Sau bốn thập niêN



tải về 1.47 Mb.
trang6/9
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích1.47 Mb.
#39653
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Nghĩa Trang Thiên Thai
Sau khi rời Nhà Hưu Dưỡng, tôi và anh bạn đến viếng Nghĩa Trang Linh Mục ở Thiên Thai vào khoảng 3 giờ chiều. Lúc bấy giờ, vì là mùa đông, bầu trời không trong sáng lắm, lại thêm cơn gió nhẹ thổi lên nên quang cảnh có phần hiu hắt, nếu không muốn nói là hơi thảm đạm thê lương!

(Nghĩa Trang các Linh Mục Tổng Giáo Phận Huế ở Thiên Thai)
Trong nửa giờ đồng hồ, chúng tôi đã rảo qua những ngôi mộ sơn màu trắng xoá. Mỗi khi gặp ngôi mộ của một linh mục mà tôi quen biết, tôi dừng lại ít phút, đọc vài kinh, cầu nguyện cho linh hồn các ngài được về hưởng Nhan Thánh Chúa. Đặc biệt, tôi dừng chân khá lâu trước mộ phần của linh mục J.M. Nguyễn Văn Thích, một linh mục khả ái, thánh thiện và nỗi tiếng của Tổng Giáo Phận Huế.
Tôi cũng dừng chân khá lâu trước mộ phần của hai linh mục Bữu Đồng và Bữu Hiệp là hai anh em. Cụ Ưng Trạo, thân sinh của hai ngài và bà ngoại tôi – cụ bà Công Tôn Nữ thị Hồi – là hai chị em thúc bá nên hai ngài gọi bà ngoại tôi bằng cô, còn tôi gọi hai ngài bằng cậu. Trước kia lâu lắm, khi cha Bữu Hiệp là cha xứ họ đạo Qui Lai, gần giáo xứ Tân Mỹ, mỗi hè tôi thường đạp xe đạp từ thành phố Huế xuống ở chơi với ngài vài ngày hay một tuần lễ.
Đứng trước mộ phần các linh mục mà một số đông khi sinh thời tôi quen biết – một số vị là cha xứ, một số vị khác là Bề Trên hay giáo sư chủng viện – tôi mới cảm thấy thấm thía ý nghĩa của thành ngữ “sinh ly tử biệt”. Trong lúc suy tư như thế, tôi nhớ đến câu chuyện “Về Từ Cõi Sáng” mà một người bạn thân kể cho tôi nghe và, trong niềm mong ước của tôi, tôi cũng cầu xin cho các ngài được về cõi sáng đời đời của Chúa.
Về Từ Cõi Sáng
Anh T. kể cho tôi nghe câu chuyện riêng tư của anh như sau: Cách đây mấy năm, bà xã của anh qua đời, sau một cơn bạo bệnh. Bà xã của anh vốn là một Phật tử, nhưng khi ở bậc trung học đã theo học trường Saint Paul ở Saigon và Couvent des Oiseaux ở Dalat nên biết nhiều về đạo Công giáo và rất muốn theo đạo.
Khi gặp anh và đi đến hôn nhân, chị hoàn toàn đồng ý theo đạo Công Giáo. Trong cuộc sống đạo, chị không biết nhiều về kinh kệ, nhưng Đức Tin của chị rất vững vàng. Vì vậy, trong cơn bệnh hoạn, theo lời khuyên bảo của anh, chị đã vui vẻ chấp nhận mọi sự đau đớn để đền tội và cầu xin Chúa thứ tha.
Khi chị qua đời, trong thời gian đầu, anh rất đau buồn và chỉ biết cầu nguyện cùng xin lễ cho chị mà thôi. Thỉnh thoảng ban đêm anh nằm mơ thấy chị một cách lờ mờ “như người đi đêm”.
Kế đó – khoảng 8 tháng sau khi chị qua đời – dịp Giáng Sinh đến, anh ở nhà một mình, khi các con cháu đi nghỉ ba tuần lễ ở Hawai với bạn bè, một đêm anh nằm mơ thấy chị rất trẻ đẹp như lúc tuổi đôi mươi, khi còn là một sinh viên. Chị nhìn anh mỉm cười và không nói năng gì. Do đó, anh vơi đi nỗi đau buồn phần nào.
Rồi tiếp theo, dịp Tết Dương Lịch đến, một đêm anh nằm mơ thấy chị sáng láng như câu chuyện Chúa biến hình trên núi Taborê, được ghi lại trong Phúc Âm Thánh Matthêu (Đoạn 17): “(1) Sáu ngày sau, Chúa Giêsu đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan là em ông Giacôbê đi theo bên mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, tới một ngọn núi cao. (2) Rồi Người biến đổi hình dạng trước mặt các ông. Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng.
Kể từ đó, anh không nằm mơ thấy chị nữa. Nhưng một đêm kia, trong giấc ngủ, anh nghe chị nói là anh đừng lo lắng cho chị vì nay chị rất hạnh phúc, khác với trước đây rất đau đớn khi bị bệnh hoạn. Chị còn khuyên anh: “Hãy vui lên và sống an bình!” (“Joy and Peace”)
Khi anh kể lại câu chuyện trên với một linh mục thân quen thì ngài cho biết từ nay có thể xin chị khẩn cầu cho những lúc gặp khó khăn. Và sự thật đã xảy ra như thế. Mỗi khi gặp khó khăn xảy đến cho cuộc sống của anh hay của gia đình, anh liền nghĩ tới chị, xin chị cầu nguyện và mọi chuyện đều được giải quyết ổn thoả!
Nghĩa Trang Thai Nhi hay Đồi Thiên Thần

Bên tả ngạn sông Hương, cách thành phố Huế độ 15 km về hướng tây, tại làng Ngọc Hồ (thị xã Hương Trà, Huế), cách chùa Thiên Mụ khoảng 5km, hiện lên một ngọn đồi người ta quen gọi là “Đồi Thiên Thần”, hay “Nghĩa Trang Thai Nhi” hoặc “Nghĩa Trang Anh Hài”, nơi chôn cất hơn 60.000 thai nhi bị phá bỏ (vào thời điểm mà tôi thăm viếng).


Nghĩa trang nầy được xây cất năm 1992 với mục đích ban đầu chỉ dùng làm nơi an táng cho các thai nhi xấu số qua đời vì bệnh tật, nhưng trải qua thời gian, đây lại là nơi an táng của hơn... 6 vạn thai nhi mà đa phần bị vứt bỏ. Toàn bộ khu nghĩa trang được bao phủ bởi một màu trắng xóa đến lạnh người, màu trắng của các nấm mồ, màu trắng của các tượng thiên thần, màu trắng của các hũ đang đợi để… đựng hài cốt các thai nhi bị phá.
Theo người coi sóc, toàn bộ khu Nghĩa Trang Anh Hài có diện tích khoảng 5 ha với hơn 60 nghìn thai nhi nằm trong các ngôi mộ mà phần lớn đều vô danh chỉ có ngày tháng năm chôn cất. Bên cạnh những ngôi mộ đã cũ còn có những ngôi mộ được làm sẵn như đang đợi để an táng các hài nhi vô tội.

(Hơn 60 ngàn hài nhi vô tội bị phá bỏ được chôn cất tại “Đồi Thiên Thần”)


Khi ngậm ngùi suy tư đến sự bất hạnh đớn đau của các thai nhi vô tội bị giết một cách oan uổng, tôi nhớ tới bài thơ “Mẹ Ơi Xin Đừng Giết Con” như dưới đây.
Mẹ Ơi Xin Đừng Giết Con (8)
Mẹ ơi!

Con là hòn máu đỏ lòm của Mẹ:

Một thai nhi tuy chưa cử động nói năng,

nhưng có đủ cơ phận con người…

Con vốn kết tinh bởi khí huyết mẹ cha

Trong một phút ân ái đậm đà:

Trong vòng lễ giáo hay vụng trộm,

Nhưng kết quả đâu có khác…

Con là mầm sống còn trong trứng nước.

Khi trọn tháng ngày sinh nở,

Con sẽ là một em bé mũm mĩm thiên thần!
Mẹ ơi!

Mẹ nỡ lòng nào lại muốn giết con???

Con chưa cất tiếng khóc chào đời,

Chưa được thấy ánh mặt trời chói lọi,

Chưa nhìn ngắm mưa rơi tí tách trên hè phố.

Con chưa được uống đôi dòng sữa Mẹ,

Chưa được bàn tay Mẹ âu yếm vỗ về,

Chưa một lần được nghe tiếng Mẹ ru hò à ơ!

Con hoàn toàn là hòn máu vô tội,

Con chưa thốt một lời khiến đau lòng Mẹ.

Con chưa xúc phạm đến Mẹ một lần!

Sao Mẹ nhẫn tâm muốn giết hại con!!!

Những oan trái cuộc đời của Mẹ

Trút xuống thân phận mỏng dòn

Và vô phương tự vệ của con.

Mẹ muốn bão tồn hư danh của Mẹ

Bằng cách cất lấy mạng sống con đi!

Một phút lỡ lầm của Mẹ

đánh đổi bằng chính sinh mạng của con???

Những khó khăn trong cuộc sống thường nhật của Mẹ

được khỏa lấp bằng cái chết oan nghiệt của con???
Mẹ ơi!

Con đâu có tội tình gì

Mà phài phanh thây nát đầu,

Tay chân tả tơi…như bị xâu xé bởi mãnh thú???

Mẹ đang ngồi chờ ở phòng nạo phá thai

để đưa con vào chỗ sát sinh,

với đôi mắt đỏ hoe nhỏ lệ,

Mẹ đành lòng xin bác sĩ xé xác con đi!

Mãnh thú còn biết bảo vệ con thú nhỏ,

Mẹ làm người có lương tâm đạo lý,

Sao Mẹ nhẫn tâm đến độ ghê tởm:

Cho phép bác sĩ bầm dập thân con!!!

Khi con tan xương thịt nát,

Mẹ lê bước đến những phần mộ vô danh

ở Nghĩa Trang Đồng Nhi Pleiku,

hoặc Nghĩa Trang Các Thánh Anh Hài ở Huế…

Với nhang khói và hoa tàn trong tay

Mẹ khóc than trong ân hận,

khi thân xác con trở thành cát bụi hư không,

do chính bàn tay tàn ác của Mẹ!!!
Mẹ ơi!

Con van lạy Mẹ!

Con van lạy Mẹ muôn ngàn lần,

Khi Mẹ đang đọc những lời con gào thét đây!

Xin Mẹ đừng bịt tai

Khi lương tâm Mẹ đang kêu gào:

Hãy dừng tay lại!

Hãy dừng tay lại!

Mẹ ôi!

Kẻo rồi đây, mọi sự đều quá trễ!!!

Nếu Mẹ có ăn năn thì sự đã rồi!

Mẹ có ân hận suốt đời,

Tiếng nói lương tâm của Mẹ

Cũng sẽ không bao giờ im bặt!!!

Còn con đã đi vào cõi vĩnh viễn hư không

của những cô hồn vất vưởng,

để làm chứng tá cho những tội ác tày trời của Mẹ!!!

(Thai nhi bất hạnh của Mẹ)


Đại Chủng Viện Huế (Phú Xuân - Kim Long)
Giả từ Nghĩa Trang Thai Nhi Ngọc Hồ, xe chạy dọc theo bờ sông Hương, đưa tôi đi thăm viếng Đại Chủng Viện Huế, trước đây là Tiểu Chủng Viện Phú Xuân ở Kim Long, vào lúc 5 giờ chiều – thời điểm mà Cha Bề Trên cho biết là thuận tiện cho ngài.
Đại Chủng Viện Huế là một trong 8 đại chủng viện ở Việt Nam. Đại chủng viện này tọa lạc tại số 30, đường Kim Long, thành phố Huế, chuyên đào tạo linh mục cho Giáo Phận Huế và ba giáo phận : Đà nẵng, Kontum và Hưng Hoá. Giám đốc Đại Chủng Viện hiện nay là cha Giuse Hồ Thứ.
Từ năm 1975, sinh hoạt Đại Chủng Viện Huế bị gián đoạn. Ngày 22 tháng 11 năm 1994, Đại Chủng Viện Huế khai giảng trở lại với 40 chủng sinh của hai giáo phận Huế và Đà Nẵng. Bắt đầu từ đây, Đại Chủng viện Huế được đặt dưới sự quản lý của các linh mục thuộc Hội Xuân Bích.
Từ năm 1998 có thêm chủng sinh của giáo phận Kontum, và từ niên khoá 2014-2015 có thêm chủng sinh của giáo phận Hưng Hoá. Sau 20 năm tái hoạt động, đến nay đã có 14 khóa nhập học. Và gần 200 tân linh mục đã được tấn phong! Một Hồng Ân lớn lao của Chúa đã ban cho Đại Chủng Viện Huế.
Hiện nay, Đại Chủng Viện Huế có 12 Linh Mục trong Ban Giám Đốc, 32 Linh Mục Giáo Sư ngoại trú và 174 Chủng Sinh của bốn Giáo Phận kể trên cùng 55 tu sĩ của hai Dòng (Thánh Tâm và Thiên An Huế) đang theo học các lớp từ Tu Đức đến Thần học III.
Nhà Nguyện ở chính giữa là trái tim của Đại Chủng Viện. Sau Nhà Nguyện là Nghĩa Trang – nơi an nghỉ của 56 vị linh mục, chủng sinh, trong đó có 26 vị thừa sai người Pháp. Đó là những Vị đã hăng say và tận tụy với sứ vụ loan báo Tin Mừng, sẵn sàng đem niềm vui Tin Mừng của Chúa gieo vãi trên khắp mọi miền đất nước.

(Nhà nguyện của Đại Chủng Viện Huế)
Trong nửa giờ đồng hồ, tôi và anh bạn được Cha Bề Trên tiếp đón vui vẻ. Ngài đưa đi thăm viếng Nhà Nguyện là ngôi nhà thờ cũ kỹ tồn tại từ trước đến nay. Ngoài ra các dãy nhà trệt trước đây được lên lầu để có thể làm chỗ ở cho 174 thầy và trong tương lai có thể lên đến 200 thầy. Vì thế công việc xây cất vẫn còn tiếp diễn cùng với việc tân trang Nhà Nguyện nữa.
Nhìn công việc lớn lao nầy do Cha Bề Trên đảm trách, tôi rất khâm phục. Ngài còn trẻ, người thon nhỏ, rất linh hoạt, luôn vui cười niềm nở. Tôi rất cảm mến và thưa với ngài: “Đúng thật! Cha là hậu sinh khả uý!” Ngài tươi cười đáp lại: “Hậu sinh khả ố!” Nhưng theo tôi, phải hiểu ngược lại mới đúng. Rồi Cha Bề Trên đã khiêm tốn nói với chúng tôi: “Đó là công việc của Chúa!”
Quả thật, đó phải là công việc của Chúa vì sở phí xây cất gần cả triệu Mỹ kim và có thể cần vài trăm ngàn Mỹ kim nữa! Nếu không có bàn tay của Chúa thì con người khó thực hiện một công tác lớn lao như thế!
Tôi được anh em ở Saigon cho biết, năm trước đây, Cha Bề Trên đã lặn lội vào Saigon xin phép được quyên tiền vào một số Thánh Lễ Chúa nhật tại hơn 20 giáo xứ. Vào mỗi Thánh Lễ, ngài đã dâng Thánh Lễ và giảng thuyết để xin giáo dân giúp đỡ. Các anh em Cựu Chủng Sinh Huế mang các thùng xin tiền đứng ở các cửa ra vào nhà thờ.

tải về 1.47 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương