SÁch giáo lý CỦa giáo hội công giáo sách giáo lý CỦa giáo hộI



tải về 4.7 Mb.
trang60/68
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích4.7 Mb.
#11671
1   ...   56   57   58   59   60   61   62   63   ...   68

III. LẠY CHA "CHÚNG CON"
2786 443

Khi gọi Thiên Chúa là Cha "của chúng ta", chúng ta không nghĩ rằng mình chiếm hữu được Thiên Chúa, nhưng có một tương quan mới mẻ với Người.


2787 728

Khi gọi Thiên Chúa là Cha "của chúng ta", trước hết chúng ta nhìn nhận rằng mọi lời Thiên Chúa yêu thương hứa qua các ngôn sứ đã được thực hiện nơi Đức Ki-tô trong Giao ước Mới và Vĩnh cữu : Chúng ta đã trở thành Dân "của Người" và từ nay Người là Thiên Chúa "của chúng ta". Thiên Chúa và chúng ta thuộc về nhau : tương quan mới này là quà tặng của Thiên Chúa ( x. Hs 2,21-22; 6,1-6 ) . Chúng ta phải đáp lại "ân sủng và sự thật" mà Người ban tặng "nhờ Đức Giê-su Ki-tô" (Ga 1,17) bằng lòng yêu mến và trung thành.


2788

Kinh Lạy Cha là kinh nguyện của Dân Chúa trong "thời sau hết", nên khi đọc "của chúng con" chúng ta hy vọng vững vàng vào lời hứa tối hậu của Thiên Chúa. Trong thành thánh Giê-ru-sa-lem mới, Người sẽ phán với kẻ chiến thắng : "Ta sẽ là Thiên Chúa của người ấy và người ấy sẽ là con của Ta"( Kh 21,7).


2789 245 253

Khi đọc "Lạy Cha chúng con", chúng ta thân thưa với Cha của Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Chúng ta không phân chia thần tính, vì Chúa Cha là "nguồn mạch và căn nguyên" của thần tính. Nhưng ở đây, chúng ta muốn tuyên xưng : từ muôn thuở, Chúa Con được Chúa Cha sinh ra và Chúa Thánh Thần phát xuất từ Chúa Cha. Chúng ta cũng không hề lẫn lộn các Ngôi Vị, vì chúng ta tuyên xưng rằng : chúng ta được hiệp thông với Chúa Cha và Chúa Con là Đức Giê-su Ki-tô, trong Thánh Thần duy nhất. Ba Ngôi Chí Thánh đồng bản tính và không thể phân chia. Khi cầu nguyện cùng Chúa Cha, chúng ta thờ lạy và tôn vinh Người cùng với Chúa Con và Chúa Thánh Thần.


2790 787

Khi đọc "Lạy Cha chúng con", chúng ta tuyên xưng Người là Cha của nhiều người. Chỉ có một Thiên Chúa và Người được nhìn nhận là Cha của những kẻ đã được tái sinh bởi nước và Thánh Thần (nhờ tin vào Con Một Thiên Chúa). "Hội Thánh" chính là hiệp thông mới giữa Thiên Chúa và loài người : Hội Thánh hiệp nhất với Con Một Thiên Chúa là "trưởng tử giữa một đàn em đông đúc" (Rm 8,29), nên Hội Thánh được hiệp thông với Chúa Cha, trong Chúa Thánh Thần. Khi thưa "Lạy Cha chúng con", mỗi Ki-tô hữu cầu nguyện trong sự hiệp thông này : "các tín hữu tuy đông đảo, mà chỉ có một lòng một ý" ( Cv 4,32 ).


2791 821

Do đó, dù các Ki-tô hữu còn chia rẽ, kinh Lạy Cha vẫn là tài sản chung và là một lời mời gọi khẩn thiết cho mọi Ki-tô hữu. Được hiệp thông với Chúa Ki-tô nhờ đức tin và nhờ bí tích Thánh Tẩy, họ phải cùng cầu nguyện với Chúa Giê-su để các môn đệ được hiệp nhất ( x. UR 8;22).


2792

Sau cùng, nếu thật lòng cầu nguyện "Lạy Cha chúng con", chúng ta thoát được chủ nghĩa cá nhân, vì khi đón nhận Thiên Chúa yêu thương, chúng ta được giải thoát. Từ "chúng con" ở đầu kinh Lạy Cha, cũng như từ "chúng con" trong bốn lời xin cuối kinh, không loại trừ một ai. Để thật lòng đọc kinh Lạy Cha ( x. Mt 5,23-24;6,14-16 ) , chúng ta phải vượt qua mọi chia rẽ và chống đối.


2793 604

Các tín hữu không thể cầu nguyện "Lạy Cha chúng con", mà không dâng lên tất cả những ai Chúa đã ban tặng Con yêu dấu. Tình yêu của Thiên Chúa không có biên giới, nên lời cầu nguyện của chúng ta cũng phải như vậy ( x. NA 5) . Khi đọc "Lạy Cha chúng con", lòng chúng ta được mở rộng theo tình yêu của Chúa Cha được biểu lộ trong Đức Ki-tô : cầu nguyện với và cho tất cả những ai chưa nhận biết Chúa, để họ "được quy tụ về một mối" (Ga11,52). Sự chăm sóc của Thiên Chúa dành cho mọi người và muôn loài đã thôi thúc các thánh nhân, chúng ta phải mở rộng lời cầu nguyện theo tình thương này khi chúng ta dám đọc "Lạy Cha chúng con".


IV. "Ở TRÊN TRỜI"
2794 326

Khi gọi Thiên Chúa là "Đấng ngự trên trời", Thánh Kinh không muốn nói Người đang ở một nơi nào đó trong không gian, nhưng nói đến một cách hiện hữu; không muốn nói Người ở xa ta, nhưng muốn nói Người rất uy nghi cao cả. Thiên Chúa không ở một nơi nào đó, nhưng Người là Đấng Thánh vượt trên mọi sự chúng ta có thể quan niệm. Vì Người là Đấng Chí Thánh, nên rất gần gũi với những tâm hồn khiêm cung và thống hối :


“Thật có lý khi ta hiểu "Lạy Cha chúng con ở trên trời" là Người hiện diện nơi tâm hồn những người công chính, như trong đền thờ của Người. Câu kinh đó cũng có nghĩa là người cầu nguyện ước mong Đấng mình kêu cầu ngự trong lòng mình (T. Âu-tinh, Bài giảng Chúa nhật 2,5,17 ) .
"Ở đây, chúng ta có thể hiểu "trời" là những ai mang hình ảnh thiên quốc, Thiên Chúa vui thích cư ngụ nơi tâm hồn họ" (T. Xy-ri-lô thành Giê-ru-sa-lem 5,11 ) .
2795 1024

Biểu tượng "trời" nhắc chúng ta nhớ đến mầu nhiệm Giao Ước chúng ta đang sống, khi đọc kinh "Lạy Cha". Trời là nơi Thiên Chúa ngự, là Nhà Cha, nên là "quê hương" của ta. Vì tội lỗi, chúng ta bị lưu đày xa miền đất Giao Ước; nhờ hoán cải tâm hồn, chúng ta được về "trời", về cùng Cha. trong Đức Ki-tô, trời đất được giao hòa, vì chỉ Chúa Con là Đấng "từ trời xuống thế" và đưa chúng ta lên trời với Người, nhờ cuộc Khổ Nạn, Phục Sinh và Thăng Thiên ( x. Ga 12,32; 14,2-3; 16,28;20,17; Eph 4,9-10; Dt 1,3; 2,13 ) .


2796 1003

Khi kêu cầu "Lạy Cha chúng con ở trên trời", Hội Thánh tuyên xưng : chúng ta là Dân Thiên Chúa, "đã được cùng ngự trị với Đức Ki-tô Giê-su trên cõi trời" (Eph 2,6), "hiện đang tiềm tàng với Đức Ki-tô nơi Thiên Chúa"(Cl 3,3), đồng thời, "chúng ta rên siết là vì những ước mong được thấy ngôi nhà thiên quốc của chúng ta phủ lên chiếc lều ở dưới đất này"(2 Cr 5,2):


"Các tín hữu có xác phàm, nhưng không sống theo xác phàm. Họ sống trên dương thế, nhưng là công dân Nước Trời" (Epitre á Diognète 5, 8-9 ) .

TÓM LƯỢC
2797

Chúng ta phải đọc kinh Lạy Cha với lòng tin tưởng đơn sơ và trung thành, khiêm tốn và vui mừng phó thác nơi Thiên Chúa.
2798

Chúng ta có thể kêu cầu Thiên Chúa là "Cha", vì Con Thiên Chúa làm người đã dạy chúng ta như thế. Trong Đức Ki-tô, nhờ bí tích Thánh Tẩy, chúng ta được tháp nhập vào Thân Thể Người và được nhận là con Thiên Chúa.
2799

Khi đọc kinh Lạy Cha, chúng ta được hiệp thông với Chúa Cha và với Con của Người là Đức Giê-su Ki-tô, đồng thời chúng ta được biết thiên chức của mình ( GS 22,1).
2800

Khi đọc kinh "Lạy Cha", chúng ta phải ước muốn được nên giống Thiên Chúa, và phải có lòng khiêm tốn và tin tưởng.
2801

Khi đọc Lạy Cha "của chúng con", chúng ta nhắc đến Giao Ước Mới trong Đức Giê-su Ki-tô, sự hiệp thông với Ba Ngôi Thiên Chúa và tình yêu Thiên Chúa bao trùm cả thế giới nhờ Hội Thánh.
2802

Khi gọi Thiên Chúa là Đấng "ở trên trời", chúng ta không nghĩ rằng Người đang ở một nơi nào đó, nhưng muốn nói Người rất uy nghi cao cả và đang hiện diện nơi tâm hồn những người công chính. "Trời" là Nhà Cha, là quê hương đích thực, nơi chúng ta hy vọng sẽ tới và hiện nay chúng ta đã là thành viên.

Mục 3
BẢY LỜI CẦU XIN

2803 2627

Sau khi đã đặt mình trước tôn nhan Thiên Chúa là Cha để thờ lạy, yêu mến và chúc tụng Người, Thần Khí Nghĩa Tử khơi lên trong lòng chúng ta bảy lời nguyện xin, bảy lời chúc tụng. Ba lời đầu tiên, trực tiếp hướng về Thiên Chúa hơn, hướng lòng ta đến Vinh Quang Thiên Chúa. Bốn lời sau, như những con đường đến với Thiên Chúa, xin Người nhìn đến thân phận khốn cùng của chúng ta mà ban Ân Phúc. "Kìa vực thẳm kêu gào vực thẳm,... Chúa quên con sao đành ?" (Tv 42,8-10).


2804

Ba lời nguyện đầu tiên hướng chúng ta về Thiên Chúa và vì Thiên Chúa : Danh Cha, Nước Cha, Ý Cha. Đặc tính của tình yêu là trước hết nghĩ đến người mình yêu. Ba lời nguyện này, không nói gì đến chúng ta; nhưng chúng ta bị lôi cuốn theo lòng "khát khao mong mỏi" "đến khắc khoải" của Chúa Con vì lo cho Vinh Quang của Cha Người : "nguyện Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện..." Ba lời nguyện này được Thiên Chúa nhận lời trong hy tế cứu độ của Đức Ki-tô; nhưng từ nay, những lời nguyện này chứa chan hy vọng, còn đang hướng về ngày thực hiện chung cuộc, bao lâu Thiên Chúa chưa hoàn tất chương trình cứu độ của Người ( 1Cr 15, 28).



2805 1105

Bốn lời cầu xin sau đó diễn ra giống như trong một số lời nguyện "xin ban Thánh Thần" trong thánh lễ: Chúng ta dâng lên những hy vọng của mình và mong được Thiên Chúa là Cha Đầy Lòng Thương Xót nhìn đến. Chúng ta dâng lên Thiên Chúa những lời này, xin cho chính mình, ở đời này trong hiện tại "xin Cha cho chúng con... xin tha nợ cho chúng con... xin chớ để chúng con... xin cứu chúng con..." Lời xin thứ tư và thứ năm liên quan đến cuộc sống thực tế của ta : xin lương thực và xin tha tội. Với hai lời cầu xin cuối, chúng ta khẩn cầu Thiên Chúa giúp sức trong cuộc chiến để Sự Sống chiến thắng, đây cũng là cuộc chiến trong cầu nguyện.


2806 1656, 2658

Nhờ ba lời nguyện đầu tiên, chúng ta được củng cố đức tin, tràn đầy đức cậy và nung nóng đức mến. Chẳng những là thụ tạo mà còn là tội nhân, chúng ta phải khẩn cầu cho chúng ta, cho toàn thể nhân loại trong thế giới và lịch sử. Chúng ta dâng tất cả cho tình yêu vô biên của Thiên Chúa. Vì chính nhờ Danh Đức Ki-tô và triều đại của Thánh Thần Người, Chúa Cha hoàn thành kế hoạch cứu độ của Người, cho chúng ta và cho toàn thế giới.


2142, 2159

I. "NGUYỆN DANH CHA CẢ SÁNG"
2807 2097

Khi đọc "nguyện Danh Cha cả sáng", chúng ta không chúc tụng Thiên Chúa được thánh thiện hơn; nhưng nguyện xin cho nhân loại nhận biết Người là Đấng Thánh, nhận ra sự Vinh Hiển của Người. Như thế, với tâm tình thờ lạy, lời nguyện này đôi khi được hiểu như một lời ca ngợi và tạ ơn. Đức Giê-su dạy chúng ta lời nguyện này như một ước nguyện : một khẩn cầu, một khao khát và mong đợi mà Thiên Chúa và loài người cùng cam kết. Lời nguyện đầu tiên này đưa chúng ta ngay vào mầu nhiệm thâm sâu của Thiên Chúa và công trình cứu độ nhân loại. Khi "nguyện Danh Cha cả sáng" chúng ta tham dự vào "kế hoạch yêu thương Người đã định từ trước","để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của người" (Ep 1,9.4).


2808 203,432

Vào những thời điểm quyết định của nhiệm cục cứu độ, Thiên Chúa mặc khải danh thánh Người, nhưng mặc khải bằng công trình Người thực hiện. Công trình này chỉ được thực hiện nơi chúng ta và cho chúng ta, nếu danh Chúa được "cả sáng" nhờ chúng ta và nơi chúng ta.


2809 293 705

Trọng tâm của mầu nhiệm cứu rỗi nơi Thiên Chúa là sự thánh thiện không ai vươn tới được. Tất cả những gì bộc lộ sự thánh thiện này qua công trình sáng tạo và lịch sử được Thánh Kinh gọi là Vinh Quang của Thiên Chúa, là Uy Nghi cao cả của Người chiếu tỏa ra cho ta thấy. Khi tạo dựng nhân loại "theo hình ảnh Người và giống như Người", Thiên Chúa "ban cho con người vinh quang danh dự làm mũ triều thiên" (Tv 8,3). Khi phạm tội, họ bị tước mất vinh quang Thiên Chúa (Rm 3,23). Bởi vậy, Thiên Chúa sẽ bày tỏ sự Thánh Thiện bằng cách mặc khải và ban tặng Thánh Danh, để phục hồi con người "theo hình ảnh của Đấng Tạo Hóa" (Cl 3,10).


2810 63

Khi thề hứa với tổ phụ Áp-ra-ham, Thiên Chúa kết ước nhưng không cho biết Thánh Danh. Với Mô-sê, Người bắt đầu mặc khải danh thánh, và cho toàn dân thấy vinh hiển của danh thánh Người, khi cứu họ khỏi tay Người Ai Cập: "Đức Chúa là Đấng cao cả uy hùng" (Xh 15,1). Kể từ Giao Ước Xi-nai, dân này là dân "của Người" và họ phải là một "dân thánh" (tiếng Híp-ri còn có nghĩa là dân được thánh hiến), vì danh thánh ở nơi họ.


2811 2143

Thiên Chúa Chí Thánh đã ban cho dân này Lề Luật và không ngừng nhắc nhở họ. Hơn nữa, "vì danh thánh Người", Đức Chúa luôn nhẫn nại với họ. Nhưng dân Chúa đã bất trung với Đấng Thánh của Ít-ra-en và "xúc phạm đến danh thánh Người trước mắt các dân tộc"(Ed 20,14). Ý thức được những điều đó, những người công chính thời Cựu Ước, những người nghèo trở về sau cuộc lưu đày và các ngôn sứ luôn hết lòng tôn kính danh thánh Chúa.


2812 434

Sau cùng danh thánh Thiên Chúa được mặc khải và ban tặng cho chúng ta nơi Đức Giê-su như Đấng Cứu Độ mang xác phàm: nơi bản thân Đức Giê-su, qua lời và Hy Tế của Người. Đó cũng là trọng tâm của lời nguyện tư tế : "Lạy Cha chí thánh,... Con xin thánh hiến chính mình con cho họ, để họ cũng được thánh hiến nhờ sự thật" (Ga 17,19). Vì muốn Danh Cha cả sáng, Đức Giê-su đã "cho họ biết danh Cha" (Ga 17,6). Khi hoàn tất cuộc vượt qua, Đức Giê-su được Chúa Cha ban cho một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu : "Đức Giê-su Ki-tô là Chúa, để tôn vinh Thiên Chúa Cha" (Pl 2,11).


2813 2013

Trong nước Thánh Tẩy, chúng ta đã được tẩy rửa, được thánh hóa, được nên công chính nhờ danh Chúa Giê-su Ki-tô và nhờ Thần Khí của Thiên Chúa chúng ta (1 Cr 6,11). Thiên Chúa kêu gọi chúng ta sống thánh thiện (1 Th 4,7) trọn đời. "Chính nhờ Thiên Chúa mà chúng ta được hiện hữu trong Đức Ki-tô Giê-su, Đấng đã trở nên sự thánh hóa cho chúng ta" (1Cr 1,30), nên vinh quang của Người và sự sống của ta tùy thuộc việc danh Chúa được cả sáng nơi chúng ta và do chúng ta. Vì thế lời nguyện đầu tiên của kinh Lạy Cha rất khẩn thiết :


“Thiên Chúa là Đấng Thánh Hóa, ai có thể thánh hóa Thiên Chúa? Nhưng vì lời Chúa dạy "các ngươi phải thánh thiện, vì Ta, Đức Chúa, Ta là Đấng Thánh" (Lv 20,26), nên chúng ta cầu xin để sau khi được thánh hóa nhờ bí tích Thánh Tẩy, chúng ta được vững bền trong đời sống thánh thiện đã khởi đầu. Hằng ngày chúng ta phải cầu xin như thế, vì ngày nào chúng ta cũng phạm lỗi và phải thanh tẩy tội lỗi nhờ không ngừng thánh hóa bản thân...Như vậy, chúng ta phải cầu nguyện để có thể sống thánh thiện” (T. Xýp-ri-a-nô 12 ) .
2814 2045

Nhờ chúng ta sống đạo và cầu nguyện mà danh thánh Cha được cả sáng giữa chư dân :
“Chúng ta nguyện cho danh Cha cả sáng, vì nhờ Danh Thánh Người mà toàn thể thụ tạo sa ngã được cứu độ và thánh hóa, nhưng chúng ta nguyện cho danh thánh Chúa được cả sáng nơi chúng ta, nhờ đời sống của ta. Nếu ta sống tốt lành, mọi người sẽ chúc tụng danh Thiên Chúa, nếu ta sống tệ hại, họ sẽ xúc phạm đến danh Người. Thánh Phao lô nói : "chính vì các ngươi mà danh Thiên Chúa bị phỉ báng giữa chư dân" ( x. Rm 2,24; Ed 36,20-22 ) . Do đó, chúng ta cầu xin để có được trong tâm hồn sự thánh thiện danh Cha cả sáng (T. Phê-rô Kim Ngôn, bài giảng 71).
“Để thực thi lời Chúa dạy: phải cầu nguyện cho mọi người kể cả kẻ thù. Khi đọc "nguyện danh Cha cả sáng", chúng ta cầu xin cho danh Chúa được tôn vinh nơi chúng ta là những người đang sống trong Người, và cả nơi những người Thiên Chúa đang chờ đợi để ban ơn cho họ; chính vì thế, chúng ta không đọc: nguyện danh Cha cả sáng nơi chúng con, vì ta muốn Danh Thánh được cả sáng nơi mọi người (Tertuliano 3 ) .
2815 2750

Lời nguyện đầu tiên này thâu tóm cả sáu lời nguyện xin tiếp theo; tất cả đã được Thiên Chúa ưng nhận qua lời nguyện của Chúa Ki-tô. Lời kinh dâng lên Chúa Cha là lời nguyện của chúng ta nếu được dâng lên nhân danh Đức Giê-su. Trong lời nguyện tư tế, Đức Giê-su đã cầu xin : "Lạy Cha chí thánh, xin gìn giữ trong danh Cha những người mà Cha đã ban cho con" (Ga 17,11).


II. NƯỚC CHA TRỊ ĐẾN
2816 541, 2632, 560 1107

Trong Tân Ước, cùng một từ Hy-lạp BASILEIA có thể dịch nhiều cách: vương quyền (danh từ trừu tượng), vương quốc (danh từ cụ thể), vương triều (danh từ chỉ việc cai trị). Nước Thiên Chúa đang ở trước chúng ta, đã đến gần trong Ngôi Lời Nhập Thể, được loan báo trong Tin Mừng, đã đến trong cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Chúa Ki-tô. Từ bữa Tiệc Ly và trong bí tích Thánh Thể, Nước Thiên Chúa đã đến và đang ở giữa chúng ta. Vào ngày quang lâm, Nước Thiên Chúa đến trong vinh quang và Đức Ki-tô trao lại cho Chúa Cha:

"Có thể nói, Nước Thiên Chúa là chính Đức Ki-tô, Người là Đấng chúng ta kêu cầu mọi ngày và đang nóng lòng mong đợi Người quang lâm. Người là sự phục sinh của chúng ta, vì chúng ta được phục sinh trong Người. Cũng thế, Người là Nước Thiên Chúa, vì chúng ta được hiển trị trong Người" ( T. Xýp-ri-a-nô 13 ) .
2817 451, 2632, 671

Lời nguyện này là lời "MA-RA-NA-THA", là tiếng kêu cầu của Thần Khí và Hội Thánh "Lạy Chúa Giê-su, xin ngự đến":


"Dù lời cầu nguyện này không đòi chúng ta cầu cho Nước Chúa trị đến, nhưng chúng ta vẫn kêu lên như thế, để sớm đạt được những gì chúng ta kỳ vọng. Sách Khải Huyền cho biết từ dưới bàn thờ, linh hồn các vị tử đạo lớn tiếng kêu cầu Chúa : "Lạy Chúa, cho đến bao giờ Ngài còn trì hoãn, không xét xử và không bắt những người sống trên mặt đất phải đền nợ máu chúng con?"( Kn 6,10). Chắc chắn các ngài sẽ được xét xử công bằng vào ngày tận thế. Lạy Cha, nguyện Nước Cha trị đến (Tertulien 5)!
2818 769

Khi đọc "Nước Cha trị đến", chúng ta mong đợi ngày Nước Chúa hoàn tất khi Chúa Ki-tô quang lâm. Ước mong này không làm cho Hội Thánh xao lãng sứ mạng nơi trần thế, trái lại càng thúc giục chúng ta dấn thân hơn nữa. Vì từ ngày Hiện Xuống, việc làm cho Nước Chúa trị đến là công trình của Chúa Thánh Thần, "Đấng kiện toàn sự nghiệp của Chúa Ki-tô trên trần gian và hoàn tất công trình thánh hóa muôn loài" ( SLRM, kinh tạ ơn 4).


2819 2046 2516

"Nước Thiên Chúa là sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần" ( Rm 14,17). Thời đại cuối cùng mà chúng ta đang sống là thời Thánh Thần được ban tràn đầy cho muôn người. Kể từ đó, cuộc chiến đấu quyết định giữa "xác thịt" và Thần Khí đã khởi đầu :


2519

“Chỉ người có tâm hồn trong sạch mới có thể tin tưởng xướng lên : nguyện Nước Cha trị đến. Ai nghe lời thánh Phao-lô dạy : "Đừng để tội lỗi thống trị thân xác phải chết của chúng ta nữa" (Rm 6,12) và biết giữ tư tưởng, lời nói và hành vi của mình trong sạch, người đó mới có thể nói với Thiên Chúa : "nguyện Nước Cha trị đến" (T. Xy-ri-lô thành Giê-ru-sa-lem 5,13 ) .


2820 1049

Được Thánh Thần hướng dẫn, các tín hữu phải biết phân biệt giữa sự thăng tiến của Nước Thiên Chúa và sự tiến bộ văn hóa và xã hội trong môi trường họ sinh sống. Phân biệt chứ không phải tách biệt, vì ơn gọi sống đời đời không miễn trừ nhưng đòi buộc con người phải sử dụng những năng lực và phương tiện được Đấng Tạo Hóa ban tặng, để phục vụ công lý và hòa bình trên trần gian.


2821 2746

Lời nguyện xin này được ghép vào và được Thiên Chúa nhận lời trong lời nguyện của Đức Giê-su đang hiện diện và hữu hiệu trong bí tích Thánh Thể. Lời nguyện xin này sinh hoa kết quả trong đời sống mới theo các mối phúc.


III. Ý CHA THỂ HIỆN DƯỚI ĐẤT CŨNG NHƯ TRÊN TRỜI
2822 851 2196

Cha chúng ta muốn "mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý"(1Tm 2,3-4). "Người kiên nhẫn đối với chúng ta, vì Người không muốn cho ai phải diệt vong"(2 Pr 3,9). "Chúng ta hãy yêu thương nhau như Người đã yêu thương chúng ta" (Ga 13,34). Đó là điều răn tóm lược mọi điều răn khác và cho chúng ta biết rõ ý Chúa.


2823 59

"Người cho ta được biết Thiên ý nhiệm mầu : Thiên ý này là kế hoạch yêu thương Người đã định từ trước... là quy tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Ki-tô. Cũng trong Đức Ki-tô, Thiên Chúa là Đấng làm nên mọi sự theo quyết định và ý muốn của Người, đã tiền định cho chúng ta đây làm cơ nghiệp riêng"(Ep1,9-11). Chúng ta khẩn xin Người cho kế hoạch yêu thương này được thực hiện trọn vẹn dười đất, như đã thực hiện trên trời.


2824 475 612

Ý Cha được thực hiện trọn vẹn và một lần dứt khoát trong Đức Ki-tô và qua ý muốn nhân loại của Người". Khi vào trần gian, Đức Ki-tô nói : Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài" (Dt 10,7). Chỉ mình Đức Giê-su mới có thể nói : "Tôi hằng làm những điều đẹp ý Người" (Ga 8,29). Trong giờ hấp hối, Người cũng hoàn toàn vâng phục ý Cha: "Xin đừng làm theo ý con, mà xin theo ý Cha" (Lc 22,42). Vì thế, "Đức Ki-tô đã tự hiến vì tội lỗi chúng ta, theo ý muốn của Thiên Chúa"(Gl 1,4). "Theo ý đó, chúng ta được thánh hóa nhờ Đức Giê-su Ki-tô đã hiến dâng thân mình làm lễ tế" (Dt 10,10).


2825 615

Đức Giê-su, dù là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục" (Dt 5,8); phương chi chúng ta là những thụ tạo và là tội nhân, đã được nhận làm nghĩa tử của Thiên Chúa trong Đức Ki-tô. Chúng ta cầu xin Chúa Cha cho ý muốn của ta nên một với ý muốn của Chúa Con để chúng ta chu toàn ý Cha và thực hiện ý định cứu độ của Cha là cho thế gian được sống. Trong công việc này, chúng ta hoàn toàn bất lực, nhưng nhờ kết hiệp với Đức Giê-su và nhờ quyền năng của Thánh Thần, chúng ta có thể dâng cho Cha ý muốn của ta và quyết định chọn điều Chúa Con luôn chọn : làm điều đẹp lòng Cha (Ga 8,29).


"Khi gắn bó với Chúa Ki-tô, chúng ta có thể một lòng một ý với Người, và nhờ đó thực thi ý muốn của Người; như thế, ý Chúa sẽ được chu toàn dưới đất cũng như trên trời"(Ô-ri-ghê-nê 26 ) .
Hãy xem cách Đức Giê-su Ki-tô dạy chúng ta sống khiêm tốn, khi cho ta thấy rằng đức độ của ta không tùy thuộc công sức của mình nhưng nhờ ân sủng Thiên Chúa. Ở đây Người ra lệnh cho mỗi tín hữu: khi cầu nguyện, phải cầu nguyện chung cho toàn thế giới. Vì Người không dạy: "Xin cho ý Cha thể hiện" nơi tôi hay nơi anh em, nhưng là "trên khắp địa cầu"; nghĩa là chúng ta cầu nguyện: Xin Cha xóa bỏ mọi sai lầm, cho chân lý ngự trị, nết xấu bị hủy diệt, nhân đức được nảy nở và đất không còn khác với trời nữa (T. Gio-an Kim Khẩu, Mt 19,5 ).
2826

Nhờ cầu nguyện, chúng ta "có thể nhận ra đâu là ý Chúa" (Rm 12,2), và có được lòng "kiên nhẫn để thi hành ý Thiên Chúa"(Dt 10,36). Đức Giê-su đã dạy : người ta vào được Nước Trời, không phải nhờ nói, nhưng nhờ việc "thi hành ý muốn của Cha trên trời" (Mt 7,21).


2827 2611

"Ai làm theo ý Thiên Chúa, thì Người nhậm lời kẻ ấy" (Ga 9,31). Lời Hội Thánh cầu nguyện nhân danh Chúa có được sức mạnh ấy, nhất là trong Thánh Lễ. Lời cầu nguyện của Hội Thánh còn là một lời chuyển cầu hiệp thông với Thánh Mẫu của Thiên Chúa ( x. Lc 1, 38.49 ) và với toàn thể các thánh, những người "đẹp lòng Chúa" vì luôn thi hành thánh ý Người :


796

"Chúng ta có thể không sợ sai khi dịch câu "Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời" là nguyện cho Ý Cha được thể hiện trong Hội Thánh cũng như nơi Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng con, nơi Hiền Thê của Người cũng như nơi Phu Quân là Đấng đã chu toàn Ý Cha (T. Âu-tinh, bài giảng Chúa nhật 2, 6, 24 ) .


IV. "XIN CHA CHO CHÚNG CON HÔM NAY LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY"
2828 2778

"Xin Cha cho chúng con": còn gì đẹp hơn lòng tin tưởng của con cái trông chờ Cha ban cho mọi sự. "Người cho mặt trời mọc lên, soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính" (Mt 5,45). "Hết mọi loài ngửa trông lên Chúa, đợi chờ Ngài đến bữa cho ăn" ( x. Tv 104,27 ) . Đức Giê-su dạy chúng ta lời xin này vì đây là lời tôn vinh Chúa Cha, nhìn nhận Người là Đấng Tốt Lành, vượt xa mọi lòng tốt của con người.


2829 1939

"Xin Cha cho chúng con" cũng là lời cầu xin trong tinh thần Giao Ước : chúng ta thuộc về Người và Người thuộc về chúng ta, lo cho chúng ta. Nhưng "chúng con" cũng nhìn nhận Người là Cha của mọi người, nên cầu xin Cha cho mọi người, lời chúng con cùng chia sẻ mọi nhu cầu và đau khổ của họ.



2830 2638

Khi xin "lương thực", chúng ta muốn nói : Cha là "Đấng ban cho chúng con sự sống, không lẽ Cha lại không ban cho chúng con lương thực cần thiết để sống, cùng với mọi của cải" "xứng hợp" cả tinh thần lẫn vật chất. Trong Bài Giảng Trên Núi, Đức Giê-su nhấn mạnh đến lòng tín thác của con cái : cộng tác với Cha là Thiên Chúa Quan Phòng. Người không khuyến khích chúng ta thụ động, nhưng muốn giải thoát ta khỏi mọi lo lắng và bận tâm. Người dạy ta sống tâm tình phó thác của con cái Thiên Chúa :


227

Đối với những ai lo tìm kiếm Nước Trời và sự công chính của Thiên Chúa, Người hứa sẽ ban cho họ đủ mọi sự. Mọi sự đều là của Chúa: ai có được Thiên Chúa thì có mọi sự, miễn là Thiên Chúa có người ấy (T. Cyprien 21 ) .



tải về 4.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   56   57   58   59   60   61   62   63   ...   68




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương