Sửa chữa nâng cấp cụm đầu mối hồ chứa nước Khe Chè tỉnh Quảng Ninh


Phần IV: Tác động tích cực tiềm năng của dự án



tải về 0.83 Mb.
trang4/14
Chuyển đổi dữ liệu11.07.2016
Kích0.83 Mb.
#1649
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

Phần IV: Tác động tích cực tiềm năng của dự án


Việc sửa chữa, nâng cao an toàn hồ đập góp phần quan trọng trong việc phát triển thủy lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực trước sức ép gia tăng dân số, biến động bất lợi của thời tiết và bất ổn của thế giới, đồng thời phải giải quyết nguồn nước sinh hoạt, công nghiệp, thủy sản, dịch vụ thương mại... Việc cung cấp ổn định nước tưới cho miền núi, vùng sâu, vùng xa, nhất là vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước, gắn với các chính sách xã hội để từng bước giải quyết nước sinh hoạt và nước tưới cho người dân, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện thành công chương trình xóa đói giảm nghèo.

Phần này trình bày những tác động tích cực tiềm năng của dự án, mang lại lợi ích cho những người dân sống trong vùng dự án nói chung và cấp hộ gia đình nói riêng. Những tác động được trình bày trong các tiểu mục sau theo các mục tiêu cụ thể của dự án.


4.1. Đảm bảo an toàn hồ chứa, đảm bảo an toàn cho cộng đồng


Việc sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Khe Chè góp phần đảm bảo an toàn tại hạ du hồ đập do chủ động kiểm soát lũ và điều tiết hồ: khu vực hạ du của Khe Chè gồm các xã An Sinh, Tân Việt, Việt Dân huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Vấn đề đảm bảo an toàn hồ chứa trong quá trình hoạt động khai thác là hết sức cần thiết.

4.2. Cải thiện điều kiện đi lại, di dân trong tình huống thảm hỏa xảy ra


Việc nâng cấp 139,56 m đường cứu hộ kết hợp đường quản lý dẫn lên mặt đập hiện tại là đường đất, công trình trên đường tại đoạn này chỉ có một cầu qua kênh, đường tương đối dốc sẽ cải thiện điều kiện đi lại, di dân trong trường hợp tình huống thảm họa sảy ra.

4.3. Nâng cao năng lực, nhận thức cộng đồng


Ứng phó thảm họa thiên tai và mất an toàn hồ đập, bảo vệ công trình và các vấn đề liên quan thông qua các hoạt động tham vấn, xây dựng và tuyên truyền tập huấn trong qua trình trước trong và sau khi nâng cấp công trình, đặc biệt là những hoạt động giới hay dân tộc thiểu số sẽ tạo ra cơ hội cho việc nâng cao năng lực cho người dân của các xã tham gia, gia tăng các hiểu biết xã hội và gắn bó cộng đồng, gia tăng khả năng tổ chức, quản lý, giám sát và gia tăng vị thế của phụ nữ cũng như các cấp hội trong cộng đồng.

4.4. Nâng cao năng lực và cải thiện sự phối hợp trong ứng phó về mất an toàn hồ đập:


Việc nâng cấp sửa chữa hồ Khe Chè sẽ nâng cao năng lực và cải thiện sự phối hợp trong ứng phó về mất an toàn hồ đập, thảm họa thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu do các hoạt động cải tạo, nâng câp các hạng mục công trình hồ chứa nước Khe Chè gồm: Nâng cấp, mở rộng tràn xả lũ đảm bảo an toàn hồ chứa; Bê tông, cứng hóa đường lên đập và mặt đập; Bổ sung, làm mới cầu qua tràn, cầu qua kênh chính; Bổ sung, làm mới hệ thống tiêu, thoát nước mái hạ lưu đập.

4.5. Đảm bảo tưới ổn định:


Hồ chứa có nhiệm vụ đảm bảo cung cấp nước tưới cho 1000 ha canh tác nông nghiệp, cung cấp nước thô sinh hoạt cho hơn 3000 nhân khẩu; đây là ổn định sinh kế do đảm bảo hơn nguồn nước tưới để phục vụ sản xuất nông nghiệp, một trong những sinh kế chính của địa phương;

Cải thiện điều kiện sản xuất nông nghiệp do chủ động điều tiết nguồn nước tưới vào cuối mùa mưa, cấp nước cho mùa khô sau khi các công trình điều tiết được nâng cấp sửa chữa;


4.6 Phát triển phúc lợi xã hội cho nhóm dễ bị tổn thương


Nhận dạng đúng tới những nhóm dễ bị tổn thương nhất của nhóm dân số để đảm bảo rằng phúc lợi của họ là điều quan tâm nhất trong Dự án. Tăng cường hoạt động xã hội sẽ tạo điều kiện cho những nhóm này tham gia vào công tác qui hoạch, thiết kế và thực hiện các tiểu dự án, đảm bảo những công trình sẽ mang lại lợi ích tối đa cho họ trong điều kiện hiện tại và giảm thiểu tác động bất lợi cho họ.

Trong vùng Tiểu dự án việc đầu tư dự án cấp nước tưới ổn định và tạo cơ hội mở rộng đường giao thông nội vùng sẽ giúp người dân, đặc biệt là phụ nữ tiết kiệm được thời gian lấy nước, thời gian sản xuất nông nghiệp thông qua việc sắp xếp lịch thời vụ một cách chủ động, cũng như việc lấy nước phục vụ chăn nuôi, phát triển kinh tế vườn trang trại, góp phần tạo ra tính đa dạng các loại sản phẩm nông nghiệp và tăng khả năng tiếp cận thị trường, cải thiện thu nhập. Nước sinh hoạt được cung cấp kịp thời hơn là điều kiện cơ bản cải thiện sức khỏe người dân, được biệt là tránh được được các bệnh của phụ nữ. Thông qua thực hiện kế hoạch hành động giới của dự án, nhận thức về giới sẽ được nâng lên trong các cấp chính quyền và cộng đồng. Phụ nữ giảm được thời gian lao động sẽ có cơ hội tham gia vào các hoạt động cộng đồng, tìm hiểu nâng cao trình độ hiểu biết, giáo dục con cái,…

Trong các cuộc tham vấn, người dân rất ủng hộ các tiểu dự án đầu tư trong địa bàn của họ vì họ nhận thức rất rõ là đây là cơ chế chính để cải thiện điều kiện kinh tế. Dự án sẽ cải thiện điều kiện giao thông, cấp nước, khuyến khích phát triển nông nghiệp, phục hồi một số cây hàng hóa đặc trưng của địa phương có lợi nhuận cao, thúc đẩy lưu thông hàng hoá, tăng lao động và việc làm bên ngoài, cải thiện các dịch vụ xã hội và điều kiện môi trường cho người dân. Dự án hỗ trợ việc xây dựng hoàn thiện và nâng cấp hệ thống cấp nước đa mục tiêu nhằm trữ nước vào cuối mùa mưa hỗ trợ cộng đồng tiếp cận với nguồn nước phục vụ trồng trọt, chăn nuôi của các hộ gia đình. Hướng đến các cộng đồng khan hiếm nước tưới thông qua việc xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện và phục hồi các công trình cấp nước đa mục tiêu cho các cụm dân cư, bao gồm cả các bể trữ nước đa năng, cụm cấp nước cộng đồng, tạo điều kiện cho người dân sử dụng nước vào nhiều mục đích khác nhau như để tắm giặt, dùng cho chăn nuôi và vệ sinh chuồng trại.

Dự án sẽ làm tăng sản lượng nông nghiệp, cải thiện điều kiện sống, cải thiện điều kiện tưới tiêu, cải thiện điều kiện giao thông, cải thiện môi trường sống và tình trạng sức khoẻ của người dân trong vùng dự án, đặc biệt là phụ nữ và người dân trong vùng dự án.


4. 7. Giải pháp là tối ưu hóa hiệu quả đầu tư


Công tác sửa chữa, nâng cao an toàn đập chính là một biện pháp tối đa hóa hiệu quả đầu tư xây dựng hồ. Sau khi dự án hoàn thành, hiệu quả tưới của hồ sẽ được tối đa hóa, đồng thời tạo các tác động tích cực như đã đề cập ở phần IV. Để phát huy hơn nữa các hiệu quả đầu tư của dự án mang lại thì đơn vị quản lý hồ, chính quyền địa phương và người dân cần thực hiện những hoạt động như sau:

  • Xây dựng và thực hiện đúng quy trình vận hành hồ chứa;

  • Thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa hồ định kỳ để đảm bảo cho công tác vận hành cũng như an toàn hồ chứa;

  • Thường xuyên tập huấn về kỹ thuật quản lý vận hành cho cán bộ quản lý hồ;

  • Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, học sinh về Pháp lệnh bảo vệ công trình thủy lợi, đặc biệt là người dân xã Trung Môn và các xã khu vực hưởng lợi. Hoạt động này có thể thường xuyên thực hiện ở các cuộc họp thôn, xã, các đoàn thể, trên các phương tiện loa phát thanh của xã…;

  • Thường xuyên theo dõi, kiểm tra các hạng mục: Cống, tràn, đập, đường quản lý hồ và các công trình phụ trợ để phát hiện những sự cố đặc biệt và kịp thời xử lý;

  • Thiết lập hệ thống thông tin an toàn hồ chứa và cảnh báo sự cố thông suốt giữa các cơ quan liên quan với chính quyền và người dân địa phương để có phản ứng nhanh trong các tính huống khẩn cấp;

  • Xây dựng kế hoạch phòng tránh khẩn cấp khi có sự cố đối với hồ, đồng thời diễn tập các phương án phòng tránh cho người dân;

  • Thường xuyên dọn dẹp cảnh quan khu vực ven hồ, tuyệt đối không để người dân chăn thả gia súc, trồng cây lâu năm trong phạm vi bảo vệ công trình.


tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương