SÁch giáo lý CỦa giáo hội công giáo sách giáo lý CỦa giáo hộI



tải về 4.7 Mb.
trang57/68
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích4.7 Mb.
#11671
1   ...   53   54   55   56   57   58   59   60   ...   68

2643 1330

Bí tích Thánh Thể chứa đựng và diễn tả mọi hình thức kinh nguyện. Bí tích Thánh Thể là "lễ dâng tinh tuyền" của toàn Thân Thể Chúa Ki-tô "vì vinh quang Danh Người". Truyền thống Đông và Tây Phương đều gọi bí tích Thánh Thể là "hy tế ca ngợi".


TÓM LƯỢC
2644

Chúa Thánh Thần là Đấng dạy dỗ và nhắc lại cho Hội Thánh tất cả những gì Đức Giê-su đã nói, chính Người dạy Hội Thánh cầu nguyện bằng cách khơi lên những cách diễn tả mới cho các hình thức kinh nguyện quen thuộc: chúc tụng, khẩn cầu, chuyển cầu, tạ ơn và ca ngợi.
2645

Thiên Chúa đã chúc lành cho con người, nên tâm hồn con người có thể chúc tụng Đấng là nguồn mạch mọi phúc lành.
2646

Chúng ta dâng lên Thiên Chúa. Kinh nguyện khẩn cầu để xin ơn tha tội, xin cho chúng ta biết tìm kiếm Nước Chúa xin Thiên Chúa ban những ơn cần thiết.
2647

Chuyển cầu là cầu xin cho người khác. Lời cầu nguyện của Ki-tô hữu không có biên giới : chúng ta cầu nguyện cho mọi người, kể cả kẻ thù.
2648

Mọi vui buồn, mọi biến cố và nhu cầu, đều là dịp để chúng ta dâng lên Thiên Chúa kinh nguyện tạ ơn. Tham dự vào kinh tạ ơn của Đức Ki-tô, cả cuộc đời người Ki-tô hữu là bài ca tạ ơn Thiên Chúa : "Anh em hãy tạ ơn Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh" (1Tx 5,18).
2649

Chúng ta dâng lên Thiên Chúa kinh nguyện ca ngợi, thuần túy vô vị lợi, để ca khen, tôn vinh Người, không chỉ vì những việc Người đã làm cho ta, mà còn vì Người là Thiên Chúa.
CHƯƠNG HAI
TRUYỀN THỐNG CẦU NGUYỆN

2650 75

Kinh nguyện không chỉ là một ngẫu hứng nội tâm : phải muốn, mới cầu nguyện được. Biết những gì Kinh Thánh mặc khải về cầu nguyện chưa đủ, chúng ta còn phải học cầu nguyện nữa. Trong "Hội Thánh là cộng đoàn đức tin và cầu nguyện", chính Chúa Thánh Thần dạy con cái Thiên Chúa biết cầu nguyện, bằng một Thánh Truyền sống động.


2651 94

Truyền thống cầu nguyện Ki-tô giáo là một cách thức để Truyền Thống đức tin định hình và phát triển đặc biệt nhờ việc chiêm niệm và học hỏi của các tín hữu, những người ghi nhớ trong lòng những lời đã phán trong nhiệm cục cứu độ; ngoài ra còn nhờ những hiểu biết sâu sắc về thực tại thiêng liêng mà họ cảm nghiệm được.


Mục 1
NHỮNG NGUỒN MẠCH CỦA

KINH NGUYỆN
2652 694

Chúa Thánh Thần là "Nước trường sinh","một mạch nước chảy vọt, đem lại sự sống đời đời" (Ga 4, 14). Nơi tâm hồn người cầu nguyện, Chúa Thánh Thần dạy chúng ta biết đón nhận Người tận Nguồn Mạch đích thực là Đức Ki-tô. Trong đời sống Ki-tô hữu, có những nguồn mạch, ở đó Đức Ki-tô đang chờ để ban Thánh Thần cho chúng ta.


Lời Chúa
2653 133 1100

Hội Thánh tha thiết và đặc biệt khuyến khích mọi Ki-tô hữu... hãy năng đọc Thánh Kinh để học biết "khoa học siêu việt của Chúa Giê-su Ki-tô"... Nhưng mọi người cũng nên nhớ rằng kinh nguyện phải đi đôi với việc đọc Thánh Kinh, để có sự đối thoại giữa Thiên Chúa và con người, vì "chúng ta ngỏ lời với Người khi cầu nguyện, và chúng ta nghe Người nói lúc chúng ta đọc các sấm ngôn thần linh" (T. Am-rô-xi-ô, nhiệm vụ thừa tác viên 1,88; DV 25) .


2654

Khi trình bày về Mt 7,7, các linh phụ đã tóm tắt thái độ của một tâm hồn được Lời Chúa nuôi dưỡng trong kinh nguyện như sau : khi đọc, hãy tìm kiếm, bạn sẽ tìm thấy khi suy gẫm; khi cầu nguyện, hãy gõ cửa, bạn sẽ được mở cho nhờ chiêm niệm ( x Guigue le Chartreux, Những nấc thang thiêng liêng ) .


Phụng vụ của Hội Thánh
2655 1073 368

Sứ mạng của Đức Ki-tô và Chúa Thánh Thần là công bố, hiện thực và thông truyền mầu nhiệm cứu độ trong Phụng vụ của Hội Thánh; sứ vụ ấy được tiếp nối nơi tâm hồn người cầu nguyện. Các linh phụ đôi khi so sánh tâm hồn với bàn thờ. Kinh nguyện tiếp nhận Phụng vụ và đồng hóa với phụng vụ trong khi và sau khi được cử hành. Dù con người cầu nguyện "nơi kín đáo" ( Mt 6, 6 ), lời nguyện của họ vẫn là kinh nguyện của Hội Thánh, là sự hiệp thông với Ba Ngôi Chí Thánh.


1812-1829

Các nhân đức đối thần
2656

Chúng ta đi vào kinh nguyện cũng như đi vào phụng vụ, qua cửa hẹp là đức tin. Qua những dấu chỉ về sự hiện diện thần linh, chúng ta tìm kiếm và trông mong Thánh Nhan Đức Chúa, chúng ta muốn lắng nghe và suy niệm Lời Người.



2657

Chúa Thánh Thần dạy chúng ta cử hành phụng vụ đang khi đợi chờ Đức Ki-tô tái lâm, chính người hướng dẫn ta biết cầu nguyện trong hy vọng. Ngược lại , kinh nguyện của Hội Thánh và của cá nhân nuôi dưỡng hy vọng trong lòng chúng ta. Đặc biệt, các Thánh Vịnh, với ngôn ngữ cụ thể và đa dạng, dạy chúng ta biết gắn chặt niềm hy vọng vào Thiên Chúa: "Tôi đã hết lòng trông đợi Chúa, Người nghiêng mình xuống và nghe tiếng tôi kêu" ( Tv 40,2). "Xin Thiên Chúa là nguồn hy vọng ban cho anh em chan chứa niềm vui và bình an nhờ lòng tin, để nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, anh em được tràn trề hy vọng" (Rm 15,13).


2658 826

"Trông cậy như thế, chúng ta sẽ không phải thất vọng, vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta" (Rm 5,5). Được huấn luyện bằng đời sống phụng vụ, kinh nguyện bắt nguồn từ tình yêu Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương chúng ta trong Đức Ki-tô và giúp ta đáp trả như Người đã yêu thương chúng ta. Tình yêu là nguồn mạch của kinh nguyện; ai đến với nguồn mạch đó, sẽ đạt tới tột đỉnh của kinh nguyện :


"Lạy Thiên Chúa của con, con yêu mến Ngài. Con chỉ mong ước một điều là được yêu Ngài đến hơi thở cuối cùng của đời con. Lạy Thiên Chúa vô cùng khả ái, con yêu mến Ngài. Con thà chết vì yêu Ngài, còn hơn sống mà không yêu Ngài. Lạy Chúa, con yêu mến Ngài, con chỉ xin Ngài một ân huệ duy nhất là được yêu Ngài mãi mãi...Lạy Thiên Chúa của con, nếu mọi lúc con không thể nói con yêu Ngài, con chỉ mong theo nhịp thở của con, trái tim không ngừng lập lại : con yêu Ngài" (T. Gio-an Ma-ri-a Vianey, kinh nguyện).
"Hôm nay"
2659 1165, 305

Chúng ta học biết cầu nguyện vào một số thời gian nhất định, bằng cách lắng nghe Lời Chúa và tham dự mầu nhiệm Vượt Qua của Người; Người còn ban Thánh Thần để giúp chúng ta cầu nguyện trong mọi lúc, trong mọi biến cố của cuộc sống hằng ngày. Khi dạy ta cầu nguyện với Cha Trên Trời, Đức Giê-su cũng dạy về sự quan phòng của Chúa Cha (Mt 6, 11.34). Thời gian là của Cha; chúng ta gặp được Người trong hiện tại, không phải hôm qua hay ngày mai, nhưng chính hôm nay : "Ngày hôm nay, ước gì hôm nay anh em nghe tiếng Chúa! Người phán : các ngươi, chớ cứng lòng" (Tv 95,7-8 ).


2660 2546, 2632

Cầu nguyện trong mọi biến cố của cuộc sống hằng ngày, là một trong những điều bí ẩn của Nước Trời được mặc khải cho nhũng kẻ bé mọn, những người tôi tớ của Đức Ki-tô, những người nghèo theo các Mối Phúc. Cầu nguyện cho Nước công lý và bình an tác động vào diễn tiến của lịch sử, là việc chính đáng và tốt đẹp; nhưng phải đem những hoàn cảnh bình thường của cuộc sống hằng ngày vào kinh nguyện. Mọi hình thức cầu nguyện đều có thể là thứ men cần thiết được Chúa nói đến trong dụ ngôn về Nước Trời (Lc 13, 20-21).


TÓM LƯỢC
2661

Qua một truyền thống sống động trong Hội Thánh là Thánh Truyền. Chúa Thánh Thần dạy con cái Thiên Chúa biết cầu nguyện.
2662

Lời Chúa, Phụng Vụ của Hội Thánh, các nhân đức Tin Cậy Mến, là những nguồn mạch của kinh nguyện.

Mục 2
CON ĐƯỜNG CẦU NGUYỆN

2663 1201

Trong truyền thống kinh nguyện sống động, mỗi Giáo Hội giới thiệu cho các tín hữu ngôn ngữ kinh nguyện của mình : những lời kinh, bài hát, cử điệu và hình ảnh... tùy theo bối cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa. Huấn Quyền có trách nhiệm ( x. DV 10 ) nhận định xem những con đường cầu nguyện này có trung thành với đức tin tông truyền không. Các mục tử và những giáo lý viên có trách nhiệm giải thích ý nghĩa của những con đường cầu nguyện này trong tương quan với Đức Giê-su Ki-tô.


Kinh nguyện dâng lên Chúa Cha
2664 2780

Đức Ki-tô là con đường cầu nguyện duy nhất của người Ki-tô hữu. Kinh nguyện cộng đoàn hay cá nhân, khẩu nguyện hay tâm nguyện, chỉ đạt tới Chúa Cha nếu chúng ta cầu nguyện nhân danh Chúa Ki-tô. Nhân tính thánh thiện của Đức Giê-su chính là con đường, nhờ đó Thánh Thần dạy chúng ta cầu nguyện với Thiên Chúa là Cha.

Kinh nguyện dâng lên Chúa Giê-su
2665 451

Được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và cử hành phụng vụ, kinh nguyện của Hội Thánh dạy cho ta biết cầu nguyện với Chúa Giê-su. Dù chủ yếu được dâng lên Chúa Cha, trong mọi truyền thống phụng vụ, kinh nguyện này đều có những hình thức kinh nguyện hướng về Chúa Ki-tô. Trong một số Thánh Vịnh và trong Tân Ước, chúng ta có sẵn một số tước hiệu của Đức Ki-tô để kêu cầu và khắc ghi trong lòng : Con Thiên Chúa, Ngôi Lời của Thiên Chúa, Đức Chúa, Đấng Cứu Độ, Chiên Thiên Chúa, Đức Vua, Con Chí Ái của Thiên Chúa, Con Đức Trinh Nữ, Mục Tử nhân lành, Sự Sống, Ánh Sáng, Hy Vọng, và sự Phục Sinh của chúng ta, bạn của loài người...


2666 432, 435

Danh hiệu Giê-su mà Con Thiên Chúa đã tiếp nhận khi nhập thể bao hàm mọi tước hiệu. Con người không có quyền gọi tên Thiên Chúa ( x. Xh 3,14; 33,19-23 ) , nhưng khi nhập thể, Ngôi Lời Thiên Chúa đã mặc khải Danh Thánh này và chúng ta có thể xướng lên Danh đó : "Giê-su"; "Thiên Chúa Cứu Độ" (Mt 1, 21). Danh Thánh Giê-su bao hàm mọi sự : Thiên Chúa và con người cùng với toàn thể nhiệm cục sáng tạo và cứu độ. Cầu nguyện với Đức Giê-su là kêu cầu Người, thầm gọi Người. Danh Người là danh hiệu duy nhất hàm chứa mọi sự.




2667 2616

Cách kêu cầu này thật đơn sơ xuất phát từ lòng tin, đã được khai triển dưới nhiều hình thức trong truyền thống kinh nguyện Đông và Tây Phương. Công thức thông dụng nhất, được các bậc thầy linh đạo tu viện Si-nai, tu viện Athos và vùng Sy-ri truyền lại, là lời cầu : "Lạy Đức Giê-su, là Đức Ki-tô, là Con Thiên Chúa, và là Chúa chúng con, xin thương xót chúng con là kẻ có tội". Lời nguyện này kết hợp bài thánh thi ca ngợi Chúa Ki-tô trong thư gởi giáo đoàn Phi-líp ( Pl 2,6-11) với lời van xin của người thu thuế và những người mù lòa trong Tin Mừng ( x. Mc 10,46-52;Lc 18,13 ) . Nhờ lời nguyện này, tâm hồn chúng ta hòa nhịp với sự khốn cùng của con người và lòng thương xót của Đấng Cứu Độ.


2668 435

Kêu cầu thánh danh Chúa Giê-su là con đường đơn giản nhất để cầu nguyện liên tục. Khi chăm chú và khiêm tốn kêu cầu liên tục như vậy, chúng ta không "lải nhải nói nhiều" (Mt 6,7), nhưng "nắm giữ Lời Chúa và nhờ kiên trì mà sinh hoa kết quả" (Lc 8,15). Lời nguyện này có thể thực hiện "mọi lúc", vì đây không phải là một việc khác bên cạnh công việc ta đang làm, nhưng là công việc duy nhất : yêu mến Thiên Chúa; nhờ đó mọi hoạt động của ta được sinh động và có giá trị trong Đức Giê-su.


2669 478 1674

Hội Thánh tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giê-su, y như đã kêu cầu thánh danh Người trong kinh nguyện, vì đây là trái tim của Ngôi Lời Nhập Thể đã yêu thương nhân loại đến nỗi bị đâm thâu vì tội lỗi chúng ta. Ki-tô hữu còn có thói quen cầu nguyện theo Đường Thánh Giá : những chặng đàng, từ dinh Phi-la-tô đến Núi Sọ và Mộ Đá, đưa chúng ta theo bước Chúa Giê-su, Đấng đã dùng Thánh Giá mà cứu chuộc nhân loại.



" Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến "
2670 683 2001 1310

"Nếu không được Thánh Thần giúp sức cho, không ai có thể nói rằng: "Giê-su là Đức Chúa"(1 Cr12, 3). Mỗi lần chúng ta muốn cầu nguyện với Chúa Giê-su, chính Chúa Thánh Thần dùng ơn tiền sủng đưa chúng ta vào kinh nguyện. Chúa Thánh Thần dạy chúng ta biết cầu nguyện bằng cách nhắc ta nhớ đến Chúa Ki-tô, Vậy tại sao ta không cầu xin chính Chúa Thánh Thần ? Vì thế, Hội Thánh kêu gọi chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần mỗi ngày, nhất là khi khởi sự và kết thúc mỗi việc quan trọng.


"Chúa Thánh Thần đã thần hóa chúng ta bằng bí tích Thánh Tẩy, tại sao chúng ta không tôn thờ Người? Nếu Người đáng được tôn thờ, tại sao không dành cho Người một phụng tự riêng biệt ? "(T . Ghê-gô-ri-ô thành Nadien Bài giảng thần học 5,28 ) .
2671

Hình thức truyền thống để cầu khẩn Chúa Thánh Thần là kêu xin Chúa Cha, nhờ Chúa Ki-tô, để Cha ban cho chúng ta Chúa Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ ( Lc 11,13). Chúa Giê-su nhấn mạnh phải cầu khẩn nhân danh Người, ngay cả khi Người hứa ban tặng Thánh Thần Chân Lý (Ga 16, 13; 15, 26; 14,17). Lời nguyện đơn giản và trực tiếp nhất trong truyền thống là : "Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến". Mọi truyền thống phụng vụ đều có khai triển lời nguyện này trong các tiền xướng và thánh thi :


"Lạy Chúa Thánh Thần, Xin Ngài ngự đến tràn ngập tâm hồn các tín hữu Chúa, và xin nhóm lửa tình yêu Chúa trong lòng họ" (Ca tiếp liên lễ Hiện Xuống).

“Lạy Chúa Thánh Thần là vua thiên quốc, Đấng Bảo Trợ, là Thần Chân Lý, Đấng hiện diện khắp nơi và tràn ngập mọi sự, là kho tàng chứa mọi điều thiện hảo, là Nguồn Mạch Sự Sống, xin Ngài đến cư ngụ trong lòng chúng con. Lạy Đấng Nhân Lành, xin thanh tẩy và cứu độ chúng con, ( Phụng vụ By-zan-tin, điệp ca kinh chiều lễ Hiện Xuống )


2672 695

Khi chúng ta được Thiên Chúa xức dầu bằng Thánh Thần, Chúa Thánh Thần thấm nhập toàn thể con người ta, trở thành người Thầy nội tâm dạy cho ta biết cầu nguyện. Người là tác giả truyền thống kinh nguyện sống động của Hội Thánh. Có bao nhiêu người cầu nguyện thì cũng có bấy nhiêu cách cầu nguyện, nhưng chỉ có một Thánh Thần, Đấng tác động trong mọi người và cùng với mọi người. Được hiệp thông nhờ Chúa Thánh Thần, khi Ki-tô hữu cầu nguyện, họ cầu nguyện trong Hội Thánh.


Hiệp thông với Thánh Mẫu của Thiên Chúa
2673 689

Trong kinh nguyện, Chúa Thánh Thần kết hiệp chúng ta với Ngôi Vị của Chúa Con, nơi nhân tính vinh quang của Người. Nhờ và trong nhân tính ấy, khi chúng ta cầu nguyện như những người con Thiên Chúa, chúng ta hiệp thông với Mẹ của Đức Giê-su trong Hội Thánh (x. Cv 1,14).


2674 494

Trong ngày Truyền Tin, Mẹ Ma-ri-a đã tin tưởng mà ưng thuận và Mẹ không ngần ngại giữ vững sự ưng thuận ấy dưới chân Thập Giá. Tình mẫu tử của Đức Ma-ri-a lan rộng đến "những anh em của Đức Giê-su đang lữ hành trên dương thế và đang gặp bao nguy hiểm, thử thách" ( x. LG 62 ) . Đức Giê-su, Đấng Trung Gian duy nhất, là con đường chúng ta phải theo khi cầu nguyện. Đức Ma-ri-a là Mẹ của Người và Mẹ chúng ta; Mẹ là hình ảnh trong suốt của Người. Các ảnh tượng thánh truyền thống của Giáo Hội Đông và Tây Phương đều cho thấy Mẹ là " người chỉ đường " và là "dấu chỉ " về Đức Giê-su.


2675 970 512 2619

Các Giáo Hội khai triển việc cầu nguyện với Thánh Mẫu của Thiên Chúa, bằng cách tập trung suy niệm các mầu nhiệm cuộc đời Chúa Ki-tô, vì Đức Ma-ri-a đã cộng tác đặc biệt vào các hoạt động của Chúa Thánh Thần. Trong vô số thánh thi và tiền xướng diễn tả tâm tình cầu nguyện này, có hai hướng thường xuyên xen kẽ nhau: hướng thứ nhất "ngợi khen" Chúa vì "biết bao điều cao cả" Người đã ban cho Nữ Tỳ hèn mọn và qua Mẹ, cho tất cả nhân loại (Lc 1,46-55); hướng thứ hai dâng lên Thân Mẫu của Đức Giê-su những lời khẩn cầu và ca ngợi của con cái Thiên Chúa, vì giờ đây Mẹ đã liên kết chặt chẽ với Con Thiên Chúa làm người.


2676

Cả hai hướng cầu nguyện với Đức Ma-ri-a được nổi bật trong kinh Kính Mừng :


722

"Kính Mừng Ma-ri-a": kinh Kính Mừng mở đầu bằng lời chào của thiên thần Gáp-ri-en. Qua lời sứ thần, chính Thiên Chúachào Đức Ma-ri-a. Chúng ta lặp lại lời Thiên Chúa nói với người nữ tỳ hèn mọn (Lc 1,48) và hân hoan vì niềm vui Thiên Chúa tìm được nơi Đức Ma-ri-a (Xp 3,17b).
490

"Bà đầy ân phúc, Đức Chúa Trời ở cùng bà": hai lời chào của thiên thần bổ túc cho nhau. Đức Ma-ri-a đầy ân sủng vì "Chúa ở cùng bà". Ân sủng cao quý nhất nơi Mẹ chính là sự hiện diện của Đấng là nguồn mạch mọi ân sủng. "Mừng vui lên... thiếu nữ Giê-ru-sa-lem... Đức Chúa ở với ngươi" ( Xp 3,14.17a ). Vì Chúa đến ở cùng Mẹ, nên Mẹ là hiện thân của thiếu nữ Xi-on, là khám Giao Ước, nơi vinh quang Đức Chúa ngự trị. Đức Ma-ri-a là "nơi Thiên Chúa ở cùng nhân loại" ( Kh 21,3 ). "Đầy ơn phúc", Mẹ đã tận hiến cho Đấng đến ở cùng Mẹ và Mẹ sắp trao Người lại cho thế giới.
435 146

"Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giê-su con lòng bà gồm phúc lạ". Sau lời chào của thiên thần, chúng ta lặp lại lời của bà Ê-li-sa-bét. "Được tràn đầy ơn Thánh Thần" (Lc 1,41), bà Ê-li- sa-bét là người đầu tiên trong chuỗi người muôn thế hệ tuyên xưng Đức Ma-ri-a là người diễm phúc (Lc 1,48): "diễm phúc vì đã tin..."( Lc 1,45 ). Đức Ma-ri-a "có phúc lạ hơn mọi người nữ" vì Mẹ đã tin lời Chúa phán sẽ được thực hiện. Nhờ tin, ông Áp-ra-ham đã trở nên lời chúc phúc cho "mọi dân tộc trên mặt đất" ( St 12,3 ). Nhờ tin, Đức Ma-ri-a trở nên Mẹ của các tín hữu; nhờ Mẹ, mọi dân tộc trên mặt đất nhận được Đấng là chính phúc lành của Thiên Chúa : " Giê-su, con lòng bà gồm phúc lạ ".
2677 495

"Thánh Ma-ri-a Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con... " Cùng với bà Ê-li-sa-bét chúng ta sửng sốt : "Bởi đâu tôi được hân hạnh thân mẫu Chúa tôi đến viếng thăm như vậy?" (Lc 1,43). Vì Mẹ đã đem đến cho chúng ta Đức Giê-su Con của Mẹ, nên Đức Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa và Mẹ của chúng ta: chúng ta có thể phó thác cho Mẹ mọi nỗi âu lo và mọi lời cầu khẩn. Mẹ cầu nguyện cho chúng ta như Mẹ đã cầu nguyện cho chính bản thân : "Xin Chúa làm cho tôi như lời sứ thần nói" (Lc 1,38). Khi nhờ Mẹ cầu thay nguyện giúp, chúng ta cùng với Mẹ phó thác cho Thánh Ý Thiên Chúa: "Nguyện cho ý Cha thể hiện".
1020

"Cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi này và trong giờ lâm tử ": Khi xin Mẹ cầu thay nguyện giúp, chúng ta nhìn nhận mình là kẻ tội lỗi khốn cùng và kêu cầu đến "Mẹ từ bi nhân ái", Mẹ Rất Thánh. Chúng ta trao phó cho Mẹ cuộc đời ta "khi này", trong giây phút hiện tại này. Lòng tín thác này còn trải dài đến tận "giờ lâm tử". Xin Mẹ hiện diện trong giờ phút đó như ngày xưa lúc Con của Mẹ chết trên thập giá. Giờ chúng ta qua đời, ước mong Mẹ đón nhận chúng ta là con cái và dẫn đưa đến cùng Đức Giê-su Con của Mẹ trong nước Thiên Đàng.
2678 971, 1674

Thời Trung Cổ, các tín hữu Tây Phương phát triển việc lần hạt Mân côi như một hình thức đạo đức bình dân thay thế các giờ kinh Phụng Vụ. Trong Giáo Hội Đông Phương, hình thức kinh cầu Đức Bà (Acathiste và Paraclisis ) còn rất gần với Phụng Vụ Giờ Kinh dạng hợp xướng của các Giáo Hội Bi-zan-tin; trong khi đó, những truyền thống Armeni, Copte và Siriaque lại ưa chuộng các thánh thi và thánh ca bình dân về Mẹ Thiên Chúa. Nhưng trong kinh Kính Mừng, các kinh cầu Thánh Mẫu, những thánh thi của thánh Ép-rem hay Ghê-gô-ri-ô thành Narek, truyền thống cầu nguyện về căn bản vẫn là một.


2679 967 972

Đức Ma-ri-a là Người Cầu Nguyện trọn hảo, là hình ảnh của Hội Thánh. Khi cầu cùng Mẹ, chúng ta cùng với Mẹ liên kết vào ý định của Chúa Cha, Đấng cử Con Một Người đến để cứu độ toàn thể nhân loại. Mẹ của Đức Giê-su đã trở thành Mẹ của toàn thể chúng sinh (Ga 19,27), nên như người môn đệ được Chúa yêu, chúng ta rước Mẹ về nhà mình. Chúng ta có thể cầu nguyện cùng với Mẹ và kêu cầu Mẹ. Kinh nguyện của Hội Thánh được lời cầu nguyện của Đức Ma-ri-a nâng đỡ và được kết hiệp với kinh nguyện của Mẹ trong niềm cậy trông (LG 68-69).


TÓM LƯỢC
2680

Kinh nguyện chủ yếu được dâng lên Chúa Cha, cũng được hướng về Chúa Giê-su, nhất là bằng việc kêu cầu Thánh Danh Người : "Lạy Đức Giê-su Ki-tô, là Con Thiên Chúa và là Chúa chúng con, xin thương xót chúng con là kẻ có tội".
2681

"Không ai có thể nói rằng: "Đức Giê-su là Chúa" nếu không được Thánh Thần giúp sức cho"(1 Cr 12, 3). Hội Thánh mời gọi chúng ta kêu cầu Chúa Thánh Thần như người Thầy nội tâm dạy người Ki-tô hữu biết cầu nguyện.
2682

Nhờ sự cộng tác đặc biệt của Đức Trinh Nữ Ma-ri-a vào tác động của Chúa Thánh Thần, Hội Thánh thường kết hợp với Đức Mẹ trong kinh nguyện, để cùng với Mẹ ngợi khen Thiên Chúa vì biết bao điều cao cả Người đã làm cho Mẹ, và dâng lên Mẹ lời khẩn cầu và ca ngợi.


Mục 3
DẪN ĐẾN KINH NGUYỆN
Đám mây chứng nhân
2683 956

Có những chứng nhân đã đi trước chúng ta vào Nước Thiên Chúa (x. Dt 12,1) , đặc biệt là các vị được Hội Thánh tuyên phong là "Thánh". Các ngài tham dự vào truyền thống kinh nguyện sống động của Hội Thánh, bằng gương mẫu đời sống, bằng các văn phẩm để lại, và bằng lời cầu nguyện hiện nay của các ngài. Các ngài đang chiêm ngưỡng Thiên Chúa, đang ca ngợi Người và không ngừng quan tâm đến những kẻ còn ở trần gian. Khi "vào chung hưởng với Chủ", các ngài được "đặt lên coi nhiều việc" (Mt 25,21). Chuyển cầu là công việc cao cả nhất của các ngài theo ý định của Thiên Chúa. Chúng ta có thể và có bổn phận xin các ngài chuyển cầu cho chúng ta và cho toàn thế giới.


2684 917 919 1202

Trong mầu nhiệm các thánh thông công, nhiều trường phái linh đạo khác nhau đã được khai triển theo dòng lịch sử các Giáo Hội. Đặc sủng riêng của một chứng nhân cho tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại, có thể được truyền lại, như "Thần Khí" của Ê-li-a được truyền lại cho Ê-li-sê và Gio-an Tẩy Giả; nhờ đó, các môn đệ được dự phần vào tinh thần của vị chứng nhân này. Một linh đạo thường xuất phát từ điểm hội tụ các trào lưu khác trong Hội Thánh, về phụng vụ cũng như thần học, và là chứng từ cho việc đức tin hội nhập văn hóa vào một môi trường con người và lịch sử. Các linh đạo Ki-tô giáo tham dự vào truyền thống kinh nguyện sống động và là những phương thế cần thiết dẫn các tín hữu đến với kinh nguyện. Sự đa dạng phong phú của các linh đạo phản chiếu ánh sáng tinh tuyền và duy nhất của Chúa Thánh Thần.


“Thánh Thần chính là môi trường sống của các thánh nhân, mỗi thánh nhân là môi trường hoạt động của Thánh Thần, vì thánh nhân hiến dâng tâm hồn cho Thiên Chúa ngự trị và được gọi là Đền Thờ của Thánh Thần”. (Thánh Ba-si-li-ô Cả, Bàn về Thánh Thần 26, 62 ) .
Những người giúp chúng ta cầu nguyện
2685 1657

Gia đình Ki-tô hữu là nơi đầu tiên để học cầu nguyện. Được xây dựng trên bí tích Hôn Phối, gia đình là "Hội Thánh thu nhỏ", là nơi con cái Thiên Chúa học biết cầu nguyện "với tư cách là Hội Thánh" và kiên trì cầu nguyện. Đặc biệt với các trẻ nhỏ, kinh nguyện hằng ngày của gia đình là chứng từ đầu tiên về ký ức sống động của Hội Thánh luôn được Chúa Thánh Thần nhắc nhở.
2686 1547

Các thừa tác viên có chức thánh cũng là những người có trách nhiệm huấn luyện cho anh chị em tín hữu biết cầu nguyện. Các ngài là tôi tớ của vị Mục Tử Nhân Lành, được trao tác vụ để hướng dẫn dân Thiên Chúa đến với các nguồn mạch sống động của kinh nguyện : Lời Chúa, Phụng Vụ, đời sống Tin Cậy Mến, sự hiện diện và hoạt động của Thiên Chúa hiện nay trong những hoàn cảnh cụ thể ( x. PO 4-6 ) .
2687 916

Nhiều tu sĩ đã dâng hiến trọn đời để cầu nguyện. Từ xa xưa trong sa mạc Ai-Cập, đã có các ẩn sĩ, các đan sĩ nam nữ dành thời giờ để ca ngợi Thiên Chúa và chuyển cầu cho Dân Người. Đời sống thánh hiến không thể tồn tại và triển nở nếu không có kinh nguyện. Đời sống thánh hiến là một trong những nguồn mạch sống động của chiêm niệm và đời sống thiêng liêng trong Hội Thánh.


2688 1674

Huấn giáo dành cho thiếu nhi, thiếu niên và người trưởng thành đều hướng tới việc suy gẫm Lời Chúa trong kinh nguyện cá nhân, được hiện tại hóa trong kinh nguyện phụng vụ, và được nội tâm hóa trong mọi lúc, để sinh hoa kết quả trong một đời sống mới. Huấn Giáo cũng nhằm để nhận định và huấn luyện các việc đạo đức ( x. CT 54 ) . Việc học thuộc lòng các kinh căn bản rất cần cho đời sống cầu nguyện; nhưng điều quan trọng là phải làm cho Ki-tô hữu cảm nhận được ý nghĩa của những kinh nguyện này ( x. CT 55 ).
2689

Ngày nay, các nhóm và các khóa cầu nguyện là dấu chỉ và là một trong những sức năng động để canh tân kinh nguyện trong Hội Thánh, nếu được rút ra từ những nguồn mạch đích thực của kinh nguyện Ki-tô giáo. Quan tâm đến hiệp thông là dấu chỉ của kinh nguyện chân thực trong Hội Thánh.



tải về 4.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   53   54   55   56   57   58   59   60   ...   68




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương