Quy phạm giám sát kỹ thuật và ĐÓng phưƠng tiện thuỷ NỘI ĐỊa cỡ nhỏ


Thân tàu xi măng lưới thép, thân tàu chất dẻo cốt sợi thuỷ tinh



tải về 0.57 Mb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.57 Mb.
#16914
1   2   3   4   5   6   7

2.4 Thân tàu xi măng lưới thép, thân tàu chất dẻo cốt sợi thuỷ tinh

2.4.1 Thân tàu xi măng lưới thép


Thân tàu xi măng lưới thép thuộc phạm vi áp dụng nêu ở 1.1.1.1 Phần 1 phải thỏa mãn các yêu cầu tương ứng của “Quy phạm phân cấp và đóng tàu sông vỏ xi măng lưới thép “ (22TCN323-04).

2.4.2 Thân tàu chất dẻo cốt sợi thuỷ tinh

Thân tàu chất dẻo cốt sợi thuỷ tinh phải thoả mãn các yêu cầu nêu trong Quy phạm kiểm tra và chế tạo tàu chất dẻo cốt sợi thuỷ tinh TCVN 6282:2003.


2.5 Thân tàu nan tre, xi măng nan tre

2.5.1 Thân tàu nan tre


(1) Vật liệu dùng để chế tạo thân tàu nan tre phải là loại tre già bỏ ruột, được xử lý để tránh sâu mọt phá hủy và được làm thành dạng nan, dày từ 1mm đến 3 mm, bản rộng từ 10mm đến 30 mm;

(2) Phên được đan từ nan tre, thành tấm liền, khít theo hình dáng thân tàu , kỹ thuật đan phải theo kinh nghiệm của từng địa phương;

(3) Có thể dùng gỗ làm kết cấu thân tàu. Kích thước, chủng loại gỗ phải thỏa mãn những yêu cầu nêu ở 2.3.2;

(4) Thân tàu nan tre phải đặt các thanh gia cường bằng gỗ ở giữa lòng phương tiện chạy suốt từ mũi về đuôi, kích thước thanh gỗ gia cường được lấy theo (3) và được uốn cong theo hình dáng thân tàu, khoảng cách các thanh gia cường không lớn hơn 400 mm;

(5) Phên được lắp vào khung gỗ bằng các dây thép không rỉ hoặc dây đồng. Tại các mép lắp phên vào cạp gỗ ngoài dùng dây buộc phải dùng bu lông để ép sát 2 má cạp vào mép phên;

(6) Thân tàu nan tre phải được quét phủ kín ở cả 2 mặt bằng nhựa đường hoặc dầu trám hoặc sơn trộn mùn cưa hoặc những chất dính kết khác có sẵn ở từng địa phương.



2.5.2 Thân tàu xi măng nan tre

(1) Thân tàu xi măng nan tre có kết cấu như phương tiện nan tre, nhưng được đặt thêm thép Ø6 theo chiều ngang và dọc để gia cường. Khoảng cách các thanh thép gia cường lấy bằng 100mm x 100 mm hoặc 150mm x 150 mm;

(2) Khoảng cách các nan của phên tre là 4 mm và được đan theo hình dáng của thân phương tiện. Sau khi lắp ráp theo quy định ở 2.5.1, toàn bộ thân tàu phía trong và ngoài phên tre phải được trát lớp vữa xi măng. Vữa phải được trộn theo tỉ lệ 1,0 đến 1,5 đối với cát hạt trung bình. Lượng nước trộn vữa phụ thuộc vào phương pháp thi công, nhiệt độ và độ ẩm không khí.

Phần 3


TRANG THIẾT BỊ

3.1 Thiết bị lái

3.1.1 Tất cả các phương tiện thuộc phạm vi áp dụng nêu ở 1.1.1.1 Phần 1 của Quy phạm này phải được trang bị thiết bị lái có khả năng điều khiển được phương tiện trong mọi trạng thái tải trọng.

3.1.2 Trong Quy phạm này các thiết bị sau đây được coi là thiết bị lái của phương tiện có động cơ:

  1. Thiết bị lái gồm máy lái, hệ thống truyền động, bánh lái, trục lái và các thiết bị kèm theo;

  2. Thiết bị lái gồm bánh lái, trục lái và cần lái lắp trực tiếp trên trục lái;

  3. Thiết bị đẩy của các phương tiện lắp máy ngoài.

3.1.3 Ngoài các thiết bị nêu tại 3.1.1.2 trên phương tiện có động cơ phải có 01 be chèo, 01sào chống làm thiết bị lái dự phòng.

3.1.4 Các phương tiện thô sơ phải trang bị ít nhất 01 be chèo và 01 sào chống để điều khiển phương tiện.

3.1.5 Thiết bị lái chính phải có khả năng quay bánh lái từ 35o mạn này sang 35o mạn kia. Thời gian bẻ lái từ 35o mạn này sang 30o mạn kia không quá 60 giây ở mớn nước đầy tải và tốc độ thiết kế lớn nhât.

3.1.6 Phương tiện lắp máy ngoài phải có trục đủ dài để có thể đẩy, lái và quay trở phương tiện một cách dễ dàng khi cần thiết. Góc quay trở của các loại máy này không được lớn hơn 120o về 2 mạn và có thể gác được trục lên phương tiện khi không sử dụng. Bệ đặt máy ngoài có thể bố trí ngoài sống đuôi của phương tiện.

3.1.7 Vị trí lái phải có khả năng quan sát ở mỗi bên mạn từ phía trước đến phía sau của phương tiện.

3.2 Thiết bị neo

3.2.1 Quy định chung

3.2.1.1 Trên mỗi phương tiện phải được trang bị tối thiểu một thiết bị neo. Trọng lượng neo được xác định theo đặc trưng cung cấp Nc.

3.2.2 Tính đặc trưng cung cấp

3.2.2.1 Đặc trưng cung cấp của phương tiện được tính theo công thức sau:

Nc = L ( B + D ) + kli hi

trong đó:

L , B , D - chiều dài, chiều rộng, chiều cao mạn của phương tiện, m;

l i, hi - chiều dài, chiều rộng của từng phần mui che hoặc lầu lái thứ i, m;

k - Hệ số lấy bằng:

1,0 - phương tiện có chiều dài mui che lớn hơn ½ chiều dài phương tiện;

0,5 - phương tiện có chiều dài mui che nhỏ hơn hoặc bằng ½ chiều dài phương tiện;



3.2.2.2 Khối lượng neo, Chiều dài xích neo được lấy theo bảng 3.2.2.2(1). Đường kính xích neo được lấy theo bảng 3.2.2.2(2) theo đặc trưng cung cấp Nc.

3.2.2.3 Việc thay thế xích bằng cáp thép, cáp sợi tổng hợp hoặc cáp sợi thảo mộc phải phù hợp với những yêu cầu dưới đây:

(1) Cáp, cáp sợi tổng, cáp sợi thảo mộc thay thế phải mềm và có độ bền tương đương với xích;

(2) Cáp phải được mạ kẽm và được nối với neo bằng một đoạn xích có độ bền tương ứng với cáp neo. Chiều dài đoạn xích phải đủ để giữ neo qua hãm xích neo.

3.2.2.4 Phương tiện thô sơ và phương tiện có chiều dài dưới 10m phải được trang bị tối thiểu 1 neo bờ, neo phải đảm bảo giữ được phương tiện trong mọi tình huống. Dây neo phải đủ bền và được liên kết chắc chắn với neo, số lượng dây neo được lấy tương ứng với số lượng neo, chiều dài các dây neo không được nhỏ hơn 10 m, tùy thuộc vào mức độ nông sâu của luồng lạch.

Bảng 3.2.2.2(1)

Khối lượng neo ( khi tốc độ dòng chảy đến 6 km/giờ )


Số thứ tự

Số đặc trưng cung cấp
Nc (m2)

phương tiện

tự hành

không tự hành

Số neo

Khối lượng tổng cộng các neo

(kg)



Chiều dài tổng cộng các xích
(m)

Số neo

Khối lượng tổng cộng các neo

(kg)



Chiều dài tổng cộng các xích
(m)

1

2

3



4

5

6



7

8

9



10


15

20

25



30

40

50



75

100


125

150



1

1

1



1

1

1



1

1

1



1


10

15

20



25

30

40



50

75

100



150


25

25

25



25

25

30



30

40

50



50


-

-

-



-

-

1



1

1

1



1


-

-

-



-

-

40



50

75

100



100


-

-

-



-

-

40



40

40

40



50



Chú thích:

(1) Cho phép khối lượng neo của các phương tiện chạy ngang sông giảm đến 20 % so với trọng lượng trong Bảng 3.2.2.2(1);



  1. Khi dùng neo đúc thay thế neo hàn thì khối lượng của neo được giảm 12 % so với khối lượng cho trong Bảng 3.2.2.2(1);

(3) Khi dùng neo Matrosov thì khối lượng của neo được giảm 50 % so với khối lượng neo cho trong Bảng 3.2.2.2(1).

Bảng 3.2.2.2(2)

Đường kính xích neo


Thứ tự


Khối lượng của neo (kg)

Đường kính xích không ngáng (mm)


Thứ tự


Khối lượng của neo (kg)

Đường kính xích không ngáng (mm)

1

2

3




25

40

50




5

6

6




4

5

6



75

100


150

8

9

11



3.3 Tời kéo neo, thiết bị chằng buộc

3.3.1 Tời neo

3.3.1.1 Đối với phương tiện có trang bị neo, khối lượng từ 50 kg trở lên, phải đặt một tời đứng hoặc một tời nằm để kéo neo. Tời phải bảo đảm chắc chắn, an toàn;

3.3.1.2 Trên phương tiện phải trang bị một thiết bị hãm đảm bảo để giữ neo khi phương tiện chạy và loại trừ khả năng tự thả neo.

      1. Thiết bị chằng buộc

Trên các phương tiện phải bố trí các cột buộc dây ở mũi và đuôi. Cột buộc dây phải liên kết chắc chắn vào thân tàu.Số lượng dây buộc phải trang bị là 2 sợi, chiều dài mỗi sợi không nhỏ hơn 10 m. Lực đứt Fd,kN của dây buộc là cáp thép không nhỏ hơn:

Fd=0,147Nc + 24,5

Nc - đặc trưng cung cấp lấy theo 3.2.2.1.

Đối với dây buộc là sợi thảo mộc hoặc sợi tổng hợp nhưng phải có độ bền tương đương với cáp thép.



3.4 Trang bị cứu sinh

3.4.1 Tất cả các phương tiện phải được trang bị phương tiện cứu sinh theo quy định dưới đây:

1) 100% phao áo cho người được chở và thuyền viên trên phương tiện;



  1. 2 phao tròn (mỗi mạn 1 chiếc);

3.4.2 Phương tiện thô sơ và phương tiện có chiều dài nhỏ hơn 10m, cho phép dùng dụng cụ nổi tương đương có kiểu được duyệt làm phương tiện cứu sinh cá nhân thay thế phao áo nhưng phải đảm bảo lực nổi và luôn ở trạng thái sẵn sàng sử dụng.

    1. Trang bị tín hiệu

3.5.1 Các phương tiện nêu tại 1.1.1.1 Phần 1 của Quy phạm này phải trang bị các trang bị tín hiệu theo Mục 2 Chương V của Luật Giao thông đường thuỷ nội địa.

3.5.2 Các đèn tín hiệu trang bị cho phương tiện khi hoạt động vào ban đêm có thể thắp sáng bằng điện, ắc quy hoặc đèn dầu.

3.5.3 Trang bị âm hiệu

Phương tiện phải trang bị ít nhất một dụng cụ như còi, chuông, kẻng hoặc các dụng cụ khác tương đương có thể phát ra tiếng vang xa trên 300 m.



3.6 Trang bị phòng và chữa cháy, trang bị cứu đắm

3.6.1 Trang bị phòng và chữa cháy

        1. Các phương tiện nêu tại 1.1.1.1 Phần 1 của Quy phạm này phải trang bị các dụng cụ chữa cháy sau:

  1. Các phương tiện không động cơ có trọng tải toàn phần từ 5 đến 15 tấn, phương tiện có động cơ có tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 5 đến 12 người phải trang bị 01 bình chữa cháy;

  2. Các phương tiện không động cơ có trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có đông cơ có tổng công suất máy chính trên 15 mã lực hoặc có sức chở trên 12 người phải trang bị 02 bình chữa cháy;

  3. Ngoài các trang bị quy định tại (1), (2), các phương tiện phải trang bị các dụng cụ chữa cháy gồm: 1 chăn chiên loại 1,5x2m, 2 xô, 1 rìu (dao).

3.6.1.2 Phương tiện phải tuân thủ các quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy.

3.6.1.3 Ngoài những yêu cầu trên, phương tiện còn phải tuân thủ những yêu cầu về phòng và chữa cháy, hệ thống hút khô đưa ra ở Phần 6 "Thiết bị động lực" và Phần 7 "Các hệ thống và đường ống" của Quy phạm này.

3.6.2 Trang bị cứu đắm

Phải trang bị cho phương tiện một bộ đồ mộc, tấm gỗ, các nêm gỗ, giẻ, phoi xảm, ma tít, đinh, xô múc nước để khắc phục sự cố khi bị nạn.



Phần 4

TÍNH ỔN ĐỊNH
4.1 Quy định chung

4.1.1 Phương tiện thuộc phạm vi áp dụng của Quy phạm này được công nhận là đủ ổn định, nếu ở mọi trạng thái tải trọng quy định trong Phần này, phương tiện thỏa mãn:

(1) Tiêu chuẩn ổn định cơ bản;

(2) Tiêu chuẩn bổ sung (phụ thuộc vào công dụng và loại phương tiện);

(3) Yêu cầu chiều cao tâm nghiêng ban đầu phải có giá trị dương.



4.1.2 Nếu không có gì đặc biệt, phương tiện phải được kiểm tra ổn định ở những trạng thái tải trọng sau:

(1) Phương tiện đủ hàng, đủ dự trữ;

(2) Phương tiện không hàng, có 10% dự trữ;

Nếu trong điều kiện khai thác, bất kì phương tiện nào mà thấy trước những trạng thái tải trọng nguy hiểm hơn những trạng thái đã quy định ở trong phần này (về mặt ổn định), thì Đăng kiểm có thể yêu cầu phải kiểm tra ổn định thêm ở trạng thái đó.



4.2 Tiêu chuẩn ổn định cơ bản

4.2.1 Phương tiện được coi là đủ ổn định theo tiêu chuẩn cơ bản, nếu nó chạy trên nước lặng hoặc trên sóng mà chịu được áp lực động của gió, nghĩa là :

Mn  Mchp

trong đó :

Mn - mô men nghiêng do gió gây ra , T.m;

Mchp - mô men nghiêng cho phép giới hạn khi nghiêng động , T.m.

4.2.2 Mô men nghiêng do tác dụng của gió lên phương tiện, được tính theo công thức:

Mn = 0,001p.s.z

trong đó:

p - áp suất động tính toán giả định của gió (kG/ m2 ), lấy theo Bảng 4.2.2 (1) phụ thuộc vào zd (zd - chiều cao tâm hứng gió tính từ đường nước tính toán, m);



Bảng 4.2.2(1)

Bảng áp lực gió kG/m2

Zd


0,5

1,0

1,5

2,0

2,5

3,0

4,0

5,0

P vùng SI

16

16

20

22

24

25

27

29

P vùng SII

13

15

17

19

21

22

24

26

s - Diện tích hứng gió của phương tiện ứng với chiều chìm trung bình thực tế , bao gồm cả diện tích kín và không kín (đối với diện tích không kín được xác định gần đúng bằng cách tăng diện tích kín thêm 5% và mô men tĩnh tăng thêm 10%), m2;

z - Tay đòn quy đổi của phương tiện (m), tính theo công thức:

Z = Zd + a1 a2 d

trong đó :

Zd - chiều cao tâm hứng gió tính từ đường nước tính toán,m;

d - chiều chìm trung bình theo đường nước toán, m;

a 1 - hệ số xét đến ảnh hưởng sức cản của nước, lấy theo Bảng 4.2.2.(2);

a2- hệ số xét đến ảnh hưởng của lực quán tính, lấy theo Bảng 4.2.2.(3);

ZG - chiều cao trọng tâm của phương tiện tính từ mặt phẳng cơ bản, m. Bảng 4.2.2(2)

Hệ số a1




4,0

5,0


6,0


7,0


8,0


9,0

 10

a1

0,46


0,60

0,81


1,00

1,20


1,28


1,30



Bảng 4.2.2(3)

Hệ số a2




 0,15

0,3

0,25

0,30

0,35

0,40

 0,45

a2

0,60

0,56

0,48

0,34

0,22

0,10

0

4.2.3 Mô men cho phép giới hạn được xác định theo công thức sau :

Mchp = 0,0087 hochp

trong đó:

ho - chiều cao tâm nghiêng ban đầu , m;

 - lượng chiếm nước của phương tiện ở trạng thái tải trọng đang xét, tấn;

chp - góc nghiêng cho phép giới hạn được lấy bằng trị số nhỏ nhất một trong hai góc sau: góc tràn (t), góc khi mép boong nhúng nước hoặc góc khi điểm giữa của hông phương tiện nổi lên, độ;



4.2.4 Khi kiểm tra ổn định phương tiện theo tiêu chuẩn cơ bản và theo các yêu cầu bổ sung, nếu tính toán theo đồ thị ổn định tĩnh hoặc động thì không phải xét đến ảnh hưởng của chòng chành mạn.

    1. Tiêu chuẩn bổ sung

4.3.1 Phương tiện chở người

4.3.1.1 Phải tiến hành kiểm tra ổn định của phương tiện chở người theo tiêu chuẩn ổn định cơ bản ở những trạng thái tải trọng sau đây:

(1) Đầy người đầy hàng + 100% dự trữ;

(2) Đầy người, đầy hàng + 10% dự trữ;

(3) Không người, không hàng + 10% dự trữ.



4.3.1.2 Mô men nghiêng do người tập trung về một bên mạn, phải thỏa mãn:

Mk  M'chp

trong đó:

Mk - Mô men nghiêng do người tập trung về một bên mạn, T.m;

M'chp - Mô men nghiêng cho phép giới hạn, T.m.

4.3.1.3 Khi xác định mô men nghiêng Mk mật độ bố trí người được lấy như sau:

(1) người đứng: 06 người/m2;

(2) Ngồi sạp: 04 người /m2;

(3) Chiều rộng chỗ ngồi của một người trên ghế: 0,35 m, khoảng cách từ mép sau của hàng ghế đang xét đén mép sau của hàng ghề liền kề không nhỏ hơn 0,635m;

(4) Chiều cao trọng tâm:

- Người đứng :1 m, tính từ mặt sàn đứng;

- Người ngồi: 0,35 m, tính từ mặt ghế;

(e) Trọng lượng:

- Một người: 75kg (kể cả hành lý);

- Hai trẻ em dưới 12 tuổi được tính bằng trọng lượng của một người lớn.



4.3.1.4 Mô men cho phép giới hạn được tính theo công thức sau :

M'chp = 0,0175 h'o'chp

trong đó :

Δ - lượng chiếm nước của phương tiện ở trạng thái tải trọng đang xét, tấn;

'chp- góc nghiêng cho phép giới hạn được lấy bằng trị số nhỏ nhất trong hai góc sau: 0,8t , hoặc góc ứng với lúc mép boong bị nhúng nước hoặc góc ứng với lúc điểm giữa của hông phương tiện nhô lên khỏi mặt nước, nhưng không được lớn hơn 12 o ;

h'o - chiều cao tâm nghiêng, có xét đến ảnh hưởng của mặt thoáng, m.



4.3.1.5 Phương tiện chở người phải đủ ổn định khi phương tiện quay vòng chưa ổn định nghĩa là phải thỏa mãn điều kiện sau:

Mqv  M"chp

trong đó:

Mqv - Mô men nghiêng khi phương tiện quay vòng chưa ổn định, Tm;

M''chp - Mô men nghiêng cho phép giới hạn, Tm.

4.3..1.6 Mô men nghiêng khi phương tiện quay vòng chưa ổn định Mqv (Tm) được xác định theo công thức sau:

trong đó:

L , d - chiều dài và chiều chìm trung bình của phương tiện theo đường nước tính toán;

Δ - lượng chiếm nước của phương tiện trạng thái tải trọng đang xét, tấn;

ZG - chiều cao trọng tâm của phương tiện tính từ mặt phẳng cơ bản, m;

Vo - vận tốc của phương tiện trước lúc quay vòng, lấy bằng vận tốc lớn nhất khi phương tiện chạy theo hướng thẳng, m/s;

C - hệ số phụ thuộc vào kiểu thiết bị đẩy phương tiện, bằng:

- 0,029 đối với chân vịt và thiết bị phụt;

- 0,045 đối với thiết bị guồng;

a2 - hệ số ảnh hưởng do dịch chuyển tâm áp lực ngang theo chiều cao khi phương tiện dạt, lấy theo Bảng 4.3.1 phụ thuộc vào của phương tiện theo đường nước thực tế.



Bảng 4.3.1

Hệ số a2



 2,5

3,00

4,00

5,00

6,00

7,00

8,00

9,00

 10,0

a2

0,73

0,5

-0,27

-1,27

-2,33

-3,38

-4,45

-5,40

-6,00

4.3.1.7 Mô men nghiêng cho phép M''chp (Tm) được xác định theo công thức sau :

M''chp = 0,0087 h'0 ("chp - 'k)

trong đó:

Δ - Lượng chiếm nước của phương tiện ứng theo đường nước thực tế, tấn;

h'o - Chiều cao tâm nghiêng, m;

"chp - Góc nghiêng cho phép giới hạn dưới tác dụng đồng thời (tĩnh và động) , được lấy bằng trị số nhỏ nhất của một trong hai góc sau: góc ứng với lúc mép boong nhúng nước hoặc góc xác định theo đường nước đi qua điểm cách mép dưới của lỗ khoét hở 75 mm, độ;

'k - Góc nghiêng do người tập trung ở một bên mạn, độ.

4.3.1.8 Phương tiện chở người và hàng luân phiên hoặc chở hàng người đồng thời, phải kiểm tra ổn định như các phương tiện chở người nêu ở 4.3.1.

4.3.2 Phương tiện chở hàng

Đối với phương tiện chở hàng ở trong khoang có thể không phải kiểm tra ổn định.

Phương tiện chở hàng trên boong phải kiểm tra ổn định theo tiêu chuẩn cơ bản với các trạng thái tải trọng quy định ở 4.3.1.1.

4.4 Thử nghiêng


      1. Các phương tiện chở người và chở hàng trên boong phải thử nghiêng để xác định chiều cao trọng tâm tàu và chiều cao tâm nghiêng ban đầu sau đóng mới;

Miễn thử nghiêng đối với các phương tiện được kiểm tra ổn định theo quy định tại Phần 7 “Ổn định nguyên vẹn” của ‘Quy phạm Phân cấp đóng phương tiện thuỷ nội địa” hoặc các phương tiện đóng theo mẫu định hình đã được Đăng kiểm công nhận hoặc tính kiểm tra ổn định theo phần mềm được Đăng kiểm Việt Nam công nhận.

4.4.2 Chiều cao tâm nghiêng ho (m) được xác định bằng phương pháp trung bình cộng theo công thức sau đây:

trong đó:

p - Trọng lượng vật thử nghiêng, tấn;

l - Tay đòn di chuyển vật thử, m;

 - Góc nghiêng do vật thử gây nên, Rad;

D - Trọng lượng tàu không, tấn.



4.4.3 Cho phép di chuyển vật thử 2 lần để xác định góc nghiêng , Rad , theo thứ tự sau đây:

(1) Lần thứ nhất - ở tư thế thẳng tại mặt phẳng đối xứng; di chuyển ra sát mạn phải, sau đó di chuyển về vị trí ban đầu;

(2) Lần thứ hai - ở tư thế thẳng tại mặt phẳng đối xứng, di chuyển vật thử ra sát mạn trái sau đó di chuyển về vị trí ban đầu;

Dùng dây dọi và chậu nước có gắn thước đo, tiến hành đo 10 lần, sau đó lấy góc nghiêng trung bình của kết quả góc nghiêng của 10 lần đo ấy. Trong quá trình thử nghiêng lệch phải có sự chứng kiến của Đăng kiểm viên.



4.4.4 Chiều cao trọng tâm zG của phương tiện khi chở đầy người có thể được xác định theo công thức:

ZG = Zf + r - h

trong đó:

Zf + r = ξB;

ξ


- Lấy theo đồ thị 4.4.4;

B - Chiều rộng của phương tiện, m;

d - Chiều chìm phương tiện,m;

δ - Hệ số béo thể tích của phương tiện;

Zf và r - Có thể sử dụng những công thức gần đúng khác.



Phần 5

MẠN KHÔ
5.1 Quy định chung

5.1.1 Mạn khô là khoảng cách thẳng đứng đo tại giữa chiều dài đường nước thiết kế, từ mép trên đường nước đến mặt trên của mép boong (tấm ốp mép mạn phương tiện).

5.1.2 Khi xác định chiều cao mạn khô phải xét đến chiều cao của các miệng lỗ, ngưỡng cửa ra vào, mép dưới của các cửa sổ, cách che đậy miệng hầm hàng, nơi chở người. Tất cả phương tiện đưa ra trong Quy phạm này không được phép khoét cửa sổ ở phía dưới mặt boong.

5. 2 Chiều cao tối thiểu của miệng hầm hàng, ngưỡng cửa, mép dưới cửa sổ, chiều cao tối thiểu của mũi, đuôi

5.2.1 Chiều cao tối thiểu của các miệng hầm hàng được lấy như sau :

(1) Miệng hầm hàng của phương tiện chạy ở vùng:

(a) Vịnh, đầm (phá): 250 mm;

(b) Sông, hồ: 200 mm;

(2) Chiều cao ngưỡng cửa ra vào thấp nhất: 200 mm (tính từ mặt boong, mặt trên tấm ốp mép mạn);

(3) Chiều cao mép dưới của cửa sổ: 200 mm (tính từ mặt boong).



5.2.2 Độ cao tối thiểu của mũi và đuôi của phương tiện (mm) được lấy theo Bảng 5.2.2:

Bảng 5.2.2

Độ cao mũi, độ cao đuôi của phương tiện

No


Vùng hoạt động

Độ cao mũi


Độ cao đuôi

1

Trong vịnh

550

275

2

Trong đầm

400

200

3

Trong các sông, hồ và các phương tiện chở hàng lỏng

Có thể không cần độ cao mũi và đuôi


tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương