Tác giả luận văn xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến


Mô hình RST thí điểm tại xã Thọ Xuân – Đan Phượng – Hà Tây



tải về 0.96 Mb.
trang7/13
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích0.96 Mb.
#12311
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13

Mô hình RST thí điểm tại xã Thọ Xuân – Đan Phượng – Hà Tây

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu


Phương pháp thu thập tài liệu có ý nghĩa rất quan trọng đến việc hình thành và thực hiện đề tài nghiên cứu.

Vấn đề chất lượng rau là một vấn đề còn rất mới ở Việt Nam. Vì vậy, việc thu thập các tài liệu cần thiết cho quá trình nghiên cứu gặp không ít khó khăn. Tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu này chủ yếu là các từ các quyết định, thông tư của BNN&PTNTbáo cáo sơ kết, tổng kết của ngành nông nghiệp, các chủ trương chính sách, các định hướng sản xuất nông nghiệp và trong nghành trồng rau của UBND thành phố Hà Nội, Sở NN&PTNT, cục thống kê Hà Nội. Nghiên cứu cũng sử dụng, các kết quả nghiên cứu về rau được thực hiện ở trong nước và của nước ngoài. Một số thông tin báo chí về rau an toàn, ngộ độc thực phẩm,… được sử dụng như một nguồn tham khảo hạn chế.


2.2.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn


- Đối tượng điều tra, phỏng vấn: 100 nNggười tiêu dùng Hà Nội; một số nhà khoa học ở Viện nghiên cứu rau quả Trung ương, , Viện Môi trường Nnông nghiệp, trường Đại học Khoa học Tự nhiên; các cán bộ quản lý ngành Nông nghiệp ở Hà Nội; các hộ tham gia vào dự án thí điểm; vàngười trực tiếp sản xuất rau và RAT ở một số nơi trên địa bàn Hà Nội.

2.2.3. Phương pháp lấy mẫu ngoài thực địa


Các mẫu phân tích về nước, đất của địa bàn nghiên cứu thí điểm được thu thập vào tháng 10/2009 và được phân tích sau đó. Các mẫu rau được lấy vào thời kỳ thu hoạch của lứa thử nghiệm đầu tiên.

- Phương pháp lấy mẫu đất theo TCVN 5297-1995

- Phương pháp lấy mẫu nước ngầm theo TCVN 6000-1995.

- Phương pháp lấy mẫu rau theo tiêu chuẩn ngành 10TCN 449-2001.


2.2.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm


Quá trình thực nghiệm được tác giả tiến hành tại phòng thí nghiệm Viện Địa Lý - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp trắc quang trên máy UV-VIS để xác định NO3- và phân tích kim loại nặng bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử, riêng As được xác định bằng máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) kết hợp với thiết bị hydrua hóa (HVG-AAS).

Xác định pHKCl của đất và pH của nước bằng máy đo pH meter.

Các chỉ tiêu vi sinh vật của rau được gửi tại Bộ môn vi sinh – Viện Công nghiệp Thực phẩm. Các chỉ tiêu thuốc BVTV được gửi tại phòng thí nghiệm về môi trường - Viện Môi Trường Nông nghiệp



2.2.4.1. Phương pháp trắc quang trên máy UV-VIS xác định hàm lượng nitrat trong rau

Phương pháp này sử dụng lò vi sóng chiết nitrat trong mẫu tươi bằng nước, đun vi sóng ở mức năng lượng cao, từ đó xác định hàm lượng nitrat bằng phương pháp trắc quang. Dung dịch đo nitrat trong rau sau khi chiết bằng lò vi sóng được cô cạn, sau đó lên màu cùng dãy chuẩn NO3-- bằng thuốc thử axit phenoldisunfonic tạo thành hợp chất có màu vàng. Đo hấp thụ quang của dung dịch ở bước sóong 410 nm..

Đường chuẩn phân tích là đường bậc 1 với hệ số tương quan R = 0,9999. Độ thu hồi khi phân tích là 90 ± 4,5%. Điều đó chứng tỏ các kết quả phân tích là hoàn toàn đáng tin cậy.

2.2.4.2. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử xác định kim loại nặng

- Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử xác định kim loại nặng (Cu, Pb, Zn, Cd)

Quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) là một kỹ thuật phân tích lượng vết các nguyên tố và được sử dụng phổ biến trong nhiều phòng thí nghiệm với độ chọn lọc, độ lặp lại và độ nhạy cao, có thể phân tích hàng loạt mẫu trong một thời gian ngắn. Cơ sở lý thuyết của phương pháp này là sự hấp thụ năng lượng (bức xạ đơn sắc) của nguyên tử ở trong trạng thái hơi (khí) khi chiếu chùm tia bức xạ qua đám hơi nguyên tố ấy trong môi trường hấp thụ và ghi lại tín hiệu (cường độ) hấp thụ.



Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử kết hợp thiết bị tạo khí hydrua (HVG – AAS) xác định As

Trong phân tích lượng vết nguyên tố asen, phương pháp hấp thụ nguyên tử cần kết hợp với thiết bị tạo khí hydrua.


Nguyên tắc của phép đo thủy ngân: Các dạng thủy ngân trong nước được đưa về Hg (II), sau đó xác định bằng kỹ thuật hydrua hóa lạnh.

Hg (II) phản ứng với hydro mới sinh ra (tạo thành khi tác nhân khử NaBH4 gặp môi trường axit) tạo thành hơi thủy ngân. Hơi thủy ngân được dẫn vào bộ phận nguyên tử hoá mẫu nhờ khí mang argon . Khi chiếu một chùm tia bức xạ qua đám hơi nguyên tử, các nguyên tử này sẽ hấp thụ các tia sáng có bước sóng đặc trưng và cho kết quả độ hấp thụ tỷ lệ với nồng độ của nó trong một giới hạn nhất định


Nguyên tắc của phép đo asen: tất cả dạng asen vô cơ hoà tan trong dung dịch có thể ở dạng As (III) hoặc As (V) được khử hoàn toàn về dạng As (III) bằng dung dịch NaI hay KI trong môi trường axit. Sau

AsO43- + 2I- + 2H+ = AsO33- + I2 + H2O

Sau đó, As (III) phản ứng với hydro mới sinh ra (tạo thành khi tác nhân khử NaBH4 gặp môi trường axit) tạo thành khí asin AsH3.

3NaBH4 + 3HCl + 8As(III) + 9H2O = 3H3BO3 + 3NaCl + 8AsH3

Khí asin được dẫn vào bộ phận nguyên tử hoá mẫu nhờ khí mang argon để tạo ra các đám hơi nguyên tử asen tự do. Khi chiếu một chùm tia bức xạ qua đám hơi nguyên tử, các nguyên tử này sẽ hấp thụ các tia sáng có bước sóng đặc trưng và cho kết quả độ hấp thụ tỷ lệ với nồng độ của nó trong một giới hạn nhất định.

Đường chuẩn phân tích kim loại nặng là đường bậc 1 với hệ số tương quan R = 0,9999. Các mẫu phân tích được đo ở chế độ lặp lại 3 lần, thời gian đo mẫu 3 giây, với độ lặp lại tốt, sai số trung bình không lớn hơn 5%. Độ thu hồi khi phân tích theo phương pháp sử dụng trong luận văn này là 96,8 ± 3,6%. Điều đó chứng tỏ các kết quả phân tích là hoàn toàn đáng tin cậy






tải về 0.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương