Sau bốn thập niêN


(Nhà hưu dưỡng các Linh Mục, Giáo xứ Chí Hòa)



tải về 1.47 Mb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích1.47 Mb.
#39653
1   2   3   4   5   6   7   8   9

(Nhà hưu dưỡng các Linh Mục, Giáo xứ Chí Hòa)


Đây là Nhà Hưu Dưỡng dành cho các Linh Mục Tổng Giáo Phận Saigon, nằm sau khuôn viên nhà thờ Giáo Xứ Chí Hòa. Vì vậy, được gọi là Nhà Hưu Dưỡng Chí Hòa. Đây là nơi cư trú của các linh mục khi đến tuổi về chiều hoặc đau yếu.


Hiện nay, có khoảng trên dưới 15 linh mục đang nghỉ dưỡng tại đây. Một soeur phụ trách về mặt hành chánh cùng 2 soeurs quản lý và 6 người phục dịch lo chăm sóc, nấu nướng, giặt giũ đến chăm nom vườn cảnh chung quanh Nhà Hưu Dưỡng. Bên cạnh dãy Nhà Hưu Dưỡng là quảng trường Đức Mẹ La Vang Giáo Xứ Chí Hòa, có hoa viên vườn cảnh, những cây cao bóng mát, những chiếc ghế đá...
Trong khu Hưu Dưỡng, có nhà nguyện chứa khoảng hơn 100 người, văn phòng làm việc của các soeurs, nơi tiếp các khách đến thăm. Nếu khách muốn thăm riêng linh mục nào thì được hướng dẫn đến phòng riêng của linh mục đó. Nơi các cha ở là khu nhà lầu một tầng, trên 30 phòng. Cha nào khỏe mạnh, còn đi lại được thì ở trên lầu; cha nào đau yếu, di chuyển khó khăn thì ở các phòng tầng trệt. Mỗi cha một phòng tương đối rộng rãi và tiện nghi.
Các soeurs cho biết, tuy tuổi cao, sức khoẻ kém lại hay đau yếu, nhưng cứ 5 giờ sáng, các cha tập trung tại Nguyện Đường Nhà Hưu Dưỡng, để dâng thánh lễ đồng tế, kể cả các linh mục phải ngồi xe lăn vẫn sốt sắng tham dự, chỉ trừ các cha không thể ngồi dậy được. Thánh lễ thật đơn giản nhưng trang nghiêm, hình ảnh các cha: người còn mạnh khỏe, người tóc đã bạc trắng, người hom hem, lưng còng trong bộ áo lễ, đang nhẹ nhàng chậm rãi cử hành các nghi thức Phụng Vụ một cách kính cẩn.
Người bạn chở tôi đến đây, quen biết một cha cựu tuyên úy không quân trước 1975. Ngày nay ngài đã suy yếu, đứng lên ngồi xuống khó khăn, ngoài ra mắt nhìn không rõ, tai nghe không được, thật tội nghiệp! Nhưng ngài vẫn cố vui cười với khách đến thăm.
II.- GIÁNG SINH 2014

Chuẩn bị tâm hồn đón Chúa Giáng Sinh
Vào chiều ngày 23/12/2014, tôi tạt vào nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế đường Kỳ Đồng để tham dự Thánh Lễ ban chiều. Vì chưa đến giờ hành Lễ, nhà thờ hơi vắng. Tôi ghé qua Nhà Sách Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, rồi bất chợt nhìn ra khu vườn bên cạnh nhà Dòng thì thấy tràn ngập giáo dân đứng sắp hàng thẳng lối, trong yên lặng. Tôi cứ tưởng sắp có Thánh Lễ tại đây hay một buổi trình diễn nhạc Giáng Sinh…Nhưng nhìn kỹ, tôi nhận ra các giáo dân đang đứng sắp hàng chỉnh tề để nhận lãnh Bí Tích Hoà Giải ngõ hầu đón mầng Lễ Giáng Sinh. Đặc biệt, trong các giáo dân đứng đó, xuất hiện rất nhiều thanh thiếu niên nam nữ, đứng nghiêm trang và sốt sắng.

Réveillon từ 7 giờ chiều
Tôi được mời dự bữa réveillon tối 24/12/2014. Tôi cứ tưởng sau khi tham dự Thánh Lễ đêm, rồi mới dự bữa réveillon. Nhưng không ngờ thời khoá biểu đảo lộn nên tôi đành chấp nhận, vì đã nhận lời từ trước. Buổi réveillon bắt đầu từ 7 giờ chiều và kết thúc lúc nửa đêm. Những thực khách đêm đó say sưa với những món hải sản và rượu mạnh.
Suốt bữa tiệc, thực khách là những người Công Giáo, chỉ tán gẫu, vui đùa và không chút ý thức đêm đó kỷ niệm sự kiện Chúa sinh ra đời. Hình như họ không quan tâm đến tôn giáo mà hoàn toàn bị cuốn hút vào công việc làm ăn để được thành công đi từ “tiểu gia” đến “đại gia”. Có thể bữa réveillon tối nay phần nào nhằm thể hiện đẳng cấp của họ, mặc dù họ là tín hữu Công Giáo.
Bữa réveillon đó, ngoài vài người lớn tuổi, qui tụ năm sáu cặp còn trẻ và mỗi cặp dắt theo hai ba em bé. Tất cả đều vui hưởng một đêm Giáng Sinh nhộn nhịp mà không chút ý thức gì về ý nghĩa đạo giáo của đêm cực thánh nầy. Như vậy, khi lớn lên, việc sống đạo của các em bé ra sao, chắc chắn mọi người dễ dàng đoán biết.
Suốt bữa réveillon, tôi liên tưởng đến các Thánh Lễ đang diễn ra khắp nơi, đặc biệt tại đất Saigon nầy, với những ánh sáng toả lan, những nhạc cảnh Giáng Sinh cảm động, những Thánh ca vang lên không trung, những con đường kẹt xe… Nhưng tôi đành chấp nhận cảnh ngộ oái oăm nầy và tự an ủi mình với lời Thánh Phaolồ: “Hãy vui cùng kẻ vui, khóc cùng kẻ khóc.” (Rm 12, 14)
Thánh Lễ Giáng Sinh 6 giờ sáng
Hôm sau, ngày 25/12/2014, tôi vội tham dự Thánh Lễ lúc 6 giờ sáng tại Nhà Thờ Chính Toà Saigon. Vào giờ đó, đường sá vắng tanh. Trước mặt tôi, vài nữ tu đang chậm rãi bước đi. Các soeurs chắc đã trải qua tối 24/12/2014 với bao bận rộn, nhưng cũng đã cố gắng dậy sớm đi tham dự Thánh Lễ lúc 6 giờ.
Tuy nhiên, đối với tôi, Thánh lễ nầy mới là Thánh Lễ Giáng Sinh đích thật. Thánh đường yên lặng, khác với đêm qua – theo tôi tưởng tượng – với đèn đuốc sáng trưng, đàn ca xướng hát rộn rã, đông đúc chật chội, khiến người ta có cảm tưởng như tham dự lễ hội và tâm hồn thiếu sự vắng lặng để đón Chúa Hài Đồng Giáng Sinh như năm xưa ở hang mục đồng Bêlem. Tôi cảm thấy tâm hồn ấm cúng và an hưởng một Thánh Lễ Giáng Sinh đúng nghĩa.
Đặc biệt, hôm đó trong Lời Nguyện Giáo Dân, có lời cầu “xin cho các Vị Lãnh Đạo Đất Nước được tràn đầy Hồng Ân của Chúa để mang lại phúc lợi cho toàn dân.” Tôi suy tư khá nhiều về Lời Nguyện nầy và cuối cùng tìm ra ý nghĩa rất hay là nếu Chúa chấp nhận lời cầu xin đó của Cộng Đồng Dân Chúa mà cho các Vị Lãnh Đạo đất nước Việt Nam được điều giáo dân cầu xin thì tốt đẹp biết mấy! Và nếu lời cầu xin nầy tới tai quý Vị Lãnh Đạo Đất Nước, chắc chắn quý Vị cũng hài lòng vì biết Dân Chúa không quên cầu nguyện cho quý Vị để chu toàn nhiệm vụ của mình.
Tuy nhiên đó là lần duy nhất mà tôi được nghe lời cầu xin như thế. Trong các Thánh Lễ mà tôi tham dự ở nhiều nhà thờ khác nhau, vào những thời điểm khác nhau, không vang vọng lời cầu xin trên đây.
Thánh Lễ dành cho những người khuyết tật
Vào lúc 9 giờ 30 sáng, cũng tại Nhà Thờ Chính Toà Saigon có Thánh Lễ dành cho những người khuyết tật. Dĩ nhiên trong Thánh Lễ nầy, nhà thờ đầy ắp và kiếm một chỗ ngồi cũng khó khăn. Thánh Lễ long trọng nầy được chủ tế bởi Đức Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Saigon và các người khuyết tật được dành cho những chỗ ngồi ưu tiên. Một vài chia sẻ của họ thật cảm động – của người Công Giáo hay ngoài Công Giáo.
Tuy nhiên điều đánh động tôi nhiều nhất là một đôi trai gái ngồi trước mặt tôi, gần cuối nhà thờ, sau một cây cột to lớn mà họ chẳng thấy bàn thờ cũng như vị chủ tế. Theo tôi, hai anh chị đó khoảng 25 đến 30 tuổi. Chị mặc bộ đồ màu đen, thuộc dân văn phòng, còn anh xem ra cũng trí thức nhưng ăn mặc đơn sơ. Tôi không biết đó là hai vợ chồng hay chỉ là bạn trai bạn gái. Cung cách tham dự Thánh Lễ nghiêm trang sốt sắng của anh chị gây sự chú ý nơi tôi. Tuy họ không thấy bàn thờ, nhưng mọi cử chỉ đứng ngồi đều nghiêm trang, chăm chỉ và sốt mến.
Điều khiến tôi nghĩ ngợi là khi chúc bình an, hai anh chị quay mặt lại với nhau, cúi mình xuống thật sâu và chúc bình an cho nhau. Từ đó tôi để ý trong mỗi Thánh Lễ tại VN, người ta chúc bình an một cách nghiêm túc theo đúng phụng vụ: họ quay mặt lại với nhau, cúi gập mình xuống và chúc bình an, như thể cúi chào Chúa Kitô đang ở trong người đối diện.

(Chúc bình an trong Thánh Lễ)



Ở hải ngoại, mỗi lần “chúc bình an cho nhau”, giáo dân quay qua quay lại bắt tay, đôi khi cười vui như chào hỏi nhau ở ngoài đường mà quên là mình chúc bình an cho người đối diện và cúi đầu chào Chúa Kitô đang ở trong người đó, theo đúng ý nghĩa phụng vụ.
Nữ tu làm thừa tác viên ngoại lệ cho rước lễ.
Một điểm đặc biệt khác trong Thánh Lễ nầy là khi cần thừa tác viên ngoại lệ cho rước lễ, một vị linh mục đã lớn tiếng mời bốn nữ tu cho rước lễ. Thông thường, trong các giáo xứ VN, một số nam gìới được chọn làm thừa tác viên ngoại lệ cho rước lễ, ít khi dành thừa tác vụ nầy cho các nam tu hay nữ tu, ngay cả khi các vị nầy hoạt động trong giáo xứ.
Các nam thừa tác viên ngoại lệ lớn tuổi có ý thức tránh nhiệm về thừa tác vụ của mình hơn là những nam thừa tác viên trẻ tuổi. Đôi khi những người nầy xem tác vụ nầy cũng như một công tác trong các công tác khác nhau ở trong nhà thờ. Họ tỏ ra thiếu sự chuẩn bị nghiêm túc và nhất là thiếu lòng cung kính sốt mến đối với Bí Tích Thánh Thể.
Réveillon giữa trưa ngày 25/12/2014
Ngày nay, vì thiếu linh mục triều phục vụ ở các giáo xứ nên hầu hết các linh mục dòng đều phải thi hành mục vụ trong các giáo xứ. Do đó đêm Giáng Sinh (24/12), các linh mục dòng rất bận rộn đi dâng Thánh Lễ nơi nầy nơi kia. Các ngài không thể qui tụ đầy đủ để dùng bữa réveillon với nhau giữa đêm 24/12. Vì Vậy có tu viện đành tổ chức réveillon cho các ngài giữa trưa Giáng Sinh 25/12.
Qua sự kiện đó, mới biết đời sống của các linh mục cũng khá bận rộn khi thi hành mục vụ và điều nầy dễ đưa các ngài đến trạng thái tinh thần căng thẳng!
III.- TẾT DƯƠNG LỊCH 2015
Hồ Tràm
Vào những ngày 30/12/2014 – 1/1/2015, tôi cùng gia đình đi Hồ Tràm đón Xuân Dương Lịch 1/1/2015. Cùng với Mũi Né của Bình Thuận, Hồ Tràm nằm trong 10 bãi biển của châu Á do website SkyScanner bình chọn đầu năm 2013. Hồ Tràm là dải bờ biển dài nằm giữa Long Hải và Bình Châu, trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (cách Saigon 120 km). Từ thành phố Vũng Tàu đến Hồ Tràm khoảng 30 km, đi xuôi về phía Bắc.
Hồ Tràm là vùng đất còn hoang sơ, không ồn ào, náo nhiệt, biển xanh trong với bờ cát mịn. Nhưng vào thời điểm đó, vì là mùa đông nên nước biển không được trong xanh và sóng hơi nhiều. Nỗi bật ở giữa khung trời vắng lặng đó là “The Grand - Hồ Tràm Strip” và chung quanh xuất hiện vài khách sạn nhỏ.

The Grand - Hồ Tràm Strip

(The Grand - Hồ Tràm Strip)

Hồ Tràm Strip trải dọc theo bãi biển nhiệt đới nguyên sơ ngập tràn nắng và gió, là khu phức hợp nghỉ dưỡng và giải trí, đầy đủ tiện nghi. Ở đây cũng có casino, nhưng đặc biệt dành cho du khách nước ngoài mà thôi.
Trong những ngày ở Hồ Tràm, tôi được hưởng bầu không khí tĩnh lặng, bên bờ biển khá yên tĩnh, khác với quang cảnh nhộn nhịp xô bồ của thành phố Saigon. Vì là mùa đông nên du khách không tắm biển được. Lác đác đó đây vài em bé chơi cát, bên cạnh những người lớn tuổi trông nom.
Đêm 31/12/2014, để đón giao thừa dương lịch 2015 – cũng như nhiểu nơi khác – mọi người họp mặt, uống rượu và “countdown” (đếm ngược từ 10 đến 0). Sau khi đón giao thừa, mọi người tiếp tục uống rượu và nghe nhạc…
Giả từ bải biển Hồ Tràm
Sáng 1/1/2015, trước khi lấy xe bus của khách sạn về lại Saigon vào lúc 3 giờ chiều, tôi lợi dụng thời gian đó, ra ngồi ngoài bải biển, để tâm hồn thư giản và đọc vài chương sách. Trong khi ngắm nhìn bầu trời bao la, tôi bắt gặp quyển sách “Chinh Phục Vũ Trụ” do Huyền Tuấn biên soạn.
Sách đề cập đến “sự huyền diệu của vũ trụ”, từ khi vũ trụ phát sinh, triển nở và có thể bị huỷ diệt như thế nào, cùng với sự sống trên đó. Thật là một đề tài lớn lao mà quyển sách nhỏ nầy không thể nào diễn đạt đầy đủ được.

Các khoa học gia nghĩ gì về vũ trụ và nhân sinh?
Trong khi suy nghĩ miên man về đề tài do quyển sách “Chinh Phục Vũ Trụ” nêu lên, tôi liên tưởng đến một đề tài khác là “Khoa học Dẫn Đến Thiên Chúa” do Nguyễn Hy Vọng sưu tầm:
Tiến sĩ Phan Như Ngọc, Giáo sư vật lý, sinh ra và lớn lên trong lòng miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa. Nhân một chuyến công tác ở nước ngoài, ông đã xin tị nạn và gia nhập Đạo Chúa.
Ông viết: “Sức mạnh nào khiến cho hàng tỷ người trên thế giới, trong đó có hầu hết các nhà khoa học vĩ đại mà tôi từng ngưỡng mộ, tin Kinh Thánh? Tính muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên, tính di truyền kỳ diệu: hạt giống nào sinh cây trái đó, vẻ đẹp tuyệt vời của những nàng hoa, sự hài hòa và hoàn thiện của cơ thể con người, sự hùng vĩ của bầu trời sao; tất cả những cái đó, cộng với những ý kiến các vĩ nhân mà tôi hằng kính phục, chính là sự chứng minh tuyệt vời và làm cho tôi tin rằng phải có Đấng Sáng Tạo. Đó chính là Thượng Đế toàn năng, toàn tri, toàn trí và toàn tại.”
A. Eynieu đã công bố bản thống kê: trong số 432 nhà bác học thuộc thế kỷ 19; 34 vị không biết lập trường tôn giáo, còn 398 phân chia như sau: 15 vị dửng dưng, 16 vị vô thần, 367 vị tin; như vậy là 92% các nhà bác học tin có Thiên Chúa.
Bác sĩ Dennert, người Đức cũng tuyên bố kết quả tìm tòi của ông để biết quan niệm tôn giáo của 300 nhà bác học, tìm hiểu trong số những người lỗi lạc nhất thuộc 4 thế kỷ qua: 38 vị tôi không rõ các ông quan niệm thế nào, còn 262 vị, thì 20 vị dửng dưng, 242 vị tin. Tức cũng 92% tin có Thiên Chúa.
Một nhà bác học người Mỹ mỉa mai và đánh giá những kẻ chủ trương vô thần như sau:

- Trong con người có một số nước đủ giặt một cái khăn bàn.

- Chứa chất sắt, đủ làm 7 cái đinh đóng móng ngựa.

- Có một số chất vôi đủ quẹt một bức tường nhỏ.

- Đốt ra than, có thể làm được 65 cây viết chì.

- Chất phốt phát đủ làm được hộp diêm.

- Và chất muối, hai hoặc ba muỗng nhỏ.

Bán những thứ đó được 95 xu, đó là giá trị của kẻ vô thần!


IV.- NGỤ TẠI TU VIỆN MAI KHÔI
Trong thời gian hai tuần lễ còn lại, sau khi gia đình trở về Vancouver BC Canada, tôi trú ngụ tại Tu Viện Mai Khôi, 44 Tú Xương, Quận 3 – nơi mà tôi quen biết một vài linh mục tu sĩ. Các ngài dành cho tôi một căn phòng trống của các tu sĩ ở nội vi Tu Viện. Sau hai tuần lễ nhộn nhịp giữa chốn đô hội, tôi kiếm được những giây phút thư giản êm ả cho tâm hồn.

(Tu Viện Mai Khôi)


Vào mỗi tối, tôi ở một mình trong một căn phòng tĩnh lặng. Tôi dùng thời giờ nầy để vào internet hoặc đọc vài trang sách và sau đó đi vào một giấc ngủ êm ái cho đến khi nghe vang lên tiếng hát và lời kinh của các giáo dân tham dự Thánh Lễ lúc 5 giờ sáng ở Nhà Thờ Tu Viện. Cùng lúc đó, tiếng gõ mõ “cốc cốc” nỗi lên, nhưng quanh đó tuyệt nhiên không hiện diện ngôi chùa nào. Về sau, tôi được biết đó là tiếng chim gõ mõ ngân lên vào mỗi sáng mai.
Giờ điểm tâm từ 6 giờ 30 đến 8 giờ sáng. Các cha và các thầy không thể dùng điểm tâm vào một giờ giấc với nhau vì mỗi vị có những mục vụ và những công tác vào những thời điểm khác nhau.
Đặc biệt vào các bữa ăn trưa hay tối, trước khi dùng bữa, các cha các thầy thường đọc kinh tạ ơn Chúa đã ban cho của ăn, đồng thời cầu nguyện cho các ân nhân và thân nhân của nhà Dòng còn sống cũng như qua đời.
Kinh Từ Vực Thẳm – Thánh Vịnh 129 (130) – được đọc lên:

Từ vực thẳm, con kêu lên Ngài, lạy Chúa,



muôn lạy Chúa, xin Ngài nghe tiếng con.

Dám xin Ngài lắng tai để ý, nghe lời con tha thiết nguyện cầu.

Ôi lạy Chúa, nếu như Ngài chấp tội, nào có ai đứng vững được chăng?

Nhưng Chúa vẫn rộng lòng tha thứ, để chúng con biết kính sợ Ngài.

Mong đợi Chúa, tôi hết lòng mong đợi, cậy trông ở lời Người.

Hồn tôi trông chờ Chúa, hơn lính canh mong đợi hừng đông.

Hơn lính canh mong đợi hừng đông, trông cậy Chúa đi, Ít-ra-en hỡi,

bởi Chúa luôn từ ái một niềm, ơn cứu chuộc nơi Người chan chứa.

Chính Người sẽ cứu chuộc Ít-ra-en, cho thoát khỏi tội khiên muôn vàn.”
Lạy Chúa là Đấng rất mực khoan nhân, hằng tha thiết cho mọi người được Ơn Cứu Độ. Cúi xin Chúa mở lượng từ bi nhận lời Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, cùng toàn thể các thánh chuyển cầu, mà ban cho các anh chị em, bà con và ân nhân chúng con đã qua đời được chung hưởng hạnh phúc ngàn thu, nhờ Đức Ki-tô, Chúa chúng con. A-men.”
Trong các bữa ăn, các cha các thầy thường chuyện trò vui vẻ, hoàn toàn thư giản. Họ chia sẻ với nhau những chuyện vui cũng như những câu chuyện đời thường.

tải về 1.47 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương