Sửa chữa nâng cấp cụm đầu mối hồ chứa nước Khe Chè tỉnh Quảng Ninh



tải về 0.83 Mb.
trang8/14
Chuyển đổi dữ liệu11.07.2016
Kích0.83 Mb.
#1649
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14

7.3. Phối hợp giữa các bên liên quan


Trong quá trình chuẩn bị và triển khai thực hiện dự án, sự tham gia của các bên liên quan có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trước hết, với sự tham gia góp ý kiến trong quá trình thiết kế các hạng mục công trình sẽ góp phần quan trọng trong việc điều chỉnh thiết kế, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và tăng hiệu quả kinh tế - xã hội cũng như hiệu quả đầu tư, giảm đến mức tối thiểu các tác động không mong muốn do các công trình xây dựng gây ra đối với đời sống của người dân trong cộng đồng, nhất là các tác động về xã hội và môi trường trong quá trình thi công và vận hành các công trình xây dựng. Sự phối hợp giữa các bên liên quan không tốt sẽ là tiềm tàng của sự lãng phí nguồn lực, gây chậm tiến độ thực hiện dự án, có tác động không tốt về mặt xã hội và môi trường cũng như hiệu quả đầu tư…Trong quá trình thực hiện dự án, sự phối hợp giữa các bên tốt sẽ đảm bảo dự án triển khai đúng tiến độ.

Qua phân tích quá trình thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cho thấy sự phối hợp giữa các bên liên quan là khá tốt, không có sự vướng mắc trong việc phối hợp giữa các bên liên quan.


7.4. Nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực cho các bên liên quan


Ban quản lý tuy đã có kinh nghiệm trong quản lý thực hiện dự án ODA, tuy nhiên có gần 1/2 số cán bộ là cán bộ kiêm nhiệm và chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý dự án. Do đó, nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực trong dự án được xác định tập trung cho nhóm chuyên trách, ngoài ra một số cán bộ thuộc các sở, ngành liên quan của t tỉnh.

Nội dung nâng cao năng lực được xác định là: Đào tạo, tập huấn về chuyên môn, chuyên ngành cho các thành viên của BQLDA, các chuyên gia thuộc các sở ngành liên quan đến dự án về quản lý dự án, đấu thầu, giám sát thi công, quản lý vận hành công trình.


Phần VIII: Kết luận và kiến nghị

8.1. Kết luận


Nguồn lực sinh kế của cộng đồng và hoạt động sinh kế của người dân.Tình trạng phân bố không đồng đều các nguồn vốn tài nguyên, vốn vật chất, vốn tài chính trong các nhóm xã hội là một nhân tố tác động đến sự phát triển kinh tế và công bằng xã hội vùng dự án. Điều đó cũng ảnh hưởng và chi phối hoạt động sinh kế của các hộ gia đình thuộc các nhóm xã hội khác nhau. Hoạt động sinh kế linh hoạt và khá hiệu quả của nhiều hộ gia đình trong các nhóm yếu thế cho thấy, nếu được hỗ trợ tích cực và phù hợp, họ có nhiều cơ hội thoát nghèo thành công và nâng cao mức sống của mình.

Hai nguồn lực sinh kế chủ yếu của cộng đồng vùng dự án là nhân lực và đất đai nông nghiệp. Dự sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8) sẽ tạo cơ hội cho việc phát huy lợi thế hai nguồn lực sinh kế nói trên, mở rộng sản xuất nông nghiệp, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân.



Các tác động tích cực:

Nhu cầu cải tạo, nâng cấp, hệ thống hồ, đập nhằm đảm bảo an toàn cho công trình, người và tài sản ở hạ du là rất cao đối với tất cả các tỉnh trong cả nước không chỉ của riêng tỉnh Quảng Ninh. Dự án sửa chữa nâng cấp hồ chứa nước Khe Chè, xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh được triển khai sẽ đảm bảo nước tưới sản xuất phục vụ sản xuất ổn định cho 1000ha lúa 2 vụ và cung cấp nước sinh hoạt cho 3000 hộ dân vùng hạ du. Đây là vùng đất màu mỡ giàu tiềm năng nếu được đầu tư công trình thủy lợi phục vụ tưới, thâm canh tăng vụ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sau khi dự án hoàn thành nguồn nước tưới cho cây trồng được đáp ứng đầy đủ sẽ tạo điều kiện khai hoang, cải tạo đất hoang hoá, phủ xanh đất trống. Ngoài lợi ích về mặt kinh tế còn có ý nghĩa lớn trong việc cải tạo môi trường sinh thái và cảnh quan.

Đây là một dự án lớn tuy chỉ phục vụ sản xuất nông nghiệp nhưng nó có tác động rất lớn trên mọi mặt không những trong khu hưởng lợi mà cả toàn vùng. Dự án sẽ góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn trong vùng. Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ổn định là tiền đề cho việc đầu tư, giải quyết các vấn đề xã hội như y tế, giáo dục, trật tự an ninh. Ngoài ra, TDA còn mang lại như: Nâng cao năng lực, nhận thức của cộng đồng, cải thiện điều kiện đi lại, di dân trong tình huống thảm họa xảy ra, có thể là tạo thêm nhiều việc làm, đặc biệt đối với nhóm làm thuê trong thời gian thi công công trình, giảm thời gian nông nhàn và góp phần giảm đói nghèo cho người dân xã An Sinh và khu vực xung quanh, tạo môi trường, cảnh quan tốt cho khu vực xung quanh hồ. ....

Các giải pháp làm tối ưu hóa hiệu quả đầu tư sau khi nâng cấp công trình cần được thực hiện nghiêm túc nhằm phát huy tối đa hiệu quả đầu tư của tiểu dự án.



Các tác động tiêu cực

Bên cạnh các tác động tích cực, tiểu dự án cũng có một số tác động tiêu cực như việc thay đổi diện tích tưới và cơ cấu cây trồng đòi hỏi phải đầu tư thêm phân bón và thuốc trừ sâu làm ảnh hưởng đến môi trường sống của động thực vật và con người. Trong quá trình thi công đòi hỏi việc tập trung một số lượng lao động từ nơi khác tới có thể gây xung đột giữa lực lượng công nhân và người dân địa phương. Bất đồng về lợi ích và tác động đến kinh tế địa phương, sức khỏe và an toàn cộng đồng, ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh, các tệ nạn xã hội nảy sinh...; Tuy nhiên các tác động này có thể giảm thiểu được bởi các biện pháp giảm thiểu trong các giai đoạn thực hiện dự án.

Các biện pháp giảm thiểu:

Các biện pháp giảm thiểu cần áp dụng báo gồm: Tham vấn các bên liên quan trong suốt quá trình thực hiện dự án cũng như trong giai đoạn vận hành nhằm giảm thiểu tối đa các mô thuẫn phát sinh; tuân thủ thực hiện kế hoạch hành động tái định cư, kế hoạch quản lý Môi trường xã hội, Kế hoạch quản lý sức khỏe cộng động, kế hoạch hành động giới, kế hoạch truyền thông cũng như công bố thông tin , chịu trách nhiệm giải trình giám sát như báo cáo đã nêu nhằm giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực của dự án.


8.2. Kiến nghị


Nhìn chung, dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập có tác động tiềm năng lớn đối với phát triển sản xuất nông nghiệp, tác động lan tỏa sang phát triển phi nông nghiệp, nâng cao thu nhập và đời sống cộng đồng vùng dự án. Dự án thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực sinh kế chủ yếu của các nhóm xã hội. Tuy nhiên, nguồn lực tài chính, vật chất của dự án này hay các chương trình, dự án khác vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu thốn chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển và giảm nghèo bền vững. Vì thế cần lồng ghép hàng loạt các dự án, chương trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nhằm tích hợp các nguồn lực cho việc thực hiện mục tiêu trên. Đối với cộng đồng vùng dự án, những nguồn lực sinh kế của các nhóm xã hội còn nhiều yếu kém, thiếu thốn như vốn tài chính, đất đai canh tác, nước tưới tiêu, phương tiện sản xuất, năng lực con người... Vì vậy, việc lồng ghép nhiều chương trình, dự án phát triển trên địa bàn làm gia tăng khả năng sử dụng hiệu quả các nguồn lực sinh kế của các nhóm xã hội trong cộng đồng, đặc biệt là các nhóm yếu thế. Chẳng hạn, để đối phó với tình trạng bấp bênh trong sản xuất lương thực, thì phát triển hệ thống thủy lợi là cần thiết nhưng không đủ mà cần phải kết hợp với các hoạt động khuyến nông, phòng trừ dịch bệnh, áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ sau thu hoạch, bảo hiểm nông nghiệp, tín dụng, tổ chức chế biến và tiêu thụ... Đây cũng là các giải pháp nhằm đảm bảo tính bền vững của sản xuất nông nghiệp.

Nguồn lực con người của vùng dự án còn nhiều yếu kém so với các lọai nguồn lực sinh kế khác, có ảnh hưởng trước mắt cũng như lâu dài đến việc giảm nghèo bền vững. Nâng cao nguồn lực con người là nhiệm vụ khó khăn và lâu dài. Những nguồn lực xã hội khác có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nguồn lực con người. Vì vậy, trong dự án cần thiết kế một chương trình nâng cao năng lực cộng đồng, tập trung vào các hoạt động tập huấn gắn liền với các hoạt động sinh kế chính của từng nhóm xã hội và cộng đồng ở từng vùng.

Đối với dự án, tiến hành thi công đồng bộ các công trình và đưa ngay vào sử dụng, không làm dàn trải hay từng phần dẫn đến làm giảm hiệu quả của dự án. Mặt khác, cần chú ý giảm thiểu các tác động bất lợi đến các hoạt động kinh tế, sinh hoạt, đi lại, và môi trường trong thời gian thi công. Tăng cường quản lí và giám sát của các bên liên quan, kể cả của người dân quá trình thực hiện dự án, đặc biệt là giám sát việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và khôi phục cuộc sống của người bị ảnh hưởng để đảm bảo mọi người dân đều được hưởng lợi từ dự án. Vì vậy, cần chuẩn bị một Khung chính sách tái định cư, Khung chính sách DTTS cho toàn dự án và Kế hoạch hành động tái định cưcho từng tiểu dự án.



tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương