Từ viết tắt Diễn giải


Các nhân tố bên trong trường



tải về 0.65 Mb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích0.65 Mb.
#20799
1   2   3   4   5   6   7

3.5.2. Các nhân tố bên trong trường

- Phẩm chất, năng lực lãnh đạo trường trong đó có tầm nhìn chiến lược, khả năng đoàn kết, tạo lập sự đồng thuận, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị và cá nhân trong trường để thực hiện mục tiêu chung; Sự nhạy bén của đội ngũ lãnh đạo và quản lý nhà trường trong việc đổi mới phù hợp với môi trường thường xuyên biến động; tạo ra cơ chế hoạt động hiệu quả và môi trường làm việc tốt tại trường.

- Phẩm chất, năng lực của đội ngũ giảng viên và nhân viên ngang tầm với nhiệm vụ được phân công, đời sống vật chất và tinh thần ổn định, lòng tha thiết với ngành nghề, sự gắn bó với trường;

- Cơ sở vật chất bao gồm đất đai, nhà cửa, lớp học, sân chơi, bãi tập, trang thiết bị phục vụ dạy và học, cơ sở thực hành thực tập… cũng như nguồn lực tài chính từ Nhà nước, từ học phí và từ các nguồn thu khác đáp ứng được các nhu cầu ngày càng tăng của hoạt động đào tạo.



3.6. Cơ hội và thách thức

3.6.1. Các cơ hội

- Quá trình hội nhập với các trào lưu đổi mới mạnh mẽ trong giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu, tác động đến nước ta, tạo cơ hội thuận lợi cho nước ta có thể nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tận dụng các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển, thu hẹp khoảng cách giữa nước ta với các nước khác. Hợp tác quốc tế được mở rộng tạo điều kiện tăng đầu tư từ các nước, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp nước ngoài cho giáo dục, tăng nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo, tạo thời cơ để phát triển giáo dục.

- Sau những năm đổi mới, thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, sự ổn định chính trị làm cho thế và lực nước ta lớn mạnh lên nhiều so với trước. Sự đóng góp về nguồn lực của Nhà nước và nhân dân cho phát triển giáo dục ngày càng tăng lên. Việc hoàn thiện cơ chế thị trường trong nước tạo điều kiện cho giáo dục, nhất là giáo dục đại học và chuyên nghiệp phát huy vai trò của mình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội cả nước và từng địa phương.

- Một số chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng được thực hiện trên vùng trung du, miền núi phía Bắc và tỉnh Sơn La, đặc biệt là chủ trương của Chính phủ về phát triển tỉnh Sơn La thành trung tâm vùng Tây Bắc và đầu tư xây dựng dự án Thủy điện Sơn La sẽ tạo ra những cơ hội mới cho Tỉnh Sơn La nói chung và Trường Cao đẳng Sơn La nói riêng tiếp tục phát triển nhanh, mạnh trong thời gian tới.

- Chiến lược phát triển giáo dục của Chính phủ cũng như quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng cả nước đặt ra các mục tiêu và tạo ra các điều kiện thuận lợi để phát triển các trường đại học, cao đẳng ở các vùng và các tỉnh, trong đó có vùng Tây Bắc, tỉnh Sơn La và trường Cao đẳng Sơn La.

- Trường Cao đẳng Sơn La phát triển theo hướng nghề nghiệp - ứng dụng, tích cực phục vụ và đáp ứng nhu cầu cộng đồng, xã hội. Đây là một hướng đi mới, hiệu quả trong mô hình giáo dục đại học Việt Nam nhằm thay đổi chất lượng lao động ở nông thôn, huy động thêm các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, đồng thời gắn liền đào tạo với nhu cầu sử dụng, nhu cầu học tập ở các địa phương.

- Trường Cao đẳng Sơn La là trường công lập, được Nhà nước hỗ trợ kinh phí nên mức thu học phí thấp, có thuận lợi trong việc thu hút con em đồng bào các dân tộc ở các vùng khó khăn trong tỉnh và trong vùng Tây Bắc vào học tập.

- Tỉnh Sơn La được xác định là trung tâm của vùng Tây Bắc, có 250 km đường biên giới với nước CHDCND Lào, có quan hệ hợp tác đặc biệt với 8 tỉnh phía Bắc nước CHDCND Lào đang có nhu cầu rất lớn về đào tạo nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng. Trường Cao đẳng Sơn La có bề dày kinh nghiệm trong đào tạo lưu học sinh Lào sẽ có thuận lợi rất lớn trong hợp tác đào tạo với các tỉnh phía Bắc nước CHDCND Lào.



3.6.2. Các thách thức

- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ trên thế giới có thể làm cho khoảng cách kinh tế và tri thức giữa Việt Nam và các nước ngày càng  gia tăng. Hội nhập quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho giáo dục phát triển mà còn chứa đựng nhiều hiểm họa, đặc biệt là nguy cơ xâm nhập của những giá trị văn hóa và lối sống xa lạ làm xói mòn bản sắc dân tộc.

- Ở trong nước, sự phân hóa trong xã hội có chiều hướng gia tăng. Khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư, khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, giữa các địa phương ngày càng có xu hướng tăng lên. Điều này có thể làm tăng thêm tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục của cư dân giữa các vùng miền và giữa các đối tượng người học trong đó có các tỉnh miền núi như Sơn La.

- Yêu cầu phát triển kinh tế trong thập niên tới không chỉ đòi hỏi số lượng mà còn đòi hỏi chất lượng cao của nguồn nhân lực. Để tiếp tục tăng trưởng vượt qua các nước có thu nhập trung bình, Việt Nam phải cấu trúc lại nền kinh tế, phát triển các loại sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng và hàm lượng chất xám cao. Quá trình này đòi hỏi đất nước phải có đủ nhân lực với trình độ thích hợp. Mặc dù 62,7% dân số nước ta ë trong độ tuổi lao động, nhưng trình độ của lực lượng lao động này còn thấp so với nhiều nước trong khu vực, cả về năng lực nghề nghiệp và kỹ năng sống, còn thiếu nhân lực trình độ cao ở nhiều lĩnh vực. Cơ cấu đội ngũ lao động qua đào tạo chưa hợp lý. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng với cơ cấu hợp lý tạo nên sức ép rất lớn đối với giáo dục;

- Ở tỉnh Sơn La nguồn nhân lực đang còn thua kém so với nhiều địa phương khác trong nước và so với ngay các tỉnh khác trong vùng, chất lượng giáo dục phổ thông của tỉnh Sơn La và vùng Tây Bắc còn có khoảng cách so với mặt bằng chung của các nước, điều này ảnh hưởng đến chất lượng tuyển sinh, đến chỉ tiêu tuyển chọn, đến chất lượng đào tạo, đây là thách thức lớn đối với nhà trường;

Trước những thách thức đó, Trường Cao đẳng Sơn La là cơ sở giáo dục chuyên nghiệp lớn nhất của tỉnh, phải đổi mới phương thức và nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo học sinh, sinh viên của trường đáp ứng tốt với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội, đảm bảo học sinh, sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp đạt tỷ lệ cao.



4. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN, TẦM NHÌN, SỨ MẠNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

4.1. Quan điểm phát triển

- Phát triển trường Cao đẳng Sơn La phục vụ vì sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng Tây Bắc và của cả nước

Trường gắn chặt hoạt động của mình với chiến lược và các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La, bám sát nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài về đào tạo nhân lực và học tập của nhân dân trong tỉnh Sơn La và vùng Tây Bắc để tiến hành các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học - công nghệ và phục vụ cộng đồng, xã hội của mình.

- Phát triển Trường Cao đẳng Sơn La nhanh, mạnh và vững chắc

Nhu cầu của tỉnh Sơn La, vùng Tây Bắc cũng như nhu cầu nội tại đòi hỏi nhà trường tận phải dụng thời cơ, khai thác triệt để các nguồn lực bên trong và bên ngoài để nhà trường phát triển nhanh, đa dạng hóa và nâng cấp trình độ đào tạo của trường. Sự phát triển nhanh của trường phải đi đôi với phát triển vững chắc bằng cách tạo lập đủ các điều kiện và có lộ trình, bước đi thích hợp.

- Tận dụng các cơ hội của thời đại hội nhập quốc tế, mở rộng hợp tác với các cơ sở giáo dục trong cả nước để phát triển

Hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức trong phát triển. Đẩy mạnh các quan hệ hợp tác quốc tế để tìm cách tận dụng các cơ hội cho sự phát triển và vư­ợt qua các thách thức. Sự hợp tác và cạnh tranh lành mạnh của nhà trường với các cơ sở giáo dục khác trong cả nước và trong vùng sẽ có lợi cho sự phát triển chung của cả nước và các địa phương trong vùng.

- Quản lý trường một cách năng động và hiệu quả

Khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để nhanh chóng nâng cấp và phát triển trường nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của cộng đồng và xã hội.



4.2. Tầm nhìn đến năm 2030

Trở thành cơ sở giáo dục đại học tiên tiến, hiện đại, hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; có tác dụng tốt đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực thích ứng với bước phát triển của ngành, của đất nước.

 4.3. Sứ mạng Trường Cao đẳng Sơn La

Đào tạo nhân lực cho nền kinh tế trí thức, tạo cơ hội để người học tự học suốt đời; ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ trong đào tạo; cung ứng các dịch vụ giáo dục tiên tiến, gia tăng khả năng cạnh tranh, đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững của xã hội.



4.4. Mục tiêu phát triển đến năm 2020

4.4.1. Mục tiêu chung

Xây dựng Trường Cao đẳng Sơn La vững mạnh toàn diện, nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà trường, tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục; xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo; thực hiện tốt việc đổi mới mục tiêu, chương trình, phương pháp dạy - học; tăng cường cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; trở thành cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ có uy tín trong tỉnh và vùng Tây Bắc; tích cực chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để nâng cấp thành Trường Đại học cộng đồng Sơn La vào năm 2013.



4.4.2. Mục tiêu cụ thể

4.4.2.1. Về đào tạo

Mở thêm các ngành đào tạo trình độ cao đẳng, tập trung một số ngành phục vụ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La và vùng Tây Bắc như trồng và chế biến cao su; nông - lâm - thủy sản; các ngành phục vụ dân cư vùng tái định cư Thủy điện Sơn La; các ngành văn hóa - du lịch, thể dục thể thao, kỹ thuật công nghệ, tài nguyên - môi trường, lao động - xã hội, nội vụ…; đào tạo cán bộ cấp xã (phường), đặc biệt là cán bộ người dân tộc thiểu số; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; áp dụng học chế tín chỉ; thực hiện các chương trình đào tạo tiên tiến, hiện đại; liên kết đào tạo đại học một số ngành.

Phấn đấu đến năm 2013 - 2014 có đủ các điều kiện để đào tạo tuyển sinh tối thiểu từ 2.000 đến 2.500 chỉ tiêu đào tạo cao đẳng chính qui đã qui đổi (bao gồm đào tạo một số ngành trình độ đại học) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Xây dựng Đề án và triển khai thành lập Khoa Dự bị, Khoa Quản lý giáo dục, Khoa Văn hóa các Dân tộc thiểu số.

Phấn đấu đến năm 2015 có khoảng 5 - 7 ngành đào tạo trình độ đại học; 50 ngành, nghề đào tạo ở trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề và có ngành đào tạo ở trình độ TCCN, trung cấp nghề tương ứng. Lựa chọn các nghề trọng điểm ngắn hạn đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, đào tạo nghề cho lao động nông thôn.



Bảng 8. Dự kiến qui mô đào tạo giai đoạn 2011- 2015

Năm học

2011-2012

2012-2013

2013-2014

2014-2015

Hệ chính quy:

6000

6600

7300

8200

- Đại học, Cao đẳng

3850

4350

5000

5750

- THCN

2150

2250

2300

2450

Hệ không chính quy (vừa làm vừa học, từ xa)

900

1050

1400

1600

- Đại học, Cao đẳng

600

500

650

750

- THCN

300

550

750

850

Đào tạo khác

2280

2930

4700

5500

- Tiếng Việt cho LHS Lào

100

100

150

150

- Dự bị CĐ, ĐH

100

150

200

250

- Dạy nghề CĐ

450

500

600

750

- Dạy nghề TC

130

180

250

350

- Sơ cấp nghề

1500

2000

3500

4000

Tổng cộng

9.180

10.580

13.400

15.300

Phấn đấu phát triển theo hướng nghề nghiệp - ứng dụng để đến năm 2013 trở thành Trường Đại học cộng đồng Sơn La, đào tạo đa ngành, đa hệ và đa cấp đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng dân cư trong tỉnh, vùng Tây Bắc, cả nước và hợp tác đào tạo với các tỉnh phía Bắc nước CHDCND Lào.

Bảng 9: Dự kiến quy mô HSSV giai đoạn 2015 - 2020

Năm học

2015-2016

2016-2017

2017-2018

2018-2019

2019-2020

Hệ chính quy:

8600

8950

9500

10050

10500

- Đại học và Cao đẳng

6100

6450

7000

7550

8000

- THCN

2500

2500

2500

2500

2500

Hệ không chính quy (vừa học vừa làm, từ xa)

1750

1850

2150

2350

2500

- Đại học và Cao đẳng

750

750

850

850

900

- THCN

1000

1100

1300

1500

1600

Đào tạo khác

6400

7400

8750

10200

11150

- Tiếng Việt cho LHS Lào

200

250

300

350

450

- Dự bị CĐ, ĐH

300

350

400

450

500

- Cao đẳng nghề

1000

1300

1500

1750

2000

- Trung cấp nghề

400

500

550

650

700

- Sơ cấp nghề

4500

5000

6000

7000

7500

Tổng cộng

16.750

18.200

20.400

22.600

24.150

Đối tượng tuyển sinh đào tạo của Trường Đại học cộng đồng Sơn La trong phạm vi toàn tỉnh Sơn La, khu vực Tây Bắc, cả nước và các tỉnh phía Bắc nước CHDCND Lào.

4.4.2.2. Về nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ và quan hệ hợp tác  

a) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ: 

Nhà trường đổi mới qui trình tổ chức NCKH để nâng cao hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Bám sát chương trình nghiên cứu trọng tâm, trọng điểm của các Bộ - Ngành Trung ương, của tỉnh và các địa phương trong vùng Tây Bắc; gắn nghiên cứu khoa học với thực tiễn kinh tế - xã hội nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách, thiết thực cho các địa phương; nghiên cứu hoàn thiện và ban hành các quy trình nghiệp vụ trong công tác quản lý đào tạo; quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và hướng tới quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế TQM; triển khai, áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học của các đề tài vào quá trình đào tạo của nhà trường.



b) Hợp tác, quan hệ quốc tế:

- Củng cố các mối quan hệ hợp tác với các đại học, học viện, trường đại học và các đối tác trong nước và quốc tế hiện có.

- Tăng cường và mở rộng hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học - chuyển giao công nghệ với các tỉnh phía Bắc nước CHDCND Lào.

- Tăng cường hợp tác quốc tế nhất là với các cơ sở đào tạo trong khu vực để liên kết đào tạo, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy.



4.4.2.3.Về phục vụ cộng đồng

Tổ chức các hoạt động phục vụ cộng đồng theo hướng thiết thực, phong phú nội dung, đa dạng hình thức, trở thành trung tâm học tập của mọi tầng lớp trong cộng đồng dân cư địa phương, qua đó gắn kết nhà trường với cộng đồng, góp phần nâng cao vị thế của nhà trường. Cụ thể là:

- Tiến hành các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng thiết thực, phong phú, đa dạng đáp ứng những nhu cầu thư­ờng xuyên và đột xuất của cộng đồng.

- Bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị truyền thống, giá trị văn hóa tốt đẹp của địa phương.

- Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật, phòng tránh tai nạn giao thông, phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; các phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao; phong trào bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

- Mở rộng các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, xã hội - nhân đạo - từ thiện.



4.4.2.4. Về xây dựng đội ngũ

Có đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu đáp ứng tốt yêu cầu tổ chức dạy học có chất lượng cao.

- Tỷ lệ giảng viên trên sinh viên quy đổi đạt mức quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Đến năm 2015: Có 10% giảng viên trình độ tiến sĩ và 60 % giảng viên trình độ thạc sĩ trở lên.

- Đến năm 2020: Có 20% giảng viên trình độ tiến sĩ và trên 80% giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên.

4.4.2.5. Về cơ sở vật chất

- Hoàn thành việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật theo quy hoạch tổng thể của nhà trường; đạt quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về số mét vuông diện tích đất và sàn xây dựng đối với trường đại học.

- Đảm bảo đủ phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, vườn thực nghiệm theo đúng quy định tương ứng với quy mô đào tạo.

- Trang bị đầy đủ phương tiện giảng dạy cho giảng viên.

- Trang bị đầy đủ các thiết bị thực hành, thí nghiệm.

4.4.2.6. Về tài chính

- Thu đúng, thu đủ học phí theo quy định của Nhà nước.

- Tăng nguồn thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, các hoạt động sự nghiệp và dịch vụ.

- Sử dụng hợp lý, có hiệu quả cao các nguồn tài chính để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức.

4.4.2.7. Về quản lý

- Kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của nhà trường.

- Hoàn thiện Quy chế tổ chức và hoạt động cho phù hợp với điều kiện phấn đấu trở thành Trường Đại học Cộng đồng Sơn La, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị; đổi mới quản lý theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các khoa, bộ môn; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý.

- Đến năm 2015 hoàn thiện kiểm định các chương trình giáo dục;

- Đến năm 2015 có 80% cán bộ lãnh đạo phòng, ban, khoa, trung tâm, bộ môn trực thuộc có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên; 100% cán bộ quản lý từ cấp trưởng và phó các phòng, khoa trở lên có trình độ sau đại học.

4.4.2.8. Về xây dựng Đảng và các đoàn thể

Đảng bộ đạt danh hiệu “Đảng bộ trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên đạt tiên tiến xuất sắc.

Phấn đấu đến năm 2013 nhà trường được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba.

4.4.2.9. Mục tiêu ưu tiên

Các mục tiêu nêu trên nằm trong một chỉnh thể, cần phải được thực hiện một cách đồng bộ theo một lộ trình khoa học, trong đó mục tiêu ưu tiên là chuẩn bị các điều kiện để nâng cấp trường lên đại học vào năm 2013.



5. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯ­ỢC

5.1. Các giải pháp về đào tạo

1) Chú trọng công tác dự báo, xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch đào tạo từng năm học, khóa học và giai đoạn 2011 - 2015; xây dựng, điều chỉnh các chương trình đào tạo theo hướng hội nhập khu vực và quốc tế trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, gắn với thực tiễn của Sơn La và vùng Tây Bắc; chuẩn bị tốt chương trình đào tạo trình độ đại học đảm bảo tổ chức đào tạo có chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu của cộng đồng, xã hội.

2) Xác định chiến lược phát triển ngành, nghề, trình độ và qui mô đào tạo; mở các ngành, nghề đào tạo mới, tập trung một số ngành phục vụ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La, các tỉnh vùng Tây Bắc như trồng, chế biến cao su, nông lâm thủy sản; quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng; các ngành phục vụ dân cư vùng tái định cư Thủy điện Sơn La; đào tạo cán bộ xã/phường, đặc biệt là cán bộ người dân tộc thiểu số tại các địa phương; ưu tiên phát triển các ngành văn hóa - du lịch, lao động - xã hội, nội vụ, kỹ thuật - công nghệ, tài nguyên - môi trường; dạy nghề cho lao động nông thôn; nâng cao hiệu quả tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ.

3) Đổi mới phương thức quản lý theo hướng tăng cường phân cấp cho các khoa, bộ môn song song với nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý; đổi mới phương pháp dạy - học theo hướng lấy người học làm trung tâm; đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng thiết thực và đảm bảo khách quan, chính xác và công bằng; thực hiện nghiêm túc quy chế tuyển sinh, đào tạo, thi và kiểm tra, đánh giá. Kết hợp đồng bộ nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp với đặc trưng môn học, ngành học và đối tượng người học, đảm bảo đánh giá khách quan, công bằng, chính xác kiến thức và năng lực nghề nghiệp của HSSV. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phương tiện hiện đại trong kiểm tra, đánh giá.

4) Đào tạo gắn liền với nhu cầu của cộng đồng, xã hội. Giáo dục toàn diện cho người học về kiến thức, kỹ năng, thái độ đối với ngành, nghề đào tạo; tăng cường rèn luyện kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp cho HSSV; chú trọng kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống và các kiến thức xã hội khác để người học tự tin, chủ động tiếp cận, lựa chọn cơ hội việc làm. Tổ chức khảo sát, lấy ý kiến người học, người học sau tốt nghiệp, nhà tuyển dụng và các doanh nghiệp để tiến hành cải tiến chương trình đào tạo; khảo sát tỷ lệ có việc làm của HSSV sau tốt nghiệp, tiến tới giới thiệu việc làm, ký hợp đồng đào tạo với các cơ sở sử dụng lao động.



tải về 0.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương