Sau bốn thập niêN



tải về 1.47 Mb.
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích1.47 Mb.
#39653
1   2   3   4   5   6   7   8   9

V.- THĂM CỐ ĐÔ HUẾ
Mùa hè năm 2004, tôi đã đi thăm Huế và Đà Nẵng do Saigon Tourist tổ chức, nhưng không đi Quảng Bình và Quảng Trị vì lúc đó là mùa mưa bão. Lần nầy tôi đi tour của Viettravel bao gồm Huế - Quảng Bình - Quảng Trị và Đà Nẵng.
Khi máy bay từ Saigon đáp xuống phi trường Phú Bài Huế, chúng tôi được đi thăm viếng lăng Tự Đức. Ban chiều, thay vì đi xem Đại Nội và chùa Thiên Mụ mà tôi đã biết, tôi lợi dụng thời gian đó đi thăm Nhà Hưu Dưỡng của các linh mục Tổng Giáo Phận Huế, nghĩa địa các linh mục Huế ở đồi Thiên Thai, nghĩa trang các thai nhi bị phá ở giáo xứ Ngọc Hồ và Đại Chủng Viện Huế (Phú Xuân - Kim Long).
Nhà Hưu Dưỡng các Linh Mục Tổng Giáo Phận Huế
Nhà nầy nằm trong khuôn viên toà Tổng Giám Mục Huế. Nơi đây trên dưới mười linh mục nghĩ hưu. Mỗi linh mục ở trong một căn phòng tươm tất, đầy đủ tiện nghi tối thiểu. Tôi ghé thăm bốn linh mục mà tôi quen biết. Các ngài đã quá tuổi “thất thập cổ lai hy” và gần được tám bó, nhưng cố gắng để trở nên năng động.

Cách đây mười năm, khi tôi đi thăm cố đô Huế, tôi được cha B. lúc bấy giờ là giáo sư Đại Chủng Viện Huế, đã đi xe gắn máy đến thăm tôi ở khách sạn, sau khi tôi đi ăn cơm tối trở về lúc 7 giờ, cùng với đoàn du khách. Sau đó ngài chở tôi bằng xe gắn máy đi thăm Đại Chủng Viện Huế lúc 8 giờ tối. Ngài còn cho tôi dạo chơi một vòng Thành Phố Huế.


Thế mà ngài đã vào ở Nhà Hưu Dưỡng một hai năm nay. Khi tôi mở cửa vào phòng, ngài đang ngồi ở bàn viết và đang soạn thảo cuốn “Tự Điển Latinh-Việt”. Ngài vui vẻ cho biết một linh mục trẻ đã hứa với ngài, nếu ngài có mệnh hệ gì mà cuốn tự điển chưa hoàn tất, linh mục đó sẽ tiếp tục công việc còn dở dang của ngài.

(Nhà Hưu Dưỡng các Linh Mục Giáo Phận Huế)


Sau đó tôi ghé thăm cha N. Khi còn trẻ, ngài đã từng là cha xứ nhiều họ đạo và có thời gian là linh mục tuyên úy trước 1975. Nhưng giờ đây, ngài đi đứng hơi khó khăn, với những bước chậm chạp, thật tôi nghiệp!
Linh mục mà tôi thăm viếng tiếp theo là cha Q. Ngài vừa giải phẫu ung thư và sáng đó ngài vừa đi kiểm tra sức khoẻ ở bệnh viện về. Mặc dù thế, ngài có vẻ năng động. Khi tôi bước vào phòng, ngài đang sử dụng máy điện toán. Ngài nhắc lại nhiều kỷ niệm mà tôi đã quên bẵng mấy chục năm qua. Ngài còn minh mẫn và trí nhớ thật tuyệt vời!
Sau cùng tôi thăm viếng cha H. Khi tôi vào phòng, ngài đang ngồi trên ghế dựa và chăm chỉ đọc sách. Có thể đó là giờ “lectio divina” của ngài? Tôi không dám hỏi. Hình như ngài không được khoẻ lắm, có thể vì vấn đề tim mạch?
Sau mấy thập niên, gặp lại các ngài, thời gian đã mài giũa các ngài từ những linh mục năng động thuở nào, nay đang đi đần vào tuổi xế bóng. Đó là định luật “sinh, lão, bệnh…”
Còn linh mục A., vốn là một giáo sư Đại Chủng Viện Huế, cũng đã nghĩ hưu ở đây. Nhưng hiện nay ngài mắc bệnh Alzheimer, vừa dọn về sống với gia đình, để được săn sóc chu đáo hơn. Rất tiếc, tôi không được gặp ngài!
Sau hơn nửa giờ thăm viếng vài linh mục ở Nhà Hưu Dưỡng, tôi bỗng nhớ lại cuộc gặp gỡ một linh mục khác – cha L. – cách đây 15 năm ở tại Canada, như được ghi lại trong câu chuyện “Dọc Đường Gió Bụi” dưới đây.
Dọc Đường Gió Bụi (1)
Ròng rã trên bốn thập niên, tình cờ tôi gặp lại một linh mục Việt-nam – nay đã 60 tuổi đời và bắt đầu chuỗi ngày hưu trí. Linh mục đó là bạn học của tôi khi còn ở chủng viện, nhưng chúng tôi đã chia tay nhau để rồi kẻ Trung, người Nam và mỗi người lưu lạc theo một định hướng riêng, ở một phương trời xa lạ, dưới sự quan phòng của Chúa.
Rồi cuối cùng chúng tôi đã tái ngộ trên một đất nước tạm dung, mang lại cho tôi nhiều suy tư. Người ta thường nói: “Người già sống với quá khứ, tuổi trẻ hướng về tương lai, còn người trung niên sống với hiện tại”. Có lẽ tôi đã bắt đầu đi vào cuộc đời xế bóng nên thích hướng tâm tư về với dĩ vãng.
Hồi đó, tôi đã giã từ bạn tôi ở miền Trung để vào Nam tiếp tục con đường học vấn, còn bạn tôi vẫn tiếp tục con đường tu học để trở thành linh mục. Và gót chân người chiến sĩ Phúc Âm đó, vì tình hình chính trị thay đổi sau nầy, đã đi gieo vải Tin Mừng từ Trung vào Nam nước Việt và cuối cùng định cư ở Canada từ trên một thập niên trở lại đây.
Nhìn lại quá khứ của hai chúng tôi, cuộc đời đã trở nên như một dòng sông định mệnh mà chúng tôi có lúc đã gặp gỡ nhau trên một chuyến đò để rồi mỗi người xuôi ngược một hướng khác nhau và đến một thời điểm nào đó, khi trời đã về chiều, chúng tôi lại gặp nhau trên chuyến đò đó để mau mau vội vã trở về nhà Cha.
Vô tình, bạn tôi và tôi đã trở thành đôi bạn tri âm trong “Câu Chuyện Dòng Sông” (“Siddhartha”) của Hermann Hesse – mang tên Thiện Hữu và Tất Đạt – để lăn lóc trên vạn nẻo đường đất nước và ở hải ngoại.
Cũng như Thiện Hữu đã tìm sự giải thoát nơi Đấng Đại Giác, bạn tôi đã tìm sự cứu rỗi nơi Chúa Kitô, bằng cách loan báo Tin Mừng, trong vai trò một “Kitô khác”. Còn tôi, tôi đã trở thành Tất Đạt, khi chàng thân thưa với Đấng Đại Giác như sau: “Bạch Đấng Đại Giác, hôm qua tôi đã hân hạnh được nghe những lời chỉ giáo tuyệt vời của Ngài. Tôi từ xa đến với bạn tôi để nghe Ngài và bây giờ bạn tôi ở lại với Ngài, bạn tôi đã nguyện theo Ngài. Còn tôi, tôi vẫn tiếp tục hành trình.” (2)

Tôi đã giã từ bạn tôi vào mùa hè 1957 để ai nấy “tiếp tục hành trình” của riêng mình và có lẽ tôi cũng đã nói với bạn tôi những lời giã biệt của Tất Đạt như dưới đây, nhưng bằng những ngôn từ trong một ngữ cảnh khác: “Mong sao cho bạn đi cuộc hành trình cho đến cùng, cho bạn tìm ra giải thoát!” (3)


Tình cờ hôm nay đây, tôi gặp lại bạn tôi, cũng tương tự như Thiện Hữu đã gặp lại Tất Đạt. Lúc đó Thiện Hữu là một Sa môn khất sĩ tuổi cao vẫn đang trên con đường tìm kiếm chân lý, tình cờ đã gặp lại Tất Đạt là ông lái đò già nua. Và Tất Đạt đã buông ra những lời nầy với Thiện Hữu: “Ngài tìm kiếm quá nhiều, và bởi vì ngài tìm kiếm quá nhiều, ngài không thể gặp được.” (4)


(Câu Chuyện Dòng Sông)


Dưới nhãn quan Thánh kinh, bạn tôi là người con trưởng – tức anh hai – còn tôi là người con thứ – tức anh ba – trong dụ ngôn “Người Cha Nhân Hậu”. Bạn tôi đã ở lại với Cha để chăm nom nhà cửa ruộng vườn – vườn nho – của Cha; còn tôi, tôi đã xin Cha chia nửa gia tài cho tôi để tôi được ra đi cho thỏa chí tang bồng hồ thỉ.
Nay hai anh em gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng và tôi không thấy nơi bạn tôi chút gì ganh tị khi biết Cha quá thương yêu tôi, mặc dù tôi đã bỏ nhà Cha ra đi vì “cuộc đời đáng sống và chứa đựng muôn ngàn hương sắc tuyệt vời”. (5)
Dù bị đau đớn quằn quại, tôi vẫn tha thiết yêu thương trần gian điên dại nầy. Đó là lời thánh ca bay vút lên chín tầng trời, vọng lên nỗi đau đớn vô cùng của kiếp sống và lòng hướng vọng nghìn đời của con người, dù bơ vơ bất lực mà vẫn luôn luôn tha thiết đi tìm giải thoát ra ngoài mọi giới hạn tầm thường của đời sống tẻ nhạt.” (6)
……
Cuộc tái ngộ giữa bạn tôi và tôi gần nửa thế kỷ qua đã gợi lại cho tôi câu chuyện trao đổi thẳng thắn giữa Thánh Gióp và Thiên Chúa. Cùng với Thánh Gióp, tôi xin cất lên Chúa lời khấn nguyện sau đây: “Lạy Chúa! Chúa đã chất vấn và con đã trang trải tấm lòng 'đầy cát bụi và dơ bẩn'. Bây giờ đến lượt con, trong suốt những ngày còn lại, con sẽ thành thật bộc lộ cho Chúa những câu hỏi vương vấn tâm hồn con. Và con biết rằng: chỉ có Chúa mới là CÂU TRẢ LỜI độc nhất vô nhị cho lòng khát vọng của con.” (7)

tải về 1.47 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương