Sửa chữa nâng cấp cụm đầu mối hồ chứa nước Khe Chè tỉnh Quảng Ninh


Phần III: Đặc điểm kinh tế, xã hội khu vựcdự án



tải về 0.83 Mb.
trang3/14
Chuyển đổi dữ liệu11.07.2016
Kích0.83 Mb.
#1649
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

Phần III: Đặc điểm kinh tế, xã hội khu vựcdự án

3.1. Tổng quan kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh


Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía bắc Việt Nam, có dáng một hình chữ nhật nằm chếch theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Phía Tây tựa lưng vào núi, phía Đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc Bộ với bờ biển trải dài với hơn 2000 hòn đảo lớn nhỏ.

Đông Triều nằm trên quốc lộ 18A, cách Hà Nội khoảng 90 km, cách Hạ Long 80 km là cửa ngõ phía tây của tỉnh Quảng Ninh. Phía Bắc giáp huyện Sơn Động và huyện Lục Nam của tỉnh Bắc Giang.Phía Tây giáp thị xã Chí Linh của tỉnh Hải Dương. Phía Nam giáp huyện Thủy Nguyên của thành phố Hải Phòng.Phía Đông giáp thành phố Uông Bí. Đông Triều có 21 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 2 thị trấn và 19 xã.

An Sinh là một xã miền núi của huyện Đồng Triều, phía Đông giáp xã Bình Khê, xã Tràng An; Phía Tây giáp xã Hoàng Tiến, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương; phía Nam giáp xã Bình Dương, xã Việt Dân, xã Tân Việt, xã Đức Chính; phía Bắc tiếp giáp tỉnh Bắc Giang. Xã nằm cách thị trấn Đông Triều 8km. Xã có 17 thôn, dân cư sống rải rác, thôn xa nhất cách trung tâm xã 14km.

3.1.1. Dân số và lao động


Dân số Quảng Ninh hiện nay khoảng 1 triệu người với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,66%. Quảng Ninh có 22 dân tộc anh em sinh sống, song chỉ có 6 dân tộc có hàng nghìn người trở lên, cư trú thành cộng đồng và có ngôn ngữ, bản sắc văn hóa riêng đó là các dân tộc Kinh, Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa.

Tính đến năm 2014 dân số toàn tỉnh là 1.377.200 người, phân theo giới tính có 607.350 nam (50,05%) và 557.000 nữ (49,95%). Dân số phân bố ở nông thôn là 787.000 người chiếm 55,78%, ở thành thị 630.200 người chiếm 45,22 %. Mật độ dân số bình quân 193người/km2.

Số dân trong độ tuổi lao động đến hết năm 2013 có 579.076 người, chiếm 66,16% tổng số dân. Lao động làm nghề nông là chủ yếu, chiếm 78,04%, chỉ có 21,96% lao động cho công nghiệp và các ngành khác.

3.1.2. Đói nghèo


Theo tiêu chuẩn phân loại hộ nghèo của Bộ LĐ-TB và xã hội, các hướng dẫn của tỉnh để đánh giá mức đội đói nghèo của địa phương, tính đến cuối năm 2014 tỉnh Quảng Ninh còn 2,5% (giảm 4,84% so với năm 2013). Hộ nghèo dựa vào một vụ một năm chỉ là lúa hoặc ngô. Họ không có vốn để chăn nuôi.

3.1.3. Y tế và giáo dục


Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 421 trường học ở cấp phổ thông, trong đó trung học phổ thông có 46 trường, trung học cơ sở có 146 trường và tiểu học có 177 trường, 205 trường mẫu giáo.

Năm 2014, tỉnh Quảng Ninh có 20,861 giáo viên các cấp được đào tạo chuyên nghiệp. 100% giáo viên mầm non, 100% giáo viên tiểu học, 97.4% giáo viên cấp 2, và 100% giáo viên trung học đạt chuẩn nhà nước..

Quảng Ninh có hệ thống cơ sở vật chất ngành y tế được đầu tư đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Toàn tỉnh có 15 bệnh viện, 09 phòng khám đa khoa khu vực, 10 trung tâm y tế tuyến tỉnh, 14 trung tâm y tế tuyến huyện vaf186 trạm y tế xã, phường.

3.2.Kết quả khảo sát đánh giá


Từ cách tiếp cận nguồn lực sinh kế hộ gia đình, phần này sẽ phân tích các đặc trưng kinh tế xã hội của các hộ được khảo sát theo các nguồn lực vốn con người (nhân khẩu và lao động, học vấn, nghề nghiệp, sức khỏe), vốn tài nguyên thiên nhiên (đất sản xuất: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất thủy sản, quyền sử dụng đất), vốn vật chất (nhà ở, tài sản sử dụng cho sinh hoạt, tài sản sử dụng cho sản xuất và kinh doanh), vốn tài chính (thu nhập, thay đổi mức sống, nghèo khổ, vay vốn), và vốn xã hội (quan hệ cộng đồng, họ hàng, chính quyền và sự hỗ trợ của họ) và xem xét các yếu tố tác động trong đó có cả các tác động tiềm tàng của dự án. Các nguồn lực trên được phân tích có lồng ghép các yếu tố Giới, và nhóm dễ bị tổn thương.

3.2.1 Nhân khẩu


Số nhân khẩu trung bình của một hộ trong mẫu khảo sát vùng dự án là 3,4 người, thấp hơn nhiều so với số nhân khẩu bình quân hộ cả nước là 3,89 (Niên giám thống kê, 2013). Số nhân khẩu bình quân của một hộ có sự khác biệt giữa các xã, nhóm dân tộc, nhóm thu nhập, nhóm hộ do phụ nữ làm chủ hộ và nam giới làm chủ hộ

Xét theo dân tộc, quy mô trung bình của một hộ DTTS là 3,4 người và hộ người Kinh là 3,3người. Theo giới tính chủ hộ, quy mô hộ do phụ nữ làm chủ hộ có ít người hơn hộ do nam giới làm chủ hộ (tương ứng là 3,3 người so với 3,4người) (xem bảng 1)



Bảng 1: Số nhân khẩu và lao động bình quân hộ gia đình

 

Nhân khẩu

Cơ cấu hộ theo quy mô nhân khẩu (%)

Bình quân hộ

1-2 người

3-4 người

5-8 người

9 người trở lên

Tổng mẫu

3,4

28,2

47,0

24,8

0,0

Theo xã/ phường

 

 

 

 

 

X. An Sinh

3,5

26,3

46,2

27,5

0,0

X. Tân Việt

3,4

21,5

55,0

23,5

0,0

X. Việt Dân

3,5

20,4

52,1

27,5

0,0

Theo dân tộc

 

 

 

 

 

+ Kinh

3,3

27,8

54,5

17,7

0,0

+ DTTS

3,4

14,0

42,3

43,7

0,0

Theo giới chủ hộ

 

 

 

 

 

+ Nam chủ hộ

3,4

29,7

47,3

23,0

0,0

+ Nữ chủ hộ

3,3

28,6

44,9

26,5

0,0

Theo nhóm thu nhập

 

 

 

 

 

Nhóm 1 (nghèo nhất)

 

22,1

51,6

26,3

0,0

Nhóm 2

 

11,6

53,8

34,6

0,0

Nhóm3

 

20,0

40,9

39,1

0,0

Nhóm 4

 

27,5

46,7

25,8

0,0

Nhóm 5 (giầu nhất)

 

22,3

53,3

24,4

0,0

Nguồn : Số liệu khảo sát

Theo nhóm thu nhập, quy mô nhân khẩu gia đình từ 3 – 4 người khá đồng đều ở tất cả các nhóm thu nhập. Điều này đã chỉ ra rằng: quy mô gia đình hạt nhân ngày càng phổ biến, điều đó lý giải cho việc kinh tế gia đình của vùng phát triển hơn so với các vùng dự án khác (Biểu đồ 1)


Biểu đồ 1: Quy mô hộ phân theo nhóm thu nhập



Phân tích cơ cấu hộ theo quy mô nhân khẩu vùng dự án được khảo sát cho thấy đa số các hộ có 3-4 người (47,0%) và 4-5 người (24,8%); có ít hộ có 1-2 người (28,2%) và hộ từ 9 người trở lên không có. Nếu nhìn nhận rằng hiện nay ở Việt Nam, quy mô gia đình nhỏ, ít con là có tính phổ biến, như vậy ở khảo sát này cho thấy mô hình gia đình hạt nhân chiếm gần 80%.

Như vậy số liệu khảo sát đã cho thấy so với tình hình chung tại vùng dự án, mô hình gia đình ít nhân khẩu và gia đình hạt nhân vẫn cao hơn, cho thấy mức độ phát triển vùng dự án cao hơn các xã khác trong tỉnh.

3.2.2 Nghề nghiệp


Trong cơ cấu nghề nghiệp chính của các thành viên gia đình có tham gia lao động và có thu nhập trong mẫu khảo sát vùng dự án, ngành nông-lâm-ngư nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất là 65,6%; thứ hai là đối tượng học sinh, sinh viên chiếm tỉ lệ 12,5%; còn lại là cán bộ-viên chức, làm thuê, công nhân có tỉ lệ thấp dưới 10% đối với mỗi loại; tỉ lệ người làm buôn bán/dịch vụ, và nội trợ đặc biệt rất thấp, đều nhỏ hơn 6%, đặc biệt tiểu thủ công nghiệp không có trong cơ cấu nghề nghiệp của các xã được khảo sát (xem Bảng 2, phụ lục 1). Như vậy nông-lâm-ngư nghiệp là lĩnh vực chủ đạo trong nền kinh tế - xã hội của vùng dự án, nơi tập trung phần lớn lực lượng lao động.

Bảng 2: Nghề nghiệp chính của người lao động (tính tất cả các thành viên

của hộ gia đình có tham gia lao động)


 

Mấtsức lao động


Nông,lâm, ngư nghiệp


Buônbán, dịch vụ


Cán bộ,viên chức


Học sinh,sinh viên


Tiểu thủcông


Làm

thuê




Khôngcó việc làm



Không



Các

nghề


khác


Tổng mẫu

2,2

65,6

6,3

6,5

12,5

0,0

4,9

2,0

1,5

0,0

Theo xã































X. An Sinh

2,2

66,0

6,5

6,5

11,5

0,0

5,2

0,0

2,1

0,0

X. Tân Việt

0

64,0

6,2

6,2

12,0

0,0

4,7

5,4

0,6

0,0

X. Việt Dân

1,5

65,5

6,2

6,5

12,5

0,0

5,2

1,5

1,1

0,0

Theo DT































+ Kinh

1,5

65,5

6,5

6,5

12,

0,0

5,0

2,05

0,0

0,0

+ DTTS

2,0

65,0

4,5

4,5

9,5

0,0

10,5

4,0

0,0

0,0

Tỷ lệ hộ có nghề nông-lâm-ngư nghiệp ở dân tộc Kinh so với các dân tộc thiểu số là ngang bằng nhau (65,5% so với 65,0%). Tỷ lệ hộ có nghề phi nông nghiệp ở dân tộc Kinh là có cao hơn các dân tộc thiểu số (6,5% so với 4,5%). Xét về tình trạng nghề nghiệp đang làm có đóng góp vào thu nhập gia đình hiện nay, khảo sát cho thấy tỷ lệ người ăn theo ở mức trung bình, chiếm gần 20%, trong đó có tỷ lệ đáng kể là lao động thất nghiệp và bán thất nghiệp và mất sức lao động. Các đối tượng ăn theo bao gồm nhiều nhất là học sinh, sinh viên, còn lại là những người còn nhỏ/già yếu, mất sức lao động và kể cả đang trong độ tuổi lao động, có sức khỏe nhưng hiện không có việc làm. Việc triển khai dự án sẽ gia tăng diện tích đất được tưới, thêm mùa vụ sản xuất trong một năm, đa dạng hóa các ngành nghề ngoài trồng trọt (như chăn nuôi, dịch vụ và các nghề có sử dụng nước khác); từ đó gia tăng công ăn việc làm và xóa bỏ được tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm hiện nay ở các vùng dự án.

Biểu đồ 2: Nghề nghiệp chính của chủ hộ phân theo xã/ phường




Nhìn chung ở cả 3 xã dưới hạ lưu,được hưởng lợi trong vùng dự án được khảo sát, sinh kế chủ yếu của người dân vẫn là nông nghiệp, trong đó trồng lúa 2 vụ và trồng hoa màu 1 vụ trong năm là phổ biến. Vì vậy vấn đề an toàn hồ đập, ổn định nước tưới tiêu là rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp ở các địa bàn dân cư này trong khi ở hầu hết các vùng được khảo sát đều có nhu cầu cao về nước phục vụ nông nghiệp nhưng thực tế đều chưa chủ động được.

Thực tế khảo sát định tính tại các xã vùng dự án đều cho thấy trong quá khứ đã xuất hiện những mâu thuẫn, xung đột giữa các hộ dân, các địa phương có hệ thống kênh đi qua vào thời kỳ cấp nước tưới mùa vụ nhất là khi có sự không bình đẳng, do những hộ đầu nguồn nước được cấp nước nhiều và thuận lợi hơn là các hộ ở cuối nguồn nước do hồ chứa bị thất thoát nước. Dự án sửa chữa, đảm bảo an toàn hồ chứa sẽ giải quyết được sự thiếu bình đẳng về cấp nước đầu nguồn và cuối nguồn


3.2.3. Giáo dục


Khoảng 95,0% dân số vùng dự án có trình độ học vấn từ bậc tiểu học đến cao đẳng/đại học trở lên, trong đó số người tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông chiếm đến hơn 60%. Tỉ lệ học cao đẳng/đại học trở lên chiếm tới 18,3%%. Tỷ lệ mù chữ là 0,1% và chưa đi học là 5%. Tỷ lệ chưa đi học của các xã vùng dự án được khảo sát thấp hơn rất nhiều so với mức chung của cả nước trong Niên giám thống kê 2013.Tỷ lệ này không có sự khác biệt lớn giữa các xã được khảo sát.

Điều đáng ghi nhận ở đây là tỷ lệ mù chữ đối với người DTTS cũng rất thấp, chỉ 0,1% (con số này chỉ tập trung ở những người già trên 60 tuổi). Theo mức sống, tỷ lệ mù chữ ở nhóm có thu nhập nghèo nhất (nhóm 1) cũng chỉ chiếm 0,1%.

Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 6-18 bỏ học là 0,2% và phổ biến là những trẻ học kém, không có khả năng theo học.(xem Bảng 4, phụ lục 1).

Bảng 3: Trình độ học vấn của các thành viên hộ gia đình (Đơn vị %)



 

Trình độ học vấn cao nhất

Mù chữ

Tiểu học

THCS

THPT

CĐ/ĐH trở

lên


Không phù

hợp


Chưa đi

học


Không biết

Tổng mẫu

0,1

15,2

31,1

30,3

18,3

0,0

5,0

0,0

Theo xã

 

 

 

 

 

 

 

 

X. An Sinh

0,1

15,0

30,2

34,5

15,2

0,0

5,0

0,0

X. Tân Việt

0,1

15,5

30,3

32,1

17,5

0,0

4,5

0,0

X. Việt Dân

0,1

14,7

30,9

32,5

17,8

0,0

4,0

0,0

Theo Dân tộc

 

 

 

 

 

 

 

 

DTTS

0,1

14,5

47,9

28,.9

0,0

0,0

8,6

0,0

Kinh

0,1

15,6

29,5

31,8

18,0

0,0

5,0

0,0

Nhóm thu nhập

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm 1 (nghèo nhất)

0,1

16,5

35,5

37,4

5,5

0,0

5,0

0,0

Nhóm 2

0,1

15,6

35,5

31,09

10,0

0,0

6,9

0,0

Nhóm 3

0,0

15,0

34,1

33,4

12,5

0,0

5,0

0,0

Nhóm 4

0,0

15,0

35,5

30,5

15,0

0,0

4,0

0,0

Nhóm 5 (giàu nhất)

0,0

14,5

23,9

40,6

18,0

0,0

3,0

0,0

Tỷ lệ trẻ em bỏ học ở đấy rất thấp, chỉ chiếm 0,2%, lý do trẻ em bỏ học ở đây là do học kém nên bỏ học, không liên quan gì đến kinh tế gia đình (xem bảng 5 & 6, phụ lục 1)

3.2.4. Sức khỏe


Có khoảng (18,7%) hộ gia đình được khảo sát trong tháng qua có đau ốm (xem Bảng 7, phụ lục 1). Đây là một chỉ số khá thấp, điều đó cho thấy sức khỏe của người dân trong vùng dự án được chăm sóc tốt phù hợp với điều kiện y tế ngày càng tốt hơn. Trong đó không có những khác biệt lớn về tình trạng ốm đau giữa các xã khảo sát cũng như giữa các nhóm thu nhập giàu và nghèo. Theo dân tộc, tình trạng ốm đau trong vòng một tháng vừa qua của người Kinh có thấp hơn các dân tộc thiểu số, nhưng tỷ lệ này cũng không chênh lệch nhau nhiều, do DTTS đã sống lâu đời ở đây cùng với người Kinh, do đó vấn đề chăm sóc sức khỏe họ đều ý thức được như người Kinh (18,0% so với 20,1%).

Bảng 4: Tình trạng sức khỏe và chăm sóc sức khỏe






Có người bị ốm trong 1 tháng qua

Có bảo hiểm y tế

Tổng mẫu

18,7

90,3

Theo xã







X. An Sinh

20,0

90,0

X. Tân Việt

17,5

89,9

X. Việt Dân

16,5

85,0

Theo DTTS







Kinh

18,0

90,0

DTTS

20,1

85,9

Theo nhóm thu nhập







Nhóm 1 (nghèo nhất)

18,7

85,0

Nhóm 2

18,0

85,0

Nhóm 3

15,8

90,0

Nhóm 4

16,3

93,5

Nhóm 5 (giàu nhất)

5,2

95,5

Tỷ lệ có Bảo hiểm y tế các loại trong các hộ gia đình được khảo sát là khá cao, chiếm 90,3%. Đáng chú ý là tỷ lệ có các loại BHYT trong các hộ gia đình người dân tộc thiểu số cũng chiếm tỷ lệ cao (5,9%). Tỷ lệ có các loại BHYT trong các hộ có thu nhập cao nhất (95,5%), những cũng không cao hơn nhiều so với nhóm hộ có mức thu nhập thấp nhất (85,0%). Điều này cho thấy người dân trong vùng dự án (kể cả hộ có thu nhập thấp nhất) đều nhận thức được việc cần thiết phải tham gia bảo hiểm y tế.

Theo các đối tượng trả lời, có 04 nguyên nhân chính có tác động tiêu cực đối với tình hình sức khỏe hiện với mức độ từ cao đến thấp là nguồn nước ô nhiễm, thực phẩm không an toàn, thiếu nước sinh hoạt và ô nhiễm nơi ở (xem Biểu đồ 3)

Biểu đồ 3: Tỷ lệ % các nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hiện nay

Hai trong năm nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân có liên quan đến vấn đề nước là nguồn nước ô nhiễm và thiếu nước sinh hoạt (chiếm tỷ lệ cao nhất 69,3%).


3.2.5 Đất đai


Tại các vùng khảo sát nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu, là sinh kế cơ bản của người dân, do đó ruộng đất là nguồn lực sản xuất chủ yếu của các hộ nông dân. Trong đó, 99,5% hộ có đất thổ cư, 95,2% hộ có đất trồng lúa, 59,2% hộ có đất trồng rau màu, 13,3% hộ có đất trồng cây công nghiệp và 15,3% hộ có đất ao hồ- mặt nước.

Qua số liệu ruộng đất các loại của các hộ gia đình vùng dự án được khảo sát đã cho thấy nghề nông nghiệp trồng trọt là phổ biến và chủ đạo ở các địa phương. Và do vậy nhu cầu về tưới tiêu phục vụ nông nghiệp ở những vùng này là rất lớn, thiếu nước chỉ trong khoảng 1-2 tháng cũng đủ ảnh hưởng đến đời sống của người dân địa phương.

Theo nhóm thu nhập, ở 2 nhóm thu nhập thấp nhất (nhóm 1, 2) có tỷ lệ ngang bằng so với các nhóm thu nhập khác về các loại ruộng đất canh tác. Hộ thuộc nhóm có thu nhập tốt nhất (nhóm giàu nhất) thì có tỷ lệ về các loại ruộng đất canh tác ở tất cả các loại đều cao. Những hộ ở nhóm có thu nhập thấp đều không có diện tích ao hồ/ mặt nước nào, người dân chủ yếu dựa vào đất canh tác nông nghiệp. Rõ ràng thiếu ruộng đất canh tác hiện nay cũng đang là một trong những nguyên nhân gây nghèo ở các vùng nông nghiệp, nông thôn. Để giảm nghèo, vấn đề ổn định và tăng diện tích được tưới tiêu, gia tăng mùa/vụ/năm trên diện tích hiện có cũng như gia tăng các hoạt động lao động phi nông nghiệp là rất quan trọng.

Bảng 5: Tỷ lệ các loại đất của hộ dân

Đơn vị %

 

Đất thổ cư

Đất trồng lúa

Đất trồng rau,

màu


Đất trồng cây

công nghiệp



Ao hồ, mặt

nước


Tổng mẫu

99,5

95,2

59,2

13,3

15,3

Theo xã

 

 

 

 

 

X. An Sinh

98,1

95,0

66,5

12,9

15,8

X. Tân Việt

100,0

96,0

77,5

25,0

12,5

X. Việt Dân

100,0

98,2

55,6

29,1

10,3

Theo nhóm thu nhập

 

 

 

 

 

+ Nhóm 1 (nghèo nhất)

100,0

89,5

60,5

10,5

0,0

+ Nhóm 2

100,0

95,6

72,3

19,2

16,4

+ Nhóm 3

100,0

97,5

68,2

20,9

13,6

+ Nhóm 4

100,0

98,1

69,2

20,2

17,5

+ Nhóm 5 (giàu nhất)

100,0

94,4

73,3

32,7

20,3

3.2.6 Nước sạch


Nguồn nước tắm giặt

Đa số các hộ vùng dự án được khảo sát nguồn nước tắm giặt sinh hoạt đều sử dụng nước máy (95%), tỷ lệ sử dụng các nguồn nước khác là thấp: không có hộ nào dùng nước ao hồ-sông suối, 1,4% dùng nguồn nước khác và 1,0% dùng nước giếng đào.

Trong điều kiện nông thôn 91,5% nguồn nước dùng cho sinh hoạt tắm giặt được xem là hợp vệ sinh từ các nguồn như giếng đào/giếng khoan, vòi nước máy riêng, nguồn nước công cộng và nguồn nước mưa

Bảng 6: Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước tắm giặt ở các xã vùng dự án (%)



 

Vòi nước máy riêng

Dùng nước công cộng

Nước giếng đào/ khoan

Nước ao hồ, sông suối

Nước mưa

Nguồn khác



 

 

 

 

 

 

Tổng mẫu

95,0

0,0

5,0

0,0

0,0

0,0

Theo xã

 

 

 

 

 

 

X. An Sinh

95,3

0,0

4,7

0,0

0,0

0,0

X. Tân Việt

92,0

0,0

8,0

0,0

0,0

0,0

X. Việt Dân

95,2

0,0

2,7

0,0

0,0

1,8

Theo nhóm thu

nhập

 

 

 

 

 

 

+ Nhóm 1

(nghèo nhất)



90,0

0,0

5,0

0,0

0,0

5,0

+ Nhóm 2

90,2

0,0

9,8

0,0

0,0

0,0

+ Nhóm 3

95,5

0,0

4,5

0,0

0,0

0,0

+ Nhóm 4

93,9

0,0

6,1

0,0

0,0

-

+ Nhóm 5 (giàu

nhất)


 

98,5


 

0,0


 

1,5


 

0,0


 

0,0


 

0,0


Qua số liệu khảo sát cho thấy 95% người dân trong vùng sử dụng nước sinh hoạt là nước máy, nước được dẫn từ hồ Khe Chè về trạm cấp nước, qua hệ thống xử lý, lọc và cung cấp cho người dân sử dụng. Do đó việc giữ được nước, không bị thất thoát tại các hồ chứa nước Khe Chè phục vụ đời sống người dân là cần thiết.

Nguồn nước ăn uống

Cũng nhưvới nước sinh hoạt tắm giặt, nguồn nước dùng cho ăn uống của người dân ở các xã được khảo sát chủ yếu là dùng nước máy với tỷ lệ 98%, chỉ có 2% người dân dùng nước giếng đào cho ăn uống.

Nếu quan niệm về nước sạch một cách tương đối ở nông thôn, như vậy các nguồn được tính bao gồm: nước máy, nước giếng khoan/đào, nước mưa và nước mua thì mới có 98% người dân ở vùng dự án được tương đối đảm bảo về nguồn nước dùng cho ăn uống. Tuy nhiên cũng phải ghi nhận rằng, người dân trong vùng dự án không sử dụng nước ao, hồ dùng làm nước ăn.

Như vậy, ở các vùng dự án được khảo sát, nguồn nước dùng cho ăn uống và sinh hoạt đều chưa được đáp ứng cả về số lượng và chất lượng do đó việc giữ được nước trong mùa thiếu nước là một việc làm hết sức có ý nghĩa đới với người dân trong vùng dự án.

Bảng 7: Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước ăn uống ở các xã vùng dự án (%)



Vòi nước máy riêng

Dùng nước công cộng

Nước giếng đào/ khoan

Nước ao hồ, sông suối

Nước mưa

Mua nước

Nguồn khác

 

Tổng mẫu

98,0

0,0

2,0

0,0

0,0

0,0

0,0

Theo xã

 

 




 

 

 

 

X. An Sinh

95,7

0,0

4,3

0,0

0,0

0,0

0,0

X. Tân Việt

97,5

0,0

2,5

0,0

0,0

0,0

2,5

X. Việt Dân

94,0

0,0

6,0

0,0

0,0

0,0

0,0

Theo nhóm thu

nhập

 

 

 

 

 

 

 

+Nhóm 1

(nghèo nhất)



92,7


0,0

6,3

0,0

0,0


-

1,0

+ Nhóm 2

97,2

0,0

2,8

0,0

0,0

-

0,0

+ Nhóm 3

98,0

0,0

2,0

0,0

0,0

0,0

0,0

+ Nhóm 4

98,8

0,0

1,2

0,0

0,0

0,0

-

+ Nhóm 5

(giàu nhất)



100,0

 

0,0


 

100


 

0,0


 

0,0


 

0,0


 

0,0

3.2.7. Vệ sinh


Biểu đồ 4 cho thấy tại các vùng được khảo sát có tới 94,6% hộ gia đình dùng hố xí hợp vệ sinh, trong đó có 66,1% hộ có Nhà vệ sinh tự hoại/bán tự hoại, 28,5% hộ dùng Nhà vệ sinh 2 ngăn. Ngoài ra có khoảng 3,7% hộ gia đình còn dùng loại nhà vệ sinh đơn giản, và có 1,2% hộ gia đình chưa có nhà vệ sinh.

Biểu đồ 4: Các loại nhà vệ sinh



Số liệu bảng 8 cũng cho thấy, các hộ gia đình dân tộc thiểu số có tỷ lệ nhà vệ sinh không đảm bảo tiêu chuẩn cao hơn so với các dân tộc Kinh: 6,2% so với 4,5%.

Bảng 8: Loại nhà vệ sinh của các hộ được khảo sát

 

 

 

Không có nhà vệ sinh



 

 


Có hố xí hợp vệ sinh

Có hố xí không

hợp vệ sinh



Nhà vệ sinh tự hoại/bán tự hoại

 

Nhà vệ sinh hai ngăn

 


Tổng cộng

 

Nhà vệ sinh đơn giản

 


Nhà vệ sinh trên ao, hồ, sông, suối

Loại khác

 


Tổng mẫu

1,2

66,1

28,5

94,6

3,7

0,0

0,5

Theo xã

 

 

 

 

 

 

 

X. An Sinh

0,0

60,5

22,7

83,2

3,5

0,0

0,0

X. Tân Việt

1,0

65,5

25,5

91,0

5,0

0,0

3,0

X. Việt Dân

1,2

66,0

28,3

94,3

4,05

0,0

0,0

Theo Dân tộc

 

 

 

 

 

 

 

Kinh

0

68,0

27,5

95,5

4,5

0,0

0,0

DTTS

1,4

62,5

27,1

89,6

6,2

0,0

2,8

Nhóm thu nhập:

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm 1

(nghèo nhất)



1,2

66,5

26,8

93,3

5,5

0,0

0,0

Nhóm 2

1,0

79,7

14,4

94,1

4,9

0,0

0,0

Nhóm 3

0,0

79,1

17,3

96,4

3,6

0,0

0,9

Nhóm 4

0,0

86,8

10,9

97,7

2,3

0,0

1,0

Nhóm 5

(giàu nhất)



 

0,0


 

86,4


 

13,4


 

99,8


 

0,2


 

0,0


 

0,0

Theo nhóm thu nhập, điều đáng ghi nhận là tại các phường xã được khảo sát thì tỷ lệ hộ có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn rất cao, chiếm tới hơn 94,6%. Nhóm nghèo nhất cũng có tới 93,3% có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn. Ngược lại, nhóm có thu nhập giàu nhất (nhóm 5) có tới 99,8% nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn

3.2.8. Thu nhập và mức sống hộ gia đình


Trong vùng dự án, các nhóm có thu nhập trung bình và trên trung bình chiếm tỷ lệ lớn (là 43,5% và 33,8%) và đặc biệt tỷ lệ nghèo tại các xã được khảo sát giảm đáng kể chỉ ở mức 2,5%

Bảng 9: Các nhóm thu nhập (%)






Nhóm thu nhập

Tổng

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

Nhóm 5

cộng

Tổng mẫu

2,5

2,1

43,5

33,8

18,1

100,0

Theo xã

 

 

 

 

 

 

X. An Sinh

0,0

1,8

45,0

28,2

25,0

100,0

X. Tân Việt

0,0

1,1

47,0

33,0

18,9

100,0

X. Việt Dân

2,5

5,0

35,0

45,5

12,0

100,0

Theo giới chủ hộ

 

 

 

 

 

 

+ Nam chủ hộ

2,5

2,0

44,5

30,9

20,1

100,0

+Nữ chủ hộ

2,5

2,5

42,5

33,0

19,5

100,0

Theo DTTS

 

 

 

 

 

 

+DTTS

5,0

2,5

42.1

31,5

18,9

100,0

+Kinh

0,5

2,0

41,2

34,0

22,3

100,0

Theo đánh giá của người dân địa phương, mức sống của người dân ở đây ở mức trung bình, khá với tỷ lệ các nhóm thu nhập từ trung bình, khá và giầu chiếm đến 90%.

Theo dân tộc, nếu ở mức nghèo đói thì con số này có khoảng cách chênh lệch khôngxa giữa người Kinh và người dân tộc (lần lượt là 0,5% và 5%).

Theo giới của chủ hộ thì ở mức nghèo đói, chủ hộ là nữ giới có chỉ số bằng so với nam giới là chủ hộ (2,5% so với 2,5%). Điều này cho thấy vai trò của nam giới và nữ giới như nhau trong vấn đề tạo ra thu nhập trong phạm vi vùng dự án.

Do đó với hy vọng dự án góp phần cải thiện cuộc sống của phụ nữ vì họ là bị tác động dễ bị tổn thương. Hỗ trợ phụ nữa đắc lực trong việc tạo ra thu nhập, ổn định cuộc sống và xóa đói giảm nghèo.


3.2.9. Một số vấn đề sinh kế và an sinh xã hội


a. Vay mượn

Vay mượn là thực trạng thường xuyên có tính phổ biến trong hoạt động sống của các cộng đồng dân cư trong nông thôn. Khảo sát dân cư vùng dự án cho thấy một thực tế về tình hình vay mượn qua số liệu Bảng 20, phụ lục 1. Một phần ba số hộ gia đình được phỏng vấn hiện đang có vay nợ, chiếm 34,5% tổng số người trả lời. Về quy mô vay nợ, có đến 85,6% số hộ dân chỉ vay với số tiền nhỏ hơn 60 triệu đồng, với những số tiền vay lớn hơn 60 triệu đồng, tỷ lệ số hộ vay thấp hơn rất nhiều, chỉ có 9,4%. Giải thích cho mức vay tương đối thấp (≤ 60 triệu) này là do các hộ dân không dám đầu tư lớn khi điều kiện sản xuất, kiếm sống không đảm bảo để thu được lợi nhuận cao để trả vốn và lãi vay. Vì vậy việc đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi, nông nghiệp để phát triển sản xuất sẽ giúp người dân yên tâm vay vốn cho làm ăn kinh tế. Những hộ có tỷ lệ vay với số tiền lớn hơn 60% đa phần là họ vay với mục đích kinh doanh, buôn bán là chính.

Biểu đồ 5: Tỷ lệ các loại mục đích vay tiền

Biểu đồ 5 thể hiện những mục đích vay tiền khác nhau của các gia đình.Người dân sử dụng tiền vay được để chi tiêu nhiều nhất cho mục đích học hành, chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp với tỷ lệ trên 20%. Điều này cho thấy đó là những mục đích mà người dân trong vùng dự án quan tâm hàng đầu và có nhu cầu vay tiền để thực hiện sản xuất nông nghiệpCác mục đích khác như thủy sản, lâm nghiệp, thủ công nghiệp, … có tỷ lệ rất thấp (< 5%).

Khi xem xét tỷ lệ mục đích vay tiền ở từng xã số liệu điều tra cho thấy ở mục đích “vay đầu tư cho chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp” chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều này dễ dàng được giải thích là do người dân vẫn tập trung vào phát triển sản xuất, ổn định đời sống.

b. An sinh xã hội

Trong cuộc sống của mọi con người có những lúc gặp rủi ro hoặc khó khăn mà người ta cần sự trợ giúp của người khác (hoặc tổ chức khác) để vượt qua. Khảo sát về những khó khăn/rủi ro cần sự hỗ trợ về vật chất, Biểu đồ 6. cho thấy người dân chủ yếu dựa vào hỗ trợ của anh em ruột thịt, thứ đến là từ bố mẹ hai bên, con cái, chính quyền/đoàn thể; sự hỗ trợ từ bạn bè và hàng xóm là không đáng kể khi chỉ chiếm tỉ lệ 1 - 2%. Điều này cho thấy ngoài việc dựa vào hỗ trợ vật chất từ bố mẹ, con cái thì các đoàn thể, chính quyền cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ người dân vượt qua khó khăn trong cuộc sống để phát triển sản xuất.

Biểu đồ 6:Tỷ lệ các đối tượng giúp đỡ vật chất lúc khó khăn



Xét riêng đối với dân tộc thì người Kinh có tỷ lệ không có ai giúp đỡ cao gấp 4 lần so với người các dân tộc ít người. Tỷ lệ hỗ trợ vật chất cao nhất của người Kinh là anh chị em ruột thịt (30,8%). Trong khi đó, tỷ lệ hỗ trợ vật chất ở các dân tộc thiểu số là: chính quyền đoàn thể (31,0%) và anh chị em ruột (18,3%). Khảo sát định tính cho thấy, trong thực tế, sự trợ giúp về vật chất đối với bà con DTTS là không đáng kể, một mặt các cộng đồng huyết thống người dân tộc là ít kết dính hơn người Kinh, vả lại họ sinh sống cũng khá phân tán. Mặt khác, cũng là điều quan trọng nhất là, bà con ruột thịt, họ hàng người DTTS cũng rất khó khăn nên ít trợ giúp đáng kể cho nhau về vật chất

Theo nhóm thu nhập thì với người nghèo (nhóm 1) sự hỗ trợ bằng vật chất của Chính quyền/đoàn thể là rất đáng kể (31,6%), tiếp theo mới là sự giúp đỡ của bố mẹ hai bên (26,3%). Trong khi với nhóm giàu (nhóm 1), hỗ trợ vật chất đáng kể nhất chỉ là anh chị em ruột (28,0%).

Biểu đồ 7: Tỷ lệ các đối tượng giúp đỡ tinh thần lúc khó khăn



Biểu đồ 7 cho kết quả về sự giúp đỡ tinh thần những lúc gặp khó khăn/rủi ro. Có tới 95,7% người trả lời cho rằng khi họ gặp khó khăn/rủi ro luôn có người chia sẻ, hỗ trợ về mặt tinh thần. Chỗ dựa tinh thần chủ yếu của người dân là từ anh chị em ruột thịt, con cái, bố mẹ hai bên; còn lại sự hỗ trợ tinh thần từ họ hàng, hàng xóm, chính quyền/đoàn thể và bạn bè là không nhiều với tỷ lệ thấp khoảng 5% (Bảng 18, phụ lục 1).

Theo dân tộc, hay theo các nhóm thu nhập tuy có chỉ số khác nhau nhưng đều thống nhất ở chỗ thể hiện vai trò quan trọng về hỗ trợ tinh thần khi gặp khó khăn/rủi ro của các nhân tố: anh chị em ruột thịt, con cái và bố mẹ hai bên

Như vậy, từ các số liệu đã nêu cho thấy vai trò quan trọng về hỗ trợ vật chất khi người dân gặp khó khăn/rủi ro của chính quyền/đoàn thể đối với nhóm người nghèo, người dân tộc thiểu số và các địa phương miền núi còn nghèo, còn gặp nhiều khó khăn trong đời sống. Với các nhóm xã hội khác, địa phương khác thì vai trò hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần khi người dân gặp khó khăn/rủi ro vẫn là các nhân tố: anh chị em ruột thịt, bố mẹ hai bên và con cái.

Khảo sát về những khó khăn/nhu cầu của người dân khi dự án triển khai cho kết quả ở Bảng 19, phụ lục 1. Số liệu cho thấy một bộ phận người dân vùng dự án hiện nay đang gặp khó khăn, và đang có nhu cầu cao về vay vốn, chiếm 30,8%. Những nhu cầu đáng kể đối với người dân nêu lên khi dự án triển khai cho thấy không phải nhu cầu nào cũng hợp lý và có thể đáp ứng, tuy nhiên nó là một gợi ý tốt cho cán bộ và cơ quan triển khai dự án, ở chỗ cần lưu ý những quan tâm, lo lắng của người dân như vấn đề tái định cư, đất đai, vấn đề khuyến nông, đào tạo nghề mới, vấn đề đời sống sinh kế và những nhóm người dễ bị tổn thương. Từ đó có kế hoạch hỗ trợ và thực hiện thiết kế thi công giảm thiểu tác hại đến đời sống sinh hoạt và sinh kế nói chung của người dân vùng dự án.

3. 2.10. Vấn đề giới trong vùng dự án


Có một vài vấn đề giới trong phạm vi tiểu dự án

  1. Lao động và phân chia lao động: Hầu hết các phụ nữ tham gia vào các hoạt động nông nghiệp. Phụ nữ có thể làm việc 9 -10 giờ / ngày trong khi đàn ông chỉ làm việc 8 giờ/ ngày). Kiến thức hạn chế và việc sử các phương pháp sản xuất nông nghiệp truyền thống khiến người dân địa phương thường xuyên phải đối mặt với rủi ro cao của mất mùa, dịch bệnh cho gia súc và suy dinh dưỡng.

  2. Tiếp cận giáo dục: Tất cả nam và nữ có quyền bình đẳng để đi học tuy nhiên tỷ lệ đi học của các em gái luôn luôn thấp hơn so với em trai.

  3. Sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động nhóm: Trong khu vực tiểu dự án, hầu hết phụ nữ là dân tộc Kinh. Phụ nữ chưa biết cách cũng như chưa được tập huấn và trao quyền để thể hiện quyền lợi của mình trước cộng đồng. Do đó trong các cuộc họp cộng đồng, họ rất ít phát biểu.

  4. Sự tham gia của phụ nữ trong hệ thống chính quyền địa phương: Thông qua các cuộc phỏng vấn với Chủ tịch UBND xã, báo cáo ghi nhận rằng phụ nữ chiếm 35% trong hệ thống UBND xã An Sinh. Không có người phụ nữ đóng vai trò như chủ tịch ủy ban. Hầu hết phụ nữ không đảm nhận vị trí lãnh đạo có ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định.Sức khỏe: Tình trạng sức khỏe của phụ nữ ở xã An Sinh không có gì là nghiêm trọng. Tuy nhiên, nguy cơ cao mắc các bệnh như tiêu chảy, dị ứng da và các hình thức nhiễm trùng khác không chỉ ở riêng phụ nữ mà còn ở cả cộng đồng.

Các tác động tích cực tới phụ nữ: Dự án khi thực hiện sẽ có tác động tích cực đến người dân trong vùng dự án nói chung và phụ nữ nói riêng. Các tác động đó là:

(i) Tạo cơ hội mới cho kinh tế, thương mại và dịch vụ; tạo việc làm tăng thu nhập cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo và các nhóm DTTS trong thời gian xây dựng dự án, tạm thời góp phần xóa đói giảm nghèo ở các xã dự án, và



(ii) Cung cấp cơ hội để cải thiện tình trạng của phụ nữ và tăng cường sự tham gia của họ trong các hoạt động cộng đồng thông qua kế hoạch hành động về giới.

Tác động tiêu cực của dự án đối với giới. Bên cạnh những tác động tích cực, dự án cũng có thể tác động tiêu cực đối với phụ nữ nói riêng và người dân nói chung trong khu vực. Tuy nhiên, các biện pháp giảm thiểu sẽ được tiến hành thông qua kế hoạch bồi thường và tái định cư. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng, ô nhiễm môi trường gây ra bởi chất thải bụi xây dựng, tiếng ồn, có thể xảy ra và ảnh hưởng đến mọi người. Những ảnh hưởng này có thể được giảm đáng kể bằng các biện pháp giảm thiểu được đề xuất

Các biện pháp giảm nhẹ các tác động tiêu cực: Để giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với phụ nữ trong vùng dự án, trước và trong quá trình thiết kế, bồi thường và hỗ trợ tái định cư, cũng như giám sát việc thi công công trình, dự án sẽ tăng cường phổ biến thông tin dự án đối với đồng người dân nói chung và phụ nữ nói riêng để đảm bảo phụ nữ được nhận tối đa các lợi ích từ dự án mang lại.

Kế hoạch hành động giới: Từ những phân tích trên của giới, một kế hoạch hành động giới là cần thiết để tạo điều kiện cho sự tham gia tối đa của phụ nữ trong giai đoạn xây dựng của dự án, cung cấp các cơ hội mới cho phụ nữ để tăng thu nhập, nhưng không làm tăng gánh nặng cuộc sống của họ, và góp phần tăng vai trò và địa vị người phụ nữ trong vùng dự án. Mục tiêu của kế hoạch này là:

  • Các nhà thầu địa phương sẽ sử dụng ít nhất 30% lao động nữ trong việc duy trì, xây dựng và sửa chữa;

  • Đối với một loại tương tự của công việc, lao động nữ phải được thanh toán như lao động nam;

  • Các điều kiện an toàn phải bình đẳng cho cả nam giới và phụ nữ;

  • Các nhà thầu địa phương sẽ không sử dụng lao động trẻ em;

  • Khuyến khích việc sử dụng lao động địa phương và tránh xây dựng các lán trại lao động;

  • Nhóm phụ nữ và Hội Liên hiệp phụ nữ sẽ được tư vấn trong việc thiết kế của tiểu dự án;

  • Đào tạo về lồng ghép giới cho các cơ quan quốc gia, tỉnh và địa phương (tức là các PMU, và các bên liên quan khác).

  • Đào tạo và xây dựng năng lực cho phụ nữ tham gia trong quyết định của cộng đồng và các tiểu dự án thực hiện theo một cách có ý nghĩa nhất (tức là đào tạo về sự tham gia và các kỹ năng đàm phán, kỹ năng tiếp thị và đào tạo về toán học và biết chữ;

  • Đảm bảo sự tham gia của phụ nữ trong các tour du lịch nghiên cứu dự án

  • Các dịch vụ khuyến nông nhằm vào phụ nữ được thiết kế và chuyển giao cho phụ nữ.

  • Chiến dịch nâng cao nhận thức về HIV / AIDS sẽ được đưa ra trước khi bắt đầu công trình dân dụng. PMU chịu trách nhiệm theo dõi và báo cáo các chỉ số thực hiện kế hoạch hành động về giới, bao gồm cả sự tham gia của phụ nữ, công việc mục tiêu và đào tạo, và các chiến dịch để ngăn chặn đại dịch HIV.

  • Ít nhất một người phụ nữ sẽ là đại diện của xã trong Ban giám sát xã (chiếm khoảng 1/3 của các thành viên.

(Chi tiết được trình bày ở phụ lục 4)

3.2.11. Sàng lọc dân tộc thiểu số


Việc sàng lọc dân tộc thiểu số đã được thực hiện dựa trên việc xác định vùng ảnh hưởng thông qua đánh giá tác động môi trường, xã hội. Hầu hết người Kinh sống trong vùng dự án là người bị ảnh hưởng trực tiếp/ gián tiếp và là người hưởng lợi từ dự án, chiếm đến 97,3%. Người Hoa chiếm tỷ lệ 0,2% và người Tày chiếm tỷ lệ 1,5%. Bên cạnh đó, cũng có một số dân tộc khác sống trong tỉnh, họ kết hôn với người Kinh và sinh sống với nhau trong khu vực dự án. Trong phạm vi tiểu dự án có 135 hộ người dân tộc thiểu số được hưởng lợi. Không có tác đông bất lợi nào đối với người dân tộc thiểu số trong phạm vi tiểu dự án. Tuy nhiên, tất cả 135 hộ đều được hưởng lợi từ việc được cung cấp nước tưới qua hệ thống hồ Khe Chè.

Tham vấn với họ một cách tự do, được thông báo trước, thông tin theo cách thức phù hợp (FPIC) đã được thực hiện với người dân tộc thiểu số sống ở các xã An Sinh, Tân Việt và Việt Dân. Hầu hếtcộng đồng dân tộc thiểu số ở đây chủ yếu là người Tày. Người dân tộc Tày trong tỉnh hiện nay đã sinh sống lâu đời, hòa nhập với người dân tộc Kinh, văn hóa đã có sự thay đổi rất nhiều. Tuy nhiên,một số gia đình người dân tộc vẫn giữ được một vài phong tục tập quán của dân tộc mình. Do đó không có sự khác biệt gì đáng kể giữa người Tày so với người Kinh trong phạm vi tiểu dự án.

Người Tày và người Kinh sinh sống với nhau, có mối quan hệ tốt và hỗ trợ nhau trong sản xuất và cuộc sống hàng ngày.

Tất cả người dân tộc thiểu số đều được tham vấn đều ủng hộ việc thực hiện dự án. Họ hiểu về mục tiêu của dự án để đảm bảo an toàn cho người dân sống ở dưới hạ lưu và duy trì lượng nước tưới ổn định cho nông nghiệp. Ảnh hưởng đến việc cấp nước trong quá trinh thi công cũng được đề cập đến trong quá trình tham vấn cộng đồng. Tuy nhiên, mọi người đều ủng hộ biện pháp thi công không làm ảnh hưởng đến việc cấp nước tưới trong quá trình xây dựng. Họ hy vọng rằng, việc cải tạo hồ chứa nước sẽ cải thiện hệ thống thủy lợi, tăng năng suất nông nghiệp. Thêm vào đó, họ cũng hy vọng dự án hỗ trợ các chương trình khuyến nông với các mô hình sản xuất nông nghiệp có thu nhập cao kết hợp với tập huấn các kỹ thuật sản xuất đối với người dân.

Kết quả sàng lọc dân tộc thiểu số cho thấy, có 135 hộ dân tộc thiểu số được hưởng lợi từ tiểu dự án. Do đó, một Kế hoạch phát triển Dân tộc thiểu số cần phải được chuẩn bị cho tiểu dự án này.



tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương