SÁch giáo lý CỦa giáo hội công giáo sách giáo lý CỦa giáo hộI



tải về 4.7 Mb.
trang23/68
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích4.7 Mb.
#11671
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   68

934. "Do Thiên Chúa thiết lập, trong số các tín hữu của Hội Thánh, có những thừa tác viên có chức thánh, theo luật gọi là giáo sĩ; còn những người khác được gọi là giáo dân. "Có những tín hữu thuộc cả hai thành phần trên, được thánh hiến cho Thiên Chúa để phục vụ sứ mạng Hội Thánh qua việc khấn giữ các lời khuyên Phúc Âm (CIC, can. 207,1.2.)
935. Đức Ki-tô sai các tông đồ và những người kế nhiệm rao truyền đức tin và gầy dựng Nước Trời. Người cho họ tham gia vào sứ mạng của mình. Và ban cho họ quyền hành động thay Người.
936. Chúa đặt thánh Phê-rô làm nền tảng hữu hình của Hội Thánh. Và trao cho ông các chìa khóa Nước Trời. Giám Mục Rô-ma, vị kế nhiệm thánh Phê-rô, là "thủ lãnh Giám Mục Đoàn. người đại diện Đức Ki-tô và Mục tử của toàn thể Hội Thánh trên thế gian" (CIC, can. 331)

937. Do Chúa thiết lập, Đức Giáo Hoàng "được hưởng quyền tối cao, trọn vẹn, trực tiếp và phổ quát trong việc chăm sóc các linh hồn" (CD 2).
938. Được Thánh Thần thiết đặt, các Giám mục là những người kế nhiệm các tông đồ. "Mỗi Giám mục, là nguyên lý và nền tảng hữu hình của sự hiệp nhất trong Hội Thánh địa phương" (LG 23).
939. Được các cộng sự viên là linh mục và Phó tế giúp đỡ, các giám mục có thẩm quyền chính thức giảng dạy đức tin, cử hành phụng tự, nhất là Thánh thể, điều hành Hội thánh địa phương như mục tử đích thực. Cùng với Đức Giáo Hoàng và dưới quyền Đức Giáo Hoàng, các ngài phải quan tâm đến toàn thể các Hội Thánh.
940. "Vì bản chất riêng biệt của người giáo dân là sống giữa đời và lo việc đời, nên chính họ được Thiên Chúa mời gọi, để nhờ sức mạnh tinh thần Ki-tô giáo của mình, họ làm việc tông đồ giữa đời như men trong bột"(AA 2).
941. Người giáo dân tham gia vào nhiệm vụ tư tế của Đức Ki-tô: càng kết hợp với Người, họ càng khai triển ân sủng của bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức trong mọi chiều kích của đời sống cá nhân, gia đình, xã hội và Hội Thánh; như vậy, họ đáp lại lời mời gọi nên thánh dành cho những ai đã được rửa tội.
942. Nhờ sứ mạng ngôn sứ, người giáo dân "còn được kêu gọi làm chứng cho Chúa Ki-tô trong mọi hoàn cảnh và giữa cộng đồng nhân loại" (GS 43,4).
943. Nhờ sứ mạng vương giả, người giáo dân có khả năng chiến thắng tội lỗi nơi bản thân và trong thế giới, bằng đời sống từ bỏ và thánh thiện (x.HLG 36).
944. Đặc tính của đời sống thánh hiến cho Thiên Chúa là công khai khấn giữ các lời khuyên Phúc Âm về nghèo khó, khiết tịnh và vâng phục trong một bậc sống ổn định được Hội Thánh phê chuẩn.
945. Kẻ nhờ Phép Rửa đã được thuộc về Thiên Chúa thì nhờ được thánh hiến cho Thiên Chúa là Đấng họ yêu mến trên hết mọi sự, họ càng dấn thân sâu xa hơn để phục vụ Thiên Chúa và mưu ích cho Hội Thánh.
1474- 1477 Tiết 5: SỰ HIỆP THÔNG GIỮA CÁC THÁNH
946 823.

Sau khi tuyên xưng "Hội Thánh Công Giáo", kinh Tin Kính các tông đồ còn thêm "các thánh hiệp thông". "Hội Thánh là gì, nếu không phải là cộng đoàn tất cả các thánh?" (Nicétas, dẫn giải kinh tin kính 10) Hội Thánh chính là mầu nhiệm các thánh hiệp thông.


947 790.

"Bởi tất cả các tín hữu họp thành một thân thể duy nhất, cái tốt của người này được thông truyền cho các người khác... nên phải tin là có sự hiệp thông những điều thiện hảo trong Hội Thánh. Thành phần quan trọng nhất trong Hội Thánh là Đức Ki-tô, vì Người là Đầu .... Do đó, sự thiện hảo của Đức Ki-tô được thông truyền cho tất cả các chi thể và sự hiệp thông này được thực hiện qua các bí tích của Hội Thánh" (T.Tô-ma Aquinô.,symb.10). "Chỉ có cùng một Thánh Thần duy nhất điều khiển Hội Thánh, nên tất cả những điều thiện hảo Hội Thánh nhận được, tất yếu trở thành vốn chung" (Sách giáo lý Rô-ma 1,10,24).


948. Thuật ngữ "các thánh hiệp thông" có hai nghĩa liên kết chặt chẽ với nhau: "hiệp thông trong các sự thánh" (sancta) và "hiệp thông giữa những người thánh" (sancti).
"Sancta sanctis : của thánh cho người thánh". Đây là lời chủ tế xướng lên trong nhiều nghi lễ phụng vụ Đông Phương lúc nâng cao Mình Máu Thánh trước khi cho hiệp lễ. Các tín hữu (sancti) được nuôi dưỡng bằng Mình và Máu Đức Ki-tô (sancta) để tăng trưởng trong sự hiệp thông của Thánh Thần (Koinônia) và truyền sự hiệp thông này lại cho thế giới.
I. SỰ HIỆP THÔNG CÁC LỢI ÍCH THIÊNG LIÊNG
949. Trong cộng đoàn tiên khởi ở Giê-ru-sa-lem, các môn đệ "đã chuyên cần nghe các tông đồ giảng dạy, luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng" (Cv 2,42):
185. Hiệp thông trong đức tin. Đức tin của các tín hữu là đức tin của Hội Thánh nhận từ các tông đồ, đó là kho tàng sự sống sẽ trở thành phong phú khi được chia sẻ.
950 1130 1331.

Hiệp thông nhờ các bí tích. "Mọi người đều được hưởng nhờ hiệu quả của các bí tích. Các bí tích kết hiệp chúng ta với nhau và với Đức Ki-tô, đặc biệt phép Thánh Tẩy là cửa đón mọi người vào Hội Thánh. Hiệp thông trong dân Thánh là hiệp thông nhờ các bí tích... Bí tích nào cũng tạo sự hiệp thông, vì kết hiệp chúng ta với Thiên Chúa...Hơn mọi bí tích khác, bí tích Thánh Thể đưa chúng ta vào sự hiệp thông trọn vẹn" (Sách Giáo Lý Rô-ma 1,10,24). 951 799

Hiệp thông nhờ các đặc sủng : trong sự hiệp thông của Hội Thánh, Chúa Thánh Thần "còn ban các ân sủng đặc biệt cho mọi thành phần tín hữu..." để xây dựng Hội Thánh (x. LG 12). Và "Thánh Thần tỏ mình ra nơi mỗi người một cách là vì ích chung" (1 Cr 12,7).


952 2402.

"Họ để mọi sự làm của chung" (x. Cv 4,32): "Ki-tô hữu chân chính phải coi tất cả những gì mình có như là tài sản chung của mọi người, luôn sẵn sàng và nhiệt thành cứu giúp kẻ khốn cùng" (x. Sách Giáo lý Rôma 1,10,27). Ki-tô hữu là người quản lý tài sản của Chúa (x. Lc 16,1.3).
953 1827 2011 845, 1469.

Hiệp thông nhờ đức ái : trong mầu nhiệm các thánh hiệp thông, "không ai trong chúng ta sống cho mình cũng như không ai chết cho chính mình" (x. Rm 14,7). "Nếu có một bộ phận nào đau thì mọi bộ phận cùng đau. Nếu một bộ phận nào được vẻ vang thì mọi bộ phận cũng vui chung. Và anh em là Thân Thể Đức Ki-tô và mỗi người là một bộ phận" (x. 1Cr 12,26-27). "Đức ái không tìm tư lợi" (x. 1Cr 13,5). Mỗi việc nhỏ nhất làm trong đức ái đều hữu ích cho mọi người, vì mọi người dù sống hay chết đều liên đới với nhau trong mầu nhiệm các thánh hiệp thông. Mọi tội lỗi đều làm tổn thương sự hiệp thông này.
II. SỰ HIỆP THÔNG GIỮA HỘI THÁNH TRÊN TRỜI VÀ HỘI THÁNH DƯỚI ĐẤT
954 77, 1031, 1023.

Ba trạng thái của Hội Thánh. "Cho tới khi Chúa ngự đến trong sự uy nghi, có tất cả thiên thần theo Người (x. Mt 25,31), và khi sự chết bị hủy diệt, mọi vật đều qui phục Người (x.1Cr 15,26-27), thì trong số các môn đệ, có những kẻ đang tiếp tục cuộc lữ hành trên trần thế, có những kẻ đã hoàn tất cuộc sống đời này và đang được thanh luyện, và có những kẻ được hiển vinh, đang chiêm ngưỡng trong ánh sáng chan hòa chính Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi" (LG 49).
Nhưng hết thảy mọi người chúng ta, tùy mức độ và cách thức khác nhau, đều hiệp thông trong cùng một tình mến Chúa yêu người, cùng hát lên một bài ca chúc tụng vinh quang Thiên Chúa chúng ta. Vì tất cả những ai thuộc về Chúa Ki-tô và sở hữu Thánh Thần Người, đều họp thành một Hội Thánh duy nhất và liên kết với nhau trong Đức Ki-tô" (LG 24)
955.

"Sự hiệp nhất giữa những người còn sống trên dương thế với các anh em đã yên nghĩ trong an bình Chúa Ki-tô không hề bị gián đoạn. Hội Thánh xưa nay luôn tin rằng sự hiệp nhất đó còn được tăng cường nhờ việc thông truyền cho nhau những của cải thiêng liêng" (LG 49).


956 1370 2683.

Lời cầu bầu của các thánh : "Vì được gắn bó mật thiết hơn với Đức Ki-tô, các thánh trên trời góp phần làm cho Hội Thánh thêm thánh thiện... Các ngài không ngừng cầu bàu cho chúng ta bên Chúa Cha, bằng cách dâng các công trạng đã lập được khi còn ở dưới thế nhờ Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người là Chúa Giê-su Ki-tô... Do đó, trong tình huynh đệ, các ngài lo lắng giúp đỡ chúng ta rất nhiều vì chúng ta yếu hèn" (LG 49) :

"Xin anh em đừng khóc, sau khi chết tôi sẽ có ích cho anh em hơn,, sẽ giúp đỡ anh em hiệu quả hơn khi tôi còn sống" (x. T. Đa-minh, nói với các bạn khi lâm chung xem. Jourdain thành Saxe, sách 93).


"Tôi sẽ sống ở trên trời để làm lợi ích cho dưới đất" (T.Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su).
957 1173.

Hiệp thông với các thánh : "Chúng ta kính nhớ các thánh trên trời không chỉ vì gương lành các ngài mà thôi, nhưng đúng hơn, để sự hiệp nhất của toàn thể Hội Thánh trong Thánh Thần được thêm bền vững nhờ thực hành đức bác ái huynh đệ (x.Eph 4,1-6). Thật vậy, cũng như mối hiệp thông giữa các Ki-tô hữu còn sống trên dương thế đưa chúng ta tới gần Chúa Ki-tô hơn, thì sự liên kết với các thánh cũng hiệp nhất chúng ta với Người là Đầu và là Nguồn ban phát mọi ân sủng và sự sống của chính Dân Thiên Chúa" (LG 50).
"Chúng ta tôn thờ Đức Ki-tô vì Người là Con Thiên Chúa. Còn chúng ta tôn kính các vị tử đạo vì các ngài là những môn đệ và những người noi gương Chúa; điều này thật chính đáng, vì các ngài đã hết lòng với Vua và Thầy của mình; ước gì chúng ta được là bạn đồng hành và đồng môn với các ngài" (x.T Pô-li-cáp hạnh thánh tử đạo 17).
958 1371 1032,1689.

Hiệp thông với các tín hữu đã qua đời. "Nhận biết sự hiệp thông này trong lòng toàn Nhiệm Thể Chúa Giê-su Ki-tô, ngay từ buổi đầu của Ki-tô giáo, Hội Thánh lữ hành hết lòng kính mến, tưởng nhớ những người đã chết và dâng lời cầu cho họ, "vì cầu nguyện cho người chết để họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một ý tưởng lành thánh" (x. 2M 12,45; LG 50). Khi cầu nguyện cho họ, chúng ta không chỉ giúp họ mà còn làm cho lời họ chuyển cầu cho chúng ta hiệu quả hơn.
959 1027.

Trong gia đình duy nhất của Thiên Chúa."Vì tất cả chúng ta đều là con cái Thiên Chúa và hợp thành một gia đình trong Chúa Ki-tô, nên khi hiệp thông với nhau trong tình yêu và trong lời đồng thanh ca tụng Chúa Ba Ngôi Chí Thánh, chúng ta đáp lại ơn gọi thâm sâu của Hội Thánh" (LG 51).
TÓM LƯỢC
960. Hội Thánh là "mầu nhiệm các thánh thông công": thuật ngữ này trước hết chỉ sự hiệp thông trong "các sự thánh" (sancta), và đặc biệt là bí tích Thánh Thể, "biểu thị và thực hiện sự hiệp nhất của các tín hữu hợp thành một Thân Thể trong Chúa Ki-tô" (LG 3).
961. Thuật ngữ này cũng chỉ sự hiệp thông giữa "những người thánh" (sancti) trong Đức Ki-tô, "Đấng đã chết vì mọi người", đến độ trong Hội Thánh, điều gì mỗi người làm hoặc chịu trong và vì Đức Ki-tô cũng ảnh hưởng đến mọi người.
962. "Chúng tôi tin tất cả các Ki-tô hữu hiệp thông với nhau : những người đang lữ hành ở trần thế, những người đã qua đời và đang hoàn tất việc thanh luyện, các thánh trên trời. Tất cả hợp thành một Hội Thánh duy nhất. Và chúng tôi tin rằng nhờ sự hiệp thông đó, Thiên Chúa từ bi nhân hậu và các thánh luôn lắng nghe lời cầu xin của chúng tôi" (SDF 30).

Tiết 6: ĐỨC MARIA, MẸ CHÚA KITÔ, MẸ GIÁO HỘI
963 487-507 721-726.

Sau khi đã nói về vai trò Đức Trinh Nữ Ma-ri-a trong mầu nhiệm Đức Ki-tô và Thánh Thần, giờ đây chúng ta nói về địa vị của Mẹ trong mầu nhiệm Hội Thánh. "Thật vậy, Đức Trinh Nữ Ma-ri-a... được công nhận và tôn kính như Mẹ thật của Thiên Chúa và của Đấng Cứu Chuộc... Mẹ cũng thật là "mẹ các chi thể của Đức Ki-tô...vì đã cộng tác trong đức ái để sinh ra các tín hữu trong Hội Thánh, là những chi thể của Đức Ki-tô là Đầu" (x. LG 53; trích T. Âu-tinh, về đức trinh khiết). "Đức Ma-ri-a là Mẹ Chúa Ki-tô, là Mẹ Hội Thánh" (Phao-lô VI, diễn từ 21-11-1964).


I. TÌNH MẪU TỬ CỦA MẸ MARIA ĐỐI VỚI GIÁO HỘI
Đức Ma-ri-a hoàn toàn kết hợp với Con...
964. Đức Ma-ri-a kết hợp với Chúa Ki-tô, đó là nền tảng vai trò của Mẹ đối với Hội Thánh. "Sự liên kết giữa Mẹ và Con trong công cuộc cứu độ được tỏ rõ từ khi Đức Ma-ri-a thụ thai Chúa Ki-tô cách trinh khiết, cho đến lúc Chúa Ki-tô chết; đặc biệt trong cuộc Khổ Nạn :
534 618.

"Đức Trinh Nữ tiến bước trong cuộc lữ hành đức tin, trung thành hiệp nhất với Con cho đến bên Thập Giá, là nơi theo ý Thiên Chúa, Mẹ đã đứng ở đó (x.Ga 19,25). Đức Ma-ri-a chịu đau khổ kinh khủng với người Con duy nhất của mình, dự phần vào hy lễ của Con, với tâm tình của người mẹ ưng thuận hiến dâng lễ vật do lòng mình sinh ra, để cuối cùng khi hấp hối trên Thập Giá, Chúa Giê-su Ki-tô đã trối Mẹ làm mẹ của môn đệ: "Thưa Bà, này là con Bà (Ga 19,26-27)" (LG 58).


965. Sau khi Chúa Giê-su lên trời, Mẹ Ma-ri-a đã "trợ giúp Hội Thánh sơ khai bằng lời cầu nguyện của mình" (x. LG 69). Cùng với các tông đồ và vài phụ nữ, "Đức Ma-ri-a tha thiết cầu xin Thiên Chúa ban Chúa Thánh Thần là Đấng đã bao phủ lấy ngài trong ngày truyền tin" (LG 59).
... Cả khi Mẹ được đưa lên trời
966 491.

"Sau cùng, được gìn giữ tinh sạch khỏi mọi vết tội nguyên tổ, và sau khi hoàn tất cuộc đời dưới thế, Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm đã được đưa lên hưởng vinh quang trên trời cả hồn lẫn xác, và được Thiên Chúa tôn vinh làm Nữ Vương vũ trụ, để nên giống Con Mẹ trọn vẹn hơn, là Chúa các Chúa (x. Kh 19,16), Đấng đã chiến thắng tội lỗi và sự chết" (x. LG 59). Được lên trời cả hồn và xác, Đức Ma-ri-a tham dự cách độc đáo vào cuộc Phục Sinh của Đức Ki-tô và thể hiện trước sự Phục Sinh của các Ki-tô hữu khác :


Lạy Thánh Mẫu Thiên Chúa, khi sinh con, Mẹ vẫn khiết trinh; khi yên nghỉ, Mẹ vẫn không lìa bỏ thế gian. Mẹ đã cưu mang Thiên Chúa hằng sống và giờ đây trở về với Thiên Chúa nguồn sống, xin cầu cho linh hồn chúng con được thoát tay tử thần ( Phụng vụ By-dan-tin, điệp ca lễ Đức Mẹ an nghỉ ngày 15 tháng 08)
Đức Ma-ri-a là Mẹ chúng ta trên bình diện ân sủng
967 2679 507.

Vì hoàn toàn gắn bó với Thánh Ý Chúa Cha, với công trình cứu chuộc của Con Mẹ với mọi tác động của Chúa Thánh Thần, Đức Trinh Nữ Ma-ri-a là mẫu mực đức tin và đức ái cho Hội Thánh. Do đó, Mẹ là một "chi thể trổi vượt và độc đáo nhất của Hội Thánh" (x. LG 53), có thể nói Mẹ là "kiểu mẫu" của Hội Thánh (LG 63).


968 494.

Vai trò của Đức Ma-ri-a đối với Hội Thánh và toàn thể loài người còn cao trọng hơn nữa. "Đức Ma-ri-a đã cộng tác một cách hoàn toàn độc nhất vô nhị vào công trình của Đấng Cứu Thế, bằng lòng vâng phục, bằng đức tin, đức cậy và đức ái nồng nhiệt, để hoàn trả sự sống siêu nhiên cho các linh hồn. Bởi vậy, trên bình diện ân sủng, Mẹ thật là mẹ chúng ta" (LG 61).


969 149,501 1370.

"Trong nhiệm cục ân sủng, kể từ khi Mẹ tin tưởng ưng thuận trong ngày truyền tin, sự ưng thuận mà Mẹ đã kiên quyết giữ trọn cho đến bên Thập Giá. Đức Ma-ri-a tiếp tục thiên chức làm Mẹ cho tới lúc vĩnh viễn hoàn tất việc cứu độ mọi người được tuyển chọn. Thực vậy, sau khi về trời, vai trò của Ngài trong việc cứu độ không chấm dứt, nhưng ngài vẫn tiếp tục liên lỉ chuyển cầu để đem lại cho chúng ta những ân huệ giúp chúng ta được cứu độ đời đời .... Vì thế, trong Hội Thánh, Đức Trinh Nữ được kêu cầu qua các tước hiệu: Trạng Sư, vị Bảo Trợ, Đấng Phù Hộ và Đấng Trung Gian" (LG 62).


970 2008 1545 308.

"Vai trò làm mẹ của Đức Ma-ri-a đối với loài người không làm lu mờ hay suy giảm vai trò trung gian duy nhất của Chúa Ki-tô chút nào, trái lại còn làm sáng tỏ mãnh lực của sự trung gian ấy. Vì mọi ảnh hưởng có sức cứu độ của Đức Trinh Nữ trên nhân loại, đều bắt nguồn từ công nghiệp dư tràn của Chúa Ki-tô" (x. LG 60). ."Thực vậy, không bao giờ có thể đặt một thụ tạo nào ngang hàng với Ngôi Lời Nhập Thể và Cứu Chuộc. Nhưng cũng như chức tư tế của Chúa Ki-tô được thông ban dưới nhiều hình thức khác nhau cho các thừa tác viên và giáo dân, và cũng như sự tốt lành duy nhất của Thiên Chúa được ban phát nhiều cách cho các thụ tạo, thì sự trung gian duy nhất của Đấng Cứu Thế không những không loại bỏ mà còn khuyến khích các thụ tạo cộng tác dưới nhiều hình thức khác nhau, trong sự tùy thuộc vào nguồn mạch duy nhất" (LG 62).


II. TÔN KÍNH ĐỨC TRINH NỮ MA-RI-A
971 1172 2678.

"Từ nay hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc" (Lc1,48) : "Lòng hiếu thảo của Hội Thánh đối với Đức Trinh Nữ Ma-ri-a là yếu tố nội tại của phụng tự Ki-tô giáo" (x. MC 56). " Do đó Đức Trinh Nữ đáng được Hội Thánh tôn vinh bằng một sự sùng kính đặc biệt . Thực vậy, từ những thời rất xa xưa, Đức Nữ Trinh đã được tôn kính dưới tước hiệu "Mẹ Thiên Chúa", và các tín hữu đã khẩn cầu cùng ẩn náu dưới sự che chở của Mẹ trong mọi cơn gian nan khốn khó... Sự tôn kính ấy, như vẫn luôn có trong Hội Thánh, tuy hoàn toàn đặc biệt, nhưng tự bản chất vẫn khác biệt với sự thờ phượng dâng lên Ngôi Lời nhập thể, lên Chúa Cha và Chúa Thánh Thần; việc tôn kính Đức Ma-ri-a khuyến khích thêm việc thờ phượng Thiên Chúa Ba Ngôi" (x. LG 66). Sự tôn kính này được diễn tả qua các lễ phụng vụ dành cho Thánh Mẫu Thiên Chúa và trong kinh nguyện kính Đức Mẹ như kinh Mân Côi, được xem như "tóm lược toàn bộ Tin Mừng" (MC 42).
III. ĐỨC MA-RI-A HÌNH ẢNH CÁNH CHUNG CỦA HỘI THÁNH
972 773 829.

Để kết thúc phần giáo lý về Hội Thánh, về nguồn gốc, sứ mạng và chung cuộc của Hội Thánh, tốt nhất là chúng ta hướng nhìn về Đức Ma-ri-a. Nơi Mẹ, chúng ta có thể chiêm ngắm Hội Thánh đang trên đường "lữ hành đức tin"; chúng ta cũng có thể chiêm ngắm Hội Thánh mai sau, khi kết thúc hành trình tại quê hương trên trời, ở đó, Đấng Hội Thánh tôn kính như Mẹ Chúa Cứu Thế và Mẹ của mình đang chờ đợi Hội Thánh "trong vinh quang của Chúa Ba Ngôi Chí Thánh và bất khả phân ly", "trong sự hiệp thông với tất cả các thánh" (LG 69) :


2853.

Ngày nay Mẹ Chúa Giê-su đã được vinh hiển hồn xác trên trời, là hình ảnh và khởi thủy của Hội Thánh sẽ hoàn thành đời sau thế nào thì cũng thế, dưới đất này, cho tới ngày Chúa đến, Mẹ chiếu sáng như dấu chỉ lòng cậy trông vững vàng và niềm an ủi cho Dân Chúa đang lữ hành (LG 68).


TÓM LƯỢC
973. Khi thưa "Xin vâng" trong ngày Truyền Tin và đón nhận mầu nhiệm Nhập Thể, Đức Ma-ri-a cộng tác với toàn thể công trình Con Mẹ sẽ thực hiện. Ai nhận Đức Ki-tô là Đấng cứu độ, và là đầu của Nhiệm Thể, đều là con của Đức Ma-ri-a.
974. Sau khi hoàn tất cuộc đời trần thế, Đức Trinh Nữ Ma-ri-a Rất Thánh được Chúa đưa cả hồn lẫn xác lên hưởng vinh quang trên trời, nơi Mẹ dự phần vào vinh quang Phục Sinh của Con Mẹ, thể hiện trứơc sự Phục Sinh của tất cả các chi thể của Nhiệm Thể.
975. "Chúng tôi tin Thánh Mẫu của Thiên Chúa, Bà E-và mới, Mẹ Hội Thánh, vẫn tiếp tục trên trời vai trò làm mẹ đối với các chi thể Đức Ki-tô" (SPF 15).
Mục 10
"TÔI TIN PHÉP THA TỘI"

976. Kinh Tin Kính các tông đồ không những liên kết việc tin có ơn tha tội với việc tin kính Chúa Thánh Thần mà còn liên kết với việc tin có Hội Thánh và mầu nhiệm hiệp thông trong Dân Thánh. Khi ban Thánh Thần, Đức Ki-tô Phục Sinh cũng ban cho các tông đồ quyền tha tội : "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha, anh em cầm tội ai thì người ấy bị cầm giữ" (Ga 20,22-23).
(Phần hai của sách Giáo Lý này sẽ trình bày rõ ràng về ơn tha tội qua : bí tích Thánh Tẩy, bí tích Giải Tội và các bí tích khác, nhất là bí tích Thánh Thể. Ở đây, chúng ta chỉ nêu lên cách ngắn gọn vài dữ kiện căn bản.)
1263.

I. TÔI TUYÊN XƯNG CÓ MỘT PHÉP RỬA DUY NHẤT ĐỂ THA TỘI
977.

Chúa Giê-su liên kết ơn tha tội với đức tin và bí tích Thánh Tẩy : "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho tất cả mọi loài. Ai tin và chịu phép rửa sẽ được cứu độ" (Mc 16,15-16). Bí tích Thánh Tẩy là bí tích đầu tiên và chính yếu để tha tội, vì bí tích này kết hợp chúng ta với Đức Ki-tô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đã phục sinh để chúng ta được trở nên công chính ( x. Rm 4,25), hầu chúng ta cũng được sống một cuộc sống mới" (Rm 6,4).


978 1264.

"Khi tuyên xưng đức tin lần đầu trong bí tích Thánh Tẩy, chúng ta được tha hết mọi tội lỗi, đến nỗi tuyệt không còn gì phải tẩy xóa, dù là nguyên tội hay những tội riêng, không còn gì phải đền bù ... Nhưng ân sủng bí tích Thánh Tẩy không giải thoát chúng ta khỏi bản tính yếu đuối. Trái lại chúng ta vẫn phải chiến đấu chống lại các xu hướng xấu dẫn chúng ta đến tội lỗi"( Giáo Lý Rô-ma 1,11,3).


979 1446.

Trong cuộc chiến chống xu hướng xấu, không ai đủ nghị lực và cảnh giác để tránh mọi tội lỗi, "vì thế, Hội Thánh cần có quyền tha tội. Bí tích Thánh Tẩy không phải là phương thế duy nhất để Hội Thánh sử dụng chìa khóa Nước Trời đã lãnh nhận từ Đức Giê-su Ki-tô; Hội Thánh phải có khả năng tha tội cho tất cả các hối nhân phạm tội sau khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy", cho dù họ có còn phạm tội cho đến hơi thở cuối cùng " (Giáo Lý Rô-ma 1,11,4).


980 1422-1484.

Chính nhờ Bí tích Giải Tội mà người đã được rửa tội có thể được hòa giải với Thiên Chúa cũng như với Hội Thánh.


Các giáo phụ có lý khi gọi Bí Tích Giải Tội là "phép rửa cực nhọc" (x. T.Ghê-gô-ri-ô thành Naz., or. 39,17.). Như những người chưa được tái sinh cần đến bí tích Thánh tẩy để được ơn cứu độ thế nào, thì những người sa ngã sau khi nhận phép Rửa cũng cần đến bí tích Giải Tội như vậy (Công Đồng Tren-tô : DS 1672).

II. QUYỀN THÁO GỠ VÀ CẦM BUỘC
981 1444.

Sau khi phục sinh, Đức Ki-tô đã sai các tông đồ nhân danh Người "rao giảng cho muôn dân sự sám hối để được ơn tha tội" (Lc 24,47). "Để chu toàn thừa tác vụ hòa giải"(2 Cr 5,18), các tông đồ và những người kế nhiệm không chỉ rao giảng cho mọi người ơn tha thứ của Thiên Chúa mà chúng ta được hưởng nhờ công trạng Đức Ki-tô và kêu gọi mọi người hoán cải và tin nhận Tin Mừng; các ngài còn ban ơn tha tội qua bí tích Thánh Tẩy, cũng như hòa giải họ với Thiên Chúa và Hội Thánh, nhờ quyền tháo gỡ và cầm buộc nhận lãnh từ Đức Ki-tô :


553.

Hội Thánh đã nhận chìa khóa Nước Trời để ban ơn tha tội nhờ Máu Đức Ki-tô và tác động của Chúa Thánh Thần. Chính trong Hội Thánh, kẻ đã chết do tội lỗi được sống lại để sống với Đức Ki-tô, Đấng cứu độ chúng ta nhờ ân sủng của Người ( x. T. Augustinô, bài giảng 214,11).


982 1463 605.

Không có tội nào nặng đến nỗi Hội Thánh không thể tha thứ được. "Dù có ai gian ác và xấu xa đến đâu... vẫn có thể tin chắc được tha thứ, miễn là chân thành sám hối" ( x. Giáo lý Rô-ma 1,11,5). Đức Ki-tô, Đấng đã chết cho mọi người, muốn rằng: mọi cánh cửa tha thứ trong Hội Thánh luôn rộng mở cho bất cứ ai ăn năn trở lại ( x. Mt 18,21-22).


983 1442.

Huấn giáo phải cố gắng khơi dậy và nuôi dưỡng nơi các tín hữu niềm tin vào hồng ân vô song Đức Ki-tô Phục Sinh đã ban cho Hội Thánh là sứ mạng và quyền tha tội nhờ thừa tác vụ của các tông đồ và những người kế nhiệm :


1465.

"Chúa muốn các môn đệ của Người có một quyền năng vô biên : Người muốn các tôi tớ thấp hèn của Người nhân danh Người mà thực hiện tất cả những gì Người đã làm khi còn tại thế" ( x. T. Am-rô-siô bàn về phép giải tội 1,34).


Các linh mục đã nhận được một quyền năng mà Thiên Chúa đã không ban cho các thiên thần hoặc các tổng lãnh thiên thần... Từ trời cao, Thiên Chúa phê chuẩn tất cả những gì các linh mục làm dưới đất ( x. T. Gio-an Kim Khẩu, chức linh mục 3,5).
Nếu Hội Thánh không có quyền tha tội, thì chúng ta không còn hy vọng nào, không còn hy vọng được sống đời đời và được ơn giải thoát vĩnh cửu. Chúng ta hãy tạ ơn Thiên Chúa vì đã ban cho Hội Thánh một hồng ân như vậy ( x. T. Âu-tinh bài giảng 213,8)!
TÓM LƯỢC
984. Kinh Tin Kính nối kết "phép tha tội" với tín điều về Chúa Thánh Thần, vì Chúa Ki-tô Phục Sinh đã ban cho các tông đồ quyền tha tội, khi ban cho các ngài Chúa Thánh Thần.
985. Bí tích Thánh Tẩy là bí tích đầu tiên và chính yếu để tha tội. Bí tích này kết hợp chúng ta với Đức Ki-tô, Đấng đã chết và sống lại, cũng như ban cho chúng ta Chúa Thánh Thần.

tải về 4.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   68




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương