SÁch giáo lý CỦa giáo hội công giáo sách giáo lý CỦa giáo hộI



tải về 4.7 Mb.
trang20/68
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích4.7 Mb.
#11671
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   68

798 737 1091-1109 791.

Chúa Thánh Thần là "nguyên lý của mọi hành động tác sinh và thật sự cứu độ trong từng thành phần của Thân Thể" (Pi-ô XII, "Thông điệp Thánh Thể : DS 3808"). Bằng nhiều cách, Người xây dựng toàn thân trong bác ái (x. Ep 4,l6), bằng Lời Thiên Chúa, "Lời có khả năng xây dựng" (Cv 20,32); bằng bí tích Thánh Tẩy, tạo nên Thân Thể Đức Ki-tô (x. 1Cr l2,l3-9); bằng các bí tích giúp các chi thể lớn lên và được chữa lành; bằng "ân sủng được trao ban cho các tông đồ, ân sủng vượt trên các ân sủng khác" (LG 7); bằng các nhân đức, giúp các tín hữu hành động theo sự lành, và cuối cùng bằng những "đặc sủng" giúp các tín hữu "có đủ khả năng, sẵn lòng đảm nhận các công việc và nhiệm vụ khác nhau, để mưu ích cho việc canh tân, xây dựng và phát triển Hội Thánh" (LG 12-AA 3).



Các đặc sủng
799 951, 2003.

Dù là phi thường, hay đơn giản và khiêm tốn , các đặc sủng là những ân huệ của Chúa Thánh Thần, trực tiếp hay gián tiếp đều nhằm lợi ích cho Hội Thánh, để xây dựng Hội Thánh, mưu ích cho loài người và đáp ứng những nhu cầu của thế giới.


800.

Người thụ lãnh cũng như tất cả các chi thể của Hội Thánh, phải đón nhận các đặc sủng với lòng tri ân. Đó là nguồn ân sủng phong phú kỳ diệu cho sức sống tông đồ và cho sự thánh thiện của tất cả Thân Thể Đức Ki-tô, với điều kiện những ân sủng đó phải thực sự xuất phát từ Chúa Thánh Thần, và được sử dụng hoàn toàn phù hợp với những thúc đẩy của Người, nghĩa là theo đức ái, khuôn vàng, thước ngọc cho tất cả các đặc sủng (x. 1Cr 13).


801 894 l905.

Theo chiều hướng này, Hội Thánh luôn cần nhận định các đặc sủng. Không đặc sủng nào cho phép tín hữu khỏi phải tôn trọng và tuân phục các Mục Tử của Hội Thánh. "Các ngài có nhiệm vụ đặc biệt phải thử thách tất cả, không phải để dập tắt Thánh Thần, nhưng để giữ lại những điều thiện hảo", nhằm phối hợp tất cả các đặc sủng trong sự khác biệt và bổ sung lẫn nhau, "vì lợi ích chung" ( 1Cr 12,7; LG 30; CL 24).


TÓM LƯỢC
802. "Đức Giê-su Ki-tô đã tự hiến vì chúng ta, để cứu chuộc chúng ta thoát khỏi mọi điều bất chính, và để thanh luyện chúng ta thành Dân riêng của Người" (Tt 2,l4).

803. "Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hoàng tộc chuyên lo tế tự, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa" (1Pr 2,9).
804. Chúng ta gia nhập Dân Thiên Chúa bằng đức tin và phép rửa. "Tất cả mọi người đều được gọi gia nhập dân Thiên Chúa" (LG 13), hầu trong Đức Ki-tô "loài người họp thành một gia đình duy nhất và một Dân duy nhất của Thiên Chúa" (AG 1).
805. Hội Thánh là Thân Thể của Đức Ki-tô. Đức Ki-tô chết và phục sinh làm cho cộng đoàn tín hữu thành Thân Thể của mình, nhờ Chúa Thánh Thần và tác động của Người trong các Bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể.
806. Trong sự hiệp nhất của Thân Thể này, có nhiều chi thể và chức vụ khác nhau. Tất cả các chi thể đều được liên kết với nhau, nhất là với những người đau khổ, những người nghèo và những người bị bách hại.
807. Hội Thánh là Thân Thể mà Đức Ki-tô là Đầu. Hội Thánh sống nhờ Người, trong Người, và cho Người; Người sống với Hội Thánh và trong Hội Thánh.
808. Hội Thánh là Hiền Thê của Đức Ki-tô: Người yêu mến Hội Thánh và đã hiến mình vì Hội Thánh. Người đã thanh luyện Hội Thánh bằng Máu Người. Người làm cho Hội Thánh trở nên Mẹ, sinh ra tất cả con cái của Thiên Chúa.
809. Hội Thánh là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là linh hồn của Nhiệm Thể, là nguyên lý của sự sống, của hiệp nhất trong khác biệt, của các ân huệ và đặc sủng phong phú trong Hội Thánh.
810. "Như thế Hội Thánh phổ quát xuất hiện như một Dân được hiệp nhất nhờ sự hiệp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần" (LG 4; trích dẫn T. Síp-ri-a-nô).

Tiết 3: GIÁO HỘI DUY NHẤT, THÁNH THIỆN,

CÔNG GIÁO VÀ TÔNG TRUYỀN
811 750 832, 865.

"Trong kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng Hội Thánh là duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền" (LG 8). Bốn thuộc tính bất khả phân ly này (DS 2888) cho thấy những nét cốt yếu và sứ mạng của Hội Thánh. Hội Thánh không tự mình có được các thuộc tính ấy; chính Chúa Ki-tô, nhờ Thánh Thần, cho Hội Thánh được duy nhất, thánh thiện công giáo và tông truyền. Cũng chính Người mời gọi Hội Thánh thể hiện các thuộc tính ấy.


812 156,770.

Chỉ có đức tin mới nhận thấy các thuộc tính của Hội Thánh xuất phát từ nguồn mạch thần linh. Nhưng những biểu hiện lịch sử của các thuộc tính ấy là những dấu chỉ rõ ràng đối với lý trí loài người. Công Đồng Va-ti-ca-nô I nhắc rằng : "Căn cứ vào sự thánh thiện, sự duy nhất mang tính công giáo và sự tồn tại vững bền của Hội Thánh, Hội Thánh tự mình cũng đã là lý do mạnh mẽ và thường xuyên để đáng được tin, là bằng chứng không thể phi bác được về sứ mạng thần linh của mình" (DS 3013).


I. GIÁO HỘI DUY NHẤT
"Mầu nhiệm thánh thiêng về tính duy nhất của Hội Thánh" (x. UR 2)
813 172 797 766.

Căn cứ vào nguồn gốc, Hội Thánh phải duy nhất : "Mẫu mực tối cao và nguyên lý của mầu nhiệm này là sự hiệp nhất trong Ba Ngôi của một Thiên Chúa duy nhất : Chúa Cha và Chúa Con trong Chúa Thánh Thần" (x. UR 2). Căn cứ vào Đấng Sáng Lập, Hội Thánh phải duy nhất : "Vì chính Chúa Con nhập thể đã dùng thập giá để hòa giải mọi người với Thiên Chúa, tái lập sự hiệp nhất mọi người thành một dân tộc và một thân thể" (x. GS 78,3). Căn cứ vào Thánh Thần, Hội Thánh phải duy nhất : "Chúa Thánh Thần ngự trong lòng các tín hữu, hiện diện và chi phối trong toàn Hội Thánh, thực hiện sự thông hiệp kỳ diệu ấy nơi các tín hữu và liên kết tất cả trong Chúa Ki-tô cách mật thiết đến nỗi Người là nguyên lý hiệp nhất của Hội Thánh" (x. UR 2). Vì vậy, theo bản chất, Hội Thánh là duy nhất :


"Mầu nhiệm lạ lùng thay! Vũ trụ có một Cha duy nhất; một Ngôi Lời duy nhất và một Thánh Thần duy nhất, đâu cũng thế; chỉ có một người mẹ đồng trinh duy nhất mà tôi thích gọi là Hội Thánh" ( T.Cờ-lê-men-tê A-lê-xan-ri-a, giáo huấn 1,6).
814 791, 873 1202 832.

Ngay từ khởi đầu, Hội Thánh duy nhất này cũng rất đa dạng. Tính đa dạng này phát xuất từ những ân huệ khác nhau của Thiên Chúa cũng như từ số đông người lãnh nhận các ân huệ ấy. Dân Thiên Chúa duy nhất quy tụ nhiều dân tộc và nhiều văn hóa khác nhau. Giữa các thành phần của Hội Thánh vẫn có những ân huệ, những chức vụ, những hoàn cảnh và những lối sống khác nhau; "ngay trong sự hiệp thông của Hội Thánh, cũng có sự hiện diện chính đáng của những Hội Thánh địa phương, thừa hưởng những truyền thống riêng" (LG 13). Sự đa dạng làm cho Hội Thánh thêm phong phú và không nghịch lại sự hiệp nhất. Tuy nhiên tội lỗi và hệ quả nặng nề của nó không ngừng đe dọa ơn hiệp nhất. Vì thế thánh Phao-lô đã khuyên : "Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thánh Thần đem lại, bằng cách ăn ở thuận hòa gắn bó với nhau" (Ep 4,3).


815 1827 830 , 837.

Đâu là những mối dây liên kết tạo sự hiệp nhất trong Hội Thánh? "Trên hết là đức ái: mối dây liên kết tuyệt hảo" (Cl 3,14). Sự hiệp nhất của Hội Thánh lữ hành còn được bảo đảm bằng những dây liên kết hữu hình :



173

-Tuyên xưng một đức tin duy nhất nhận được từ các tông đồ;

-Cử hành chung việc phụng tự dâng lên Thiên Chúa, nhất là các bí tích;

-Kế nhiệm tông đồ qua bí tích Truyền Chức Thánh để giữ gìn sự hòa hợp huynh đệ của gia đình Thiên Chúa (x.UR 2; LG 14, CIC can 205)


816. "Hội Thánh duy nhất của Đức Ki-tô... là Hội Thánh mà Đấng Cứu Chuộc chúng ta, sau khi phục sinh, đã trao phó cho Phê-rô chăn dắt. Người phó thác cho Phê-rô cũng như cho các tông đồ khác truyền bá, cai quản ... Như là một xã hội được thiết lập qui củ trên thế gian, Hội Thánh ấy được thể hiện nơi Hội Thánh Công Giáo do vị kế nhiệm Phê-rô và các giám mục hiệp thông với Ngài điều khiển" (LG 8).
830. Sắc lệnh về Hiệp Nhất của Công Đồng Va-ti-ca-nô II nói rõ : "Chỉ nhờ Hội Thánh Công Giáo của Chúa Ki-tô" là "phương thế cứu độ chung", mới có thể đạt được đầy đủ các phương tiện cứu độ. Vì chúng tôi tin, Chúa đã ủy thác tất cả sản nghiệp Tân Ước cho cộng đoàn tông đồ do Phê-rô lãnh đạo, để tạo thành một Thân Thể duy nhất của Chúa Ki-tô ở trần gian. Tất cả những ai đã thuộc về Dân Chúa một cách nào đó, đều phải tháp nhập vào Thân Thể ấy" (UR 3).
Những viết thương của sự hiệp nhất
817 2089.

Thực ra "ngay từ buổi sơ khai, trong Hội Thánh độc nhất và duy nhất của Thiên Chúa, đã xuất hiện ít nhiều rạn nứt mà thánh Phao-lô đã nặng lời quở trách như là đáng lên án. Trong các thời đại kế tiếp, phát sinh nhiều phân rẽ trầm trọng hơn và nhiều công đoàn đáng kể đã hoàn toàn ly khai khỏi sự hiệp thông với Hội Thánh Công Giáo, đôi khi tại lỗi của những người ở cả hai bên" ( x. UR 3). Những đoạn tuyệt làm tổn thương sự hiệp nhất của Nhiệm Thể Chúa Ki-tô (lạc giáo, bội giáo và ly giáo) ( x. CIC can 75l) đã do tội lỗi con người gây ra :


"Ở đâu có tội lỗi, ở đó có chia rẽ, ly giáo, lạc giáo, có tranh chấp. Trái lại, ở đâu có nhân đức, ở đó có hiệp nhất, có hoà hợp làm cho tất cả các tín hữu chỉ còn là một thân thể và một linh hồn" ( O-ri-gê-nê, chú giải đoạn Êdêkien 9,1).
818 1271.

"Ngày nay những người sinh trưởng trong các cộng đoàn ly khai ấy, và thấm nhuần đức tin nơi Chúa Ki-tô, không thể bị kết tội chia rẽ. Hội Thánh Công Giáo kính trọng, yêu thương họ như anh em .... Một khi đã được công chính hóa nhờ đức tin khi chịu Phép Rửa tội, họ đã được tháp nhập vào Chúa Ki-tô, và vì thế có quyền mang danh Ki-tô hữu, xứng đáng được con cái của Hội Thánh Công giáo nhìn nhận là anh em trong Chúa" (UR 3).



819. Hơn nữa có "nhiều yếu tố thánh hóa và chân lý"(x. LG 8) không nằm trong giới hạn hữu hình của Hội Thánh Công Giáo như : "Lời Chúa ghi chép trong Thánh Kinh, đời sống trong ơn thánh, đức tin, cậy, mến, và các ơn nội tâm do Thánh Thần ban, cùng những yếu tố hữu hình khác" (x. UR 3; LG 15). Thánh Thần của Đức Ki-tô dùng những Giáo Hội và cộng đoàn ấy như những phương tiện cứu độ có sức mạnh xuất phát từ sự sung mãn của ân sủng và của sự thật mà Đức Ki-tô đã giao phó cho Hội Thánh Công Giáo. Tất cả những điều thiện hảo đó đều xuất phát từ Đức Ki-tô và dẫn đến Đức Ki-tô (x. UR 3), nên chúng đòi hỏi mọi Ki-tô hữu phải tiến đến "sự hiệp nhất Công Giáo" (LG 8).
Tiến đến hiệp nhất
820 2748.

"Đức Ki-tô từ ban đầu đã rộng ban cho Hội Thánh ơn hiệp nhất. Chúng tôi tin rằng sự hiệp nhất ấy tồn tại mãi trong Hội Thánh Công Giáo và chúng tôi hy vọng sự hiệp nhất ngày càng phát triển cho đến ngày tận thế" (x. UR 4). Đức Ki-tô vẫn luôn luôn ban cho Hội Thánh ơn hiệp nhất, nhưng Hội Thánh phải luôn luôn cầu nguyện và hành động để duy trì, tăng cường và hoàn chỉnh sự hiệp nhất như Đức Ki-tô muốn. Vì thế, chính Chúa Giê-su cầu nguyện trong giờ khổ nạn và không ngừng cầu xin Chúa Cha cho các môn đệ được hiệp nhất : "Xin cho tất cả nên một! Lạy Cha, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, xin cho họ cũng được ở trong chúng ta, để thế gian tin rằng Cha đã sai Con" (Ga 17,21). Ước mong tìm lại sự hiệp nhất của tất cả các Ki-tô hữu là ơn của Đức Ki-tô và lời mời gọi của Chúa Thánh Thần (UR l).


821. Để đáp lại lời mời gọi hiệp nhất của Chúa Thánh Thần, Hội Thánh cần :

- canh tân thường xuyên để ngày càng trung thành hơn với ơn gọi của mình. Sự canh tân này là động lực của phong trào hiệp nhất (x. UR 6).



827. - hoán cải nội tâm "để sống phù hợp hơn với Tin Mừng" (UR 7), vì chính sự bất trung với hồng ân của Đức Ki-tô sẽ gây chia rẽ giữa các chi thể;

279. - cầu nguyện chung, vì "sự hoán cải tâm hồn và đời sống thánh thiện cùng với những lời kinh chung hoặc riêng cầu cho sự hiệp nhất các Ki-tô hữu, phải được coi như là linh hồn của mọi phong trào đại kết và xứng đáng mệnh danh là" đại kết thiêng liêng" (UR 8);

- hiểu biết nhau trong tình huynh đệ (x. UR 9);

- đào tạo các tín hữu, nhất là các linh mục theo hướng đại kết (x. UR l0);

- đối thoại giữa các nhà thần học, gặp gỡ giữa các Ki-tô hữu của các Hội Thánh và các cộng đoàn khác nhau (x. UR 4; 9; 11).

- Hợp tác giữa các Ki-tô hữu trong các lãnh vực khác nhau để phục vụ con người (x. UR 12).


822. Mối bận tâm tái lập hiệp nhất "liên hệ đến toàn thể Hội Thánh, tín hữu cũng như mục tử" (UR 5). Nhưng cũng cần ý thức rằng "ý nguyện thánh thiện muốn giao hòa toàn thể Ki-tô hữu trong sự hiệp nhất của Hội Thánh duy nhất và độc nhất của Chúa Ki-tô, vượt quá sức lực và khả năng loài người". Vì thế, chúng ta đặt hết hy vọng "vào lời Chúa Ki-tô nguyện cầu cho Hội Thánh, vào tình thương của Chúa Cha đối với chúng ta và vào quyền lực của Chúa Thánh Thần" (UR 24).
II. GIÁO HỘI THÁNH THIỆN


823 459 796 946.

"Chúng tôi tin Hội Thánh ... mãi mãi thánh thiện. Thật vậy, Chúa Ki-tô, Con Thiên Chúa, Đấng cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, được ca tụng là "Đấng Thánh duy nhất", đã yêu dấu Hội Thánh như Hiền Thê của mình và đã hiến thân để thánh hóa Hội Thánh. Người kết hiệp với Hội Thánh như Thân Thể mình, và ban cho dư đầy ơn Thánh Thần để làm vinh danh Thiên Chúa" (x. LG 39). Vì thế Hội Thánh là "Dân Thánh của Thiên Chúa" (x. LG 12) và các thành viên của Hội Thánh được gọi là "thánh" (x Cv 9,13; 1Cr 6,1;16,1).


824 816.

Nhờ kết hiệp với Đức Ki-tô, Hội Thánh được Người thánh hóa. Nhờ Người và trong Người, Hội Thánh cũng thánh hóa. "Tất cả các công việc của Hội Thánh đều hướng về cứu cánh là thánh hóa loài người trong Đức Ki-tô và tôn vinh Thiên Chúa" (x. SC 10). Hội Thánh được ủy thác "đầy đủ các phương tiện cứu độ" (x. UR 3). Chính trong Hội Thánh, "chúng ta đạt đến sự thánh thiện nhờ ơn Thiên Chúa" (LG 48).


825 670 2013.

"Dưới thế, Hội Thánh được trang điểm bằng một sự thánh thiện đích thật, tuy chưa hoàn hảo" (x. LG 48). Nhưng các chi thể của Hội Thánh còn phải phấn đấu để đạt tới sự thánh thiện hoàn hảo : "Được ban cho những phương tiện cứu rỗi dồi dào và cao cả như thế, mọi Ki-tô hữu, dù ở địa vị nào, bậc sống nào, đều được Chúa kêu gọi đạt tới sự thánh thiện trọn hảo như sự trọn hảo của Chúa Cha, mỗi người trong con đường của mình" (LG 11).




826 1827, 2658.

Đức ái là linh hồn của sự thánh thiện mà Thiên Chúa mời gọi tất cả chúng ta đạt đến : "Đức ái chi phối mọi phương thế nên thánh, là linh hồn của chúng và đưa chúng đến cùng đích" (LG 42).
864. "Tôi hiểu rằng nếu Hội Thánh có một thân thể gồm nhiều bộ phận, thì trái tim là bộ phận cần thiết nhất, bộ phận cao quý nhất không thể thiếu được. Tôi hiểu rằng Hội Thánh có một trái tim và trái tim ấy cháy lửa yêu mến. Tôi hiểu rằng chỉ có tình thương khiến cho các chi thể Hội Thánh hoạt động, và nếu thiếu Tình thương, các tông đồ sẽ không loan báo Tin Mừng nữa, các vị Tử đạo sẽ không chịu đổ máu mình nữa. Tôi hiểu rằng TÌNH THƯƠNG CƯU MANG TẤT CẢ CÁC ƠN GỌI, TÌNH THƯƠNG LÀ TẤT CẢ, TÌNH THƯƠNG BAO TRÙM MỌI THỜI ĐẠI VÀ MỌI NƠI CHỐN(...) TÓM LẠI, TÌNH THƯƠNG LÀ VĨNH CỬU (T.Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su, Tự thuật B 3v).
827 1425- 1429 821.

"Chúa Ki-tô "thánh thiện, vô tội, tinh tuyền" ( x. Dt 7,26) không hề phạm tội ( x. 2Cr 5,21 ), chỉ đến để đền tội cho dân ( x. Dt 2,17); còn Hội Thánh, vì ôm ấp trong lòng những kẻ tội lỗi, nên vừa thánh thiện vừa phải luôn thanh luyện mình. Do đó, Hội Thánh luôn nỗ lực sám hối và canh tân" ( x. LG 8;UR 3;6). Tất cả các chi thể của Hội Thánh, kể cả các thừa tác viên, phải tự nhận là người tội lỗi ( x. 1Ga 1,8-10). Trong tất cả mọi người, cỏ lùng tội lỗi còn lẫn lộn với lúa tốt của Tin Mừng cho đến tận thế ( x Mt 13,24-30). Do đó, Hội Thánh quy tụ những người tội lỗi đã được lãnh nhận ơn cứu độ của Chúa Ki-tô, nhưng còn đang trên đường thánh hóa :

"Dù còn mang trong mình những người tội lỗi, Hội Thánh vẫn thánh thiện, vì Hội Thánh không có sự sống nào khác ngoài sự sống ân sủng : chính khi sống đời sống của Hội Thánh, các thành viên của Hội Thánh được thánh hóa; tách khỏi sự sống này, họ rơi vào tội lỗi và hỗn loạn, ngăn cản Hội Thánh chiếu tỏa sự thánh thiện cho thế giới. Dù có quyền giải thoát con cái mình khỏi tội nhờ Máu Đức Ki-tô và hồng ân của Thánh Thần, Hội Thánh vẫn phải chịu đau khổ và đền bù những lỗi phạm ấy (x. SPF 19).
828 1173 2045.

Khi phong thánh cho một số tín hữu, nghĩa là khi long trọng tuyên bố họ đã thực hành một cách anh dũng các nhân đức và đã sống trung thành với ân sủng Chúa, Hội Thánh nhìn nhận quyền năng của Thần Linh thánh thiện ngự trị trong Hội Thánh và nâng đỡ niềm hy vọng của các tín hữu, bằng cách giới thiệu cho họ những gương mẫu và người chuyển cầu (x. LG 4O;48-5l). "Các thánh nam nữ luôn là nguồn mạch và là khởi điểm của sự canh tân trong những thời điểm khó khăn nhất của lịch sư Hội Thánh" (x. CL 16,3). Quả thế, "sự thánh thiện là nguồn mạch bí ẩn và là khuôn vàng thước ngọc cho hoạt động tông đồ và sự nhiệt tình truyền giáo của Hội Thánh" (CL 17,3).


829 1172 972.

"Nơi Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, Hội Thánh đã đạt tới sự toàn thiện, trở nên không vết nhăn, không tì ố, nhưng các Ki-tô hữu còn phải cố gắng chiến thắng tội lỗi, để tiến trên con đường thánh thiện; vì thế, họ ngước nhìn lên Đức Ma-ri-a" (x. LG 65): nơi Đức Mẹ, Hội Thánh thực sự thánh thiện rồi.




III. HỘI THÁNH CÔNG GIÁO
Công Giáo là gì?
830. "Công Giáo" là "phổ quát" theo nghĩa "toàn diện" hay "toàn vẹn". Hội Thánh là Công Giáo theo hai nghĩa:
795 815- 816

Hội Thánh là công giáo vì Đức Ki-tô hiện diện trong Hội Thánh "Ở đâu có Đức Ki-tô, ở đó có Hội Thánh Công Giáo" ( x. T I-nha-xi-ô An-ti-ô-ki-a 8,2). Nơi Hội Thánh hiện hữu Thân Thể Đức Ki-tô trọn vẹn, kết hợp với Đầu ( x. Ep 1,22-23) , vì tiếp nhận từ Người "trọn vẹn các phương tiện cứu độ" ( x. AG.6) theo ý Người muốn : tuyên xưng đức tin chân thật và đầy đủ, đời sống bí tích toàn vẹn và thừa tác viên được thụ phong để liên tục kế nhiệm các tông đồ. Theo ý nghĩa căn bản này, Hội Thánh là công giáo trong ngày lễ Ngũ Tuần và mãi mãi là công giáo cho đến ngày Chúa quang lâm.


831 849.

Hội Thánh là công giáo vì được Đức Ki-tô sai đến với toàn thể nhân loại ( x. Mt 28,19):


360 518.

"Mọi người được mời gọi gia nhập Dân của Thiên Chúa. Vì thế, Dân mới này, một Dân hiệp nhất và duy nhất, có bổn phận phải lan rộng khắp thế giới trải qua mọi thế hệ, hầu hoàn tất kế hoạch của thánh ý Thiên Chúa, Đấng từ nguyên thủy đã tạo dựng một bản tính nhân loại duy nhất, và quyết định sau này tập họp về một mối tất cả con cái tản mác của Người... Đặc tính "phổ quát" này, rực sáng trên Dân Thiên Chúa, là một ân huệ do chính Thiên Chúa ban, nhờ đó Hội Thánh Công Giáo luôn nỗ lực cách hữu hiệu qui tụ toàn thể nhân loại cùng những gì tốt lành nơi họ dưới quyền một thủ lãnh là Chúa Ki-tô, trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần (LG 13).


Mỗi Giáo Hội địa phương cũng là "Công Giáo"
832 814 811.

"Hội Thánh Chúa Ki-tô thực sự hiện diện trong mọi tập thể tín hữu địa phương hợp pháp. Những tập thể này, vì hiệp nhất với các mục tử nên trong Tân Ước cũng được gọi là Hội Thánh. Nơi các tập thể đó, tín hữu được tụ họp lại nhờ sự rao giảng Tin Mừng Chúa Ki-tô và mầu nhiệm Tiệc Thánh Chúa được cử hành. Chúa Ki-tô vẫn hiện diện trong các cộng đoàn ấy, dù nhỏ bé nghèo hèn hay tản mác khắp nơi. Và nhờ thần lực Người, Hội Thánh được duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền" (LG 26).


833 886.

Giáo hội địa phương - trước hết là giáo phận hay giáo khu - là một cộng đoàn Ki-tô hữu hiệp thông trong đức tin và các bí tích với Giám Mục của họ đã được thụ phong do những vị kế nhiệm các tông đồ (x. CD.11; CIC, can 368-369). Các Giáo Hội địa phương "được thành lập theo hình ảnh Hội Thánh phổ quát; chính nhờ và trong các Giáo Hội ấy, mà có Hội Thánh công giáo duy nhất " (LG 23).


834 882, 1369.

Các Giáo Hội địa phương là công giáo trọn vẹn khi hiệp thông với Hội Thánh Rô-ma "giữ vai trò chủ tọa trong đức ái" (x.T. I-nha-xi-ô An-ti-ô-ki-a thơ Rm 1,1). "Vì nguồn gốc rất cao quý của Giáo Hội ấy, mọi Giáo Hội, nghĩa là mọi tín hữu ở khắp mọi nơi (x.T.I-rê-nê, chống lạc giáo 3,3,2; cđ Vatican I:DS 3057) đều phải hòa hợp với Giáo Hội ấy". "Quả thế, ngay từ khi Ngôi Lời nhập thể xuống với chúng ta, tất cả các Giáo Hội Ki-tô giáo ở khắp mọi nơi luôn coi Giáo Hội vĩ đại ở Rô-ma như nền tảng và cơ sở duy nhất, vì theo chính lời hứa của Đấng Cứu Độ, cửa địa ngục không bao giờ thắng được Giáo Hội ấy" (x.T.Mác-xi-mô, tiểu phẩm thần học và luận chứng).


835 1202.

"Hội Thánh phổ quát không được xem đơn giản là một tổng hợp hay một liên minh các Hội Thánh địa phương. Nhưng Hội Thánh phổ quát do ơn gọi và sứ mạng, vì đâm rễ trong những mảnh đất văn hóa, xã hội, dân tộc khác nhau, trong mỗi miền của trái đất, nên có những bộ mặt và những cách diễn tả khác nhau" (x. EN 62). Sự đa dạng rất phong phú về kỷ luật nghi thức phụng vụ, di sản thần học và thiêng liêng riêng của các Giáo Hội địa phương, "khi hướng về sự hiệp nhất, càng minh chứng đặc tính công giáo của một Hội Thánh không thể phân chia" (LG 23).


Ai thuộc về Hội Thánh Công Giáo
836 831.

"Mọi người đều được mời gọi vào sự hiệp nhất công giáo của Dân Thiên Chúa... Họ thuộc về hoặc hướng về sự hiệp nhất đó, dưới nhiều thể cách khác nhau : hoặc là các tín hữu công giáo hoặc là những người tin vào Đức Ki-tô, cuối cùng là tất cả mọi người không trừ một ai được Thiên Chúa kêu mời lãnh nhận ơn cứu độ " (LG 13).


837 771 815 882.

"Được kể là gia nhập hoàn toàn vào cộng đoàn Hội Thánh những ai nhận lãnh Thánh Thần Chúa Ki-tô, chấp nhận trọn vẹn tổ chức và các phương tiện cứu rỗi được thiết lập trong Hội Thánh; nhờ các mối liên lạc do việc tuyên xưng đức tin, các bí tích, việc cai trị Hội Thánh và sự hiệp thông, họ liên kết với Chúa Ki-tô trong tổ chức hữu hình mà Người điều khiển nhờ Đức Giáo Hoàng và các giám mục. Dù được tháp nhập vào Hội Thánh, nhưng nếu không kiên trì sống trong đức ái, thì vẫn không được cứu độ, vì tuy "thể xác" họ thuộc về Hội Thánh, nhưng "tâm hồn" họ không ở trong Hội Thánh" (LG 14).


838 818 l271 1399.

"Với những kẻ đã lãnh nhận Phép Rửa, mang danh hiệu Ki-tô hữu, nhưng không tuyên xưng đức tin trọn vẹn hoặc không hiệp thông với Đấng kế nhiệm thánh Phê-rô, Hội Thánh vẫn biết mình kết hiệp với họ vì nhiều lý do" (x. LG 15). "Những ai tin Chúa Ki-tô và đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy thành sự thì cũng hiệp thông cách nào đó với Hội Thánh công giáo, tuy không hoàn toàn" (x. UR.3). Với các Hội Thánh chính thống, sự hiệp thông này sâu đậm đến nỗi "chỉ còn thiếu một chút nữa thôi, thì hai bên có quyền cử hành chung Thánh Lễ" (x. Paul VI, bài giảng 14-12 1975; x.UR 13-18).


Hội Thánh và những người ngoài Ki-tô giáo
839 856.

"Còn những ai chưa lãnh nhận Tin Mừng, cũng được an bài bằng nhiều cách để thuộc về Dân Thiên Chúa"(LG 16) :



63 147.

Tương quan giữa Hội Thánh và Dân Do Thái. Khi tìm hiểu kỹ càng mầu nhiệm của chính mình, Hội Thánh, Dân Thiên Chúa trong Giao Ước mới, khám phá ra mối liên hệ giữa mình với dân Do thái (x. NA 4) là dân đầu tiên được Thiên Chúa ngỏ lời (x. Sách lễ Rô-ma, thứ sáu tuần Thánh, lời nguyện chung số 6). Không như các tôn giáo khác ngoài Ki-tô giáo, đức tin Do Thái đã là lời đáp ứng mặc khải của Thiên Chúa trong Cựu Ước. "Chính dân Do Thái được Thiên Chúa nhận làm con, cho thấy vinh quang, ban tặng giao ước, lề luật, một nền phụng tự và các lời hứa. Họ là con cháu các tổ phụ; và sau hết chính Đức Ki-tô, xét theo huyết thống, cũng cùng một nòi giống với họ" (x. Rm 9,4-5), vì "khi Thiên Chúa đã ban ơn và kêu gọi, thì Người không hề đổi ý " (Rm 11,29).
840 674 597.

Mặt khác, khi nhìn về tương lai, Dân Thiên Chúa của Cựu Ước và Dân Mới của Thiên Chúa đều mong chờ Đấng Mê-si-a (đến hoặc trở lại). Nhưng Hội Thánh mong chờ sự trở lại của Đấng Mê-si-a đã chết và phục sinh, được nhìn nhận là Đức Chúa và là Con Thiên Chúa; còn dân Do Thái mong chờ một Đấng Mê-si-a không rõ nét, sẽ đến vào ngày tận thế, một sự mong chờ đầy bi thảm vì không biết và không nhận Đức Giê-su là Đấng Ki-tô.



tải về 4.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   68




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương