Tác giả luận văn xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến


Đề xuất chính sách áp dụng phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau cho Hà Nội



tải về 0.96 Mb.
trang10/13
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích0.96 Mb.
#12311
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

3.3. Đề xuất chính sách áp dụng phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau cho Hà Nội


Để khuyến khích doanh nghiệp đứng ra gom đất của dân thực hiện sản xuất rau trên diện rộng, cũng như khuyến khích các hộ nông dân cùng liên hiệp sản xuất thì chính quyền thành phố Hà Nội mà trực tiếp là Sở NN&PTNT thành phố Hà Nội và Chi cục BVTV phải có lộ trình và chính sách rõ ràng, hỗ trợ người dân về vật lực, tài lực và trí lực và ban hành những qui định pháp lý chi tiết, đầy đủ và được thực hiện nghiêm minh. Một số đề xuất cụ thể bao gồm:

1. Cơ chế hỗ trợ tài chính:

  • Cho người dân vay vốn ưu đãi để đầu tư sản xuất RAT theo VietGap

  • Hỗ trợ 100% chi phí phân tích mẫu nước, đất phục vụ cho sản xuất rau theo VietGap, chi phí chứng nhận VietGap trong thời gian ít nhất 3 năm

  • Miễn thuế cho các đơn vị kinh doanh RAT theo VietGap

2. Cơ chế hỗ trợ kỹ thuật

  • Hình thành mạng lưới hướng dẫn kỹ thuật và giám sát chất lượng miễn phí cho người dân trong khoảng thời gian 3 năm. Mỗi xã có một cán bộ khuyến nông hưởng lương nhà nước, chịu trách nhiệm tư vấn và hướng dẫn người dân sản xuất RAT theo VietGap; hỗ trợ cơ sở thiết kế vùng sản xuất; lập kế hoạch sản xuất; tập huấn kỹ thuật cho nông dân; hướng dẫn cơ sở mua, xử lý và bảo quản các nguồn vật tư đầu vào; hướng dẫn sử dụng các nguồn vật tư theo đúng quy trình sản xuất rau an toàn; hướng dẫn lập hồ sơ đăng ký chứng nhận VietGap.

  • Hà Nội thiết lập một trung tâm là tổ chức chứng nhận và giám sát chất lượng duy nhất. Cán bộ trung tâm đồng thời là giám sát viên. Mỗi cán bộ phụ trách 30 ha ở cùng một khu vực, hưởng lương nhà nước và được hỗ trợ về điều kiện lao động, bảo hộ lao động, phụ cấp chi phí đi lại. Sau ít nhất 3 năm thì người dân phải chi trả tiền công cho cán bộ hướng dẫn, giám sát và chứng nhận. Như vậy Hà Nội cần khoảng 400 cán bộ kỹ thuật giám sát trên diện tích sản xuất rau Hà Nội 11.650 ha, mỗi cán bộ phụ trách 30 ha. Cán bộ giám sát có trách nhiệm sau:

    • Thường xuyên có mặt để hỗ trợ kỹ thuật khi cần và giám sát việc thực hiện quy trình sản xuất rau an toàn của cơ sở sản xuất theo các quy trình, hướng dẫn kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành.

    • Giám sát việc ghi chép nhật ký lô sản xuất .

    • Hỗ trợ cơ sở lấy mẫu phân tích định kỳ hoặc bất thường chất lượng vật tư đầu vào và chất lượng sản phẩm

    • Hướng dẫn thu hoạch, sơ chế, đóng gói, bao bì, nhãn mác; lấy mẫu và niêm phong mẫu khi xuất hàng;

    • Đề nghị trung tâm cấp chứng nhận VietGap đối với từng lô sản phẩm

    • Giúp cơ sở giải quyết mọi khiếu kiện có liên quan đến đến chất lượng sản phẩm, giới thiệu và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nếu có thể;

3. Cơ chế quản lý

  • Tăng mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Thực hiện các chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm luật vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Đưa ra lộ trình cấm rau không nhãn mác xuất xứ lưu hành trên thị trường (ví dụ đặt ra khoảng thời gian trong 5 năm nữa)

4. Cơ chế hỗ trợ thông tin

  • Nâng cao ý thức của nhà sản xuất và tiêu dùng thông qua hội phụ nữ, các phương tiện truyền thông

  • Công khai những nhà sản xuất được chứng nhận VietGap và những nhà sản xuất, phân phối vi phạm luật vệ sinh an toàn thực phẩm; luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên phương tiện truyền thông, đặc biệt là giờ vàng trên ti vi

  • Xây dựng hướng dẫn chi tiết cho các nhóm đối tượng cây trồng khác nhau: VietGAP thực chất chỉ là bản hướng dẫn mang tính nguyên tắc giúp nông dân quản lý và giám sát các hoạt động cần thiết để đảm bảo chất lượng nông sản. Việc làm này rất phù hợp với điều kiện của nước ngoài vì sản xuất nông sản của họ thường tập trung trong các trang trại lớn, mỗi trang trại chỉ sản xuất một số sản phẩm với quy trình ổn định. Vì vậy GAP thực chất chỉ giúp họ đối soát lại các hoạt động đã triển khai. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam nếu chỉ dừng lại ở việc biên soạn hướng dẫn chung sẽ gây cho nông dân rất nhiều khó khăn trong việc vận dụng và lồng ghép VietGAP với các quy định, quy trình sản xuất khác đặc biệt là trong giám sát chất lượng.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ





  • Kết luận

Chất lượng rau là tập hợp các đặc tính thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Xét theo quan điểm người tiêu dùng Hà nội, chất lượng rau là “sự - an – toàn – của – rau”. Lý do không mua rau an toàn của phần lớn người dân Hà nội là không tin tưởng vào chất lượng rau được công bố.

Khi ứng dụng quy trình VietGAP và hướng dẫn của Bộ NN&PTNT trong sản xuất, mô hình RST nghiên cứu đã tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm về các chỉ tiêu dư lượng Nitrat, thuốc BVTV, kim loại nặng và vi sinh vật.

Các mẫu ghi chép nhật ký đồng ruộng theo hướng dẫn của VietGap nhìn chung đều cần thiết và phù hợp, song có một số mẫu có nội dung chưa thích hợp, quá chi tiết và còn có sự chồng chéo giữa các mẫu, do đó làm tăng số lượng mẫu ghi chép. Nghiên cứu đã có những đề nghị sửa đổi theo hướng đơn giản hóa các mẫu ghi chép nhằm thuận tiện cho việc ghi chép của người dân.

Phương pháp kiểm soát, đánh giá tổng hợp chất lượng rau trên cơ sở các hướng dẫn của VietGap, từ đánh giá điều kiện sản xuất, quá trình sản xuất đến thu hoạch sản phẩm và cơ chế kiểm soát chất lượng áp dụng trong nghiên cứu thí điểm mà tác giả đã trình bày trong luận văn này được cho là có tính khả thi cao trong bối cảnh sản xuất, tiêu thụ rau tại thành phố Hà Nội.

Phương pháp kiểm soát, đánh giá tổng hợp chất lượng rau nhấn mạnh đến các quy trình và hoạt động kiểm soát, đánh giá tổng hợp các yếu tố và được thực hiện liên tục, từ đó nâng cao chất lượng rau trồng cũng như khả năng truy xuất thông tin về sản phẩm rau thương phẩm có trên thị trường. Trong ngắn hạn, áp dụng phương pháp sẽ làm tăng chi phí sản xuất, theo đó giá thành sản phẩm cũng tăng lên; nhưng trong dài hạn, các chi phí tăng thêm này sẽ được bù đắp bởi những tiết kiệm có được thông qua việc giảm thiểu chi phí quản lý và chi phí khắc phục hậu quả do chất lượng rau không đảm bảo gây ra, trong đó bao gồm chi phí môi trường và chi phí y tế.

Nghiên cứu cũng đề xuất chính quyền Hà Nội nhân rộng mô hình nghiên cứu cần có các chế độ, chính sách đi kèm, nhằm tạo môi trường pháp lý, môi trường kỹ thuật thuận lợi cho việc áp dụng và nhân rộng mô hình, và thu hút được sự tham gia của đông đảo người trồng rau, giới nghiên cứu cùng các doanh nghiệp/cá nhân buôn bán, phân phối rau trên địa bàn. Các chế độ, chính sách này cũng hướng đến việc tạo thị trường lành mạnh cho mặt hàng RAT và các chế tài xử lý đủ mạnh đối với các hành vi gian lận trên thị trường.



  • Khuyến nghị

  1. Thành phố hỗ trợ toàn bộ kinh phí tư vấn hướng dẫn kiểm tra chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trong thời hạn ít nhất là 3 năm đầu.

  2. Tăng cường năng lực cho cơ quan khuyến nông hướng tới việc thực hiện các quy trình kiểm soát, đánh giá tổng hợp chất lượng rau được sản xuất trên địa bàn thành phố.

  3. Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan nông nghiệp và cơ quan y tế của thành phố trong việc kiểm tra, giám sát chất lượng rau.

  4. Xây dựng chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các cơ quan chịu trách nhiệm về triển khai, giám sát thực hiện công tác sản xuất và tiêu thụ rau trên địa bàn thành phố.

  5. Xây dựng lộ trình và thực hiện việc kiểm soát rau không nhãn mác, xuất xứ được tiêu thụ trên thị trường thành phố. 


tải về 0.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương