Sau bốn thập niêN


Đại Chủng Viện Thánh Giuse Saigon



tải về 1.47 Mb.
trang2/9
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích1.47 Mb.
#39653
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Đại Chủng Viện Thánh Giuse Saigon
Một buổi sáng, tôi đi bách bộ từ khách sạn đến đại lộ Nguyễn Đức Thắng (tức đường Cường Để cũ), ghé thăm Trung Tâm Mục Vụ và Đại Chủng Viện Thánh Giuse, đồng thời kính viếng mộ phần Đức cố Tổng Giám Mục Phaolồ Nguyễn Văn Bình, ở nơi cung thánh, trước bàn thờ.

(Nhà nguyện Đại Chủng Viện Thánh Giuse Saigon)


Khi tôi đang quì trước mộ phần thì tiếng chuông ngân lên, điểm 12 giờ trưa, tôi vội ra khỏi nhà nguyện. Tình cờ, Đức Hồng Y Mẫn từ một ngôi nhà lớn, chống gậy đi ra, chậm rãi bước vào nhà cơm, một linh mục trẻ đi theo bên cạnh. Thấy ngài, tôi cất tiếng chào: “Thưa Đức Hồng Y”. Có thể ngài không nghe thấy nên cứ chậm rãi, chống gậy bước đi.
Lúc bấy giờ các thầy cất tiếng đọc kinh “Truyền Tin”, xong đi xuống lầu, vào nhà cơm, trong thường phục, chứ không mặc áo dòng. Nhìn các thầy, tôi liên tưởng đến hai câu thơ sau đây của Hàn Mặc Tử, trong bài thơ “Mùa Xuân Chín”:

Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,



Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi.”
Bỗng nảy sinh trong đầu óc tôi hai câu thơ sau đây:

Biết đâu trong các chủng sinh ấy,



Có thầy rồi đây Giám Mục, Hồng Y.”
“Hậu sinh khả úy” là thế đấy!
Đức Mẹ Fatima Bình Triệu
Bốn mươi năm về trước, vào một buổi chiều trong tuần lễ dầu sôi lửa bỏng trước ngày 30/4/1975, tôi tản bộ lên Đền Thánh Đức Mẹ Fatima Bình Triệu để cầu xin Đức Mẹ cho tôi đem gia đình ra khỏi VN bằng yên vô sự. Và Đức Mẹ đã nhậm lời!
Trong dịp về VN lần nầy, tôi được anh bạn chở xe gắn máy lên kính viếng Đức Mẹ Fatima Bình Triệu. Tôi ghé vào một quán bán hoa bên đường và mua một bó huệ trắng, đem vào đặt dưới bàn thờ để tạ ơn Đức Mẹ. Vào giờ đó, tuy đã gần xế chiều, nhưng một số người cũng đem hoa dâng cúng Đức Mẹ như tôi. Thật cảm động!

(Đền Đức Mẹ Fatima Bình Triệu)


Khu vực Đền Thánh nầy đã thay đổi rất nhiều so với 40 năm về trước. Những đồng ruộng quanh đó nay đã biến thành khu gia cư, không còn nét hoang sơ như thuở nào.
Ngoài đường đi vào, cạnh xa lộ, một tháp chuông vẫn còn đứng sừng sững, mặc dù một phân khoa đại học đã được xây cất lên ở đây, nhưng người ta không thể nào phá bỏ tháp chuông đó được nên đành để lại, như một di tích!
Đền Thánh Đức Mẹ Fatima Bình Triệu là nơi Đức Ông Simon Nguyễn Văn Lập an ngụ từ trước 1975 cho đến khi ngài qua đời.
Viếng mộ Đức Ông Simon Nguyễn Văn Lập (6/6/1911-19/12/2001)
Vào thập niên 1950, hồi đó LM Simon Nguyễn Văn Lập là giáo sư Thiên Hựu Học Đường (Institut de la Providence) Huế và tôi là một học sinh nội trú lớp septième ở đây. Mỗi tuần, ngài nhờ tôi chép một đoạn trong cuốn Nhật Ký của chị Têrêxa Quật Hồng, cháu của cố LM J.M. Nguyễn Văn Thích, để đăng vào tạp chí “Vinh Sơn” của ngài.

(Đức Ông Simon Nguyễn Văn Lập)


Cuốn Nhật Ký đó có những nét tương tự như quyển Nhật Ký “Một Tâm Hồn” của chị Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Tôi chỉ còn nhớ vài câu với ý nghĩa thật sâu sắc. Sau nầy tôi muốn tìm đọc quyển Nhật Ký đó của chị Têrêxa Quật Hồng, nhưng kiếm không ra. Hình như chị viết cuốn Nhật Ký đó khi nằm trên giường bệnh ở Bệnh Viện Bài Lao (?) Huế, trước khi qua đời.
Đức Ông Simon Nguyễn Văn Lập là Viện Trưởng thứ hai của Viện Đại Học Đalat, kế thừa Đức Cha Trần Văn Thiện. Sau Đ. Ô. Lập là Cha Nguyễn Văn Lý. Khởi đầu, Viện chỉ có các phân khoa Sư Phạm, Văn Khoa và Khoa Học. Từ thời Đ. Ô. Lập, Viện mở thêm phân khoa Chính Trị Kinh Doanh.
Đi thăm Nhơn Trạch

Vào một buổi chiều mát trời, anh bạn chở tôi đi Nhơn Trạch viếng mộ cha Gérard Phạm Anh Thái ở Giáo Xứ Vĩnh Phước.

Cha Phạm Anh Thái vốn bà con với tôi: bà ngoại tôi và thân mẫu của cha Thái là hai chị em ruột. Vì vậy tôi gọi ngài bằng cậu. Cha Thái xuất thân là linh mục dòng Phanxicô, ở Tu Viện Nha Trang. Vào khoảng trước hay sau năm 1965, ngài xuất dòng và làm linh mục triều.

Ban đầu, ngài thi hành mục vụ ở Cù Lao Giêng thuộc tỉnh Vĩnh Bình. Về sau, ngài được thuyên chuyển làm quản xứ Giáo Xứ Vĩnh Phước (1975-1996) và kiêm quản nhiệm Xứ Nghĩa Hiệp (1994-1996) ở Nhơn Trạch.

Khoảng thời gian 1970, nhân dịp cha Thái lên Saigon vì công việc riêng và tôi được gặp lại ngài: không ngờ đó là lần cuối!

Qua anh bạn, tôi được biết, cha Phạn Anh Thái đã dạy Giáo Lý Dự Tòng và ban Bí Tích Rửa Tội cho bà xã của anh, vốn là một Phật tử thuần thành. Và ngài cũng đã tham dự lễ cưới của anh chị.

Sau nầy tôi được tin ngài bị tử nạn khi đang coi sóc thợ thuyền xây nhà thờ Xứ Nghĩa Hiệp. Giáo dân Nghĩa Hiệp muốn lo hậu sự và an táng ngài tại đây. Nhưng giáo dân Giáo Xứ Vĩnh Phước đòi đưa thi hài ngài về an táng ở Vĩnh Phước vì ngài là chánh xứ ở đây. Cuối cùng Đức Giám Mục Giáo Phận Xuân Lộc phân xử: đưa thi hài ngài về an táng ở Vĩnh Phước.

Mộ ngài nằm trước tiền đường nhà thờ Giáo Xứ Vĩnh Phước, như dấu chỉ sự hiện diện trường tồn của ngài đối với Giáo Xứ và giáo dân: “Không có tình yêu nào cao quý hơn tình yêu của người hy sinh mạng sống mình vì người mình yêu” (Ga 15, 13),

Sau khi cầu nguyện trước mộ ngài lúc xế chiều, chúng tôi đã ra về trong bùi ngùi xót thương.

Trên đường về, chúng tôi đã ghé thăm Đan Viện Thánh Mẫu Khiết Tâm Phước Lý.

Khoảng năm 1960, tôi có dịp đi thăm Đan viện Phước Lý. Lúc bấy giờ Đan Viện đang còn khiêm tốn cả về cơ sở lẫn số tu sĩ. Những mái nhà trệt đơn sơ mà ở bên ngoài nội vi, người ta có thể thấy cảnh sinh hoạt của các tu sĩ trong những căn nhà đó.

Ngày nay, nội vị chứa đựng dãy nhà lầu khang trang với tường cao che kín mà tôi đoán số tu sĩ có phần đông đúc, chứ không ít ỏi như trước đây.



Mặc dù cơ sở to lớn, nhưng vào giờ đó – khoảng bốn năm giờ chiều – một sự thinh lặng tuyệt đối: không một tiếng động, không một bóng dáng tu sĩ. Đó là linh đạo đan tu!

(Đan Viện Thánh Mẫu Khiết Tâm Phước Lý)




tải về 1.47 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương