Tác giả luận văn xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến


Theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN thì VietGAP có thể được tóm tắt như sau



tải về 0.96 Mb.
trang5/13
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích0.96 Mb.
#12311
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

Theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN thì VietGAP có thể được tóm tắt như sau:

Đáp ứng điều kiện sản xuất, sơ chế an toàn theo VietGAP

Cán bộ kỹ thuật, người lao động, quy trình sản xuất, sơ chế an toàn; đất trồng; nước tưới; nước rửa, nhà xưởng, dụng cụ sơ chế, bao gói; biểu mẫu ghi chép...

+

Áp dụng quy trình sản xuất an toàn theo VietGAP

Sử dụng giống, phân bón, thuốc BVTV, nước tưới và các biện pháp kỹ thuật khác theo đúng quy định

+

Áp dụng quy trình sơ chế an toàn theo VietGAP

Thời điểm thu hoạch; sử dụng nước rửa, hóa chất, dụng cụ bảo quản, bao gói, phương tiện vận chuyển... theo đúng quy định

Ghi chép lập hồ sơ về điều kiện sản xuất, sơ chế...

Ghi chép về sử dụng giống, thuốc BVTV, phân bón...

Ghi chép về thời điểm thu hoạch, chủng loại, khối lượng sản phẩm, nơi bán hàng ...

1.4. Hiện trạng sản xuất, tiêu thụ rau trên địa bàn thành phố Hà Nội [14]

1.34.1. Hiện trạng sản xuất rau, RAT thành phố Hà Nội [đề án]


Hà Nội hiện có diện tích sản xuất rau trên 11.650 ha; phân bố ở 22 quận, huyện trực thuộc; trong đó diện tích chuyên rau là 5.048 ha (hệ số quay vòng bình quân 3,5 vụ/năm), diện tích rau không chuyên là 6.602 ha (hệ số quay vòng bình quân 1,5 vụ/năm). Toàn thành phố cũng có 2.105 ha rau (chiếm tỉ lệ 18%) được hướng dẫn sản xuất theo quy trình RAT và có cán bộ kỹ thuật của Chi cục Bảo vệ Thực vật Hà Nội chỉ đạo, giám sát [21] .

(Quyết định số 1934/QĐ-SKHCN&MT và số 1938/QĐ-SKHCN&MT của Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường).

Hiện tại, trên địa bàn Hà Nội có khoảng trên 40 chủng loại rau được sản xuất. Với năng suất rau đại trà bình quân đạt 20,5 tấn/ha/vụ; năng suất rau được sản xuất theo quy trình sản xuất RAT đạt 19,5 tấn/ha/vụ. Tổng sản lượng rau của toàn Thành phố đạt xấp xỉ 569.802 tấn/năm; có khả năng đáp ứng được 60% nhu cầu rau xanh (trong đó sản lượng rau được sản xuất theo quy trình sản xuất RAT đạt 131.770 tấn/năm, đáp ứng được 14% nhu cầu). Còn 40% lượng rau từ các địa phương khác cung ứng (chủ yếu là 5 tỉnh: Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc). Toàn thành phố có 22 mô hình sản xuất gắn với tiêu thụ với tổng diện tích 90 ha; trong đó một số mô hình đạt hiệu quả cao và đang phát triển tốt như: mô hình tại xã Vân Nội (Đông Anh), xã Lĩnh Nam (Thanh Trì), xã Giang Biên (Long Biên) [21].

Hiệu quả sản xuất rau từng bước được cải thiện. Giá trị thu được bình quân từ sản xuất rau theo quy trình sản xuất RAT đạt 200 - 250 triệu đồng/ha/năm, lãi trung bình 80 - 100 triệu đồng/ha/năm. Một số vùng được đầu tư hạ tầng khép kín và ứng dụng khoa học kỹ thuật, mức lãi đạt cao hơn từ 150 - 200 triệu đồng/ha/năm; cá biệt một số ít diện tích sản xuất rau ăn lá ngắn ngày và rau cao cấp đạt mức lãi 300 – 350 triệu đồng/ha/năm (xã Lĩnh Nam, xã Vân Nội) [21].


1.4.2. Hiện trạng tiêu thụ rau xanh ở Hà Nội


a. Hệ thống chợ bán buôn rau (chợ đêm):

Sau năm 2005, hệ thống chợ bán buôn rau đêm được quy hoạch là những chợ đầu mối gồm 6 chợ: Dịch Vọng, Long Biên, Đền Lừ, Ngã Tư Sở, Hải Bối. Hoạt động buôn bán rau ở các chợ này thường diễn ra từ 2h đến 6h sáng hàng ngày ([LV AnHoàng Bằng An, 2009 [1]]).

Hầu như toàn bộ rau được bán ở các chợ bán buôn là rau thường. Rau an toàn và rau hữu cơ hầu như không có mặt trong các chợ bán buôn rau.

b. (2) Hệ thống chợ bán lẻ rau xanh (chợ ngày)

Chợ bán lẻ rau xanh chủ yếu là chợ nhỏ và chợ tạm, phân bố ở các khu vực dân cưu. Các chợ tạm được hình thành xuất phát từ nhu cầu của người dân. Hoạt động của chợ ngày càng phức tạp bởi nó gắn với các biến động của đời sống kinh tế và xã hội. Hà Nội đang cố gắng loại bỏ hoặc kiểm soát các chợ tạm, chợ cóc nhằm đảm bảo an toàn giao thông, môi trường và cảnh quan đô thị và đặc biệt là vệ sinh anh toàn thực phẩm ([LV AnHoàng Bằng An, 2009 [1]]).

Phần lớn người bán lẻ mua rau từ những chợ đêm (do giảm được thời gian và chi phí vận chuyển), một số ít có người cung cấp rau đến tận nơi để bán. .

c. (3) Hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng

Đây là hệ thống phân phối mới, hiện đại và có những ưu điểm nhất định. Hiện nay các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tự phục vụ ngày càng phát triển. Hệ thống này có tác động lớn đến các kênh cung cấp thực phẩm an toàn. . Hiện nay Hà Nội chưa có quy hoạch cụ thể hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng. Nhưng do yêu cầu của cuộc sống, hệ thống này vẫn xuất hiện ở khắp các quận huyện và đa phần được phát triển tự phát bởi các thành phần kinh tế khác nhau: Nhà nước, liên doanh, tập thể, tư nhân, . Điah bàn tập trung nhiều trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng rau là các quận nội thành. Trước tình hình đó, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 142/2002/QĐ-UB ngày 31/10/2002 về quy chuẩn quản lý Siêu thị và Trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hiện nay, trong hệ thống siêu thị ở Hà Nội có nhiều siêu thị kinh doanh cả rau. Các loại rau kinh doanh trong các siêu thị thường được niêm yết là rau an toàn. Tuy có khá nhiều cửa hàng và siêu thị kinh doanh rau, nhưng số cửa hàng và siêu thị được cấp giấy chứng nhận kinh doanh rau an toàn chưa nhiều. Hai siêu thị lớn nhất Hà Nội và có lượng tiêu thụ rau lớn nhất là ### lại chưa có giấy chứng nhận kinh doanh RAT [báo]

Trong các siêu thị, diện tích dành cho bán rau rất nhỏ so với tổng diện tích bán hàng của siêu thị. Chủng loại rau chưa thật phong phú và rau thường không được tươi.

Khách hàng thường xuyên là những người có thu nhập khá trở lên, những người quan tâm nhiều đến an toàn thực phẩm. Ngoài ra còn có các nhà hàng, khách sạn và các bếp ăn tập thể. Thực tế, số lượng khách hàng mua rau trong các siêu thị, cửa hàng chiếm một tỉ lệ khá nhỏ so với khách hàng mua ở chợ truyền thống, chợ cóc, chợ tạm. Thời gian mua hàng cũng tập trung chủ yếu vào các ngày nghỉ cuối tuần (Hoàng Bằng An, 2009 [1]).[luận văn An].

d. (4) Người bán rong rau xanh

Hoạt động bán rong trên đường phố có từ lâu đời và là hoạt động khá phổ biến ở Hà Nội. Hà Nội chưa có một thống kê đầy đủ về lực lượng lao động tham gia vào hoạt động này. . Gần đây, số người bán rau rong đang có xu hướng tăng lên. Một thống kê cho biết trước tháng 6 năm 2004 Hà Nội có khoảng 1.532 người bán rong rau và con số này tăng lên 2.101 sau tháng 6 năm 2004 [Nguyễn Thị Tân Lộc, Paule Moustier, Hồ Thanh Sơn, Hoàng Bằng An, Phan Sỹ Thành, Hồ Quốc Khánh, Lưu Tất Thắng (2006), “ Hoạt động bán rong rau quả ở Hà Nội và một số đề xuất biện pháp quản lý”. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 98 kỳ 2, tháng 12 năm 2006]. Phần lớn người bán rong rau ở Hà Nội là người ngoại tỉnh, phương tiện chủ yếu là xe đạp thồ hoặc gánh bộ. Mua bán diễn ra ngay trên đường phố hoặc tận cửa nhà người tiêu dùng, giá cả và chất lượng rau được cho là tương đương với các loại rau bán trong chợ. Đối tượng tiêu dùng chủ yếu là những người tiêu dùng bình dân. Tuy nhiên, những người bán rong cũng gây những khó khăn xã hội nhất định, xuất phát từ việc mua bán ngay trên đường ảnh hưởng tới giao thông, vệ sinh môi trường và gây mất mỹ quan thành phố, và gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát.


1.4.3. Hiện trạng liên kết tổ chức sản xuất và giám sát chất lượng rau an toàn ở Hà NộiHiện trạng liên kết tổ chức và giám sát RAT ở Hà Nội


Ở Hà Nội đã bắt đầu xuất hiện những hình thức liên kết đơn giản trong sản xuất rau, theo từng công đoạn sản xuất để từng bước gắn kết trách nhiệm chất lượng sản phẩm cho các đối tác tham gia (Lê Hồng Sơn, 2009 [15]).

- Hình thức liên kết giữa từng cá nhân sản xuất và các thương lái tại địa phương

Thực chất của việc liên kết này chỉ là hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, không gắn kết được trách nhiệm trong quản lý chất lượng và xây dựng thương hiệu. Những vấn đề nảy sinh mối liên kết cá thể như thế này bao gồm: Chất lượng rau không đảm bảo; giá thành sản phẩm phụ thuộc hoàn toàn vào các thương lái tại địa phương; do không có sự kiên kết giữa các hộ sản xuất với nhau nên sản phẩm ra ồ ạt dễ gây khủng hoảng thừa và bị ép giá; sản xuất cá thể nên gặp khó khăn trong việc xin cấp chứng nhận rau an toàn và khó xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm của mình.



- Hình thức trang trại do hộ cá thể đứng ra thu gom đất và thuê người sản xuất

Hình thức này có một số ưu điểm là: (1) chủ trang trại hoàn toàn có thể chủ động quản lý được chất lượng đầu vào và đầu ra của sản phẩm; (2) dễ điều tiết kế hoạch sản xuất và ổn định được sản phẩm theo yêu cầu của thị trường; và (3) dễ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Tuy nhiên hình thức này cũng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, bao gồm: (1) khó thu gom đất để tạo vùng sản xuất đủ lớn, phần lớn phải thuê lại của nông dân với giá cao hơn; và (2) chưa liên kết được với các tổ chức chứng nhận cấp chứng chỉ rau an toàn.

- Hình thức sản xuất rau an toàn theo tổ đội: Do nhu cầu liên kết để giám sát chất lượng và đáp ứng yêu cầu của thị trường, các hộ nông dân đã cùng nhau tự lập ra tổ sản xuất. Các thành viên tham gia đều phải tuân thủ mọi kế hoạch sản xuất và quy trình sản xuất của tổ, các sản phẩm làm ra đều được dán nhãn và có mã vạch cho từng loại sản phẩm. Tổ sản xuất cử ra một tổ trưởng có nhiệm vụ tiêu thụ các sản phẩm do tổ viên sản xuất ra và sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu tại các bếp ăn tập thể.

Ưu điểm của hình thức này là: (1) có thể sản xuất ra lượng sản phẩm lớn, có thể đáp ứng cho các hợp đồng thu mua sản phẩm có khối lượng lớn và theo chủng loại hàng hoá đã xác định; và (2) có thể quản lý được chất lượng đầu vào của sản phẩm, chủ động trong việc lập kế hoạch sản xuất, giá thành sản xuất các mặt hàng tương đối ổn định nên chủ động trong việc ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Mặc dù vậy hình thức này cũng gặp nhiều khó khăn trong việc giám sát chất lượng, liên kết chứng nhận chất lượng sản phẩm. Do quy mô sản xuất nhỏ, có nhiều cá nhân tham gia nên khó thống nhất được quy trình giám sát chất lượng và liên kết với các tổ chức cấp chứng chỉ.



- Hình thức các HTX sản xuất rau an toàn

Hình thức này được tổ chức dưới dạng các HTX sản xuất rau an toàn, nông dân cùng nhau cam kết thực hiện chung một quy trình sản xuất và cùng xây dựng thương hiệu, ví dụ như HTX rau an toàn Vân Nội, HTX rau an toàn Lĩnh Nam v.v... Tuy là hợp tác xã, song hình thức liên kết giữa các cá nhân cũng không chặt chẽ. Hợp tác xã cử ra một cán bộ phụ trách, chịu trách nhiệm liên hệ thị trường tiêu thụ. Khi có thị trường, các cá nhân tự sản xuất và bán hàng trực tiếp. Khó khăn của hình thức này là sản xuất vẫn mang tính cá thể, không có kế hoạch thống nhất, không thống nhất được hình thức giám sát chất lượng mà chủ yếu thông qua cam kết (mang tính hương ước), do đó Ban chủ nhiệm HTX không cân đối được sản phẩm, gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm. Mặc khác, vai trò của Ban chủ nhiệm HTX thường chỉ là tuyên truyền và vận động người dân thưc hiện đúng các quy trình trong sản xuất rau an toàn, chưa có chế tài và có người chịu trách nhiệm cụ thể, do đó khó đảm bảo được chất lượng sản phẩm.

Tóm lại, dù mỗi hình thức đều có những ưu, nhược điểm nhất định nhưng nhìn chung người trồng rau ở Hà Nội đều đang nỗ lực tìm ra các hình thức liên kết phù hợp để tạo vùng sản xuất lớn, ổn định, đáp ứng yêu cầu thị trường đặc biệt là yêu cầu trong việc ký các hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Nhiều địa phương cũng đã nỗ lực trong việc xây dựng thương hiệu thông qua việc tổ chức các hợp tác xã, tổ sản xuất để cùng nhau cam kết đảm bảo chất lượng sản phẩm, hướng tới xây dựng thương hiệu cho chính mình.Tuy nhiên, tồn tại lớn nhất của các hình thức liên kết này là đều chưa có một ông chủ thực sự, chưa có người chịu trách nhiệm toàn bộ về quản lý sản xuất và giám sát chất lượng, chính vì vậy việc điều tiết kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và quản lý chất lượng còn gặp khó khăn. Bên cạnh đó, do việc quản lý của các hình thức liên kết còn chưa chặt chẽ, không có đầu mối chịu trách nhiệm chính nên khó ký được các hợp đồng giám sát chất lượng và cấp chứng chỉ sản phẩm.

Hình thức trang trại tuy có nhiều thuận lợi trong việc chủ động sản xuất và giám sát chất lượng nhưng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tích tụ đất, quy hoạch vùng và cơ chế phối hợp giữa chủ trang trại với người sản xuất




tải về 0.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương