Sau bốn thập niêN



tải về 1.47 Mb.
trang9/9
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích1.47 Mb.
#39653
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Thăm viếng ĐàNẵng

Ngày cuối cùng, đoàn chúng tôi thăm viếng ĐàNẵng và Hội An. Mùa hè 2004, tôi đã thăm viếng hai nơi nầy nên tôi lợi dụng dịp nầy đi thăm một người bà con, dó là người anh rễ của tôi, nay đã 85 tuổi.



Tình già

Trước khi đi thăm anh rễ của tôi, tôi đã đi thăm viếng ngôi mộ của chị tôi được chôn cất trong nghĩa địa của Giáo Phận ĐàNẵng nằm ở lưng chừng đồi, bên cạnh một nghĩa trang dành cho các thai nhi bị phá! Qua đó mới thấy nạn phá thai ở Việt Nam trầm trọng như thế nào! Hầu như những nghĩa trang dành cho các thai nhi bị phá ở rất nhiều nơi.

Khi tôi xô cửa bước vào nhà để thăm anh rễ của tôi thì anh ta đang ngồi yên lặng lần hạt trước bức ảnh của chị tôi, đặt trên một chiếc bàn nhỏ, bên cạnh bàn thờ lớn dể ảnh Chúa và Đức Mẹ, vài nén hương đang cháy dở dang. Khi tôi lên tiếng thì anh đứng dậy gạt nước mắt mà tiếp tôi.

Chị tôi đã qua đời ba năm về trước, khi được 82 tuổi, sau khi bị bệnh, nằm liệt giường ba năm mà anh và người con trai thay phiên nhau săn sóc mọi chuyện vì chị tôi không chấp nhận cho người lạ săn sóc.

Nhìn cảnh tượng nầy, tôi nhớ lại mấy câu đầu của bài thơ “Tính Già” của Phan Khôi:

Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa.



Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ,

Hai cái đầu xanh kề nhau than thở.

Nhưng mối “tình già” ở đây là giữa người sống và kẻ chết! Thật thâm thuý biết bao!



VII.- THĂM VIẾNG XỨ CHÙA THÁP

Xứ Chùa Tháp tức Cambodia mà ở Việt Nam, người ta gọi là xứ “Cam” (Cambodia).



Thăm viếng Xiêm Riệp (hay Siem Reap)

Xiêm Riệp (hay Siem Reap), là tỉnh lỵ tỉnh Siem Reap, miền tây bắc Campuchia. Địa danh này theo tiếng Miên có nghĩa là “Xiêm bại trận”. Ở đây nỗi tiếng là Angkor Wat và Angkor Thom” (“Đế Thiên và Đế Thích”).



Angkor Wat (đền Đế Thiên)

Theo tiếng Khmer: Angkor là kinh đô, Wat là đền thờ hay chùa. Đó là một đền thờ vị thần Visnu của Ấn Độ Giáo tại Angkor – thủ đô của Đế quốc Khmer. Đây là một trong các di tích quan trọng bậc nhất tại Campuchia, được xem là tuyệt đỉnh của nghệ thuật và kiến trúc Khmer.




(Angkor Wat)

Angkor Thom (đền Đế Thích)

Đó là thành phố thủ đô cuối cùng và lâu dài nhất của Đế quốc Khmer. Thành được vua Jayavarman VII xây dựng vào cuối thế kỷ XII. Thành rộng 9 cây số vuông, bên trong có nhiều đền thờ từ các thời kỳ trước cũng như các đền thờ được Jayavarman và những người nối nghiệp ông xây dựng. Tại trung tâm thành là ngôi đền quốc gia của Jayavarman – đền Bayon – với các di tích khác quần tụ quanh khu quảng trường Chiến Thắng nằm ngay phía Bắc đền.



Phnôm Pênh (Nam Vang)

Phnôm Pênh, còn gọi là Nam Vang hay Nam Vinh, là thành phố lớn nhất và là thủ đô của Vương quốc Campuchia. Đây cũng là thủ phủ của thành phố tự trị Phnôm Pênh. Từng được gọi là “Hòn ngọc châu Áthập niên 1920, Nam Vang cùng với Xiêm Riệp là hai thành phố thu hút khách du lịch nội địa và quốc tế của Campuchia. Thành phố này có nhiều toà nhà mang ảnh hưởng kiến trúc Pháp cùng nhiều công trình đặc sắc của kiến trúc Khmer.

Địa danh này xuất phát từ Wat Phnom Daun Pênh (hay Wat Phnom, nghĩa là “Chùa trên đồi”), xây từ năm 1373 để thờ 5 pho tượng Phật. Đồi ở đây là một gò đất nhân tạo, đắp cao 27 m. Tên quả đồi lấy từ nhân vật Daun Pênh (Bà Pênh), tương truyền một góa phụ giàu có. Phnôm Pênh còn có nghĩa là “vùng đất của Bà Pênh”.

Phnôm Pênh một thời còn có tên là Krong Chaktomuk có nghĩa “Thành phố bốn mặt” do thành phố nằm trên ngã tư của mấy con sông Mekong, Bassac, sông Tonle Sap chạy ngang tạo thành bốn ngả sông. Krong Chaktomuk còn là cách gọi tắt sắc phong vua Ponhea Yat đặt cho thị trấn này là “Chaktomuk Mongkol Sakal Kampuchea Thipadei Sereythor Inthabot Borei Roth Reach Seima Maha Nokor”.

Phnôm Pênh được chọn làm kinh đô của Campuchia từ thế kỷ 15 dưới triều vua Ponhea Yat khi Angkor Thom bị quân Xiêm chiếm mất. Triều đình phải bỏ vùng Tây Bắc rút về Đông Nam lấy Phnôm Pênh làm bản doanh mới. Ngày nay trong số những mộ tháp phía sau Wat Phnom là tháp chứa di cốt Ponhea Yat cùng các hoàng thân. Chứng tích khác từ thời Angkor vàng son còn lưu lại là mấy pho tượng Phật ở Wat Phnom.

Dù vậy mãi đến năm 1866 triều vua Norodom I thì Phnôm Pênh mới trở thành doanh sở dài lâu của Miên triều. Cung điện vua Miên được xây vào thời kỳ này, đánh dấu thời điểm khi ngôi làng nhỏ dần chuyển mình thành chốn đô hội.

VIII.- GIẢ TỪ SAIGON

Chuyến thăm Việt Nam lần thứ ba của tôi đến hồi kết thúc. Trưa hôm đó, cha Q. – một vị linh mục Dòng Đa Minh mà tôi quen biết – đã tiễn tôi ra cổng Tu Viện Mai Khôi để tôi lên taxi đi phi trường Tân Sơn Nhất.



Ông ấy là ông cha?

Sau khi từ biệt cha Q., tôi bước lên taxi, anh tài xế liền hỏi “Ông ấy là ông cha?” Hôm đó cha Q. mặc quần tây dài, áo cụt tay. Tôi trả lời: “Đúng là ông cha”. Vừa lái xe, anh tài xế taxi vừa nói: “Mấy ông cha khôi ngô tuấn tú, thông minh học gỉỏi, sao đi tu làm ông cha vậy?”

Câu hỏi của anh tài xế taxi cho tôi biết anh là người bên lương nên tôi không thể sử dụng từ ngữ “ơn gọi” để giải thích cho anh ta hiểu, tôi đành dùng hai chữ “lý tưởng” để trình bày cho anh ấy biết động lực khiến các linh mục sống đời tận hiến hy sinh.

Anh nói thêm: “Là người ngoại cuộc, mình nhận thấy như vậy. Nhưng nếu là người trong cuộc – cha me chẳng hạn – họ cảm nhận khác: sau khi nuôi con khôn lớn nên người, học hành thành tài, con cái lìa gia đình, rời xa cha mẹ để theo con đường lý tưởng của mình, cũng đau buồn lắm chứ!”

Tới đây tôi đành làm thinh và không biết giải thích thêm thế nào để anh tài xế taxi đó hiểu “ơn gọi” – tức là sự hy sinh của các linh mục. Trong đầu óc tôi, xuất hiện câu Chúa phán trong Phúc Âm Thánh Luca (14. 26): Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được.” Nhưng tôi không thể đem câu đó quảng diễn cho anh tài xế taxi hiểu được.

Về sau, qua sự chia sẻ, anh tài xế taxi cho biết anh có hai cô con gái, hiện đang sống với anh: cô con gái đầu đã tốt nghiệp đại học, đi làm và giúp đỡ gia đình anh một tay. Còn cô gái thứ hai đang học đại học. Anh chia sẻ trong niềm hân hoan toại nguyện.



Điều “đau buồn” mà anh tài xế taxi nói đó cứ vương vấn tâm tư tôi trên chuyến phi cơ đi Đài Loan để trở về Canada. Tôi bỗng nhớ lại bài thơ “ tôi không là linh mục”, đọc thầm trong đầu óc và tìm thấy ở đó vài nỗi “đau buồn” mà các linh mục phải chịu đựng.

Vì tôi không là linh mục (9) 

Vì tôi không là linh mục,
Không cảm thông nỗi lo âu của những chú bé lên mười,
Rời bỏ mái ấm thân yêu, đến nơi xa xôi hoang dã:
Tu học trong suốt thời niên thiếu,
Chuẩn bị nhận lãnh thánh chức linh mục khi tuổi trưởng thành.

Vì tôi không là linh mục,
Không cảm nhận nỗi rạo rực,
Khi mùa phượng vĩ lên màu, lúc tháng hoa trở về,
Từng đoàn chủng sinh lên đưòng về quê, sau niên học dài,
Gặp lại người thân, nhìn lại cảnh cũ mất dần trong ký ức...

Vì tôi không là linh mục,
Không sống những giây phút bâng khuâng thời niên thiếu,
Khi đối diện với những lựa chọn khó khăn:
Sống đời thanh xuân thường tình theo những ngọn sóng con tim,
Hay dấn thân trên đường tận hiến, với những hy sinh vô bờ bến...

Vì tôi không là linh mục,
Không đối đầu với những thách đố mời gọi sống đời lứa đôi,
Khi trải qua những tháng ngày dài thực tập trong giáo xứ,
Dứt khoát lấy những quyết định quá ư nghiệt ngã:
Bước theo chân Thầy Chí Thánh...

Vì tôi không là linh mục,
Không hiểu được sự chuyển hướng mạnh mẽ của Chúa Thánh Linh
Tác động trên những người được tuyển chọn đặc biệt:
Những chuyên viên cao cấp mọi ngành, kể cả người ngoại đạo...
Bỏ tất cả để theo Chúa trở thành linh mục,
Khước từ nếp sống tiện nghi vật chất,
Vui sống đời kham khổ phục vụ tha nhân
...
Vì tôi không là linh mục,
Không cảm nhận những giây phút thần thiêng,
Khi nhận lãnh thánh chức linh mục,
Khi dâng Thánh Lễ đầu đời...
Khi đón nhận sự thương mến của cộng đoàn dân Chúa:
Giây phút hân hoan, nhưng khởi đầu con đường thập giá!

Vì tôi không là linh mục,
Không trải qua những tháng ngày ngỡ ngàng,
Khi bước đầu đời trở thành linh mục phó xứ,
Trẻ trung và non dại, nhưng đầy nhiệt huyết,
Hăng say phục vụ không biết mỏi mệt,
Lúc đôi tai chưa đón nhận những lời khen tiếng chê…

Vì tôi không là linh mục,
Không nếm những đắng cay ngọt bùi trong giáo xứ,
Trong tương quan giữa mục tử và mục tử,
Giữa mục tử và giáo dân...
Giữa niềm vui cho đi và nhận lại,
Giữa nỗi buồn chấp nhận những thách đố trong cuộc sống mục vụ...

 Vì tôi không là linh mục,
Không cảm nhận thâm sâu Hồng Ân Thiên Chúa,
Khi dâng Thánh Lễ với đôi bàn tay run rẩy,
Khi đón nhận hối nhân trở về trong toà cáo giải,
Khi ban bí tích hôn phối cho đôi tân hôn trong ngày lễ cưới,
Khi chia sẽ những buồn vui với những ai tìm đến san sẻ...



Vì tôi không là linh mục,
Không cảm nhận thấm thía nỗi buồn của đời mục vụ:
Cho đi rất nhiều, nhưng chẳng mong nhận lại bao nhiêu,
Thường xuyên bị hiểu lầm, gièm pha hay dè biểu...
Nhưng luôn vui cười và quên hết mọi chuyện,
Để chính mình nhỏ xuống, nhưng Chúa nổi bật lên! 

Vì tôi không là linh mục,
Không trải qua những “chiều Chúa nhật buồn”:
Khi cánh cửa nhà thờ khép kín,
Sau năm bảy Thánh Lễ kết thúc,
Một mình trong căn nhà xứ “đìu hiu”
Với sự trống vắng trong không gian và trong tâm hồn!

Vì tôi không là linh mục,
Không đối diện với những phũ phàng của tuổi già xế bóng
Của đời linh mục đơn côi tẻ lạnh,
Sống trong những ngôi nhà hưu dưỡng quạnh hiu,
Âm thầm và bị quên lãng...
Với những hy lễ ban chiều cùng những hàng xe lăn...

Vì tôi không là linh mục,
Không lãnh hội hết chiều sâu
Của danh xưng “
linh mục đời đời” (sacerdos in aeternum)!
Đó là của lễ toàn thiêu,
Hiến trọn cho Chúa mà không mảy may đòi lại!
Mãi mãi thuộc về Chúa trong mọi cảnh ngộ đời thường...

Vì tôi không là linh mục,
Tôi cầu mong được cảm thông
Những gì linh mục đang sống...
Xin Chúa cho các đấng được nhiều Hồng Ân
Để đi trọn đường trần,
Là những cánh tay nối dài của Chúa,
Là những “
Chúa Kitô khác” (alter Christus),
Của Giáo Hội thế trần!

IX.- BẠN ĐÃ LÀM GÌ CHO CÁC LINH MỤC?
Sau khi quá cảnh vài giờ đồng hồ ở phi trường Đài Loan, tôi lấy phi cơ đi Vancouver, Canada. Những suy tư về câu hỏi: “Ông ấy là ông cha?” tuy chưa tìm được câu giải đáp thoả đáng, nhưng đã đưa tôi vào một giấc ngủ say mê. Khi trời đã sáng và còn độ hai giờ đồng hồ nữa thì vào không phận Canada, cô chiêu đãi viên đã đánh thức tôi và vài hành khách khác dậy để dùng điểm tâm.
Khi về lại Vancouver, tôi vẫn chưa tìm được câu trả lời thoả đáng cho câu hỏi nói trên. Trong khi đang viết vài giòng hồi ký về chuyến đi đó, tôi nhớ lại trong vòng một tháng, tôi đã thăm viếng hai Đại Chủng Viện của Tổng Giáo Phận Saigon và Huế. Đây là hai nơi đào tạo một số lớn linh mục cho Miền Nam và miền Trung Việt Nam.
Tôi đã tiếp xúc với một số linh mục trẻ ngày ngày tất bật với công việc mục vụ và đôi khi không tránh khỏi tình trạng tinh thần căng thẳng. Tôi đã viếng thăm hai nhà hưu dưỡng ở Saigon và Huế – nơi dành cho các linh mục ở tuổi xế bóng. Tôi cũng đã viếng thăm mộ phần các linh mục ở Nghĩa Trang Thiên Thai và Nghĩa Trang nằm sau Nguyện Đường Đại Chủng Viện Huế.
Trong lúc loay hoay viết hồi ký, tình cờ một bài chia sẻ trên mạng của Xuân Thái mà tôi đoán là một linh mục “Bạn đã làm gì cho các linh mục?”, đối với tôi, đã phần nào giải đáp cho câu hỏi trên đây của anh tài xế taxi: “ông ấy là ông cha?” và nhất là nỗi “đau buồn rất người” mà có thể Xuân Thái là một người trong cuộc nên đã có giải đáp cho ẩn số về cuộc đời linh mục.
Bạn đã làm gì cho các linh mục? (10)
Năm Thánh cầu nguyện “Xin ơn thánh hóa cho các linh mục” đã được khởi đầu như đỉnh cao nhất trong đời sống tâm linh của mọi tín hữu. Quả thật, đây là một đỉnh cao của toàn Giáo Hội, khi đã được nâng lên hàng Năm Thánh cầu nguyện. Rất trang trọng và thật thiêng liêng.
Đó đây, đã có giáo xứ làm “slide show” và treo cả những hình ảnh rất lớn và sinh động về Thánh Gioan Vianney, quan thầy các linh mục, ngay trước tiền đường nhà thờ giáo xứ…
Nhưng cầu nguyện, không chỉ là đọc kinh suông trơn tuột qua môi miệng, hoặc chỉ là những mơ ước “chay” dâng lên Chúa. Thánh Giacôbê đã dạy một điều quen thuộc: “Đức tin không việc làm là đức tin chết”, cũng thế, cầu nguyện thiếu việc làm thì cầu nguyện ấy chưa hoàn hảo, tất nhiên, không đẹp lòng Chúa.
Hành động đúng luôn phải khởi đi từ những suy nghĩ đúng, suy nghĩ đúng phải bắt đầu bằng những hiểu biết đúng.
Từ thánh giá đời linh mục…
Trong ngày lễ mở tay hay trong nhiều bài suy niệm hoặc giảng thuyết đó đây, người linh mục thường được nghe những lời đại khái như: “Từ bụi tro, Chúa đã nâng con lên hàng khanh tướng. Chúa đã chọn con trong muôn người…
Những lời tuyệt vời ấy không sai, khi nói về tình yêu Thiên Chúa đối với tạo vật của mình. Nhưng cách nào đó, các lời ấy, chỉ nói đến toàn hoa hồng mà chưa nói đến các gai nhọn của hoa hồng là những thập giá của đời linh mục…
- Linh mục là người làm dâu trăm họ, rất khó làm vừa lòng mọi người, nếu cố gắng làm vừa lòng mọi người thì rốt cuộc sẽ chẳng vừa lòng ai…
- Người ta thường nói: “Bạc như dân, bất nhân như lính”. Câu nói này có thể cũng không sai với đời linh mục. Bao lâu người linh mục còn khỏe mạnh phục vụ cho giáo xứ thì là cha đáng mến đáng trọng. Một khi đau yếu già nua, là gánh nặng, là cái gai cần nhổ đi. Nói như vậy có quá đáng không?... Giáo dân thường hay quên mất công ơn người linh mục đã làm, chỉ nhìn thấy khuyết điểm để lớn tiếng.
- Người ta dễ nhớ đến một điều sai, nhưng lại hay quên trăm điều đúng mà người linh mục đã làm. Nói về một số linh mục lạm dụng tình dục bên trời Tây đang gây ồn ào trên thế giới, Qua một bài viết, Đức Giám Mục Nguyễn Soạn đã nói về điều ấy rằng: “Trong cánh rừng, cả  trăm ngàn cây vẫn đang vươn lên sinh động, nhưng khi chỉ có một cây gãy đổ, thì tiếng vang và ầm ào ấy sẽ rất lớn”. Ngài không bênh vực biện hộ, nhưng đã chỉ ra một tâm lý thông thường.
- …Chiều muộn, Thánh Lễ đã xong, mọi người đã ra về, giáo đường mênh mông, trên Thánh Giá Chúa vẫn thinh lặng. Đêm xuống, nhà xứ im lìm vắng vẻ quạnh hiu. Nỗi cô đơn rất “người”.
Những cô đơn ấy càng đậm đặc hơn khi bệnh tật đau yếu. Miếng cơm, viên thuốc, ngụm nước và những chăm sóc theo dõi, làm sao có thể được ân cần như ý, như những người gần gũi máu thịt gắn bó của một gia đình ngoài “thế gian” thường tình. Lại là một cô đơn khác, rất “người”.
Khi về hưu, mắt lòa chân run, muốn về ở với con cháu trông nom, thì cũng cần phải có một số vốn nào đó, tiền còn thì tình còn, tiền hết thì tình cảm cũng ra đi. Lúc ấy, ngài sẽ là gánh nặng rất đau đớn cùng với nỗi cô đơn gậm nhấm buồn phiền như bóng đêm. Lại thêm một cô đơn khác nữa, cũng rất “người”.
Ngay cả khi đã về một nhà hưu nào đó, nỗi cô đơn kia vẫn là một ám ảnh thấm thía, làm nặng thêm những cô đơn trống vắng trong khoảng trời riêng, cũng lại thật “người”.
Cái khoảng trống giữa khi làm việc và lúc về hưu  không nhỏ. Khi tại chức làm việc thì “còn duyên”, còn nhiều kẻ cần thiết đón đưa. Khi về hưu, lúc đã “hết duyên” thì thui thủi “đi sớm về trưa một mình”.

 

Cuối cùng, sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nói ra, sau khi dâng Thánh lễ mở tay, 5 năm, 10 năm hoặc một thời gian nào đó, người linh mục ngày càng giảm dần cái sốt sắng ban đầu, tính thánh thiêng trong Thánh lễ cũng giảm dần, để biến thành những thói quen nhàm, không còn là DÂNG LỄ, nhưng chỉ là LÀM LỄ với những cử chỉ máy móc hình thức qua lần chiếu lệ. Điều này sẽ thật là tệ hại, và cũng là thánh giá cho chính mình và mọi giáo hữu con chiên…


đến những cái bẫy nơi giáo dân
Giáo dân Việt nam, là những người người luôn yêu kính các linh mục rất đặc biệt, nên không ai can đảm dám “giăng bẫy” linh mục.
Tuy nhiên, những suy nghĩ và cách cư xử của họ đã trở thành những cái bẫy, tuy vô tâm vô tình nhưng lại thật hiệu quả. Rất nhiều linh mục đã sập những chiếc bẫy ngọt ngào, êm dịu và đầy thú vị này. Kẻ giăng bẫy thì nhiệt tình và rất chân thành. Kẻ lọt bẫy cũng thường được vui lòng thoải mái.
- Thực vậy, để tốt nghiệp và có thể hành nghề, một bác sĩ cần 7 năm học tập và thực nghiệm. Dù thế, vị ấy cũng chỉ tốt nghiệp một khoa nào đó riêng biệt, nếu muốn thực hiện thêm khoa nào khác, phải học thêm lên cao, mất rất nhiều năm. Chưa nói đến cái TÂM và Y đức cần phải được mài dũa, thao luyện và sọi rọi qua từng ca bệnh mỗi ngày.
Người linh mục, như trường hợp bình thường, cũng chỉ được học tập và đào tạo trong 6, 7 năm với các môn chuyên biệt về “đạo”, thêm một thời gian nữa đi giúp xứ, để khi ra trường đạt yêu cầu. Đang khi môi trường “đời” luôn mênh mông muôn mầu và đổi thay hàng ngày đến chóng mặt.
Thực tế là như vậy, nhưng không biết từ lúc nào, người giáo dân vẫn coi linh mục luôn là người thông suốt mọi sự, nhất là khi biết các ngài đã được học những môn ghê gớm xa xôi như Thần học, Triết học…  

   


Khởi đi từ suy nghĩ và quan niệm như thế nơi giáo dân, nên linh mục, vị lãnh đạo tinh thần, đã được mời kiêm nhiệm các chức vụ trong nhiều lãnh vực khác nhau, nhiều khi chẳng hợp với chuyên môn và thiếu hẳn kinh nghiệm của các vị ấy như: luật pháp, kinh tế, tâm lý, xã hội…
Từ một người chuyên rao giảng lời Chúa, cử hành các bí tích, nay phải đứng ra hòa giải các vụ tranh chấp, kiện tụng. Kỹ sư kiêm đốc công các công trình xây dựng, quân sư về cung cách làm ăn. Ấy là chưa nói linh mục còn phải đảm nhận những chức vụ “phần đời” nọ kia khác.
Người giáo dân quen nhìn linh mục như một kẻ thông suốt mọi sự, “nhiều ơn Chúa”, độ tin cậy cao hơn hẳn mọi người, nên khi mời và được ngài nhận lời thì quả là một vinh dự hiếm có.
Nhưng thực tế nhiều trường hợp đã minh chứng rằng, đó chỉ là những cái bẫy ngọt ngào làm người linh mục sụp hố khi bị thua lỗ, hỏng chuyện và thất bại đau đớn, điều ấy đơn giản, vì đó không phải là các chuyên môn của các Ngài.
- Kính trọng linh mục là điều quý và phải có, nhưng các cử chỉ quá khúm núm là điều rất nguy hiểm, vì nó dễ làm cho các linh mục quên đi thân phận bụi tro, cục đất của mình, mình chỉ là một dụng cụ tầm thường trong tay Chúa. Từ cục đất Chúa đã nắn thành tượng bụt, nhưng qua cách cư xử trọng kính quá khúm núm đến mất tự nhiên của giáo dân, đôi khi, người linh mục lại có ảo tưởng rằng mình là ông bụt thật, là cái rún của vũ trụ, rồi từ đó, trở thành quan liêu, độc tài, độc đoán, độc diễn ….
Trọng kính theo cái kiểu: “Con xin phép lạy cha ạ”, người nói thì chân thành nhiệt tình, người nghe cũng thấy được vuốt ve êm tai dễ chịu, nhưng đó chính là một cái cái bẫy khác dễ làm mất dần căn tính dẫn đến vong thân đáng tiếc.
***
Như ngọn nến phải bị đốt tan chảy, tiêu hao thì mới cho ánh sáng; cũng thế, người linh mục đang tan chảy từng giờ cho các giáo dân của mình. Ngọn nến kia có thể là lung linh đẹp đẽ, nhưng đôi khi cũng leo lét gây nhiều lo âu. Song, dù lung linh hoặc leo lét thì xin đừng quên, ngọn nến ấy cũng đã cho ta ít nhiều ánh sáng, dù nhiều khi ánh sáng ấy chưa được như lòng mong ước.  Và ngọn nến ấy đang tàn dần, như chính chúng ta cũng đang tàn dần theo từng giờ khắc.
Bạc là dân, bất nhân là lính”, câu nói ấy không phải lúc nào cũng đúng và đúng với tất cả mọi người. Xin đừng BẠC, xin đừng BẤT NHÂN với ngọn nến đã ít nhiều soi sáng cho mình, cho gia đình mình trong xứ đạo trong thời gian nào đó.
Thân phận con người là mỏng dòn hạn chế, điều này ai cũng biết. Đừng bắt ai là Thiên Thần, đang khi chính mình vẫn chỉ là NGƯỜI, để xét nét phê bình hoặc chê bai cao giọng.
Quan hệ giữa giáo dân và người linh mục không phải lúc nào cũng êm trôi xuôi chảy, đã có nhiều trục trặc trở ngại thật buồn. Nhưng tất cả những ai đã từng xúc phạm cách này cách khác với người linh mục, sau đó, đều thấy hối tiếc không vui và rất lấy làm xấu hổ.
Một vị thức giả đã nói: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho bạn, mà hãy hỏi bạn đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”. Một câu nói đầy minh triết bao dung của một tâm hồn cao đẹp. Câu nói ấy cũng có thể đổi thành: “Đừng hỏi linh mục đã làm gì cho bạn, mà hãy hỏi rằng, bạn đã làm gì cho người linh mục hôm nay”.
Cụ thể rằng, bạn đã đi thăm những linh mục hưu dưỡng chưa, và được mấy lần? Bạn có băn khoăn và nghĩ gì về một ngọn nến đã hoặc đang soi sáng trong xứ đạo của mình. Chỉ mới nghĩ vậy thôi, đã có người phải rơi nước mắt. Xin được dùng câu nói in đậm trên kia để thay cho phần kết bài này, và đây cũng là dịp may để nói với chính mình trước hết.

 

 



VANCOUVER BC CANADA

GIAO THỪA TẾT ẤT MÙI

(18-19/02/2015)

CƯỚC CHÚ
(1) “Dọc Đường Gió Bụi” – Hương Vĩnh

Vào Thu 2000 – Vancouver BC Canada.

(2) “Câu Chuyện Dòng Sông”, bản dịch của Phùng Khánh, Phùng Thăng, trang 35.

(3) “Câu Chuyện Dòng Sông”, tr. 34.

(4) “Câu Chuyện Dòng Sông, tr. 138.

(5) “Câu Chuyện Dòng Sông”, tr. 6.

(6) “Câu Chuyện Dòng Sông”, tr. 5

(7) Câu cuối cùng của Thánh Gióp do cố LM Giáo Sư Nguyễn Văn Thành thêm vào, sau khi đọc bài “Dọc Đường Gió Bụi”.

(8) “Mẹ Ơi Xin Đừng Giết Con” – Hương Vĩnh

Vào Đông 2005 – Vancouver BC Canada.



(9) “Vì tôi không là linh mục” – Hương Vĩnh

(10) “Bạn đã làm gì cho các linh mục” – Xuân Thái

tải về 1.47 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương