Quy phạm giám sát kỹ thuật và ĐÓng phưƠng tiện thuỷ NỘI ĐỊa cỡ nhỏ



tải về 0.57 Mb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.57 Mb.
#16914
  1   2   3   4   5   6   7


CỘNG HOÀ XÃ HỘI

CHỦ NGHĨA VIỆT NAM




QUY PHẠM GIÁM SÁT KỸ THUẬT VÀ

ĐÓNG PHƯƠNG TIỆN THUỶ NỘI ĐỊA CỠ NHỎ

22TCN 265-06

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Có hiệu lực từ

.........................



(Ban hành theo Quyết định số 51 ngày 28 tháng 12 năm 2006

của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Phần 1
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ GIÁM SÁT KỸ THUẬT

1.1 Quy định chung


1.1.1 Phạm vi áp dụng

1.1.1.1 Quy phạm này quy định việc giám sát kỹ thuật và đóng phương tiện thuỷ nội địa (sau đây gọi là phương tiện) không thuộc phạm vi áp dụng của" Quy phạm Phân cấp và đóng phương tiện thuỷ nội địa " (TCVN 5801:2005) và “Quy phạm Phân cấp đóng tàu sông vỏ gỗ” (TCVN 7094:2002), có một trong các đặc trưng như sau:

  1. Phương tiện có chiều dài thiết kế dưới 20 m;

(2) Phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến dưới 50 mã lực;

(3) Phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 5 mã lực, chở từ 5 người đến 12 người;

(4) Phương tiện dân gian

a- Chở hàng có trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến dưới 100 tấn;



b- Chở từ 5 người đến dưới 50 người;

1.1.1.2 Quy định này không áp dụng cho:

  1. Phương tiện không có động cơ có trọng tải toàn phần dưới 5 tấn hoặc chở dưới 12 người;

  2. Phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính dưới 5 mã lực hoặc có sức chở dưới 5 người;

  3. Bè;

  4. Phương tiện được dùng vào mục đích an ninh, quốc phòng và tàu cá;

  5. Phương tiện được dùng vào mục đích thể thao, vui chơi giải trí.

1.1.1.3 Áp dụng tiêu chuẩn

  1. Tất cả các phương tiện thuộc phạm vi áp dụng ở 1.1.1.1 khi đóng mới, hoán cải phải tuân thủ các yêu cầu đưa ra trong Quy định này kể từ ngày Quy định có hiệu lực;

  2. Phương tiện đang đang khai thác vào thời điểm Quy định này có hiệu lực, nếu không có chỉ dẫn nào khác thì vẫn được phép áp dụng các Quy phạm trước đây đã dùng thiết kế và đóng chúng;

      1. Định nghĩa và giải thích

Trong Quy phạm này những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.1.2.1 Phương tiện ngang sông là phương tiện chở người, hàng hóa từ bờ bên này sang bờ bên kia hoặc từ bờ ra phương tiện nổi và ngược lại.

1.1.2.2 Phương tiện ngang sông cỡ nhỏ là phương tiện ngang sông, dùng để chở người, hàng hóa, tại các bến ngang sông, từ bến ra phương tiện nổi mà khoảng cách giữa 2 đầu bến hoặc giữa bến và phương tiện nổi không quá 1km, có các đặc tính kỹ thuật sau:

  • Chiều dài ngắn hơn hoặc bằng 15 m;

  • Có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến 15 mã lực, trọng tải toàn phần đến 5 tấn;

  • Có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 mã lực, chở từ 5 đến 12 người;

  • Được đóng bằng thép, gỗ, xi măng lưới thép, nan tre hoặc xi măng nan tre theo mẫu định hình được Đăng kiểm Việt Nam công nhận.

1.1.2.3 Phương tiện dân gian: Phương tiện có động cơ và không có động cơ đóng bằng gỗ theo kinh nghiệm cổ truyền từ nhiều thế hệ của nhân dân ở từng vùng và đã hoạt động an toàn được Đăng kiểm Việt Nam công nhận.

1.1.2.4 Phương tiện hở: Phương tiện không có boong hoặc không có mui che phía trên, nước có thể lọt vào được trong phương tiện khi có sóng và mưa.

1.1.2.5 Phương tiện kín: Phương tiện có boong hoặc có mui che ở phía trên để nước không lọt vào trong phương tiện khi có sóng và mưa.

1.1.2.6 Phương tiện có mui tháo được: Phương tiện kín nói ở 1.1.2.5, nhưng có thể tháo mui ra được.

1.1.2.7 Phương tiện thô sơ: Phương tiện không có động cơ chỉ di chuyển bằng sức người hoặc sức gió, sức nước.

        1. Phương tiện vỏ gỗ bọc ngoài: Phương tiện vỏ gỗ được bọc phần chìm hoặc toàn bộ phía ngoài vỏ gỗ bằng một trong các vật liệu sau: gỗ, thép, nhôm, xi măng lưới thép, chất dẻo cốt sợi thuỷ tinh.

        2. Bè: là phương tiện được kết ghép bằng tre, nứa, gỗ hoặc các vật nổi khác để chuyển đi hoặc làm phương tiện vận chuyển tạm thời trên đường thuỷ nội địa.

        3. Phương tiện đóng mới là phương tiện đang đóng từ ngày đặt ky đến khi nhận được hồ sơ đăng kiểm.

        4. Phương tiện đang khai thác: không phải là phương tiện đóng mới.

        5. Đầm (phá): Vùng nước nội thủy thông với biển bằng những cửa hẹp, nông và chịu ảnh hưởng của thủy triều.

1.1.2.13 Vịnh kín: Vùng nước nội thủy thông với biển có mực nước đủ sâu, có các dải núi chắn rải rác bên ngoài nhờ đó mà giảm ảnh hưởng của sóng biển và phương tiện đi lại dễ dàng.

1.1.2.14 Hồ: Vùng nước rộng và sâu nằm trong nội địa, được tạo thành do tự nhiên hoặc nhân tạo, ăn thông với các nhánh sông và khe suối mà phương tiện có thể tham gia hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa.

1.1.2.15 Máy trong: Máy được lắp cố định ở trong phương tiện.

1.1.2.16 Máy ngoài: Máy được đặt ở phía lái, khi cần có thể tháo ra dễ dàng, việc điều động phương tiện nhờ bánh lái hoặc nhờ thay đổi hướng quay của trục chân vịt.

1.1.2.17 Ban ngày: khoảng thời gian thấy rõ trong ngày kể từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, thêm 30 phút cho những ngày thời tiết tốt và trừ đi 30 phút cho những ngày thời tiết xấu .

1.1.2.18 Ban đêm: khoảng thời gian trời tối còn lại ngoài thời gian nêu tại 1.1.2.17 trong một ngày đêm.

        1. Người được chở : những người có mặt trên phương tiện, trừ thuyền viên, người lái phương tiện và trẻ em dưới một tuổi.

        2. Sức chở người: Số lượng người tối đa được phép chở trên phương tiện, trừ thuyền viên, người lái phương tiện và trẻ em dưới một tuổi.

        3. Thuyền viên là người làm việc theo chức danh quy định trên phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực hoặc phương tiện có sức chở trên 12 người;

        4. Người lái phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện không động cơ trọng tải toàn phần đến 15 tân hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 mã lực hoặc phương tiện có sức chở đến 12 người hoặc bè.

1.1.2.23 Diện tích chở người: Chỗ dành riêng cho người ngồi được quy định như sau:

(1) Chiều rộng một chỗ ngồi trên ghế: 0,35 m/1 người và khoảng cách từ mép sau của hàng ghế đang xét đến mép sau của hàng ghế liền kề không nhỏ hơn 0,635m;

(2) Ngồi trệt xuống sàn : 04 người / m2;

(3) Một xe đạp: tương đương 01 người;

(4) Một xe máy: tương đương 02 người;

1.1.2.24 Thân phương tiện (Sau đây gọi là thân tàu): Bao gồm vỏ bao (ván vỏ), kết cấu boong, mạn, đáy, và các vách.

1.1.2.25 Thiết bị động lực: gồm máy chính, máy phụ, hệ trục chân vịt, chân vịt và các thiết bị đi kèm.

1.1.2.26 Trang thiết bị: Bao gồm thiết bị lái, thiết bị neo, thiết bị chằng buộc, thiết bị lai dắt, trang bị cứu sinh, trang bị chống thủng, cứu đắm, phòng và chữa cháy, trang bị tín hiệu.


      1. Áp dụng Quy định cho phương tiện ngang sông cỡ nhỏ

Các phương tiện ngang sông cỡ nhỏ nêu tại 1.1.2.2 phải áp dụng điều 1.1.1.1 Phần 1 và Phần 9 của Quy định này.

1.2. Giám sát kỹ thuật

1.2.1 Quy định chung

1.2.1.1 Giám sát kỹ thuật các phương tiện chạy sông cỡ nhỏ được tiến hành dựa trên cơ sở những yêu cầu đưa ra trong Quy phạm này nhằm đảm bảo an toàn cho người, hàng hóa và phương tiện .

1.2.1.2 Việc kiểm tra của Đăng kiểm đối với phương tiện nêu ở 1.1.1.1 chỉ thực hiện dưới dạng giám sát kỹ thuật mà không tiến hành phân cấp.

1.2.2 Nội dung giám sát kỹ thuật

(1) Xét duỵệt thiết kế các phương tiện đóng mới, hoán cải, phục hồi;

(2) Kiểm tra lần đầu;

(3) Kiểm tra chu kỳ các phương tiện đang khai thác;

(4) Kiểm tra bất thường các phương tiện;

(5) Lập và cấp hồ sơ đăng kiểm.



1.2.3 Thủ tục

Trước khi Đăng kiểm tiến hành kiểm tra và cấp các chứng nhận phù hợp, chủ phương tiện phải gửi cho Đăng kiểm các hồ sơ kỹ thuật và yêu cầu kiểm tra;



1.2.3.1 Đối với phương tiện đóng mới

  1. Yêu cầu kiểm tra, trong đó nêu rõ: tên và các đặc tính cơ bản của phương tiện, nội dung, thời gian và địa điểm kiểm tra;

  1. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật của phương tiện đã được Đăng kiểm duyệt hoặc mẫu định hình, mẫu phương tiện dân gian đã được Đăng kiểm Việt Nam công nhận.

1.2.3.2 Đối với phương tiện đang khai thác:

(1) Yêu cầu kiểm tra, trong đó nêu rõ: thời gian và địa điểm đưa phương tiện vào kiểm tra;

(2) Hồ sơ đăng kiểm đã cấp trong lần kiểm tra trước. Khi kiểm tra phương tiện, đăng kiểm viên có thể yêu cầu xuất trình Giấy chứng nhận dăng ký phương tiện thuỷ nội địa.

1.2.4 Các dạng kiểm tra

1.2.4.1 Phương tiện nêu tại 1.1.1.1 trừ các phương tiện nêu tại 1.1.2.2 được Đăng kiểm tiến hành giám sát dưới các dạng kiểm tra sau đây:

(1) Kiểm tra lần đầu;

(2) Kiểm tra trên đà;

(3) Kiểm tra hàng năm;

(4) Kiểm tra bất thường.

1.2.4.2 Kiểm tra lần đầu

(1) Kiểm tra lần đầu thực hiện đối với phương tiện đóng mới có sự giám sát của đăng kiểm, phương tiện đã đóng không có sự giám sát của Đăng kiểm, phương tiện nhập khẩu, phương tiện đang khai thác lần đầu yêu cầu Đăng kiểm kiêm tra, cấp giáy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thuỷ nội địa;

(2) Khối lượng kiểm tra lần đầu nêu ở bảng 1.2.4;

(3) Thủ tục: Chủ phương tiện gửi cho đăng kiểm hồ sơ thiết kế quy định tại 1.2.3.1(2) của phương tiện đó (nếu có) hoặc hồ sơ kỹ thuật lập trên cơ sở phương tiện hiện có để Đăng kiểm tiến hành xét duyệt;

(4) Đối với phương tiện đang khai thác, đăng kiểm viên sẽ tiến hành kiểm tra trạng thái kỹ thuật thực tế của phương tiện theo khối lượng chi tiết quy định tại bảng 1.2.4 trong đó đặc biệt xem xét:

- Thời gian đã hoạt động của phương tiện;

- Trọng tải toàn phần và số người được phép chở;

- Các sự cố và sữa chữa lớn đã qua.



1.2.4.3 Kiểm tra trên đà

  1. Kiểm tra trên đà nhằm xác định trạng thái kỹ thuật của phần chìm của thân tàu. Trường hợp tàu ở trên khô cho phép kiểm tra trên đà nếu ở vị trí đó Đăng kiểm viên thực hiện được đầy đủ khối lượng của kiểm tra trên đà;

  2. Khối lượng kiểm tra trên đà nêu tại Bảng 1.2.4;

  3. Thời gian giữa 2 lần kiểm tra trên đà không quá 36 tháng. Khi thời hạn kiểm tra trên đà trùng với thời hạn kiểm tra hàng năm thì phải tiến hành kiểm tra trên đà;

  4. Kiểm tra trên đà không áp dụng cho các phương tiện có một trong các đặc trưng sau:

(a) Phương tiện không động cơ có trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn;

(b) Phương tiện có động cơ có tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến 15 mã lực

(c) Phương tiện có động cơ có tổng công suất máy chính dưới 5 mã lực, có sức chở từ 5 đến dưới 12 người;

1.2.4.4 Kiểm tra hàng năm

Sau khi kiểm tra lần đầu, hàng năm phương tiện phải được kiểm tra với khối lượng và thời gian giữa hai lần kiểm tra quy định như sau:

(1) Đối với phương tiện vỏ nan tre hoặc vỏ xi măng nan tre: Không quá 6 tháng;

(2) Đối với phương tiện còn lại:mỗi năm1 lần. Tuy nhiên việc kiểm tra hàng năm có thể được thực hiện trước hoặc sau ngày ấn đinh kiểm tra 1 tháng, việc thay đổi thời hạn kiểm tra này không thay đổi chu kỳ kiểm tra;

(3) Khối lượng kiểm tra hàng năm nêu ở Bảng 1.2.4.

1.2.4.5 Kiểm tra bất thường

Đăng kiểm tiến hành kiểm tra bất thường trong trường hợp phương tiện bị tai nạn, khi sửa chữa sau tai nạn, sau khi thay thế hoặc trang bị lại, khi có yêu cầu của chính quyền hành chính, khi chủ phương tiện yêu cầu hoặc khi đổi chủ;

Khối lượng và trình tự tiến hành kiểm tra bất thường được Đăng kiểm viên quyết định phụ thuộc vào nội dung kiểm tra và trạng thái kỹ thuật thực tế của Phương tiện.

1.2.5 Đánh giá trạng thái kỹ thuật thân tàu

1.2.5.1 Quy định chung

(1) Việc đánh giá trạng thái kỹ thuật của thân tàu dựa trên mức độ hao mòn của các kết cấu cơ bản, những biến dạng và hư hại khác làm giảm độ bền chung thân tàu và độ bền cục bộ từng kết cấu;

(2) Trạng thái kỹ thuật thân phương tiện nan tre, xi măng nan tre được đánh giá theo cách đánh giá phương tiện xi măng lưới thép.

1.2.5.2 Phương pháp, chỉ tiêu đánh giá:

Phương pháp và chỉ tiêu đánh giá thân tàu làm bằng các loại vật liệu khác nhau được nêu tại các Hướng dẫn giám sát tương ứng của Đăng kiểm Việt Nam.



Bảng 1.2.4
Khối lượng kiểm tra




Đối tượng kiểm tra

Kiểm tra

lần đầu/trên đà



Kiểm tra hàng năm


1. Thân tàu và trang thiết bị
Thân tàu

Thành miệng hầm hàng

Lan can, thành quây, tấm che

Bên trong buồng ở

Bệ đỡ máy và trang thiết bị

Các két nước, két dầu

Hệ thống lái

Thiết bị neo

Cột bít chằng buộc, lai dắt

Trang bị phòng và chữa cháy

Trang bị tín hiệu

Trang bị cứu sinh


2. Thiết bị động lực
Động cơ đốt trong lai chân vịt

Hộp số


Hệ trục

Chân vịt


Các loại bích và khớp nối

Các hệ thống và đường ống, bơm

Phụ tùng đáy tàu và mạn tàu
3. Thiết bị điện
Các nguồn điện

Bảng điện

Dây điện

Các bộ tiêu thụ điện

Đèn tín hiệu, chiếu sáng

K, Đ


K

K

K



K, Đ

K, Đ


K, T

K, T


K

K

K, T



K, H

K,T, H


K,T, H

K, Đ, T


K, T

K

K



K, A

K, Đ, T


K, Đ, T

K, T


K, T

K, T


N

N



N

N

N



N

N, T


N, T

N

N



N

N, H

N, T

N, T


N, T

T

N, T



N, T

N, T

N, T

N, T


N, T

N, T


N, T



tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương