Sửa chữa nâng cấp cụm đầu mối hồ chứa nước Khe Chè tỉnh Quảng Ninh


Lập và thực hiện kế hoạch hành động tái định cư (RAP)



tải về 0.83 Mb.
trang7/14
Chuyển đổi dữ liệu11.07.2016
Kích0.83 Mb.
#1649
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14

6.4 Lập và thực hiện kế hoạch hành động tái định cư (RAP).


Mặc dù đã rất nỗ lực để tránh thu hồi đất và tái định cư người dân địa phương nhưng vẫn không thể tránh khỏi yêu cầu thu hồi đất và các tài sản khác của người dân. Theo yêu cầu của Ngân hàng Thế giới, dự án đã lập Kế hoạch hành động tái định cư cho các dự án vòng một và kế hoạch tái định cư cho các dự án vòng hai sẽ được lập tương tự. Kế hoạch này phản ánh cách thức dự án sẽ giảm thiểu tổn thất của những người BAH trong dự án, khôi phục sinh kế của họ bằng cách đền bù, hỗ trợ, và/hoặc trợ cấp cho họ. Mục tiêu chung của Kế hoạch hành động tái định cư nhằm đảm bảo rằng tất cả những người BAH đều được bồi thường theo giá thay thế những tổn thất của họ và đưa ra những biện pháp hỗ trợ khôi phục để họ có thể khôi phục sinh kế của họ - ít nhất là như mức trước khi có dự án.

6.5 Lập và thực hiện tốt kế hoạch quản lý sức khỏe cộng đồng:


Kiểm soát tốt các tác động bất lợi và nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng trong thời gian thi công tiểu dự án. Chủ động phòng, chống các bệnh dịch phát sinh trong quá trình thi công TDA, đồng thời ứng phó có hiệu quả trường hợp có dịch bệnh phát sinh. Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người dân, chính quyền địa phương về các nguy cơ phát sinh dịch bênh tiềm tàng trong quá trình thi công tiểu dự án.

6.6 Lập và thực hiện tốt Kế hoạch truyền thông, thấm vấn sức khỏe cộng đồng có sự tham gia:


Tăng cường tiếp cận thông tin theo quyền lợi của mình cho người dân trong khu vực dự án. Người dân được thông báo, cập nhật các kế hoạch thi công dự án để có kế hoạch chủ động cho sản xuất, sinh hoạt. Thông tin cho phát triển: nâng cao khả năng tiếp cận thông tin phục vụ cho đời sống của người dân, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống. Tăng cường sự tham gia của người dân.

6.7 Lập và thực hiện tốt kế hoạch hành động giới:


Một kế hoạch hành động giới là cần thiết để tạo điều kiện cho sự tham gia tối đa của phụ nữ trong giai đoạn xây dựng của dự án, cung cấp các cơ hội mới cho phụ nữ để tăng thu nhập, nhưng không làm tăng gánh nặng cuộc sống của họ, và góp phần tăng vai trò và địa vị người phụ nữ trong vùng dự án.

6.8 Công bố thông tin, trách nhiệm giải trình xã hội và giám sát:


Nhằm bảo đảm sự tham gia của cộng đồng bị ảnh hưởng, của các hộ gia đình, chính quyền địa phương, tổ chức có liên quan trong việc chia sẻ thông tin về dự án, tư vấn về lựa chọn phương án kỹ thuật, dự kiến ​​các tác động về đất đai, thu nhập và tài sản trên đất... Bản công bố thông tin là một đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy tiến độ của dự án trong quá trình thực hiện, chuẩn bị, và khi dự án đi vào hoạt động với sự đồng thuận của cộng đồng, chính quyền Ban quản lý dự án. Điều này sẽ giảm thiểu khả năng xung đột phát sinh và rủi ro khác, tăng hiệu quả đầu tư và ý nghĩa xã hội của dự án.

6.9 Thuê một chuyên gia có kinh nghiệm, phối hợp với BQLDA thực hiện kế hoạch tái định cư và chương trình phục hồi sinh kế cho người dân

Phần VII: Vai trò của các bên liên quan

7.1. Tổng quan về các cơ quan tham gia


Trong giai đoạn chuẩn bị và thực hiện dự án, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh là cơ quan chủ quản, chịu trách nhiệm toàn diện giám sát và chỉ đạo thực hiện dự án dưới sự giám sát và chỉ đạo của các sở ngành liên quan. Ban quản lý dự án sẽ đại diện cho cơ quan chủ quản để điều hành mọi hoạt động của dự án.

Tham gia thực hiện dự án còn có các sở, ngành, UBND các huyện, xã, và cộng đồng dân cư thuộc địa bàn dự án, các đơn vị tư vấn…

Trong giai đoạn vận hành và đi vào sử dụng công trình sẽ được bàn giao cho Công ty khai thác công trình thủy lợi huyện Đông Triều quản lý.

7.2. Vai trò của các cơ quan trong tham gia quản lý và thực hiện dự án

7.2.1. Vai trò của các cơ quan quản lý


UBND tỉnh Quảng Ninh: Là đơn vị trực tiếp chỉ đạo tổ chức thực hiện dự án. UBND tỉnh Quảng Ninh chịu trách nhiệm toàn bộ về các hoạt động của dự án trước Chính phủ Việt Nam. UBND tỉnh Quảng Ninh là cấp có thẩm quyền phê duyệt về phía Việt Nam các hồ sơ liên quan trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án.

Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh: Là chủ đầu tư dự án, chịu trách nhiệm toàn bộ về các hoạt động của dự án trước UBND tỉnh Quảng Ninh; Quản lý về chuyên môn, hướng dẫn BQLDA các thủ tục cần thiết liên quan đến các nhà thầu và hạng mục công trình trong quá trình thi công, thực hiện giám sát nhà thầu về các quy định an toàn giao thông.

Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với các ngành liên quan giúp UBND tỉnh thực hiện kế hoạch vốn, chuẩn bị vốn hàng năm và hướng dẫn BQLDA thực hiện các thủ tục cấp vốn; hỗ trợ BQLDA về các thủ tục và quy trình thẩm định các báo cáo kỹ thuật, các hợp phần dự án và hồ sơ thầu, đánh giá thầu. Phối hợp với các sở liên quan tham mưu cho UBND tỉnh thẩm định, phê duyệt dự án và giúp BQLDA giải quyết các vấn đề vướng mắc trong các thủ tục thực hiện dự án.

Sở Tài Chính: Phối hợp với sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp nguồn vốn hàng năm cho dự án theo ngân sách của tỉnh. Hỗ trợ BQLDA lập kế hoạch tài chính và thẩm định các chi phí tài chính, hoạt động của BQLDA trình UBND tỉnh phê duyệt; thẩm định giá đền bù, thực hiện chính sách tái định cư và hỗ trợ phục hồi thu nhập theo quy định hiện hành và chính sách an toàn xã hội của Ngân hàng thế giới. Hỗ trợ Ban QLDA giải quyết những vấn đề vướng mắc về tài chính trong quá trình thực hiện dự án

Sở Tài nguyên và môi trường: Hướng dẫn BQLDA các thủ tục pháp lý và quy trình thẩm định, phê duyệt hồ sơ đánh giá tác động môi trường; phối hợp với các sở liên quan thẩm định kế hoạch đền bù tái định cư, giải phóng mặt bằng và cấp đất cho dự án; hướng dẫn BQLDA và thực hiện quản lý, giám sát môi trường trong quá trình thi công thực hiện dự án.

Kho bạc Nhà nước tỉnh: Hỗ trợ BQLDA về pháp lý và các thủ tục trong quá trình giải ngân và cung cấp vốn đối ứng cho dự án.

Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng: Là cơ quan có thẩm quyền quyết định các chế độ, chính sách về đền bù và tái định cư trong phạm vi dự án, giao mặt bằng cho các nhà thầu thi công đúng tiến độ. Phối hợp với BQLDA thực hiện công tác tái định cư và giải phóng mặt bằng đảm bảo tiến độ thi công và chính sách an toàn xã hội của Ngân hàng thế giới.

Ủy ban nhân dân huyện/xã: UBND huyện/ xã phối hợp với BQLDA trong công tác công bố thông tin của dự án tới người dân, triển khai các hoạt động đền bù, giải phóng mặt bằng; phối hợp với các nhà thầu thi công các hạng mục công trình; Phối hợp với BQLDA, các chuyên gia giám sát độc lập trong quá trình giám sát các hoạt động của nhà thầu và thi công công trình tại cơ sở. UBND cấp xã cũng là nơi nắm bắt thông tin phản hồi của người dân về những vấn đề bất lợi đối với người dân do dự án gây ra. Vai trò của UBND cấp xã rất quan trọng và không thể thiếu trong nhiều hoạt động cả trong quá trình chuẩn bị lẫn trong quá trình thực hiện dự án.


7.2.2. Vai trò của các hội và các tổ chức cộng đồng


Các tổ chức hội, hiệp hội, các tổ chức cộng đồng và những người sử dụng các hạng mục công trình của dự án sẽ có những vai trò rất quan trọng trong quá trình thực hiện dự án.

Các tổ chức chính trị - xã hội, như: Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên, Hội người cao tuổi… là những hội có lực lượng hội viên đông đảo và cơ cấu đến thôn xóm. Các tổ chức xã hội là người giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện dự án, nhất là giai đoạn thu hồi đất, đền bù tái định cư nhằm đảm bảo phù hợp với chính sách an toàn của Ngân hàng và các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Các tổ chức hội, đoàn thể ở cộng đồng là nơi nắm bắt các vấn đề và phản hồi của người dân liên quan đến các hoạt động của dự án trong quá trình chuẩn bị, thi công công trình và đưa vào sử dụng. Việc giám sát của các tổ chức hội phối hợp với các tổ dân phố tại cộng đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp BQLDA, nhà thầu kịp thời điều chỉnh thiết kế, hoạt động thi công nhằm giảm thiểu các tác động không mong muốn tới đời sống của người dân trong khu vực bị ảnh hưởng.

Các thôn, xóm: Là cấp làm việc trực tiếp với người dân, phản ánh những vấn đề đặt ra trong quá trình chuẩn bị, thi công và đưa vào sử dụng của các hạng mục của dự án. Thôn, xóm sẽ là nơi cuối cùng triển khai các hoạt động cung cấp thông tin của dự án tới người dân và là nơi đầu tiên tiếp nhận các thông tin phản hồi của người dân liên quan đến dự án. Vai trò của cán bộ thôn/ xóm rất quan trọng, mang tính khách quan và kịp thời khi phản ánh những nguyện vọng, kiến nghị chính đáng của người dân đối với việc giám sát quá trình thực hiện dự án nhằm giảm thiểu những tác động không mong muốn của dự án tới đời sống của người dân. Ngoài ra, các ý kiến phản ánh từ cán bộ thôn, xóm còn giúp cho việc xây dựng các hạng mục của dự án phù hợp hơn, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội hơn đối với cộng đồng dân cư trong khu vực hưởng lợi trực tiếp của dự án.



tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương