SÁch giáo lý CỦa giáo hội công giáo sách giáo lý CỦa giáo hộI



tải về 4.7 Mb.
trang26/68
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích4.7 Mb.
#11671
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   68

1082.

Trong Phụng Vụ của Hội Thánh, chúng ta thấy và nhận được trọn vẹn chúc lành của Thiên Chúa : Chúa Cha được nhận biết và thờ phượng như nguồn mạch và cùng đích của mọi chúc lành khi Người sáng tạo và cứu độ; Người đã tuôn tràn phúc lành cho chúng ta trong Đức Ki-tô, Ngôi Lời Nhập Thể, Đấng đã chết và sống lại; nhờ Ngôi Lời, Chúa Cha ban cho tâm hồn chúng ta Thánh Thần là Hồng Ân bao hàm mọi hồng ân.


1083 2627 1360.

Nhờ đó, chúng ta hiểu đượchai chiều kích của Phụng Vụ Ki-tô giáo vốn là lời đáp trả tin yêu củaHội Thánh đối với những lời "chúc lành thiêng liêng" của Chúa Cha. Một mặt, được kết hiệp với Chúa Ki-tô và "dưới tác động của Chúa Thánh Thần" (Lc 10, 21), Hội Thánh chúc tụng Chúa Cha "vì phúc lộc khôn tả Người ban" (2 Cr 9, 15), qua việc thờ phượng ngợi khen và tạ ơn. Mặt khác, cho tới khi Ý Định Thiên Chúa được hoàn tất, Hội Thánh không ngừng dâng lên Chúa Cha "lễ vật là chính những hồng ân Cha ban"; và cầu xin Người ban Thánh Thần thánh hóa lễ vật, Hội Thánh, các tín hữu và toàn thế giới; nhờ kết hiệp với Đức Ki-tô - Tư Tế, Đấng đã chết vàsống lại, nhờ quyền năng Thánh Thần, những chúc lành này đem lại hoa trái sự sống "để ta hằng ngợi khen ân sủng rạng ngời Người ban tặng cho ta" ( Ep 1, 6).


II. CÔNG CUỘC CỦA CHÚA KITÔ TRONG PHỤNG VỤ
Đức Ki-tô được tôn vinh…
1084 662 1127.

Đức Ki-tô "ngự bên hữu Chúa Cha" và ban tràn đầy Thánh Thần trên thân thể của mình là Hội Thánh. Từ nay, Người hoạt động qua các bí tích do chính Người thiết lập để thông ban ân sủng. Các bí tích là những dấu chỉ khả giác (lời nói và hành động) mà con người ngày nay vẫn có thể hiểu được. Các bí tích thực sự đem lại ân sủng mà chúng diễn tả, nhờ hành động của Chúa Ki-tô và do quyền năng Chúa Thánh Thần.


1085 519 1165.

Trong Phụng Vụ của Hội Thánh, chính Đức Ki-tô diễn tả và thực hiện mầu nhiệm Vượt Qua của Người. Trong suốt cuộc đời trần thế, Đức Giê-su dùng lời giảng dạy để loan báo và dùng các hành vi để báo trước cuộc Vượt Qua. Khi giờ của Người đến (x. Ga 13,1,17,1), Đức Giê-su trải qua biến cố lịch sử vôtiền khoáng hậu và trường tồn : chết, mai táng, sống lại từ cõi chết và lên ngự bên hữu Chúa Cha đến muôn đời(x. Rm 6, 10; Dt 7, 27; 9,12). Đó là biến cố có thực, đã xảy ra trong lịch sử và là biến cố có một không hai. Thực vậy, tất cả những biến cố khác của lịch sử đều xảy ra, qua đi rồi chìm vào dĩ vãng. Ngược lại, mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Ki-tô không chỉ là biếncố trong quá khứ, vì khi chịu chết Người đã hủy diệt sự chết. Hơn nữa, bản thân Đức Ki-tô cũng như tất cả những gì Người đã làm và đã chịu vì chúng ta, đều mang tính chất vĩnh cửu củaThiên Chúa, nên vượt mọi thời gian và được hiện tại hóa trong thời gian. Biến cố Thập Giá và PhụcSinh vẫn đang tồn tại và đưa muônloài đến Sự Sống.


... Từ thời các Tông đồ...
1086 858.

"Như Chúa Giê-su được ChúaCha cử đi thế nào, thì chính Người cũng sai các tông đồ, đầy tràn Thánh Thần, đi như vậy. Không những để, trong khi rao giảng Tin Mừng cho mọi thụ tạo, các ngài loan báo Con ThiênChúa đã dùng cái chết và sự phục sinh của Người mà giải thoát chúng ta khỏi quyền lực Xa-tan và sự chết, dẫn đưa chúng ta vào Nước Chúa Cha, nhưng còn để các ngài thựcthi công trình cứu độ mà các ngài loan báo, nhờ Hiến tế và các bí tích, trung tâm điểm của của toàn thể đời sống Phụng Vụ "(SC 6).


1087 861 1536.

Khi ban Thánh Thần cho các tông đồ, Đức Giê-su Phục Sinh ủy thác cho các ngài quyền thánh hóa(x Ga 20,21-23): các ngài trở nên dấu chỉ bí tích của Chúa Ki-tô. Cũng do quyền năng Thánh Thần, các ngài chuyển giao quyền thánh hóa cho những người kế nhiệm. Việc kế nhiệm tông đồ định hình toànbộ đời sống phụng vụ của Hội Thánh, việc kế nhiệm đó mang tính bí tích và được truyền lại bằng bí tích Truyền Chức.


... và hiện diện trong Phụng Vụ trần thế...
1088 776 669 1373.

"Để chu toàn công việc lớnlao" là ban phát hay thông truyền ơn cứu độ, Chúa Ki-tô hằng hiện diện trong Hội Thánh, nhất là trong các hoạt động Phụng Vụ. Người hiện diện trong thánh lễ, không những nơi thừa tác viên, vì "như xưa Người đã tự dâng mình trên thánh giá, thì nay chínhNgười cũng dâng mình nhờ thừa tác vụ của các linh mục, mà còn hiện diện thực sự dưới hình bánh rượu. Người hiện diện trong các bí tích nhờ quyền năng củaNgười; vì thế ai rửa tội cũng chính là Chúa Ki-tô rửa tội. Người hiện diện trong lời của Người, vì chính Người đang nói, khi người ta đọc Thánh Kinh trong Hội Thánh. Sau hết,Người hiện diện khi Hội Thánh cầu khẩn và hát thánh vịnh, như chính Người đã hứa : Ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, ở giữa họ "(Mt 18, 20)(x. SC 7).


1089 796.

"Trong công cuộc vĩ đại tôn vinh Thiên Chúa cách hoàn hảo và thánh hóa mọi người, Chúa Ki-tô hằngkết hiệp với Hội Thánh là Hiền Thê rất yêu quý của Người, và Hội Thánh kêu cầu Người như Chúamình và nhờ Người mà phụng thờ Chúa Cha hằng hữu " (SC 7).


... Phụng Vụ dưới đất tham dự vào Phụng Vụ trên trời
1090 1137-1139.

"Trong Phụng Vụ dưới đất, chúng ta tham dự và nếm trước Phụng Vụ trên trời, được cử hành trong thánh đô Giê-ru-sa-lem, mà chúng ta là lữ khách đang tiến về; ở đó, Chúa Ki-tô đang ngự bên hữu Thiên Chúa như thừa tác viên của cung thánh, của nhà tạm đích thực; Phụng Vụ dưới đất là nơi chúng ta hiệp cùng toàn thể đạo binh trên trời đồng thanh ca ngợi tôn vinh Chúa : trong khi kính nhớ các thánh, chúng ta hy vọng được thông phần và đoàn tụ với các ngài; chúng ta mong đợi Đấng Cứu Độ là Chúa Giê-su Ki-tô Chúa chúng ta, cho đến khi Người là sự sống của chúng ta sẽ xuất hiện và chúng ta sẽ cùng xuất hiện với Người trong vinh quang"(x SC 8; x LG 50).


III. CHÚA THÁNH THẦN VÀ HỘI THÁNH TRONG PHỤNG VỤ
1091 798.

Trong Phụng Vụ, Chúa Thánh Thần là thầy dạy đức tin cho Dân Thiên Chúa, là Đấng thực hiệnnhững kỳ công của Thiên Chúa, những bí tích của Giao Ước Mới. Chúa Thánh Thần mong muốn và hoạt động trong lòng Hội Thánh để chúng ta sống bằng chính sự sống của Đức Ki-tô phục sinh. Nhờ Chúa Thánh Thần thúc đẩy, chúng ta đáp lại bằng đức tin; lúc ấy, chúng ta thực sự cộng tác với Người. Chính vì thế, Phụng Vụ trở thành công việc chung của Chúa Thánh Thần và Hội Thánh.


1092 737.

Khi thông ban mầu nhiệm Chúa Ki-tô qua các bí tích, Chúa Thánh Thần cũng hành động như trong các trườnghợp khác của nhiệm cục cứu độ: Người chuẩn bị cho Hội Thánh gặpChúa Ki-tô, gợi nhớ và biểu lộ Chúa Ki-tô cho cộng đoàn tín hữu; Người dùng quyền năng làm cho mầu nhiệm Chúa Ki-tô hiện diện và tác động trong hiện tại; cuối cùng, Ngườiliên kết Hội Thánh với đời sống và sứ mạng của Chúa Ki-tô.


Chúa Thánh Thần chuẩn bị cho Hội Thánh đón nhận Chúa Ki-tô
1093 762 1081.

Trong nhiệm cục bí tích, Chúa Thánh Thần hoàn tất những điều đã được loan báo trong Cựu Uớc. Vì Hội Thánh của Chúa Ki-tô đã được chuẩn bị cách kỳ diệu trong lịch sử dân Ít-ra-en và trong Cựu Ước(x. LG 2), Phụng Vụ của Hội Thánh gìn giữ và tiếp thu một số yếu tố của phụng tự Cựu Ước như một phần quan trọng không thể thay thế được.


121 -Đặc biệt là việc đọc Thánh Kinh Cựu Ước;

2585 -Cầu nguyện bằng Thánh Vịnh;

1081 -Nhất là tưởng nhớ các biếncố cứu độ và những thực tại đầy ý nghĩa sẽ đượchoàn tất trong mầu nhiệm Chúa Ki-tô (Lời Hứa và Giao Ước, Xuất Hành và Vượt Qua, Vương Quốc và Đền Thờ, Lưu Đầy và Hồi Hương).
1094 128-130.

Chúa Giê-su, các tông đồ và các giáo phụ(x.DV 14.16), đều căn cứ vào sự hòa hợp giữa hai giao ước để dạy về mầu nhiệm Vượt Qua(x.Lc 24, 13- 49). Các ngài cho thấymầu nhiệm Chúa Ki-tô trước kia còn ẩn khuất dưới văn tự của Cựu Ước. Chúng ta gọi cách cắt nghĩa này là "tiên trưng", vì cho thấy ứng nghiệm nơi Chúa Ki-tô những hình bóng(biểu trưng) loan báo về Người qua các sự kiện, lời nói, biểutượng trong Cựu Ước. Nhờ đã biết Chúa Ki-tô và nhờ Thánh Thần Chân Lý soi sáng, chúng ta hiểu được những điều còn là hình bóng trong Cựu Ước(x.2Cr 3,14-16). Chẳng hạn, lụt Hồng Thủy và tàu Nô-ê tiên báo ơn cứu độ nhờ bí tích Thanh Tẩy; Cột Mây và việc dân Ít-ra-en qua Biển Đỏ cũng thế; nước chảy ra từ tảng đá là hình bóng các hồng ân thiêng liêngcủa Chúa Ki-tô; Man-na trong hoang địa tiên báo Thánh Thể, "Bánh Thật từ Trời xuống" (Ga 6, 32) (x.1Cr 10, 1.6).


1095 281 117.

Do đó, Hội Thánh đọc lại và tham dự vào tất cả những biến cố lớn của lịch sử cứu độ ở thời điểm "hôm nay" của Phụng Vụ, đặc biệt trong mùa Vọng, mùa Chay và nhất là đêm Phục Sinh. Vì thế, huấn giáo phải giúp các tín hữu hiểu được ý nghĩa "thiêng liêng"của nhiệm cục cứu độ, như Phụng Vụ trình bày và giúp chúng ta sống.


1096 1174 1352 841.

Phụng vụ Do thái và Phụng Vụ Ki-tô giáo. Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn một số khía cạnh của Phụng Vụ Ki-tô Giáo, nếu hiểu biết nhiều hơn về đức tin và đời sống tôn giáo của dân Do Thái như họ vẫn tin và sống cho đến ngày nay. Đối với người Do Thái cũng như với Ki-tô hữu, Kinh Thánh là phần cốt yếu của Phụng Vụ để: công bố Lời Chúa, đáp lại Lời Chúa, ca ngợi Thiên Chúa và cầu nguyện cho người sống cũng như kẻ chết, kêu cầu lòng thương xót Chúa. Cấu trúc phần Phụng Vụ Lời Chúa trong thánh lễ bắt nguồn từ kinh nguyệnDo Thái. Kinh nguyện theo các giờ PhụngVụ, cũng như những bản văn và công thức Phụng Vụ khác, kể cả lời cầu nguyện trang trọng nhất là Kinh Lạy Cha, cũng tương ứng với tập quán DoThái. Các kinh Tạ Ơn trong thánh lễ cũng khởi hứng từ những mẫu mực của truyền thống Do Thái. Đặc biệt trong các đại lễcủa Năm Phụng Vụ, như lễ Phục Sinh. Chúng ta vẫn thấy rõ những điểm giống nhau giữa Phụng Vụ Do thái và Phụng Vụ Ki-tô giáo. Người Do Thái và Ki-tô hữu cùng mừng lễ Vượt Qua; đối với người Do Thái, cuộcVượt Qua đã xẩy ra trong lịch sử nhưng vẫn hướng về tương lai cho đến ngày Đấng Mê-si-a đến; đối với Ki-tô hữu, cuộc Vượt Qua đã hoàn tất khi Đức Ki-tô chịuchết và sống lại, nhưng chúng ta vẫn chờ đợi ngày hoàn tất chung cuộc.
1097.

Trong Giao Ước Mới, mỗi hoạt động Phụng Vụ đều là cuộc gặp gỡ giữa Chúa Ki-tô và Hội Thánh, đặc biệt việc cử hành thánh lễ và các bí tích. Cộng đoàn Phụng Vụ được hiệp nhất "nhờ ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần", Đấng tụ họp con cái Thiên Chúa thành Thân Thể Chúa Ki-tô. Cộng đoàn này vượt trên mọi liên hệ của con người, chủng tộc, văn hóa và xã hội.
1098 1430.

Cộng đoàn phải được chuẩn bị để gặp gỡ Chúa của mình, phải là "một dân đã sẵn sàng". Chuẩnbị tâm hồn là công việc chung của Chúa Thánh Thần và của cộng đoàn,nhất là của các thừa tác viên. Chúa Thánh Thần ban ơn khơi dậy đức tin, hoán cải tâm hồn và giúp người tín hữu gắn bó với thánh ý Chúa Cha. Người tín hữu phải được chuẩn bị như thế, mới có thể đón nhận được những hoa trái của Sự Sống mới mà Phụng Vụ mang lại.


Chúa Thánh Thần gợi nhớ mầu nhiệm Chúa Ki-tô
1099 91.

Chúa Thánh Thần và Hội Thánh cùng bày tỏ Chúa Ki-tô và công trình cứu độ của Người trong Phụng Vụ. Phụng Vụ tưởng niệm mầu nhiệm cứu độ, chính yếu là trong thánh lễ, và theo nghĩa loại suy cả trong các bí tích khác nữa. Chúa Ki-tô là ký ức sống động của Hội Thánh (x. Ga 14, 26).


1100 1134.

Lời Chúa. Trước hết,Chúa Thánh Thần làm cho Lời Chúa sống động để Cộng Đoàn Phụng Vụ hiểu được ý nghĩa của biến cố cứu độ; nhờ đó,họ đón nhận và thực thi Lời húa trong đời sống:
"Trong việc cử hành Phụng Vụ,Kinh Thánh giữ vai trò tối quan trọng. Thực vậy, người ta trích từ Kinh Thánh những bản văn để đọc, để dẫn giải trong bài giảng, cũng như những ca vịnh để hát. Chính nhờ nguồn cảm hứng và sức hấn khởi của Kinh Thánh mà xuất phát những lời kinh, lời nguyện và các bài ca phụng ca, đồng thời các cử điệu và biểu tượng trở thành có ý nghĩa " (SC 24).
1101 117.

Chính Chúa Thánh Thần giúp người đọc cũng như người nghe Sách Thánhhiểu được ý nghĩa thiêng liêng của Lời Chúa, tùy theo thái độ nội tâm của mỗi người. Qua các lời nói, cử điệu và biểu tượng làm nên cử hành Phụng Vụ, Chúa Thánh Thần đặt các tín hữu cũng như các thừa tác viên trong tương quan sống động với Chúa Ki-tô, là Lời và Hình Ảnh của Chúa Cha, để họ thể hiện trong cuộc sống ý nghĩa điều họ nghe, chiêm ngắm và cử hành trong Phụng Vụ.


1102 143.

"Chính Lời cứu độ nuôi dưỡng đức tin trong tâm hồn tín hữu; chính đức tin này khai sinh và phát triển cộng đoàn tín hữu" (PO 4). Việc công bố Lời Chúa không dừng lại ở lời giảng dạy, nhưng mời gọi người nghe đáp trả bằng đức tin, nghĩa là họ phải ưng thuận và dấn thân vào giao ước giữa Thiên Chúa và Dân Người. Cũng chính Chúa Thánh Thần ban ơn đức tin, giúp đức tin lớn lên và vững mạnh trong cộng đoàn. Cộng Đoàn Phụng Vụ trước hết là sự hiệp thông trong đức tin.


1103 1362.

Tưởng niệm. Cử hành Phụng Vụ luôn qui chiếu về những lần Thiên Chúa can thiệp trong lịch sử để cứu độ con người. "Nhiệm cục mặc khải được thực hiện bằng các hành động và lời nói liên kết mật thiết với nhau... Lời nói công bố các hành động và khai sáng mầu nhiệm chứa đựng trong đó" (DV 2). Trong Phụng Vụ Lời Chúa, Chúa Thánh Thần "gợi nhớ "cho cộng đoàn về tất cả những gì Chúa Ki-tô đã làm cho chúng ta. Việc tưởng nhớ những kỳ công của Thiên Chúa được cử hành trong phần "Tưởng Niệm" dài hay ngắn tùy theo bản chất của các hoạt động phụng vụ và truyền thống nghi thức của các Giáo Hội. Chúa Thánh Thần vừa gợi lại ký ức vừa thúc giục Hội Thánh tạ ơn và ca ngợi (Doxologie).
Chúa Thánh Thần hiện tại hóa mầu nhiệm Chúa Ki-tô
1104 1085.

Phụng Vụ Ki-tô giáo không chỉ gợi nhớ, nhưng còn làm cho những biến cố cứu độ hiện diện và tác động trong hiện tại. Mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Ki-tô đựơc cử hành chứ không phải được lặp lại. Chúng ta lặp lại việc cử hành, và mỗi lần như thế, Chúa ThánhThần hiện tại hóa mầu nhiệm độc nhất này.


1105 1153.
"Xin ban Thánh Thần" là lời nguyện vị tư tế dâng lên Chúa Cha, để xin Người cử Thánh Thần Thánh Hóa đến làm cho lễ vật trở thành Mình và Máu Chúa Ki-tô, và làm cho các tín hữu cũng trở nên của lễ sống động dâng lên Thiên Chúa khi họ rước Mình và Máu Thánh.
1106.

Cùng với phần Tưởng Niệm, lời Xin Ban Thánh Thần là trọng tâm của mỗi cử hành bí tích, đặc biệt là thánh lễ :


1375.

Bạn hỏi : làm thế nào Bánh trở nên Mình Chúa Ki-tô và Rượu trở nên Máu Chúa Ki-tô? Tôi xin thưa : Chúa Thánh Thần đến và thực hiện điều vượt trên ngôn từ và suy nghĩ của loài người... Bạn chỉ cần biết đó là nhờ Chúa Thánh Thần, như ngày xưa Ngôi Lời tự mình và đích thân nhận lấy xác phàm nơi lòng Đức trinh Nữ nhờ Chúa Thánh Thần (Thánh Gio-an Đa mát, "Về đức tin chính thống" 4,13)


1107 2816.

Quyền năng của Chúa Thánh Thần trong Phụng Vụ làm cho Nước Trời mau đến và mầu nhiệm cứu độ hoàn tất. Đang khi chúng ta chờ đợi và hy vọng, Chúa Thánh Thần cho chúng ta được tiền dự vào sự hiệp thông sung mãn của Thiên Chúa BaNgôi. Nhận lời cầu xin của Hội Thánh, Chúa Cha cử Chúa Thánh Thần đến ban sự sống cho những ai đón nhận Người; và ngay từ bây giờ, Chúa Thánh Thần là "bảo chứng" gia nghiệp đời đời dành cho họ (x. Ep 1,14; 2Cr 1,22).


Ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần

1108 788 1091 775.

Trong mọi hoạt động Phụng Vụ, Chúa Thánh Thần được cử đến để giúp chúng ta hiệp thông với Chúa Ki-tô nhằm hình thành Thân Thể Người. Như nhựa sống trong cây nho của Chúa Cha, Chúa Thánh Thần trổ sinh hoa trái nơi các nhánh(x. Ga 15, 1-17) . Sự hợp tác thâm sâu nhất giữa Chúa Thánh Thần và Hội Thánh được thực hiện trong Phụng Vụ. Chúa Thánh Thần là Đấng ban ơn thông hiệp, luôn ở trong Hội Thánh; nhờ đó, Hội Thánh là bí tích cao cả hiệp thông con người với Thiên Chúa và tập họp con cái Thiên Chúa tản mát khắp nơi về một mối. Hiệu quả của Chúa Thánh Thần trong Phụng Vụ gắn liền với ơn hiệp thông con người với Ba Ngôi Chí Thánh và hiệp thông huynh đệ (x. 1Ga 1,3-7).


1109 1368.

"Xin Ban Thánh Thần" cũng là lời nguyện xin cho cộng đoàn được hoàn toàn hiệp thông với mầu nhiệm ChúaKi-tô. "Ân sủng Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần" (2Cr 13,13) phải luôn ở với chúng ta và đem lại hiệu quả không chỉ giới hạn trong cuộc cử hành thánh lễ. Do đó, Hội Thánh cầu xin Chúa Cha cử Chúa Thánh Thần đến làm cho đời sống các tín hữu trở thành của lễ sống động dâng lên Thiên Chúa : nhờ được biến đổi nên giống hình ảnh Chúa Ki-tô; nhờ biết chăm lo để Hội Thánh được hiệp nhất; và nhờ tham dự và sứ mạng Chúa Ki-tô bằng việc làm chứng và thực thi đức mến.


TÓM LƯỢC
1110

Trong Phụng Vụ, Hội Thánh chúc tụng và tôn thờ Thiên Chúa Cha, nguồn mạch mọi phúc lành trong công trình sáng tạo và cứu độ, Đấng chúc lành cho chúng ta trong Chúa Con và ban cho chúng ta Chúa Thánh Thần, nhờ đó, chúng ta trở nên nghĩa tử của Người.
1111.

Trong Phụng Vụ, Chúa Ki-tô hoạt động qua các bí tích vì :

- mầu nhiệm cứu độ của Người được quyền năng Chúa Thánh Thần làm cho hiện diện;

- Hội Thánh, Thân Thể Chúa Ki-tô, là bí tích (dấu chỉ và khí cụ) để Chúa Thánh Thần thông ban ơn cứu độ;

- qua cử hành Phụng Vụ, Hội Thánh lữ hành tham dự và nếm trước Phụng Vụ trên Trời.
1112.

Trong Phụng Vụ của Hội Thánh, Chúa Thánh Thần có sứ mạng:

- chuẩn bị cho cộng đoàn tín hữu gặp gỡ Đức Ki-tô;

- gợi nhớ và biểu lộ Chúa Ki-tô cho cộng đoàn;

- dùng quyền năng làm cho công trình cứu độ của Chúa Ki-tô hiện diện và tác động trong hiện tại, đồng thời làm cho ơn hiệp thông trong Hội Thánh sinh hoa kết quả.
Mục 2
MẦU NHIỆM VƯỢT QUA

TRONG CÁC BÍ TÍCH CỦA GIÁO HỘI
1113 1210.

Toàn bộ đời sống Phụng Vụ của Hội Thánh xoay quanh Hiến Tế Thánh Thể và các Bí Tích. Có bảy bí tích : Thánh Tẩy, Thêm Sức hay Xức Dầu Thánh, Thánh Thể, Hòa Giải, XứcDầu Bệnh Nhân, Truyền Chức Thánh, Hôn Phối(x. DS 860; 1310; 1601). Trong mục này, chúng ta bàn đến đặc tính của bảy bí tích theo quan điểm thần học. Những đặc tính chung liên quan đến việc cử hành sẽ được trình bày ở chương II, những điểm đặc thù của từng bí tích sẽ được trình bày ở đoạn II.


I. NHỮNG BÍ TÍCH CỦA ĐỨC KI-TÔ
1114.

"Dựa vào giáo lý của Kinh Thánh, các truyền thống tông đồ và sự đồng tâm nhất trí của các giáo phụ", chúng tôi tuyên tín rằng "các bí tích của Luật Mới đều do Chúa Giê-su thiết lập" (x. DS 1600-1601).


1115 512-560.

Những lời Chúa nói cũng như những việc Chúa làm trong đời sống ẩn dật cũng như trong đời sống công khai, đều có giá trị cứu chuộc, tiền dự vào hiệu năng của mầu nhiệm Vượt Qua. Những lời nói và hành động này tiên báo và chuẩn bị những gì Người ban cho Hội Thánh khi mọi sự đã hoàn tất. Các mầu nhiệm trong trong đời sống của Đức Ki-tô là nền tảng cho những gì Người ban qua các bí tích nhờ các thừa tác viên của Hội Thánh, vì "những điều hữu hình nơi Đấng Cứu Độ được chuyển vào các mầu nhiệm"(Thánh Lê-ô Cả Bài giảng 74,2).


1116 1504,774.

Các bí tích là "những kỳ công của Thiên Chúa" trong Giao Ước mới và vĩnh cửu, vì là"sức lực phát xuất" từ Thân Xác Đức Ki-tô (x.Lc 5,17; 6,19; 8,46), luôn sống động và ban phát sự sống, và là những tác động của Chúa Thánh Thần, Đấng hoạt động trong Thân Thể Chúa Ki-tô là Hội Thánh.


II. CÁC BÍ TÍCH CỦA HỘI THÁNH
1117 120.

Nhờ Thánh Thần dẫn vào "chân lý vẹn toàn"(x.Ga 16,13), Hội Thánh dần dần nhận ra kho tàng quý báu đã nhận từ Đức Ki-tô và minh định việc phân phát kho tàng ấy như Hội Thánh đã làm với Quy điển Sách Thánh và tín điều, như người quản lý trung tín các mầu nhiệm của Thiên Chúa (x.Mt 13,52; 1Cr 4,1). Vì vậy, theo dòng thời gian, Hội Thánh đã nhận định trong số các cử hành phụng vụ, có bảy bí tích đúng nghĩa do Chúa Ki-tô thiết lập.


1118 1396.

Các bí tích "thuộc về Hội Thánh" theo hai nghĩa : do Hội Thánh và cho Hội Thánh."Do Hội Thánh" vì Hội Thánh là bí tích của Chúa Ki-tô, Đấng đang hoạt động trong Hội Thánh nhờ sứ vụ của Thánh Thần. "Cho Hội Thánh" vì các bí tích xây dựng Hội Thánh (x.Thánh Âu-tinh, Thành Đô Thiên Quốc, 22,17; x.Thánh Tô-ma A-qui-nô, Tổng Luận Thần Học 3,64,2,ad 3); chúng bày tỏ và thông truyền cho con người, nhất là trong bí tích Thánh Thể, mầu nhiệm hiệp thông của Thiên Chúa Tình Thương, Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi Chí Thánh.


1119 792.

Kết hợp với Đức Ki-tô là Đầu "thành một chủ vị thần bí duy nhất"(Piô XII, thông điệp "Nhiệm Thể Chúa Ki-tô") , Hội Thánh cử hành các bí tích với tư cách là "cộng đoàn tư tế", có tổ chức(x. LG 11). Nhờ bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức, dân tư tế có khả năng cử hành Phụng Vụ; một số Ki-tô hữu "nhờ chức thánh, được đặt lên nhân danh Chúa Ki-tô để chăn dắt Hội Thánh bằng ân sủng và Lời Thiên Chúa "(LG 11).


1120 1547.

Chức linh mục thừa tác hay phẩm trật (x. LG 10) là để phục vụ chức tư tế cộng đồng nhờ bí tích Thánh Tẩy. Thật sự chính Chúa Ki-tô hoạt động trong các bí tích, nhờ Chúa Thánh Thần, hầu mưu ích cho Hội Thánh. Sứ mạng cứu rỗi được Chúa Cha ủy thác cho Chúa Con khi Người xuống thế làm người, được Chúa Con ủy thác cho các tông đồ và các tông đồ truyền lại cho những người kế nhiệm các ngài; họ đón nhận Thánh Thần của Đức Giê-su để hành động nhân danh Người và là hiện thân của Người(x.Ga 20, 21-23; Lc 24,47; Mt 28, 18-20). Như vậy, thừa tác vụ linh mục là dây liênkết mang tính bí tích nối kết hoạt động phụng vụ với những gì các tông đồ đã nói và làm; và qua các ngài, với những gì Đức Ki-tô, là nguồn gốc và nền tảng của cácbí tích, đã nói và làm.


1121 1272, 1304 1582.

Ngoài việc ban ân sủng, ba bí tích Thánh Tẩy, Thêm Sức và Truyền Chức Thánh còn in vào linh hồn một "ấn tích" hay "ấn tín", nhờ đó, người tín hữu được tham dự vàochức tư tế của Đức Ki-tô và trở nên thành viên của Hội Thánh với cấp bậc và phận vụ khác nhau. Nhờ Thánh Thần, dấu ấn này làm cho người tín hữu nên đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô và Hội Thánh. Dấu ấn này không thể xóa đi được, luôn tồn tại trong người Ki-tô hữu như bảo chứng tích cực của ân sủng, như lời hứa và bảo đảm được Thiên Chúa che chở, và như ơn gọi được phụng thờ Thiên Chúa và phục vụ Hội Thánh. Các bí tích này chỉ được ban một lần.


III. CÁC BÍ TÍCH ĐỨC TIN
1122 849 1236.

Đức Ki-tô đã sai các tông đồ đi để "nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội" (Lc 24,47), "anh em hãy đến với muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần... để muôn dân trở nên môn đệ của Thầy" (Mt 28,19-20). Sứ vụ thanh tẩy cũng là sứ vụ bí tích được bao hàm trong sứ vụ loan báo Tin Mừng, vì bí tích đã được chuẩn bị bằng Lời Chúa và đức tin đón nhận Lời Chúa :


"Dân Chúa được đoàn tụ trước hết là nhờ Lời Thiên Chúa Hằng Sống... Cần phải rao giảng Lời Chúa để dẫn họ đến lãnh nhận các bí tích, vì đây là những bí tích đức tin, mà đức tin lại được phát sinh và nuôi dưỡng bằng Lời Chúa" (PO 4).
1123 1154.

"Các bí tích có mục đích thánhhóa con người, xây dựng Thân Thể Chúa Ki-tô và sau cùng thờ phượng Thiên Chúa. Tuy nhiên vì là những dấu chỉ, các bí tích còn giữ vai trò giáo huấn nữa. Không những các bí tích giả thiết phải có đức tin, mà còn dùng lời nói và sự vật để nuôi dưỡng, củng cố và diễn tả đức tin đó. Do đó, được gọi là các bí tích đức tin ”(SC 59).


1124 166 1327 78.

Đức tin của Hội Thánh có trước đức tin của người tín hữu, người tín hữu được mời gọi cùng tin với Hội Thánh. Khi cử hành các bí tích, Hội Thánh tuyên xưng đức tin đã lãnh nhận từ các tông đồ; do đó, có ngạn ngữ: Cầu nguyện thế nào, tin thế ấy. Luật cầu nguyện là luật đức tin, Hội Thánh tin như Hội Thánh cầu nguyện. Phụng Vụ là một yếu tố cấu thành Truyền Thống thánh thiện và sống động của Hội Thánh (x. DV 8).


1125 1205.

Vì thế, các thừa tác viên hay cộng đoàn không được tùy tiện sửa đổi hay thêm bớt nghi thức bí tích nào. Ngay cả quyền tối thượng trong Hội Thánh cũng không thể tùy tiện thay đổi Phụng Vụ, mà chỉ có thể thay đổi dựa theo đức tin và tôn trọng mầu nhiệmPhụng Vụ.



tải về 4.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   68




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương