại từ bên ngoài: Tác động này có thể do kẻ xấu muốn phá hoại dự án, ném hóa chất, thuốc BVTV…vào vùng trồng rau. Để hạn chế nguy cơ này, dự án đã cử một người (là thành viên của một hộ tham gia dự án đã được tập huấn kiến thức về VietGap – đồng thời là tổ trưởng nhóm lao động) thường trực, vừa làm thủ kho, ghi chép nhật ký đồng ruộng và bảo vệ.

3. Quản lý phân bón

Theo quan điểm trồng rau sinh thái vẫn có thể sử dụng các loại phân bón hóa học, tuy nhiên phải là những loại phân bón có nguồn gốc và trong danh mục cho phép. Để xem xét ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng nông sản, việc phân tích chất lượng phân bón liên quan là cần thiết. Tuy nhiên, phân bón sử dụng cho sản xuất là nhiều loại của nhiều hãng sản xuất khác nhau, mua theo nhiều đợt khác nhau. Vì vậy, bên cạnh vấn đề kinh phí, thời gian, việc kiểm tra chất lượng phân bón trước khi sử dụng được cho là không khả thi và không được thực hiện.

Để giải quyết vấn đề này, nhà sản xuất phân bón phải có trách nhiệm công bố chất lượng sản phẩm mình. Điều này đã được quy định trong thông tư số 36/2010/TT-BNNPTNT về quản lý kinh doanh, sản xuất và sử dụng phân bón. Theo thông tư, các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phân bón phải tự công bố các chỉ tiêu chất lượng, các đặc tính cơ bản, thông tin cảnh báo, số hiệu tiêu chuẩn của loại phân bón do mình sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh trên một trong các phương tiện là bao bì phân bón, nhãn hàng hóa hoặc tài liệu gắn kèm theo bao bì phân bón. Bên cạnh việc công bố các chỉ tiêu chất lượng về hàm lượng dinh dưỡng (N - P - K), nhà sản xuất phải công bố các chỉ tiêu chất lượng liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm như hàm lượng kim loại nặng, vi sinh vật. Tuy nhiên thông tư lại chưa đưa ra ngưỡng cho phép đối với các chỉ tiêu liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm đó.

Khi việc kinh doanh, sản xuất, chất lượng phân bón được quản lý chặt chẽ, người sử dụng chỉ cần mua phân bón ở các đại lý được phép kinh doanh và có nguồn gốc xuất xứ hàng hóa rõ ràng là có thể quản lý được tác nhân gây ô nhiễm rau trồng từ phân bón. Trong trường hợp người sử dụng tự ủ phân hữu cơ thì cần ủ theo đúng quy trình và phân tích phân ủ trước khi sử dụng. Khu vực ủ phân bón cần được xây dựng ở vị trí thấp, có tường bao quanh để ngăn ngừa sự phát tán của phân ra vùng sản xuất và xâm nhập vào sản phẩm qua gió và nước mưa.

Trong dự án nghiên cứu, phân bón được mua ở các đại lý có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có hướng dẫn sử dụng và hạn sử dụng.

4. Quản lý hóa chất

Cũng như trường hợp phân bón, các hóa chất vẫn được sử dụng trong mô hình thí điểm nhưng phải mua tại cửa hàng, đại lý chính thức, có giấy phép kinh doanh và có nguồn gốc. Về quản lý hóa chất, các công việc sau đây đã được thực hiện:

- Kho chứa hóa chất được thiết kế riêng biệt với các loại vật tư khác, có nội quy ra vào kho hóa chất và có biển cảnh báo nguy hiểm;

- Quy trình sử dụng thuốc được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt dưới sự hướng dẫn của cán bộ giám sát;

- Sau sử dụng có biển cảnh báo nguy hiểm và biển cảnh báo thời gian cách ly cho từng lô sản xuất để tránh rủi ro;

- Giảm thiểu việc sử dụng hóa chất đến mức tối đa có thể;

- Kết hợp sử dụng hoá chất với các biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM).

5. Quản lý rác thải

Rác thải trong quá trình sản xuất được thu gom, đựng trong thùng kín. Các vỏ chai, vỏ bao bì thuốc BVTV được cho vào bể xi măng xây riêng, có nắp đậy. Bên ngoài có biển cảnh báo rác thải nguy hại.



6 . Quản lý kỹ thuật sản xuất

Quy trình trồng rau của dự án được thực hiện theo quy trình trồng RAT do Sở NN&PTNT thành phố Hà Nội ban hành.

Dự án đã thuê một cán bộ kỹ thuật của chi cục BVTV hướng dẫn và thường xuyên giám sát việc thực hiện quy trình và sử dụng vật tư, đặc biệt là phân bón và thuốc BVTV.

3.1.2. Đánh giá việc ghi chép nhật ký đồng ruộng


Hiện nay, nhiều nước đã dựng lên những hàng rào kỹ thuật, trong đó có việc truy xuất nguồn gốc các loại nông sản. Việc này không chỉ để bảo hộ nền sản xuất trong nước mà còn là cách để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, ghi nhật ký đồng ruộng chính là giải pháp hữu hiệu để đảm bảo yêu cầu của các nhà nhập khẩu.

Nhật ký đồng ruộng là những ghi chép về điều kiện sản xuất, mua bán và sử dụng hóa chất, vật tư, phân bón, quá trình chăm sóc từ khi gieo giống đến khi thu hoạch. Đó là yêu cầu bắt buộc trong chương trình thực hành nông nghiệp tốt, là cơ sở nền tảng để hình thành hệ thống truy nguyên nguồn gốc.

Ghi chép nhật ký đồng ruộng là một thói quen bắt buộc ở nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên lại rất lạ lẫm với nông dân nước ta. Trong quy trình VietGap do Bộ NN&PTNT ban hành đã hướng dẫn chi tiết việc thực hiện và ghi chép hồ sơ theo VietGap với 13 mẫu ghi chép nhật ký đồng ruộng. Công việc ghi chép này mặc dù đơn giản, nhưng với người nông dân thì lại trở nên khó khăn, phức tạp, đôi khi được cho là nhiêu khê.

Trong quá trình theo dõi việc ghi chép nhật ký đồng ruộng theo các mẫu quy định trong vụ sản xuất đầu tiên cho thấy, phần lớn các mẫu ghi chép đều cần thiết và phù hợp, song có một số mẫu có nội dung chưa thích hợp, quá chi tiết và còn có sự chồng chéo giữa các mẫu, do đó làm tăng số lượng mẫu ghi chép một cách không cần thiết. Trong bối cảnh các nông dân tham gia vào dự án còn chưa có thói quen ghi chép nhật ký đồng ruộng và có nhiều hạn chế về trình độ học vấn, dự án đã ghi nhận trong một số trường hợp có hiện tượng ngại ghi chép hoặc ghi chép không đầy đủ. Trường hợp này cũng đúng với hầu hết những người trồng rau ở các đơn vị khác nhau tại Hà Nội mà đã được quan sát và tìm hiểu trong khi thực hiện dự án. Đồng thời, việc đối chiếu một hồ sơ ghi chép quá dài cũng đã gây không ít khó khăn cho việc kiểm tra giữa người sản xuất với người lưu thông và sử dụng sản phẩm.



1. Đánh giá về hồ sơ sản xuất theo VietGap (phụ lục 2) từ thực tế sử dụng

Bộ hồ sơ sản xuất được thiết kế bao gồm 13 mẫu ghi chép. Tuy trang bìa hồ sơ xác định là mẫu ghi chép cho vụ sản xuất nhưng qua các nội dung bên trong có thể thấy mẫu này được sử dụng cho từng lô sản xuất (nghĩa là từng đối tượng cây trồng và đợt sản xuất cụ thể). Mặt khác, qua thực tế theo dõi, tác giả nhận thấy nếu lập hồ sơ theo vụ sản xuất sẽ rất khó quản lý và truy xuất số liệu khi cần phải trích yếu hồ sơ cho 1 lô hàng hóa vì:

+ Trong một vụ trồng, đối với 1 loại cây trồng có rất nhiều lô sản xuất. Nếu chỉ ghi thông tin theo ngày và cây trồng ví dụ ngày phun thuốc và cây trồng sẽ không xác định được việc sử dụng thuốc cho lô nào vì trong cùng một cây trồng nhưng có lô cần phun, có lô không cần phun;

+ Có quá nhiều thông tin cho tất cả các cây trồng, rất khó tách thông tin cho từng lô sản xuất. Trong khi đó trước khi xuất mỗi lô sản phẩm đều phải có nhật ký chứng minh xuất xứ thì vẫn phải lập lại hồ sơ cho lô.



2. Đánh giá về từng mẫu trong bộ hồ sơ

- Mẫu 01: Đánh giá điều kiện sản xuất: mẫu này bao gồm các thông tin về chất lượng môi trường vùng sản xuất. Đây là các thông tin đã được xác định khi cấp chứng nhận vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn theo VietGAP và được cơ quan cấp chứng nhận, cơ quan cấp chứng chỉ và người sản xuất định kỳ đánh giá lại. Vì vậy, không nhất thiết phải sử dụng mẫu này cho từng lô sản xuất mà chỉ cần lưu giữ thông tin như một bộ phận bắt buộc trong hồ sơ cấp chứng nhận vùng đủ điều kiện sản xuất theo GAP.

- Mẫu 02: Sử dụng hóa chất và chất phụ gia xử lý ô nhiễm đất

Nhìn chung mẫu này là cần thiết và phù hợp nhưng cần bổ sung thêm thông tin về vị trí xử lý. Đối với vùng sản xuất mà đất trồng đạt tiêu chuẩn thì có thể bỏ qua mẫu này.



- Mẫu 03: Giống và gốc ghép

Nhìn chung các thông tin ghi trong mẫu này là hợp lý, tuy nhiên việc áp dụng chỉ thuận lợi đối với các loại cây trồng được trồng thẳng từ hạt (dưa chuột, đậu ăn quả, rau ăn lá ngắn ngày …..) hoặc với các hộ nông dân, trang trại tự sản xuất cây giống. Đối với các hộ phải mua cây giống từ nơi khác thì việc ghi chép đầy đủ và chính xác các thông tin về ngày sản xuất cây giống, chất lượng cây giống, đã kiểm định, tên hóa chất xử lý, lý do và ngày xử lý là khó có thể thực hiện.



- Mẫu 04: Mua phân bón, chất kích thích sinh trưởng

Mẫu này ghi chép các thông tin về việc mua phân bón, chất kích thích như tên sản phẩm, số lượng, đơn giá, tên đại lý. Các thông tin này tuy cần thiết, nhưng trong thực tế sử dụng không phải mỗi loại phân bón được mua về chỉ để sử dụng cho 1 lô sản phẩm. Mặt khác không phải tất cả các loại phân mua về đều sử dụng cho 1 lô sản phẩm. Vì vậy các thông tin như số lượng, đơn giá v.v..ít có ý nghĩa mà điều quan trọng là lượng dùng thực tế cho lô sản phẩm đó. Vì vậy, thực tế trong mẫu này chỉ cần thông tin liên quan đến nơi mua để xác định tính hợp pháp của nơi bán sản phẩm. Thông tin này có thể ghi kết hợp trong mẫu 05: Sử dụng phân bón và chất KTST.



- Mẫu 05: Sử dụng phân bón/ chất kích thích sinh trưởng

Mẫu này có thể bỏ các chỉ tiêu về loại cây trồng, lô thửa, diện tích lô, công thức sử dụng vì tất cả các thông tin này đều đã có tại phần thông tin chung của hồ sơ. Mẫu 04 và 05 có thể ghép chung vào trong cùng một mẫu để tiện cho việc ghi chép của người nông dân. Các nội dung khác như công thức sử dụng không cần thiết vì đã có cột loại phân và số lượng cụ thể thì không cần nội dung này.



Mẫu: Sử dụng phân bón và chất kích thích sinh trưởng

Ngày sử dụng

Cách sử dụng

Lượng dùng (kg/ lô)

Nơi mua

Phân chuồng

Phân đạm

Phân lân

Phân Kali

Các loại phân khác

























- Mẫu 06: Mua thuốc BVTV

Tương tự như mẫu mua phân bón, mẫu ghi chép nhật ký mua thuốc BVTV cũng không thực sự cần thiết. Nội dung về nơi mua là cần thiết nhưng có thể ghép vào mẫu 7.



- Mẫu 07: Sử dụng thuốc BVTV

Mẫu này ghi chép các nội dung về loại cây trồng, diện tích, tên dịch hại, tên thuốc, liều lượng, lượng sử dụng, loại máy/ dụng cụ phun, tên người phun. Các nội dung loại cây trồng, diện tích là không cần thiết vì đã có trong thông tin chung, vì vậy có thể bổ sung thêm thông tin về nơi mua thuốc.

Ngoài ra, nên bổ sung thông tin về thời gian cách ly của thuốc, diễn biến thời tiết đặc biệt là gió và mưa trong và sau phun thuốc 48h vì các thông tin này rất quan trọng đối với việc giám sát sự trôi dạt của thuốc từ khu vực phun thuốc sang khu vực khác cần tuân thủ cách ly.

Một số nội dung khác chưa thực sự phù hợp bao gồm:

+ Nội dung liều lượng thuốc mg, ml/ l lít nước thực ra là nồng độ thuốc;

+ Lượng thuốc dùng nên giữ đơn vị là g, ml/lô để tránh gây khó khăn cho nông dân và đôi khi có thể nhầm lẫn khi tính toán;

+ Nội dung loại máy/ dụng cụ phun nên thay bằng phương pháp sử dụng/ dụng cụ phun rải;

+ Các cụm từ “phun” nên thay bằng “sử dụng” vì có nhiều loại thuốc không sử dụng theo hình thức phun;

Như vậy mẫu mới có thể thiết kế như sau:

Mẫu: Sử dụng thuốc BVTV

Ngày sử dụng

Tên dịch hại

Loại thuốc

Địa chỉ mua hàng

Phương pháp/ dụng cụ sử dụng

Lượng dùng (g, ml/ lô)

Nồng độ

(g, ml/ lit nước)

Thời gian cách ly cần thiết

Tên người sử dụng

Diễn biến thời tiết (trong 48 h)































- Mẫu 8: bao bì chứa đựng và thuốc BVTV dư thừa sau sử dụng

Theo quy định của VietGAP, toàn bộ bao bì thuốc sau sử dụng phải được thu gom, lưu chứa đúng nơi quy định và tiêu hủy theo phương pháp phù hợp. Vì vậy, nơi lưu chứa bao bì thuốc phải đảm bảo điều kiện và áp dụng thống nhất cho mọi lô sản xuất như đối với lưu chứa các loại vật tư khác (thuốc BVTV, phân bón). Do đó có thể bỏ mẫu này.



- Mẫu 09, 10, 11 và 12

Thể hiện các nội dung về ngày thu hoạch, phương pháp xử lý sau thu hoạch, phân loại và tiêu thụ sản phẩm. Theo tác giả, Trong 4 mẫu này có nhiều thông tin không cần thiết và trùng lặp (do đây là hồ sơ giám sát đối với từng lô sản phẩm cụ thể), do đó có thể bỏ nhiều nội dung và ghép 4 mẫu này thành một mẫu chung về thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể:



- Mẫu 09: Thu hoạch sản phẩm

Mẫu này có thể bỏ các thông tin như giống cây trồng, vị trí lô/ thửa, diện tích do trùng lặp với thông tin chung.



- Mẫu 10: Xử lý sau thu hoạch

Các thông tin trong mẫu như ngày, tháng, năm; tên sản phẩm đều đã có trong mẫu 09.



- Mẫu 11: Phân loại sản phẩm

Việc mua bán sản phẩm do thỏa thuận của bên bán và bên mua nên không cần thiết phải ghi các thông tin về phân loại sản phẩm.



- Mẫu 12: Tiêu thụ sản phẩm

Thông tin người mua, địa chỉ là rất cần thiết còn các thông tin khác đều đã có.

Như vậy, sau khi lọc bỏ thông tin có thể ghép 4 mẫu trên thành mẫu chung như sau:

Mẫu: Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm

Ngày thu hoạch

Sản lượng

Phương pháp xử lý sau thu hoạch

Tên và địa chỉ người mua













- Mẫu 13: Tập huấn cho người lao động

Đây là những nội dung chung có liên quan đến tập huấn cho người lao động trong toàn khu vực, có thể coi là điều kiện cần, giống như điều kiện chất lượng vùng sản xuất, do đó không nên đưa vào hồ sơ của từng lô sản phẩm mà đưa vào nội dung quản lý chung của toàn khu vực.



Bảng 9. Bảng tổng hợp các nội dung chưa phù hợp đề nghị sửa đổi, bổ sung trong các mẫu ghi chép của hồ sơ VietGAP

Tên mẫu

Nội dung cần sửa đổi, bổ sung

Mẫu 01: Đánh giá điều kiện sản xuất

Nên bỏ

Mẫu 02: Sử dụng hóa chất và chất phụ gia xử lý ô nhiễm đất

Cần bổ sung thêm thông tin về vị trí xử lý

Mẫu 03: Giống và gốc ghép

Hợp lý

Mẫu 04: Mua phân bón, chất kích thích sinh trưởng

Có thể ghi kết hợp trong mẫu 05: Sử dụng phân bón và chất KTST

Mẫu 05: Sử dụng phân bón/ chất kích thích sinh trưởng

Bỏ các chỉ tiêu về loại cây trồng, lô thửa, diện tích lô, công thức sử dụng. Có thể ghép chung với mẫu 4

Mẫu 06: Mua thuốc BVTV

Nên bỏ nội dung về nơi mua có thể ghép vào mẫu 7

Mẫu 07: Sử dụng thuốc BVTV

- Bỏ các nội dung loại cây trồng, diện tích;

- Nên bổ sung thông tin về diễn biến thời tiết đặc biệt là gió và mưa trong và sau phun thuốc 48h;

- Thay lượng thuốc mg, ml/ l nước bằng nồng độ thuốc;

- Lượng thuốc dùng nên giữ đơn vị là g, ml/ lô;

- Nên thay loại máy/ dụng cụ phun bằng phương pháp sử dụng/ dụng cụ phun rải;

- Các cụm từ “phun” nên thay bằng “sử dụng”;

- Ghép một số nội dung của mẫu 6 vào thành 1 mẫu chung.


Mẫu 8: Bao bì chứa đựng và thuốc BVTV dư thừa sau sử dụng

Nên bỏ

Mẫu 09: Thu hoạch sản phẩm

Bỏ các thông tin như giống cây trồng, vị trí lô/ thửa, diện tích và các nội dung còn lại nên ghép với mẫu 10, 11 và 12

Mẫu 10: Xử lý sau thu hoạch

Nên bỏ các thông tin ngày, tháng, năm thu hoạch; tên sản phẩm, ghép với mẫu 9, 11 và 12

Mẫu 11: Phân loại sản phẩm

Nên bỏ

Mẫu 12: Tiêu thụ sản phẩm

Chỉ giữ lại thông tin người mua, địa chỉ và nên ghép với mẫu 9, 10 và 11

Mẫu 13: Tập huấn cho người lao động

Nên bỏ

Trong dự án nghiên cứu, Người thủ kho có trách nhiệm ghi chép toàn bộ nhật ký sản xuất, nhập xuất và sử dụng vật tư bằng sổ sách dưới sự hướng dẫn và kiểm tra của cán bộ giám sát. Việc ghi nhật ký được tiến hành đối với lô sản xuất để có thể cấp chứng chỉ theo lô. Mỗi người nông dân cũng có một sổ ghi chép riêng về quá trình sử dụng vật tư và chăm sóc lô mà mình đảm nhận

3.1.3. Đánh giá việc thực hiện quy trình sản xuất rau an toàn và cơ chế giám sát thực hiện.


Quy trình sản xuất thực hiện trong dự án là quy trình sản xuất RAT do Sở NN&PTNT Hà Nội ban hành. Người nông dân được hướng dẫn kỹ thuật trồng RAT. Cán bộ kỹ thuật thuộc Chi cục BVTV chịu trách nhiệm hướng dẫn và giám sát quá trình thực hiện của người dân, nhằm đảm bảo người nông dân tuân thủ đúng quy trình.

Sử dụng phân bón

Các loại phân khi mua về sử dụng có hoá đơn ghi rõ nguồn gốc, nơi mua và được bảo quản trong kho riêng biệt.

Khi xuất phân bón để sử dụng phải có phiếu xuất ghi rõ người xuất, ngày bón, người bón, lô bón, ngày dự kiến thu hoạch, diện tích lô, loại phân, lượng phân và kỹ thuật bón.

Lượng bón đối với phân hữu cơ, phân vi sinh, phân lân, kali được sử dụng theo đúng hướng dẫn kỹ thuật canh tác đối canh tác rau an toàn. Đối với phân đạm: Hạn chế tối đa việc sử dụng phân đạm và phải tuyệt đối tuân thủ thời gian cách ly. Lượng phân bón tuân thủ theo quy trình và đảm bảo đúng thời gian cách ly. Đối với cà chua, không bón đạm trong thời kỳ cây đã cho thu hoạch. Khi hái xong một lứa cà chua mới bổ sung đạm và ngừng thu hoạch tối thiểu là 7 ngày.

Sử dụng thuốc BVTV

Các loại thuốc BVTV được mua ở các công ty hay cửa hàng đại lý hợp pháp (có chứng nhận đăng ký kinh doanh), thuộc danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam và danh mục thuốc sử dụng trên rau do BNN&PTNT quy định. Khi nhập về sử dụng có hoá đơn ghi rõ nguồn, nơi mua và được bảo quản trong kho riêng. Khi xếp trong kho có giá kê, dưới nền có bạt để tránh rơi rớt hoặc thẩm thấu ra xung quanh. Khi xếp trên giá phải xếp thuốc nước ở ngăn dưới, thuốc bột ngăn trên.

Việc sử dụng thuốc BVTV trong dự án được hạn chế tối đa. Thuốc BVTV chỉ được sử dụng trong các trường hợp sau:

- Vào giai đoạn cây con mà dịch hại có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng

- Vào giai đoạn trưởng thành khi mật độ sâu hại quá cao có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất

Khi sử dụng, dự án đã thực hiện việc yêu cầu người nông dân tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: đúng lúc, đúng thuốc, đúng liều lượng và đúng cách. Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học, chỉ sử dụng thuốc hoá học khi: (1) mật độ dịch hại quá cao thuốc sinh học không có khả năng khống chế; (2) không có thuốc sinh học đặc hiệu, đặc biệt là thuốc trừ bệnh; và (3) sử dụng vào giai đoạn cây con. Trong lứa trồng đầu tiên dự án đã sử dụng các thuốc sinh học .

Để quản lý sâu bệnh mà không dùng nhiều thuốc BVTV, chỉ dùng thuốc BVTV thế hệ ba có nguồn gốc sinh học, dự án đã sử dụng biện pháp quản lý dịch hại IPM bao gồm: dùng tay để diệt rệp, cỏ dại và sâu bọ; trồng thêm một số loại rau và cây hoa nhằm bảo vệ các luống rau trồng trước các loại sâu hại. Ví dụ, để tránh con bọ nhảy tấn công bắp cải, dự án đã cho trồng xen một loại cải mơ xanh cùng với bắp cải, loại cải này, theo khẩu vị của con bọ nhảy, ngon hơn bắp cải rất nhiều lần, nên chúng chủ yếu ăn cải mơ xanh thay vì tấn công bắp cải. Dự án cho trồng hoa cúc vàng (có rất nhiều phấn hoa) giữa các lô trồng rau để dẫn dụ những loại sâu bọ, côn trùng đến đẻ trứng, và tiến hành ngắt bỏ những bông hoa xung quanh luống rau để loại bỏ trứng của sâu bọ, côn trùng. Ngoài ra, dự án cũng trồng một số cây có mùi hắc như thì là, tỏi, lá húng để xua đuổi côn trùng.

Khi bắt buộc phải sử dụng thuốc BVTV, thì khi xuất thuốc để sử dụng phải có phiếu xuất ghi rõ người xuất, ngày, người sử dụng, mục đích phun (diệt trừ đối tượng nào), lô sử dụng, ngày dự kiến thu hoạch, diện tích lô, loại thuốc, thời gian cách ly, lượng thuốc, lượng nước pha và kỹ thuật phun rải. Không sử dụng thuốc khi không có cán bộ hướng dẫn kỹ thuật giám sát.

Khi phun thuốc phải có bảo hộ lao động, tuân thủ quy định khi tiếp xúc với chất độc. Sau phun phải cắm biển báo hiệu nguy hiểm để mọi người không qua lại và sử dụng sản phẩm. Chỉ bỏ biển báo khi hết thời gian cách ly.

Người dân tham gia dự án

Tất cả người dân tham gia dự án đều phải tuân thủ đầy đủ quy định đề ra của dự án, chịu sự điều hành và giám sát của cán bộ giám sát đối với các hoạt động có liên quan, ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và an toàn lao động.

Người dân cũng phải tuân thủ đầy đủ hướng dẫn kỹ thuật, quy định bảo hộ lao động, nội quy an toàn khu vực kho chứa và khu vực sản xuất. Tất cả người lao động đều phải tuân thủ qui định chỉ sử dụng các nguồn vật tư của dự án, không tự ý mang theo hoặc sử dụng các vật tư khác khi không có sự đồng ý của cán bộ giám sát.

3.1.4. Đánh giá chất lượng sản phẩm của dự án


3.1.4.1. Đánh giá về mặt cảm quan

Rau là loại cây trồng cần nhiều loại chất dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng. Đó là các nguyên tố đa lượng (NPK) và nguyên tố vi lượng (Mn, Zn, Cu...) (Tạ Thu Cúc, 2006, [8]). Mỗi nguyên tố dinh dưỡng có một vai trò nhất định, sự thiếu hay thừa của bất kỳ nguyên tố nào đều ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây. Chỉ thị đánh giá sự thiếu hay thừa nguyên tố dinh dưỡng có thể quan sát trên hình thái của cây. Tuy nhiên để phân biệt rau an toàn và rau không an toàn qua đánh giá cảm quan rất khó, không đủ độ tin cậy.

Xét về mặt cảm quan so với rau ngoài dự án, trồng tại cụm dân cư số 5- xã Đan Phượng ở cùng thời điểm thu hoạch, rau ăn lá của dự án có màu xanh nhạt, thân cứng và không non mỡ màng, trên lá có nhiều lỗ do vết sâu cắn. Rau ngoài dự án có màu xanh đậm hơn, lá bóng mướt, mọng nước, thân mềm và dễ héo, dễ bị hỏng hơn rau dự án. Khi bẻ ngang phần gốc, rau ngoài dự án thấy có hiện tượng nước từ thân tiết ra. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt là do người trồng rau ngoài dự án đã sử dụng nhiều đạm, không đảm bảo thời gian cách ly khi thu hoạch, dẫn đến tích lũy nitrat trong rau cao hơn.

Xu hào, bắp cải, súp lơ có kích thước nhỏ hơn do không dùng thuốc kích thích sinh trưởng như GA3 có thành phần chủ yếu là axit Gibberellic (thuốc thường được người dân trồng rau sử dụng để rút ngắn thời gian thu hoạch và tăng sinh khối cây trồng), bề ngoài nhìn “khô hơn”, không mỡ màng bằng rau ngoài dự án. Cà chua dự án được để chín tự nhiên mới thu hoạch nên không có màu đồng đều mà thường chỗ vàng chỗ đỏ, những chỗ ít ánh mặt trời hơn sẽ chín chậm. Cà chua ngoài dự án được thu hoạch khi còn xanh hơn, được thúc chín bằng thuốc “Hoa quả thúc chín tố” của Trung Quốc, vì vậy mặc dù bề ngoài căng mọng đỏ đều, nhưng bên trong còn non và nhiều quả hạt vẫn còn xanh. Thuốc thúc chín được nhập lậu từ Trung Quốc và không nằm trong danh mục thuốc được phép sử dụng do Bộ NN&PTNT ban hành nhưng vẫn được người dân sử dụng rộng rãi.

3.1.4.2. Đánh giá một số thông số chất lượng rau

Kết quả phân tích chất lượng rau được thể hiện ở bảng 10 và bảng 11. Kết qủa phân tích các mẫu nông sản của mô hình RST nghiên cứu cho thấy, các chỉ tiêu về dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, nitrat và vi sinh vật đều đạt tiêu chuẩn RAT.

Hàm lượng As khi so sánh với tiêu chuẩn FAO/WHO 1993 (thấp hơn 5 lần so với tiêu chuẩn RAT do Bộ NN&PTNT ban hành năm 2008) có hai mẫu vượt chỉ tiêu, nhưng tất cả các mẫu đều thấp hơn so với tiêu chuẩn RAT, giá trị trung bình là 0,17 mg/kg thấp hơn tiêu chuẩn 0,2 mg/kg.

Hàm lượng Pb, Cd trong các mẫu rau đều thấp hơn so với tiêu chuẩn FAO/WHO và tiêu chuẩn RAT. Trong tiêu chuẩn RAT của Bộ NN&PTNT ban hành không có ngưỡng giới hạn với Cu và Zn, giá trị Cu và Zn trong các mẫu rau phân tích khi so sánh với tiêu chuẩn FAO/WHO đều đạt tiêu chuẩn cho phép.

Mỗi loại rau có khả năng tích lũy nitrat khác nhau và ngưỡng giới hạn nitrat đối với mỗi loại rau chênh lệch rất lớn. Hàm lượng nitrat trong rau xà lách được phép đến 1500 mg/kg trong khi một số loại rau khác là 500 mg/kg. So sánh với tiêu chuẩn FAO/WHO cũng như tiêu chuẩn RAT, các mẫu rau đều nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép.

Sáu mẫu rau phân tích có giá trị colifom trung bình là 18,7 CFU/g, thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn RAT (200 CFU/g), riêng E.Coli không phát hiện được trong các mẫu rau phân tích.



Bảng 10. Dư lượng thuốc BVTV trong các mẫu nông sản trong mô hình


Tên hoạt chất

Dư lượng thuốc BVTV trong các mẫu kiểm tra (mg/ kg)

Cà chua

Su hào

Xà lách

Bắp cải

Súp lơ

Cải ngọt

Dư lượng

MRL

Dư lượng

MRL

Dư lượng

MRL

Dư lượng

MRL

Dư lượng

MRL

Dư lượng

MRL

Emamectin

-

0,02

-

0,01

-

0,01

-

0,01

-

0,01

-

0,01

Abamectin

-

0,02

-

0,01

-

0,01

-

0,01

-

0,01

-

0,01

Validamycin

-




-




-




-




-




-



MRL (Maximum Residue Limit): Mức dư lượng tối đa cho phép theo tiêu chuẩn Châu Âu (EU No.600/2010)

-“: Không phát hiện



Bảng 11. Kết quả phân tích chỉ tiêu kim loại nặng, nitrat và vi sinh vật trong mẫu rau nghiên cứu

Chỉ tiêu

Loại rau

Cà chua

Su hào

Xà lách

Bắp cải

Súp lơ

Cải ngọt

Gía trị

BNN

2008


FAO/WHO 1993

Gía trị

BNN/

2008


FAO/WHO 1993

Gía trị

BNN

2008


FAO/WHO1993

Gía trị

BNN

2008


FAO/WHO 1993

Gía trị

BNN

2008


FAO/WHO 1993

Gía trị

BNN

2008


FAO/WHO1993

As (mg/kg)

0,210

1

0,2

0,31

1

0,2

0,15

1

0,2

0,08

1

0,2

0,10

1

0,2

0,15

1

0,2

Pb (mg/kg)

0,05

0,1

0,5

0,08

0,10

0,5

0,08

0,30

0,5

0,17

0,30

0,5

0,07

0,10

0,5

0,15

0,30

0,5

Cd (mg/kg)

0,01

0,05

0,02

0,01

0,2

0,02

0,02

0,1

0,02

0,01

0,1

0,02

0,02

0,05

0,02

0,01

0,10

0,02

Cu (mg/kg)

1,43




5

1,25




5

0.52




5

0,82




5

2.51




5

2.25




5

Zn (mg/kg)

1,05




10

2,35




10

5,65




10

4,67




10

3,32




10

2,38




10

Coliform CFU/g

12

200




20

200




32

200




16

200




19

200




25

200




F. Coli (CFU/g)

0

10




0

10




0

10




0

10




0

10




0

10




NO3- mg/kg

130

150

300

210

500

500

568

1500

1500

215

500

500

154

500

500

312

500





BNN 2008: Mức tối đa cho phép trongđược quy định theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của BNN&PTNT

FAO/WHO 1993: Ngưỡng tối đa cho phép được quy định theo FAO/WHO 1993


Hình 14. Biểu đồ giá trị As trong rau




Hình 15. Biểu đồ giá trị Pb trong rau

Hình 16. Biểu đồ giá trị Cd trong rau





Hình 17. Biểu đồ giá trị Cu trong rau

Hình 18. Biểu đồ giá trị Zn trong rau



Hình 19. Biểu đồ giá trị nitrat trong rau



Hình 20. Biểu đồ giá trị Coliform và E.Coli

3.1.5. Đánh giá quá trình thu hoạch và sơ chế sản phẩm

Sản phẩm được thu hoạch khi đủ độ chín và tuân thủ đầy đủ thời gian cách ly theo quy định đối với các nguồn vật tư sử dụng. Trước khi thu hoạch, cán bộ giám sát cùng với nông dân đối chiếu sổ ghi chép và rà soát lại toàn bộ quá trình sử dụng vật tư trước đó để khẳng định đã tuân thủ đầy đủ kỹ thuật và thời gian cách ly. Lấy mẫu đại diện kiểm tra chất lượng trong thời điểm thu hoạch.

Khi thu hoạch rau, sản phẩm được đựng trong thùng nhựa không bị nhiễm bẩn, loại bỏ lá già, lá héo, củ quả bị sâu, dị dạng, và rửa rau bằng nước sạch rồi để ráo nước. Sau đó mới cho vào bao túi sạch.

Do nguồn kinh phí hạn chế nên dự án chưa xây dựng cơ sở sơ chế sản phẩm theo VietGap cũng như xin cấp chứng nhậnVietGap để có thương hiệu khi đưa ra thị trường. Vì lẽ đó, mặc dù rau sinh thái của dự án đảm bảo là rau đạt chất lượng theo các tiêu chuẩn hiện hành và theo quan điểm của người tiêu dùng Hà Nội, nhưng rau lại chưa được chứng nhận nên chưa thể đem lại sự tin tưởng cho người tiêu dùng. Vì vậy, rau mới chỉ đưa ra chợ bán với giá bán của rau thường.



tải về 0.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương