Quy phạm giám sát kỹ thuật và ĐÓng phưƠng tiện thuỷ NỘI ĐỊa cỡ nhỏ



tải về 0.57 Mb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.57 Mb.
#16914
1   2   3   4   5   6   7

Chú thích các ký hiệu dùng trong bảng:

K - Kiểm tra khi cần đến gần, mở hoặc tháo rời để kiểm tra;

N - Xem xét bên ngoài;

Đ - Đo đạc độ mài mòn, khe hở, điện trở;

A -Thử áp lực (thủy lực, không khí nén);

T - Thử hoạt động;

H - Kiểm tra hồ sơ (tính hiệu lực, dấu).

1.2.6 Hồ sơ trình duyệt

Trước khi kiểm tra lần đầu, phải trình cho Đăng kiểm hồ sơ thiết kế kỹ thuật của phương tiện với khối lượng như sau:



1.2.6.1 Tài liệu

(1) Thuyết minh chung;

(2) Bản tính kết cấu;

(3) Bản tính ổn định (chỉ áp dụng đối với phương tiện chở người và phương tiện chở hàng trên boong), mạn khô;

(4) Bản tính đường kính trục chân vịt (áp dụng cho các phương tiện lắp máy trong, có tổng công suất máy chính lớn hơn 15 mã lực);

Các bản tính (2),(3),(4) và các tính chon các trang thiết bị khác có thể gộp làm một thuyết minh chung nhưng phải đầy đủ các nội dung. Yêu cầu(4) có thể miễn giảm đối với máy chính có hệ trục và chân vịt là thiết bị được nhập khẩu đồng bộ kèm theo máy chính;



1.2.6.2 Bản vẽ

(1) Tuyến hình;

(2) Bố trí chung (bao gồm cả bố trí trang thiết bị);

(3) Kết cấu cơ bản (có cả mặt cắt ngang);

(4) Bố trí chung buồng máy (áp dụng đối với phương tiện lắp máy trong, cổ tổng công suất lớn hơn 15 mã lực);

(5) Bản vẽ bố trí hệ trục (áp dụng cho các phương tiện lắp máy trong, có công suất lớn hơn 15 mã lực);



1.2.7 Hồ sơ đăng kiểm

1.2.7.1 Sau khi được Đăng kiểm viên kiểm tra và xác nhận phương tiện đã thoả mãn các yêu cầu của Quy phạm này, phương tiện sẽ được cấp các hồ sơ và chứng chỉ sau đây:

(1) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa;

(2) Sổ kiểm tra an toàn kỹ thuật;

(3) Biên bản kiểm tra kỹ thuật (lần đầu, trên đà, hàng năm, bất thường);

(4) Hồ sơ và các chứng chỉ khác của Đăng kiểm (nếu có).

1.2.7.2 Hồ sơ đăng kiểm mất hiệu lực khi:

(1) Không đưa phương tiện vào kiểm tra đúng thời hạn quy định;

(2) Không thực hiện các yêu cầu của Đăng kiểm khi kiểm tra;

(3) Chủ phương tiện tự ý hoán cải làm thay đổi công dụng và tính năng của phương tiện hoặc thay đổi máy móc và trang thiết bị mà không được Đăng kiểm chấp nhận;

(4) Phương tiện đã thanh lý, bị sự cố, tai nạn hoặc có khuyết tật lớn ảnh hưởng đến sự an toàn của phương tiện.

Phần 2

THÂN TÀU


2.1 Quy định chung

2.1.1 Kết cấu thân tàu phải thoả mãn các yêu cầu trong Quy phạm này.

2.1.2 Với những phương tiện có hình dáng khác thường hoặc tỷ lệ kích thước khác với quy định trong Quy phạm này, hoặc những kết cấu không được đề cập đến trong Phần 2 sẽ được Đăng kiểm xem xét và quyết định trong từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra, kết cấu thân tàu khác với quy định ở Phần này có thể được chấp nhận nếu xét thấy tương đương.

2.1.3 Định nghĩa

Ngoài những định nghĩa đưa ra ở Phần 1, trong Phần này có sử dụng các định nghĩa sau:



        1. Chiều dài lớn nhất (Lmax): khoảng cách tính bằng m, đo theo phương nằm ngang từ điểm xa nhất của sống mũi đến điểm xa nhất của sống lái (hoặc sau lái);

2.1.3.2 Chiều dài thiết kế phương tiện(L): Khoảng cách tính bằng m, đo theo phương nằm ngang tại đường nước thiết kế từ mép ngoài cùng của sống mũi đến tâm trục bánh lái. Trường hợp phương tiện không có trục lái hoặc trục lái nằm ngoài phương tiện thì được đo đến mép sau của sống đuôi.

2.1.3.3 Chiều rộng lớn nhất (Bmax): Khoảng cách tính bằng m, đo theo phương nằm ngang từ mép ngoài cùng của con chạch mạn này đến mép ngoài cùng của con trạch mạn kia tại vị trí rộng nhất của thân tàu.

2.1.3.4 Chiều rộng thiết kế (B): Khoảng cách tính bằng m, đo theo phương nằm ngang tại đường nước thiết kế từ mép ngoài của sườn mạn này đến mép ngoài của sườn mạn kia tại vị trí sườn giữa.

2.1.3.5 Chiều cao mạn (D): Khoảng cách tính bằng m, đo theo phương thẳng đứng từ mép trên của dải tấm tôn sống nằm đến mép trên của xà ngang boong tại vị trí sườn giữa lý thuyết.

        1. Chiều chìm (d): Khoảng cách tính bằng m, đo theo phương thẳng đứng từ mép trên của dải tấm sống chính đáy đến đường nước thiết kế, tại vị trí sườn giữa.

        2. Vùng mũi tàu là đoan dài 0,15L tính từ đường vuông góc mũi về đuôi tàu.

        3. Vùng đuôi tàu là đoan dài 0,15L tính từ đường vuông góc đuôi về mũi hoặc đến vách cuối buồng máy nếu buồng máy ở đuôi tàu.

        4. Vùng SI, SII là vùng hoạt động tương ứng với cấp VR-SI và VR-SII của Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thuỷ nội địa , TCVN 5801:2005

        5. Đối với thân tàu gỗ các định nghĩa nêu tại Quy phạm Phân cấp và Đóng tàu sông vỏ gỗ (TCVN 7094:2002).

        6. Đối với thân tàu xi măng lưới thép các định nghĩa nêu tại Quy phạm phân cấp và đóng tàu sông vỏ xi măng lưới thép (22 TCN 323:04).

        7. Đối với phương tiện chất dẻo cốt sợi thuỷ tinh các định nghĩa nêu tại Quy phạm giám sát kỹ thuật và đóng tàu chất dẻo cốt sợi thuỷ tinh (TCVN 6282:2003).

2.2 Thân tàu thép, thân tàu hợp kim nhôm

2.2.1 Quy định chung

2.2.1.1 Các quy định với thân tàu thép, thân tàu hợp kim nhôm áp dụng cho các phương tiện một thân, có boong hoặc không có boong có tỷ số kích thước như sau:

;

2.2.2 Vật liệu

Vật liệu sử dụng làm kết cấu thân tàu phải thoả mãn các yêu cầu về vật liệu trong Phần 6A “Vật liệu” của “Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thuỷ nội địa “ (TCVN 5801:2005). Vật liệu thép nêu trong Phần này là thép có giới hạn chảy từ 235 MPa đến 400 MPa hoặc hợp kim nhôm, trường hợp sử dụng thép có giới hạn bền cao hơn 400MPa phải được Đăng kiểm xem xét. Trị số của mô đun chống uốn tiết diện kết cấu thân tàu tính theo các công thức nêu ở phần này ứng với loại thép có giới hạn chảy bằng 235MPa. Với những kết cấu làm bằng thép có giới hạn chảy lớn hơn thì mô đun chống uốn có thể được giảm tỷ lệ với tỷ số 235/giới hạn chảy của thép thực tế.



2.2.3 Hàn

Các yêu cầu về hàn kết cấu thân tàu thép, hợp kim nhôm của các tàu nêu tại 1.1.1.1 Phần 1 của Quy phạm này phải phù hợp với những yêu cầu trong Phần 6B “Hàn” của “Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thuỷ nội địa “(TCVN 5801: 2005).



2.2.4 Thân tàu hợp kim nhôm

2.2.4.1 Kết cấu của thân tàu hợp kim nhôm phải được tính chuyển từ những kích thước tương ứng của kết cấu của thân tàu thép, theo các công thức trong Bảng 2.2.4, không xét đến các quy định về kích thước tối thiểu của kết cấu bằng thép.

Bảng 2.2.4

Kết cấu thân tàu hợp kim nhôm

Kết cấu

Công thức tính


Tấm bao, tấm vách, kết cấu dạng tấm và tấm boong (không có lớp phủ)


(với thượng tầng), mm

(với thân tàu), mm

Môđun chống uốn tiết diện kết cấu

, cm3

Mômen quán tính tiết diện kết cấu

, cm4

Diện tích tiết diện cột chống

, cm2


tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương