Sau bốn thập niêN



tải về 1.47 Mb.
trang8/9
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích1.47 Mb.
#39653
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Thăm viếng Quảng Trị

Sáng hôm sau, chúng tôi đi Quảng Trị. Trên xe bus, tôi ngồi bên cạnh đôi vợ chồng trên 60 tuổi, ở Thủ Đức, nhưng sắp sang Mỹ định cư ỏ Houston Texas. Người con trai của họ hiện là du học sinh ở Washington DC.

Ông chồng hỏi tôi có phải Công Giáo không. Tôi đáp phải. Ông cho biết hôm nay sẽ ghé Thánh Địa Lavang. Tôi cứ tưởng hai anh chị đó là tín hữu Công giáo, nhưng về sau, tôi mới biết họ là người bên lương. Ông chồng cho biết họ hay đi viếng Đức Mẹ Lavang, một hay hai năm một lần.

Cầu Hiền Lương – Sông Bến Hải

Đầu tiên, xe bus chạy qua Cầu Hiền Lương – Sông Bến Hải (Vĩ Tuyến 17), nơi chia đôi đất nước Việt Nam từ 20/7/1954 đến 30/4/1975.



(Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải)

Đến đây, khi dẫn giải về địa danh nầy, trong lúc mạn đàm, anh hướng dẫn viên cho biết tướng Kỳ trước 1975 đã lái máy bay vượt qua vĩ tuyến 17 để ném bom miến Bắc, nhưng chẳng may ông bị thương do trúng đạn dưới đất bắn lên nên từ đó ông ngưng việc ném bom Bắc Việt.

Khi xe ngừng lại ở bên bờ sông Bến Hải để du khách chụp hình kỷ niệm, ông cụ tám bó lân la nói chuyện với anh hướng dẫn viên. Ông cụ cho biết ông sống trong thời gian đó, nhưng không biết tin tức tướng Kỳ bị thương khi ném bom Bắc Việt. Anh hường dần viên liền cho biết là máy bay tướng Kỳ lái bị thương, chứ không phải tướng Kỳ. Ông cụ gật gù và nói là điều đó có thể xảy ra!



Thánh Địa Lavang

Sau đó xe bus trục chỉ Thánh Địa Lavang. Đến nơi, khi xuống xe, hai vợ chồng ở Thủ Đức cũng xuống xe đi viếng Đức Mẹ Lavang. Nhưng trước khi xuống xe, người vợ cẩn thận lấy hai chai nước lạnh mang theo để đặt nơi tượng đài Đức Mẹ Lavang và sau đó mang theo về.



(Tượng đài Đức Mẹ Lavang)

Cũng như những du khách khác, tôi cũng đến viếng tượng đài Đức Mẹ Lavang. Đức Mẹ La Vang là tên gọi mà giáo dân Công Giáo Việt Nam nhắc đến sự kiện Đức Mẹ Maria hiện ra trong một thời kỳ mà đạo Công giáo bị bắt bớ tại Việt Nam.

La Vang ngày nay là một thánh địa và là nơi hành hương quan trọng của người Công Giáo Việt Nam, nằm ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, thuộc Tổng Giáo Phận Huế. Các tín hữu tin rằng, Đức Mẹ Maria hiện ra ở khu vực này vào năm 1798. Một nhà thờ đã được xây dựng gần ba cây đa – nơi họ tin là Đức Mẹ đã hiện ra – để tôn kính Mẹ Maria.

Theo Đức Giám Mục Hồ Ngọc Cẩn kể lại lời truyền khẩu là năm 1885 nhà thờ bị đốt, và một nhóm giáo dân La Vang dựng lại nhà thờ Đức Mẹ trên nền cũ. Linh mục quản hạt Quảng Trị Patinier (cố Kinh) trong báo cáo năm 1894 có viết: “Năm 1885 ngôi nhà thờ ở đây cũng như những nhà thờ khác trong hạt, không thoát khỏi thảm họa... Khi hòa bình vừa vãn hồi, con đã cấp tốc dựng lại ngôi nhà thờ nhỏ bé, tạm bợ để chờ nguồn kinh phí cũng như để chờ cho tình hình bớt nhiễu nhương”.

Năm 1886 (có bản ghi là năm 1894), Đức Giám mục Caspar (Đức Cha Lộc) cho xây lại nơi đây đền thờ bằng ngói, vì xây trên một vùng núi vận chuyển vật liệu khó khăn nên 15 năm mới hoàn thành. Năm 1901, đại hội La Vang đầu tiên được tổ chức vào ngày 08 tháng 08 để mừng khánh thành nhà thờ.

Năm 1924, nhận thấy ngôi nhà thờ ngói quá chật hẹp, lại đã xuống cấp cho nên một đền thánh La Vang theo đồ án của kiến trúc sư Carpentier được dựng lên thay thế và được khánh thành vào ngày 20 tháng 08 năm 1928, nhân dịp Đại hội La Vang 9. Thánh đường này được trùng tu năm 1959.

Trong phiên họp ngày 13 tháng 04 năm 1961, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (Miền Nam) đã đồng thanh quyết định La Vang là “Trung tâm Thánh Mẫu Toàn quốc và được Tòa Thánh tôn phong là “Tiểu vương cung thánh đường La Vang” từ năm 1961.



(Tháp chuông nhà thờ Đức Mẹ Lavang)

Trong chiến cuộc Mùa Hè 1972, bom đạn đã làm sập đổ hoàn toàn Vương Cung Thánh Đường, chỉ còn lại di tích tháp chuông loang lỗ.

Từ năm 1995, tháp chuông và những công trình liên hệ như Nhà Nguyện Đức Mẹ (một mái nhà tôn sau tháp cổ), Nhà Nguyện Thánh Thể (xây từ năm 2002), Công trường Mân Côi, Lễ Đài, Nhà Hành Hương (xây từ năm 2004), 3 cây đa (nơi Đức Mẹ hiện ra)... được tu sửa hay dựng mới.

Năm 2008, Thánh Địa được chính quyền tỉnh Quảng Trị cấp thêm 21 ha đất để phục vụ hoạt động tín ngưỡng của giáo dân. Theo linh mục Giacôbê Lê Sĩ Hiền (quản nhiệm Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang), đây là đất xưa từng thuộc về nhà thờ (trước 1975 là 23 ha) nay được giao trả lại.

Ngày 15 tháng 8 năm 2012 đã diễn ra lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Vương Cung Thánh đường mới. Ngôi thánh đường đang trong quá trình xây dựng, được thiết kế theo phong cách kiến trúc Á Đông truyền thống Việt Nam, có sức chứa 5.000 người.




tải về 1.47 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương